Quy chuẩn QCVN28:2016/BLĐTBXH

  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Số hiệu: QCVN28:2016/BLĐTBXH
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 28/12/2016
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2017
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2016/BLĐTBXH về Bộ lọc tự động dùng trong mặt nạ hàn


QCVN 28:2016/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI BỘ LỌC TỰ ĐỘNG DÙNG TRONG MẶT NẠ HÀN

National technical regulation for automatic filters in welding mask

Lời nói đầu

QCVN 28:2016/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 50/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI BỘ LỌC TỰ ĐỘNG DÙNG TRONG MẶT NẠ HÀN

National technical regulation for automatic filters in welding mask

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động đối với bộ lọc tự động, bao gồm:

1.1.1. Bộ lọc tự động thay đổi hệ số truyền sáng thấp hơn giá trị tạo ra bởi bức xạ hquang (bộ lọc có độ tối thay đổi tự động) dùng trong mặt nạ hàn.

1.1.2. Bộ lọc tự động trang bị cho các phương tiện cá nhân bảo vệ mắt cho thợ hàn và được gắn cố định vào thiết bị.

Sau đây gọi chung là bộ lọc tự động

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cp, lưu thông và sử dụng bộ lọc tự động.

1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

1.3.1. Bộ lọc tự động dùng trong mặt nạ hàn

Bộ lọc tự động dùng trong mặt nạ hàn có tác dụng chuyển thang số độ tối (râm) từ một giá trị thấp hơn (râm nhẹ) tới giá trị cao hơn (râm đậm) khi xuất hiện hồ quang bao gồm:

1.3.1.1. Bộ lọc tự động thiết lập thang số bằng tay

Bộ lọc tự động việc chuyển thang số từ một giá trị thấp hơn (râm nhẹ) tới giá trị cao hơn (râm đậm) do người dùng tự thiết lập khi hàn hồ quang.

1.3.1.2. Bộ lọc tự động với hệ thang số tự động

Bộ lọc có thang số tự động chuyển đổi, thang số độ tối (râm) phụ thuộc vào cường độ bức xạ của hồ quang.

1.3.2. Thang số trạng thái sáng

Giá trị thang số độ sáng tương ứng với giá trị lớn nhất của hệ số truyền sáng τ1 được quy định tại hình 1, mục 3.2 Tiêu chuẩn EN 379:2003 Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân – Bộ lọc hàn tự động (Personal eye-protection- Automatic welding filters)

1.3.3. Thang số trạng thái tối (râm)

Giá trị thang số tương ứng giá trị hệ số truyền sáng của bộ lọc xác định được sau khi phát hồ quang.

1.3.4. Thang số trạng thái tối (râm) nhất

Giá trị thang số cao nhất phải tương ứng với giá trị hệ số truyền sáng của bộ lọc tự động.

1.3.5. Thời gian chuyển thang

Khoảng thời gian chuyển của bộ lọc tự động được xác định bằng công thức tích phân quy định tại mục 3.5 EN 379:2003.

1.3.6. Bộ lọc giới hạn

Bộ lọc với dải hệ số phổ thấp (dải ngưỡng) kèm theo dải hệ số phổ cao (dải rộng) hoặc ngược lại.

1.3.7. Vùng nhìn thấy

Vùng nhìn thấy là vùng không gian quy định cho kính hàn để người sử dụng kính (mặt nạ) hàn có thể quan sát theo dõi hoạt động, các thao tác và đáp ứng được những yêu cầu của độ tối (râm) thiết lập từ trước.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung

Các bộ lọc tự động phải tuân thủ theo những yêu cầu quy định trong bảng 1. Những yêu cầu này phải đáp ứng được số thang cao nhất có thể cũng như có thể chỉnh sửa cả trong trường hợp điều chỉnh tự động (bao gồm cả phụ chỉnh bằng tay) hoặc điều chỉnh bằng tay.

Bảng 1. Những yêu cầu chung

Đặc tính

Yêu cầu

Hệ số truyền sáng

EN 169:2002, bảng 1

Truyền phổ

EN 169:2002, bảng 1

Sự biến thiên trong hệ số truyền sáng

4.3.3 EN 379:2003

Khuếch tán ánh sáng

4.3.6 EN 379:2003

2.2. Tắt nguồn

Khi thử nghiệm theo mục 5.1 của tiêu chuẩn EN 379:2003, bộ lọc tự động không được vượt quá 9 số thang sáng (râm nhẹ) so với số thang tối nhất (râm đậm nhất).

2.3. Hệ số truyền sáng

2.3.1. Hệ số truyền sáng nhỏ nhất ở trạng thái sáng (râm nhẹ) là 0,16% khi đo ở các khoảng mức nhiệt độ (- 5 ± 2)°C và (55 ± 2)°C.

2.3.2. Các yêu cầu của hệ số truyền sáng được quy định tại bảng 1 EN 379:2003 được áp dụng cho cả hai trạng thái sáng (râm nhẹ) và tối (râm đậm) (t1, td, và t2). Các số đo được lấy ở cả hai mức nhiệt độ đo (- 5 ± 2)°C và (55 ± 2)°C.

2.3.3. Hệ số truyền phổ bức xạ cực tím và hệ số truyền trung bình trong bức xạ hồng ngoại được quy định trong bảng 1 của EN 169:2001, còn các yêu cầu bổ sung từ (a) đến (d) của mục 5.2 tại EN 169:2002 cho thang số trạng thái tối nhất (râm đậm nhất) cũng phải được áp dụng cho các trạng thái khác. Các phép đo phải được thực hiện ở nhiệt độ (23 ± 5)°C.

2.3.4. Trường hợp với bộ lọc có số thang thay đổi tự động, việc thiết lập số thang tối (râm) phải đáp ứng những yêu cầu sau:

a) Số thang độ tối (râm) N(Ev) phụ thuộc vào độ rọi Ev như công thức sau: N(Ev) = 2,93 + 2,25log(Ev/lux)

Một số giá trị tính được từ công thức này đã được nêu tại bảng 2 với các số thang giữa khoảng 8 và 14

Bảng 2. Thang số tối

 

Thang độ tối

Số thang N

8

9

10

11

12

13

14

Độ sáng /lux

180

500

1 400

3 900

10 700

30 000

83 000

b) Số thang được dựng theo mức độ rọi trên bề mặt trước của kính lọc không được lệch quá ± 1 số thang được tính trong công thức tại điểm (a).

c) Khoảng hệ số truyền sáng của bộ lọc được giới hạn theo thiết kế không được quá số thang tối nhất (đậm nhất) do nhà sản xuất quy định.

d) Đảm bảo cung cấp bộ điều chỉnh tay, cho phép chỉnh định số thang tự động thay đổi mức ± 1 số thang. Việc chỉnh định có thể được thử nghiệm cả ở mức cực đại và cực tiểu.

e) Khi thử nghiệm với mức độ rọi lớn gấp đôi trong công thức tại điểm (a) cho thang số tối nhất (đậm nhất), hệ số truyền phải phù hợp với sthang do nhà sản xuất quy định,

2.4  Biến thiên hệ số truyền sáng

Khi đo theo các mục 7.1, 7.2 của EN 167:2001 ở nhiệt độ (23±5)°C, các giá trị P1, P2, P3 của bộ lọc có thang số chuyển đổi không được vượt quá giá trị quy định trong Bảng 3 cho cấp đã định. Yêu cầu này áp dụng cho cả trạng thái sáng và tối.

Bảng 3. Phân cấp kính lọc theo giá trị cực đại của P1, P2, P3 như quy định trong 4.3.3 của EN 379:2003

Hệ số truyền sáng

%

Giá trị cực đại của P1 hoặc P2

%

Giá trị cực đại của P3

%

max.

min.

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

100

17.9

5

10

15

20

20

20

17.9

0.44

10

15

20

20

20

20

0.44

0.023

15

20

30

20

20

30

0.023

0.0012

20

30

40

20

30

40

0.0012

0.000023

30

40

60

30

40

60

2.5. Thời gian chuyển thang

Thời gian chuyển thang phải thỏa mãn mục 2.5.1 hoặc mục 2.5.2 của Quy chuẩn này đối với trạng thái tối nhất (râm đậm nhất).

2.5.1. Thời gian chuyển thang phải tuân theo mục 5.2 tiêu chuẩn EN 379:2003 ở nhiệt độ (-5 ± 2)°C và (55 ± 2)°C. Thời gian chuyển thang được quy định trong bảng 4 không được vượt quá cả hai mức nhiệt độ nêu trên.

2.5.2. Thời gian chuyển thang phải tuân theo mục 5.2 tiêu chuẩn EN 379:2003 ở nhiệt độ (10 ± 2)°C và (55 ± 2)°C. Thời gian chuyển thang quy định tại Bảng 4 không được vượt quá cả hai mức nhiệt độ trên.

2.6. Thang số tối (râm) điều chỉnh bằng tay

Khi trang bị một bộ điều chỉnh thang số tối (râm) bằng tay, việc điều chỉnh bằng tay phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

2.6.1. Phải có chỉ báo số thang số cho từng vị trí điều chỉnh bằng tay

2.6.2. Với độ rọi mức (104±103) lux trên mặt bộ lọc, thì thang số trạng thái tối (râm) không được lệch quá ±1 so với thang số đã định.

2.6.3. Nếu khoảng điều chỉnh lớn hơn 5, phải tách ra thành hai khoảng phụ với thiết bị điều chỉnh bằng tay riêng biệt. Mỗi thiết bị điều chỉnh bằng tay chỉ được điều chỉnh không quá 5 số thang. Trường hợp bộ lọc tự động có thiết bị điều chỉnh bằng tay theo điểm e mục 4.3.2.5 tiêu chuẩn EN 379:2003, thì khoảng số thang tổng không được vượt quá 7 (bao gồm cả dung sai theo điểm b mục 4.3.5 và điểm e mục 4.3.2.5 của tiêu chuẩn EN 379:2003.

2.7. Tán xạ ánh sáng

Độ tán xạ ánh sáng được đo theo một trong các phương pháp được quy định tại mục 4 EN 167:2001.

Giá trị cực đại của hệ số giảm quang thông ở trạng thái tối (râm) hoặc sáng nhẹ (râm nhẹ) để xác định cấp tán xạ ánh sáng của Bộ lọc quy định tại Bảng 4.

Bảng 4. Phân cấp tán xạ

Độ khuếch tán ánh sáng

Giá trị cực đại của hệ số giảm quan thông (cd/m2)/lux

1

1.0

2

2.0

3

3.0

2.8. Độ nhạy phổ của bộ lọc với độ tối (râm) tự động điều chỉnh

Độ nhạy phổ cực đại của bộ lọc với độ tối thay đổi tự động sẽ xảy ra tại bước sóng (555±75) nm, và dải phổ liền, ở mức 1/2 giá trị cực đại của đường nhạy phổ trong khoảng sóng 50 nm đến 200 nm.

2.9. Vùng nhìn thấy

Kích thước vùng nhìn thấy khi gắn lên thiết bị tối thiểu phải là 90 mm theo chiều ngang và 35 mm theo chiều dọc.

2.10. Phương pháp thử

2.10.1. Kiểm tra ngắt điện

Phải tuân theo mục 5.1 tiêu chuẩn EN 379:2003

2.10.2. Đo thời gian chuyển thang

Phải tuân theo mục 5.2 tiêu chuẩn EN 379:2003

2.10.3. Thiết lập thang số của bộ lọc có lắp đặt thang số tự động

Phải tuân theo mục 5.3 tiêu chuẩn EN 379:2003

2.10.4. Độ nhạy phổ của bộ lọc có thiết bị điều chỉnh thang số tự động

Sử dụng phương pháp bức xạ đơn sắc quy định tại mục 5.4.2 của EN 379:2003 hoặc phương pháp sử dụng các bộ lọc ngưỡng quy định tại mục 5.4.3 EN 379:2003. Phép đo có thể tiến hành ở nhiệt độ (23±5)°C.

Đặt nguồn sáng theo mức số thang thiết lập và mẫu thử sao cho bề mặt đầu đo được chùm sáng qua kính lọc chiếu tới với độ rọi trong khoảng số thang thiết lập tự động.

2.10.5. Phụ thuộc góc của hệ số truyền sáng

Thực hiện theo quy định tại mục 5.5 của EN 379:2003

2.10.6. Thử nghiệm để kiểm tra mẫu

Thực hiện theo quy định tại mục 5.6 của EN 379:2003

2.11. Ghi nhãn

2.11.1. Yêu cầu chung:

Ghi nhãn phải theo mục 9 EN 166:2001 cùng với các thông tin bổ sung phải được đánh dấu cố định và rõ ràng trên thiết bị.

2.11.2. Bộ lọc tự động và bộ lọc tự động với thiết bị điều chỉnh thang số tối bằng tay.

Theo quy định tại mục 6.2 tiêu chuẩn EN 379:2003

2.11.3. Bộ lọc với số thang tự động điều chỉnh

Số thang trạng thái sáng và tối (râm) nhẹ nhất cách nhau bằng nét xiên (/) được dùng thay cho số thang đơn. Số thang tối nhất được đánh dấu riêng bằng ký hiệu ”<”. Trong trường hợp các mạng lọc có điều chỉnh bù trừ bằng tay, thì “M” được thêm vào sau số trạng thái tối nhất, cấp quang học phải tuân theo cấp của hệ số tán xạ, độ biến thiên của cấp hệ số truyền sáng và độ phụ thuộc góc của cấp hệ số truyền sáng, thì được phân cách nhau bằng vạch xiên.

Trong trường hợp các yêu cầu tại mục 2.5.1 của Quy chuẩn này được thỏa mãn, không cần ghi nhãn.

Trong trường hợp các yêu cầu tại mục 2.5.2 của Quy chuẩn này được thỏa mãn, nhưng không đáp ứng các yêu cầu của mục 2.5.1 của Quy chuẩn này cần đánh dòng cảnh báo “không sử dụng ở dưới 10°C.

2.12. Thông tin của nhà sản xuất

Mỗi bộ lọc phải có hướng dẫn sử dụng đi kèm do nhà sản xuất cung cấp cùng với các thông tin bổ sung như sau:

2.12.1. Kiểu loại quy trình cắt/hàn phù hợp;

2.12.2. Hướng dẫn về nhận dạng hư hỏng;

2.12.3. Thông tin về khoảng thời gian phải thay thế của bộ lọc hoặc một phần bộ lọc;

2.12.4. Khi thiết bị không đáp ứng được các yêu cầu thử nghiệm ở – 5°C thì phải có thông báo cảnh báo “không được sử dụng dưới 10°C”

2.12.5. Thông báo trên các cảm biến phải rõ ràng;

2.13. Lựa chọn sử dụng bộ lọc tự động

Lựa chọn sử dụng bộ lọc tự động theo quy định tại Phụ lục A tiêu chuẩn EN 379:2003.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Bộ lọc tự động sản xuất trong nước

Bộ lọc tự động sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định của pháp luật.

Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện.

Phương thức thực hiện: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

3.2. Bộ lọc tự động nhập khẩu

3.2.1. Bộ lọc tự động nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

3.2.2. Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.

3.2.3. Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

3.2.4. Miễn kiểm tra chất lượng bộ lọc tự động nhập khẩu trong trường hợp thỏa thuận song phương, đa phương giữa các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu Bộ lọc tự động quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

3.2.5. Riêng với sản phẩm mẫu dùng trong mục đích trưng bày quảng bá sản phẩm, không trực tiếp sử dụng đối với người lao động thì được miễn kiểm tra chất lượng nhập khẩu, số lượng tối đa 5 chiếc.

3.3. Bộ lọc tự động cung cấp trên thị trường

3.3.1. Bộ lọc tự động cung cấp trên thị trường phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

3.3.2. Tương ứng với tính năng bảo vệ phải có các ký hiệu thể hiện trên phương tiện bảo vệ cá nhân. Ký hiệu này phải được hướng dẫn cách nhận biết tại tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

3.3.3. Tổ chức, cá nhân cung cấp bộ lọc tự động phải cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản và kiểm tra trong quá trình sử dụng của nhà sản xuất.

3.4. Quản lý sử dụng Bộ lọc tự động

3.4.1. Bộ lọc tự động phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của các dung môi có hại và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.4.2. Sử dụng Bộ lọc tự động phải đúng mục đích, đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

3.4.3. Bộ lọc tự động phải được kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng Bộ lọc tự động nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Người sử dụng lao động phải căn cứ vào hướng dẫn sử dụng, bảo quản và kiểm tra trong quá trình sử dụng của nhà sản xuất, xây dựng nội dung kiểm tra tính năng của Bộ lọc tự động. Nội dung hướng dẫn kiểm tra phải được phổ biến cho người lao động và treo ở vị trí thuận lợi cho người lao động tự kiểm tra.

Trước khi sử dụng Bộ lọc tự động, người lao động phải tự kiểm tra theo hướng dẫn đã được niêm yết tại nơi làm việc.

Việc tự kiểm tra khi sử dụng Bộ lọc tự động hàng ngày phải được giám sát và có sổ ghi lại kết quả.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp và sử dụng Bộ lọc hàn tự động có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

4.2. Quy chuẩn này là căn cứ để kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy của bộ lọc tự động.

Quy chuẩn này là căn cứ thanh tra nhà nước về lao động và thanh tra an toàn, vệ sinh lao động tiến hành thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

5.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

5.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *