Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7537:2005

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7537:2005
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 17/02/2006
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7537:2005 về Da – Xác định hàm lượng ẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7537 : 2005

DA – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM

Leather – Determination of moisture content

Lời nói đầu

TCVN 7537 : 2005 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 120 Sản phẩm Da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

DA – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM

Leather – Determination of moisture content

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng ẩm có trong da. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại da.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987), Nước phân tích dùng trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 7116 : 2002  (ISO 2588 : 1985), Da – Lấy mẫu – Số các mẫu đơn cho một mẫu tổng.

TCVN 7126 : 2002 (ISO 4044 : 1977), Da – Chuẩn bị mẫu thử hóa.

3. Nguyên tắc

Lấy mẫu da có khối lượng chính xác, sấy khô đến khối lượng không đổi. Hàm lượng ẩm trong da được tính bằng phần trăm khối lượng đã mất của da khi sấy khô.

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1. Bình cân, có nút nhám hoặc cốc cân

4.2. Tủ sấy, có khả năng duy trì nhiệt độ ở 102 0C ± 2 0C.

4.3. Cân phân tích, có độ chính xác đến 0,001 g.

4.4. Bình hút ẩm

5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

5.1. Trong trường hợp không có bất kỳ sự thỏa thuận nào về việc lấy mẫu giữa các bên liên quan, cần tuân theo quy định lấy mẫu quy định trong TCVN 7116 : 2002 (ISO 2588 : 1985). Các mẫu được lấy từ miếng da như quy định trong TCVN 7117 (ISO 2418).

5.2. Chuẩn bị mẫu theo quy định trong TCVN 7126 : 2002 (ISO 4044 : 1977).

6. Cách tiến hành

Cân 3 g mẫu da với độ chính xác đến 0,01 g cho vào bình cân (4.1) đã biết trước khối lượng.

Sấy khô mẫu trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ trong tủ sấy (4.2) ở nhiệt độ 102 0C ± 2 0C.

Cân mẫu sau khi sấy khô và để nguội trong bình hút ẩm (4.4) 30 phút, ghi lại khối lượng.

Lặp lại quá trình sấy khô, làm nguội và cân cho đến khi kết quả hai lần cân liên tiếp không lệch nhau quá 0,003 g. Kết quả thu được là kết quả của lần cân cuối cùng.

7. Biểu thị kết quả

7.1. Tính toán kết quả

Hàm lượng ẩm trong da, W được tính theo phần trăm khối lượng bằng công thức sau:

Trong đó:

m0 là khối lượng mẫu da ban đầu trước khi sấy, tính bằng gam;

m1 là khối lượng mẫu da khi sấy, tính bằng gam.

7.2. Độ lặp lại

Kết quả của những lần xác định lặp lại giống nhau do cùng một người tiến hành trong cùng một phòng thí nghiệm không được khác nhau quá 0,2 % tính trên khối lượng ban đầu của mẫu thử.

7.3. Độ tái lập

Kết quả của hai lần xác định thực hiện bởi các nhân viên khác nhau, ở các phòng thí nghiệm khác nhau trên cùng loại mẫu thử không được khác nhau quá 0,5 %, tính trên khối lượng ban đầu của mẫu thử.

8. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) nhận dạng đầy đủ về mẫu thử;

c) các kết quả thu được tính đến một chữ số thập phân;

d) các chi tiết đặc biệt có thể tác động đến kết quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *