Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9256:2012

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN9256:2012
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9256:2012 về Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật: Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9256:2012

LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT – TỪ VỰNG – THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT: THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC LOẠI BẢN VẼ

(Technical product documentation – Vocabulary – Terms relating to technical drawings: General and types of drawings

Lời nói đầu

TCVN 9256:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 340 : 2005 (ISO 10209-1 : 1992) theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9256:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT – TỪ VỰNG – THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT: THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC LOẠI BẢN VẼ

(Technical product documentation – Vocabulary – Terms relating to technical drawings: General and types of drawings

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định và định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong việc lập hồ sơ kỹ thuật bao gồm các bản vẽ kỹ thuật.

2. Thuật ngữ chung

2.1. Biểu đồ, đồ thị (chart/ graph)

Hình thể hiện bằng đồ thị, thường nằm trong một hệ tọa độ, thể hiện mối quan hệ giữa hai hệ thống biến số hoặc nhiều hơn.

2.2. Mặt cắt (cut/ sectional view)

Tiết diện được thể hiện phần bị cắt có đường bao quanh.

2.3. Chi tiết (detail)

Thể hiện dưới dạng bản vẽ một chi tiết cấu tạo hoặc một phần của chi tiết cấu tạo hoặc một tổ hợp, thường được vẽ với tỷ lệ lớn để cung cấp các thông tin cần thiết.

2.4. Sơ đồ (diagram)

Bản vẽ trong đó có các ký hiệu đồ họa được sử dụng để chỉ rõ các chức năng của các cấu kiện trong một hệ thống và mối quan hệ giữa chúng.

2.5. Mặt đứng (elevation)

Mặt nhìn trên một mặt phẳng vuông góc với mặt đất.

2.6. Chi tiết cấu tạo (item)

Cấu kiện, thành phần, bộ phận hoặc đặc trưng vật chất của một vật thể được thể hiện trên một bản vẽ.

2.7. Toán đồ (nomogram)

Biểu đồ từ đó có thể xác định các giá trị gần đúng của một hoặc nhiều biến số mà không cần phải tính toán.

2.8. Mặt bằng (plan)

Mặt nhìn hoặc mặt cắt trên một mặt phẳng nằm ngang, được nhìn từ trên xuống.

2.9. Tiết diện (section)

Thể hiện các đường viền của vật thể nằm trong một hoặc nhiều mặt phẳng cắt.

2.10. Phác thảo (sketch)

Bản vẽ sơ phác bằng tay mà không cần có tỷ lệ.

2.11. Bản vẽ kỹ thuật (technical drawing/ drawing)

Bản vẽ thể hiện các thông tin kỹ thuật ở dạng hình, tuân thủ các quy tắc đã thỏa thuận và phải theo tỷ lệ.

2.12. Mặt nhìn (view)

Phép chiếu thẳng góc thể hiện phần nhìn thấy được của vật thể và nếu cần có thể cả các nét khuất của vật thể đó.

3. Các loại bản vẽ

3.1. Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as- built drawing/ record drawing)

Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi đã hoàn thành.

3.2. Bản vẽ lắp ráp (assembly dwawing)

Bản vẽ thể hiện các vị trí tương quan và/hoặc hình dạng của một cụm đã tổ hợp ở mức cao các bộ phận được lắp ráp.

Chú thích: Đối với các nhóm tổ hợp mức thấp hơn, xem 3.22.

3.3. Mặt bằng khu đất (block plan)

Bản vẽ xác định khu đất xây dựng và định vị các đường bao của công trình xây dựng trong mối tương quan với quy hoạch đô thị hoặc các tài liệu tương tự.

3.4. Bản vẽ cấu kiện (component drawing)

Bản vẽ mô tả một cấu kiện đơn lẻ, mà trong đó bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để xác định cấu kiện đó.

3.5. Bản vẽ nhóm cấu (component range drawing)

Bản vẽ thể hiện kích cỡ, hệ thống tài liệu tham chiếu (loại cấu kiện và số hiệu cấu kiện) và các số liệu về yêu cầu tính năng của nhóm cấu kiện thuộc một loại nhất định.

