Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7194:2002

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7194:2002
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7194:2002 về Vật liệu cách nhiệt – Phân loại


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7194 : 2002

VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT – PHÂN LOẠI

Thermal insulating materials – Classification

Lời nói đầu

TCVN 7194 : 2002 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 33 Vật liệu chịu lửa hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học công nghệ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT − PHÂN LOẠI

Thermal insulating materials − Classification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cách phân loại vật liệu cách nhiệt dùng trong xây dựng và thiết bị công nghiệp.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.

3. Phân loại

Vật liệu cách nhiệt được phân loại theo các đặc tính cơ bản sau: bản chất vật liệu; hình dáng bên ngoài; khối lượng thể tích; độ dẫn nhiệt; tính bắt lửa; nhiệt độ làm việc; lĩnh vực sử dụng.

3.1. Theo bản chất vật liệu, vật liệu cách nhiệt được chia thành 3 nhóm:

– vật liệu cách nhiệt vô cơ;

– vật liệu cách nhiệt hữu cơ;

– vật liệu cách nhiệt hỗn hợp.

3.2. Theo hình dáng bên ngoài, vật liệu cách nhiệt được chia thành 2 nhóm:

– vật liệu cách nhiệt định hình;

– vật liệu cách nhiệt không định hình.

3.3. Theo khối lượng thể tích, vật liệu cách nhiệt được chia thành 4 nhóm và mác quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Phân loại vật liệu cách nhiệt theo khối lượng thể tích

Ký hiệu nhóm

Đặc tính

Mác theo khối lượng thể tích, kg/m3, không lớn hơn

SN

Siêu nhẹ

15; 25; 35; 50; 75

RN

Rất nhẹ

100; 125; 150; 175

N

Nhẹ

200; 225; 250; 300; 350

NV

Nhẹ vừa

400; 450; 500; 600; lớn hơn 600

3.4. Theo độ dẫn nhiệt vật liệu cách nhiệt được chia thành 4 nhóm theo Bảng 2.

Bảng 2 – Phân loại vật liệu cách nhiệt theo độ dẫn nhiệt

Ký hiệu nhóm

Đặc tính dẫn nhiệt

Độ dẫn nhiệt ở nhiệt độ 25oC

W/ m.K

Kcal/ m.h.oC

ST

Siêu thấp

Đến 0,060

Đến 0,052

RT

Rất thấp

Trên 0,060 đến 0,115

Trên 0,052 đến 0,099

T

Thấp

Trên 0,115 đến 0,230

Trên 0,099 đến 0,198

TV

Thấp vừa

Trên 0,230

Trên 0,198

3.5. Theo tính bắt lửa (TCVN 2622 : 1995), vật liệu cách nhiệt được chia thành 3 nhóm theo Bảng 3.

Bảng 3 – Phân loại vật liệu cách nhiệt theo tính bắt lửa

Ký hiệu nhóm

Đặc tính bắt lửa

Co

Không cháy

C1

Khó cháy

C2

Dễ cháy

3.6. Theo nhiệt độ làm việc, vật liệu cách nhiệt được chia thành 5 nhóm theo Bảng 4.

3.7. Theo lĩnh vực sử dụng, vật liệu cách nhiệt chia thành 2 nhóm:

– vật liệu cách nhiệt dùng trong xây dựng;

– vật liệu cách nhiệt dùng trong các thiết bị công nghiệp.

Bảng 4 – Phân loại vật liệu cách nhiệt theo nhiệt độ làm việc

Ký hiệu nhóm

Nhiệt độ làm việc, oC

T100

T300

T500

T800

T*800

≤ 100

≤ 300

≤ 500

≤ 800

> 800

4. Ký hiệu quy ước

Ký hiệu quy ước đối với vật liệu chịu lửa được trình bày theo thứ tự ký hiệu thể hiện các đặc tính: Khối lượng thể tích; độ dẫn nhiệt ở nhiệt độ 25 oC; tính bắt lửa; nhiệt độ làm việc.

Ví dụ: Ký hiệu quy ước của vật liệu cách nhiệt siêu nhẹ, có độ dẫn nhiệt rất thấp, khó cháy, nhiệt độ làm việc không lớn hơn 500 oC, được trình bày như sau:

SN . RT. C1.T500

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *