Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5318:2001 về Công trình biển di động – Qui phạm phân cấp và chế tạo – Hàn đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5318:2016 về Giàn di động trên biển – Hàn .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5318:2001 về Công trình biển di động – Qui phạm phân cấp và chế tạo – Hàn
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5318 : 2001
CÔNG TRÌNH BIỂN DI ĐỘNG – QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ CHẾ TẠO – HÀN
Mobile offshore units – Rules for classification and construction – Welding
Lời nói đầu
TCVN 5318 : 2001 thay thế cho TCVN 5318 : 1991
TCVN 5318 : 2001 do Cục Đăng kiểm Việt Nam và Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC8 “Đóng tàu và công trình biển” phối hợp biên soạn, Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Giới thiệu
Bộ TCVN Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo bao gồm các tiêu chuẩn sau:
TCVN 5309 : 2001 TCVN 5310 : 2001 TCVN 5311 : 2001 TCVN 5312 : 2001 TCVN 5313 : 2001 TCVN 5314 : 2001 TCVN 5315 : 2001 TCVN 5316 : 2001 TCVN 5317 : 2001 TCVN 5318 : 2001 TCVN 5319 : 2001 |
Phân cấp Thân công trình biển Trang thiết bị Ổn định Phân khoang Phòng và chữa cháy Các thiết bị máy và hệ thống Trang bị điện Vật liệu Hàn Trang bị an toàn |
CÔNG TRÌNH BIỂN DI ĐỘNG – QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ CHẾ TẠO – HÀN
Mobile Offshore Units – Rules for classification and construction – Welding
1. Phạm vi áp dụng
1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho hàn kết cấu, cũng như các bộ phận có liên quan của các dàn di động (viết tắt là dàn) được định nghĩa trong TCVN 5309:2001.
2 Việc hàn các kết cấu cũng như các bộ phận có liên quan của dàn phải tuân thủ các yêu cầu tương ứng được trình bày trong TCVN 6259-6:1997: Hàn cùng các yêu cầu được nêu trong phần này cũng như các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật được Đăng kiểm công nhận.
3 Các loại vật liệu, phương pháp hàn… có các đặc trưng khác có thể được sử dụng nếu số liệu thiết kế chi tiết của chúng và việc sử dụng chúng được Đăng kiểm chấp thuận. Trong trường hợp này, số liệu chi tiết liên quan tới quy trình chế tạo, cách thức sử dụng… của chúng phải được trình Đăng kiểm duyệt.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
1 Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam từ TCVN 6259-1:1997 đến TCVN 6259-11:1997 Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
2 Các tiêu chuẩn trong bộ TCVN Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo:
TCVN 5309 : 2001 |
Phân cấp |
TCVN 5310 : 2001 |
Thân công trình biển |
TCVN 5311 : 2001 |
Trang thiết bị |
TCVN 5312 : 2001 |
Ổn định |
TCVN 5313 : 2001 |
Phân khoang |
TCVN 5314 : 2001 |
Phòng và chữa cháy |
TCVN 5315 : 2001 |
Các thiết bị máy và hệ thống |
TCVN 5316 : 2001 |
Trang bị điện |
TCVN 5317 : 2001 |
Vật liệu |
TCVN 5318 : 2001 TCVN 5319 : 2001 |
Hàn Trang bị an toàn |
3. Hàn
3.1. Chi tiết mối hàn
1 Các chi tiết của mối hàn phải phù hợp với những yêu cầu của Phần 6, Chương 2, TCVN 6259- 6:1997, cũng như với các tài liệu kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn được Đăng kiểm chấp nhận.
3.2. Hàn và kiểm tra mối hàn
3.2.1. Hàn
1 Hàn và kiểm tra mối hàn phải được tiến hành bằng thiết bị thích hợp và theo tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật hàn được xét duyệt trước khi hàn theo quy định ở 4.1.2-2 TCVN 6259-6:1997 Hàn,
2 Mối hàn của các kết cấu đặc biệt và kết cấu chủ yếu của các chi tiết có hình dáng phức tạp hoặc mối hàn của các chi tiết có chiều dày ≥ 50 mm phải được nhiệt luyện sau khi hàn.
Phương pháp hàn và chế độ nhiệt luyện sẽ do nhà máy chế tạo quy định có sự thỏa thuận với Đăng kiểm, việc nhiệt luyện cục bộ sẽ được Đăng kiểm xem xét cụ thể.
3 Trường hợp hàn dưới nước sẽ được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.
3.2.2. Kiểm tra mối hàn
1 Khi tiến hành kiểm tra mối hàn, phải áp dụng các yêu cầu của 2.2.7, Phần 6, Chương 2, TCVN 6259-6:1997.
2 Việc kiểm tra mối hàn của kết cấu dàn phải được tiến hành bằng mắt thường và các phương pháp kiểm tra không phá hủy khác, với mức độ tùy thuộc vào tầm quan trọng của kết cấu đó
3 Các mối hàn được kiểm tra bằng mắt thường và kiểm tra không phá hủy phải phù hợp với các hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm xét duyệt.
4 Nếu dự định nhiệt luyện các chi tiết đã hàn thì sau khi nhiệt luyện xong, phải kiểm tra không phá hủy toàn bộ mối hàn đó.
5 Tất cả các mối hàn phải được kiểm tra bằng mắt thường trên suốt chiều dài đường hàn. Tất cả các mối hàn của các bộ phận kết cấu chủ yếu và đặc biệt, ở những chỗ khó đến gần hoặc khó kiểm tra khi vận hành, phải được kiểm tra không phá hủy trên suốt chiều dài đường hàn. Các mối hàn phải được kiểm tra theo Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Khối lượng kiểm tra không phá hủy kết cấu
Kết cấu |
Khối lượng kiểm tra ít nhất, tính theo % chiều dài toàn bộ các đường hàn của kết cấu |
|||||||
Kiểm tra mối hàn |
Kiểm tra bên ngoài |
Các mối hàn ở vùng không khí |
Các mối hàn ở vùng nước biến đổi và dưới nước |
|||||
Chụp X quang |
Siêu âm |
Kiểm tra hạt từ |
Chụp X quang |
Siêu âm |
Kiểm tra hạt từ |
|||
Đặc biệt |
Hàn giáp mép Hàn chữ T Hàn góc |
100 100 100 |
10 – – |
100 – – |
20 100 100 |
20 – – |
100 100 – |
100 100 100 |
Chủ yếu |
Hàn giáp mép Hàn chữ T Hàn góc |
100 100 100 |
10 – – |
10 – 20 10 – 20 – |
10 20 20 |
10 – – |
20 20 – |
20 100 100 |
Phụ |
Hàn giáp mép Hàn chữ T Hàn góc |
100 100 100 |
5 – – |
5 5 – |
5 5 5 |
5 – – |
5 5 – |
5 5 5 |
Chú thích:
Phụ thuộc vào mức độ ứng suất, tình trạng tập trung ứng suất và khả năng hư hại độ bền, các cơ cấu của dàn được phân thành:
Đặc biệt: Cơ cấu chịu ứng suất lớn như chân dàn tự nâng, nút liên kết các thanh giằng của dàn có cột ổn định,…
Chủ yếu: Cơ cấu đảm bảo độ bền chung của Dàn. Ví dụ như: Vách chịu lực, tôn vỏ thân đàn,…
Phụ: Cơ cấu mà sự hư hỏng của nó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của dàn. Ví dụ như: Thượng tầng, vách ngăn trong thân dàn,…
Sự phân loại các cơ cấu do cơ quan thiết kế đảm nhiệm có sự thỏa thuận với Đăng kiểm từ giai đoạn thiết kế sơ bộ.
6 Phải kiểm tra không phá hủy ở những chỗ giao của đường hàn giáp mép, các mối nối chữ thập và các mối nối khác chịu ứng suất lớn, cũng như những vị trí bắt đầu và kết thúc đường hàn tự động.
7 Những chỗ mối hàn có thể phát sinh ứng suất theo hướng chiều dầy phải được kiểm tra bằng siêu âm nhằm mục đích phát hiện sự gẫy lớp có thể có sau khi hàn.
8 Căn cứ vào kết quả kiểm tra không phá hủy khi thấy những khuyết tật không được phép, phải kiểm tra lại toàn bộ các đường hàn do cùng một người thợ hàn đã hàn bằng một phương pháp đó.
9 Khi chế tạo những kết cấu đặc biệt, Đăng kiểm có thể yêu cầu tiến hành thử cơ tính các mẫu thử được chế tạo từ vật hàn, với phương pháp hàn, vật liệu hàn và chế độ hàn được áp dụng đúng như hàn kết cấu dàn.
10 Việc kiểm tra những mối hàn được hàn dưới nước sẽ được Đăng kiểm xem xét trong từng trường hợp cụ thể.
4. Mẫu thử và quy trình thử cơ tính
4.1. Quy định chung
1 Các mẫu thử và quy trình thử cơ tính phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Chương 3, Phần 6, TCVN 6259-6:1997.
2 Nếu áp dụng các mẫu thử và quy trình thử cơ tính khác với những quy định nêu trong -1 ở trên thì phải được Đăng kiểm chấp nhận.
5. Thợ hàn và kiểm tra tay nghề thợ hàn
5.1. Quy định chung
1 Các thợ hàn và tay nghề của họ phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Chương 5, Phần 6, TCVN 6259-6:1997.
2 Mỗi thợ hàn muốn được tiến hành công việc hàn theo quy định ở Phần này phải qua được kỳ kiểm tra tay nghề bắt buộc theo quy trình và vật liệu hàn thích hợp và được Đăng kiểm cấp chứng chỉ thợ hàn. Mỗi thợ vận hành máy hàn tự động phải là thợ hàn đã có nhiều kinh nghiệm đối với loại hàn này.
6. Vật liệu hàn
6.1. Quy định chung
1 Vật liệu hàn phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong Chương 5, Phần 6, TCVN 6259-6:1997.
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
3. Hàn
3.1. Chi tiết mối hàn
3.2. Hàn và kiểm tra mối hàn
3.2.1. Hàn
3.2.2. Kiểm tra mối hàn
4. Mẫu thử và quy trình thử cơ tính
4.1. Quy định chung
5. Thợ hàn và kiểm tra tay nghề thợ hàn
5.1. Quy định chung
6. Vật liệu hàn
6.1. Quy định chung