3.6. Bản vẽ chi tiết (detail drawing)

Bản vẽ thể hiện các phần của công trình hoặc một cấu kiện, thường được phóng to ra và gồm có các thông tin đặc trưng về hình dạng, cấu tạo hoặc cách lắp ráp và các mối nối.

3.7. Bản vẽ phác thảo, bản vẽ sơ bộ (draft drawing/ preliminary drawing)

Bản vẽ là cơ sở cho sự lựa chọn một giải pháp cuối cùng và/hoặc để thảo luận giữa các bên liên quan.

3.8. Bản vẽ bố trí chung (general arrangement drawing)

Bản vẽ thể hiện bố cục của công trình xây dựng, bao gồm vị trí công trình, các hệ tham chiếu cho các hạng mục và kích cỡ.

3.9. Bản vẽ tổ hợp chung (general assembly drawing)

Bản vẽ lắp ráp thể hiện tất cả các nhóm và các phần của sản phẩm đã hoàn chỉnh.

3.10. Bản vẽ lắp đặt (installation drawing)

Bản vẽ thể hiện hình dạng chung của một chi tiết cấu tạo và các thông tin cần thiết để lắp đặt chi tiết cấu tạo đó vào các kết cấu lắp ghép và các chi tiết cấu tạo liên quan.

3.11. Bản vẽ giao diện (interface drawing)

Bản vẽ thể hiện thông tin cho việc lắp ráp và ghép đôi hai bộ phận liên quan tới kích thước, giới hạn hình học, tính năng và yêu cầu thử nghiệm.

3.12. Danh mục chi tiết cấu tạo (item list)

Bản liệt kê đầy đủ của các chi tiết cấu tạo của một tổ hợp (hoặc tổ hợp con) hoặc của các phần được chi tiết hơn thể hiện trong một bản vẽ.

3.13. Bản vẽ mặt bằng (layout drawing)

Bản vẽ thể hiện vị trí của các khu đất xây dựng, kết cấu, công trình, không gian chi tiết, các bộ phận, các bộ phận lắp ráp hay các cấu kiện.

3.14. Bản vẽ gốc (original drawing)

Bản vẽ thể hiện các số liệu hiện hành hoặc thông tin được duyệt, trong đó có ghi lại các sửa đổi mới nhất.

3.15. Bản vẽ đường bao (outline drawing)

Bản vẽ thể hiện đường bao ngoài, các kích thước tổng và hình khối chung của một vật thể, được dùng để xác định các yêu cầu khi đóng gói, vận chuyển và lắp đặt.

3.16. Bản vẽ từng bộ phận (part drawing)

Bản vẽ thể hiện một bộ phận rời (không thể tháo nhỏ hơn nữa) và bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để xác định bộ phận tháo rời đó.

3.17. Bản vẽ bố trí bộ phận (partial arrangement drawing)

Bản vẽ thể hiện một phần được giới hạn trong bản vẽ bố trí chung, thường được phóng to và đưa ra các thông tin bổ sung

3.18. Bản vẽ khuôn mẫu (pattern drawing)

Bản vẽ thể hiện một mẫu làm bằng gỗ, kim loại hoặc các chất liệu khác, được nhồi bởi vật liệu tạo khuôn để làm thành khuôn đúc.

3.19. Bản vẽ chế tạo (production drawing)

Bản vẽ thường được lập dựa trên các số liệu thiết kế, thể hiện tất cả các thông tin cần thiết để chế tạo.

3.20. Bản vẽ tương đồng (tabular drawing)

Bản vẽ thể hiện các bộ phận có hình dạng giống nhau nhưng có các đặc trưng khác nhau.

3.21. Mặt bằng khu đất xây dựng (site plan)

Bản vẽ thể hiện vị trí của các công trình xây dựng trong mối liên quan với các điểm định vị, các lối vào, và bố trí mặt bằng tổng thể khu đất xây dựng. Bản vẽ cũng bao gồm thông tin về hệ thống kỹ thuật, hệ thống đường xá và cảnh quan.

3.22. Bản vẽ lắp ráp bổ sung (sub – assembly drawing)

Bản vẽ lắp ráp ở mức kết cấu thấp hơn chỉ cho thấy một số lượng có hạn các nhóm và phần.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Thuật ngữ chung

3. Các loại bản vẽ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *