Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6274:2003

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN6274:2003
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 31/12/2004
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6274:2003 về Quy phạm ụ nổi


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6274 : 2003

QUI PHẠM Ụ NỔI

Rules for Floating Docks

 

CHƯƠNG 1 QUI ĐỊNH CHUNG

1.1. Qui định chung

1.1.1. Phạm vi áp dụng

1 Việc kiểm tra và đóng mới các ụ nổi phải thỏa mãn Qui phạm này.

2 Qui phạm này xây dựng trên cơ sở coi ụ nổi chỉ chịu tải trọng phù hợp và chỉ làm việc trong vùng nước được bảo vệ; không áp dụng cho trường hợp có sự tập trung hoặc phân bố tải trọng đặc biệt. Đăng kiểm có thể yêu cầu gia cường bổ sung đối với ụ nổi bất kỳ, mà theo ý kiến của Đăng kiểm, có thể phải chịu ứng suất lớn do đặc tính riêng khi thiết kế hoặc do ụ nổi được thiết kế theo điều kiện tải trọng hoặc dằn khác thường. Trong các trường hợp này, các tài liệu tính toán phải được trình cho Đăng kiểm xét duyệt.

3 Đối với các kết cấu, máy và trang thiết bị quan trọng chưa được qui định ở Qui phạm này, phải áp dụng các qui định liên quan của TCVN 6259 : 2003 “Qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép” (từ sau đây được gọi tắt là “Qui phạm đóng tàu”).

1.1.2. Thay thế tương đương

Kết cấu thân ụ nổi, trang thiết bị, bố trí và kích thước cơ cấu khác so với những qui định ở Qui phạm này có thể được Đăng kiểm chấp nhận với điều kiện chứng minh được rằng kết cấu thân ụ nổi, trang thiết bị, bố trí và kích thước cơ cấu ấy tương đương với những yêu cầu ở Qui phạm này.

1.1.3. Các qui định khác

Ngoài những qui định về phân cấp và đóng mới các ụ nổi ở Qui phạm này, chủ tàu, nhà máy đóng tàu và người thiết kế phải tuân theo các qui định của nhà nước hay chính quyền địa phương hoặc của các tổ chức khác về an toàn, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn khác áp dụng cho ụ nổi.

1.1.4. Giấy chứng nhận lai dắt

Khi chủ tàu, nhà máy đóng tàu đề nghị Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận lai dắt cho ụ nổi hành trình trên biển thì độ bền, mạn khô, ổn định và các phần khác có thể được Đăng kiểm xem xét đặc biệt, nếu cần.

1.1.5. Cần trục

Khi nhà máy đóng tàu hoặc chủ tàu đề nghị xác định tải trọng làm việc an toàn của cần trục, Đăng kiểm sẽ tiến hành xác định tải trọng làm việc an toàn của cần trục theo TCVN 6272 : 2003 – “Qui phạm thiết bị nâng hàng tàu biển”.

1.2. Định nghĩa

1.2.1. Chiều dài

Chiều dài (L) là khoảng cách, mét, giữa các mặt ngoài của vách trước và vách sau của kết cấu phần nổi của ụ nổi đo trên đường nước ứng với trạng thái khi ụ nổi nâng một con tàu có lượng chiếm nước bằng sức nâng của ụ nổi.

1.2.2. Chiều rộng

Chiều rộng (B) là chiều rộng thiết kế, mét, do tại khoảng cách lớn nhất theo phương ngang giữa hai mặt phía trong của tôn mạn ngoài cùng.

1.2.3. Chiều cao

Chiều cao (D) là chiều cao thiết kế, mét, do tại mặt phẳng dọc tâm từ mặt trên của tôn đáy đến mặt dưới của tôn boong nóc.

1.2.4. Boong an toàn

Boong an toàn là boong kín nước bao phủ trên toàn bộ chiều dài của các vách mạn và nằm dưới boong nóc.

1.2.5. Boong nóc

Boong nóc là boong bao phủ trên toàn bộ chiều dài của các vách mạn tạo thành đỉnh của các vách mạn.

1.2.6. Pông tông

Pông tông là phần kết cấu của ụ nổi ở giữa các vách mạn, đi từ đáy ụ nổi đến mặt dưới của vách mạn.

1.2.7. Nước đọng

Nước đọng là nước không thể dùng bơm để hút ra khỏi các khoang dằn.

1.2.8. Nước dằn bù

Nước dằn bù là nước dằn dùng để giảm ứng suất và biến dạng trong kết cấu ụ nổi và dùng để điều chỉnh độ nghiêng và chúi của ụ nổi.

1.2.9. Sức nâng của ụ nổi

Sức nâng (Q) là lượng chiếm nước của ụ nổi xác định được ở trạng thái nâng con tàu nặng nhất dự kiến trong điều kiện làm việc bình thường.

1.2.10. Lượng chiếm nước không tải

Lượng chiếm nước không tải của ụ nổi là trọng lượng toàn bộ của ụ bao gồm toàn bộ các máy móc, cần trục, trang thiết bị, toàn bộ dự trữ phục vụ hoạt động của ụ nổi (nhiên liệu, nước ngọt, v.v…), nước dằn bù (nếu cần) và nước đọng.

CHƯƠNG 2 KIỂM TRA PHÂN CẤP

2.1. Kiểm tra phân cấp trong quá trình đóng mới

2.1.1. Qui định chung

1 Trong quá trình kiểm tra đóng mới, thân ụ và trang thiết bị, hệ thống máy, trang bị phòng, phát hiện và chữa cháy, trang bị điện, ổn định và mạn khô phải được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng đều thỏa mãn những yêu cầu của Qui phạm.

2 Về nguyên tắc, cấm việc lắp đặt mới các vật liệu có chứa chất amiăng. Ở những nơi mà Đăng kiểm cho là cần thiết, có thể cho phép việc lắp đặt đó theo những qui định sau:

(1) Những cánh quạt được dùng trong máy nén kiểu rô to cánh quạt và máy bơm chân không kiểu rô to cánh quạt;

(2) Mối nối kín nước và lớp bọc được sử dụng cho sự lưu thông của chất lỏng ở nhiệt độ trên 350 oC hoặc áp suất trên 7 MPa, có nguy cơ cháy, bị ăn mòn hay có tính độc; và

(3) Các bộ phận cách nhiệt mềm và dễ uốn được sử dụng với nhiệt độ trên 1000 oC.

2.1.2. Bản vẽ và hồ sơ

Nếu dự định đóng mới một ụ nổi theo cấp của Đăng kiểm Việt Nam thì phải trình các bản vẽ và hồ sơ ghi rõ kích thước của các cơ cấu, bố trí và các chi tiết của các phần chính của kết cấu cũng như các số liệu có liên quan cho Đăng kiểm xét duyệt. Số bản vẽ trình duyệt là ba bộ. Thông thường các bản vẽ và hồ sơ này phải bao gồm như ở từ (1) đến (2) sau đây:

(1) Bản vẽ để xét duyệt

(a) Bố trí chung

(b) Kích thước mặt cắt ngang tại giữa ụ nổi

(c) Bản vẽ kết cấu các vách mạn và pông tông

(d) Bản vẽ kết cấu của boong và vách

(e) Bố trí hệ thống bơm

(f) Bản vẽ bố trí hệ thống máy và hệ thống điện

(g) Sơ đồ hệ thống đường ống

(h) Sơ đồ hệ thống chữa cháy

(i) Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉ báo mực nước trong két và chiều chìm

(j) Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉ báo biến dạng của thân ụ nổi

(2) Hồ sơ tài liệu

(a) Thuyết minh chung

(b) Bản tính ổn định và đường cong thủy lực

(c) Bản tính và số liệu để tính toán độ bền dọc, độ bền ngang và độ bền cục bộ

(d) Hướng dẫn vận hành kể cả hướng dẫn dằn

(e) Bố trí các két có ghi rõ cột áp làm việc lớn nhất, chiều cao ống tràn và ống thông hơi, nếu cần, phải ghi rõ chênh lệch cột áp làm việc lớn nhất

(f) Bảng kê các lớp sơn phủ

(g) Qui trình thử

(h) Hồ sơ bao gồm vị trí và các thông tin chi tiết khác về các vật liệu có chứa chất amiăng được sử dụng trên ụ nổi

2.1.3. Kiểm tra trong quá trình đóng mới

Từ khi bắt đầu đến kết thúc đóng mới ụ nổi, Đăng kiểm viên phải tiến hành kiểm tra vật liệu, chất lượng công nghệ và trang thiết bị. Các bước kiểm tra bắt buộc là:

(1) Kiểm tra vật liệu và trang thiết bị theo qui định ở Phần 7A7B của Qui phạm đóng tàu;

(2) Kiểm tra qui trình hàn và kiểm tra đường hàn bằng chụp ảnh phóng xạ theo qui định ở Phần 6 của Qui phạm đóng tàu;

(3) Kiểm tra của Đăng kiểm viên trong phân xưởng, khi lắp ráp phân đoạn hoặc tổng đoạn;

(4) Kiểm tra khi một phần của ụ nổi được hoàn thành;

(5) Kiểm tra khi tiến hành thử theo qui định ở 2.1.4.

2.1.4. Thử nghiệm

Trong quá trình kiểm tra phân cấp, các thử nghiệm sau đây phải được tiến hành:

(1) Thử khoang két

Tất cả các khoang két kể cả khoang trống và khoang cách ly phải được thử riêng biệt với cột nước đến điểm cao nhất mà khi ụ nổi làm việc nước sẽ dâng lên tới. Nếu kích thước cơ cấu trên vách biên của két được xác định dựa trên chênh lệch cột áp làm việc lớn nhất thì cột áp thử không cần lớn hơn chênh lệch cột áp làm việc thiết kế. Thử bằng khí hoặc bằng vòi phun nước có thể được coi là tương đương với qui định ở trên nếu trình Đăng kiểm duyệt tất cả các chi tiết liên quan cần thiết.

(2) Thử kết thúc

Sau khi đóng xong ụ, các thử nghiệm phải được tiến hành để xác định:

(a) Mạn khô đến boong nóc khi đánh chìm ụ nổi;

(b) Lượng chiếm nước không tải và sức nâng của ụ nổi ứng với mạn khô tối thiểu;

(c) Vị trí trọng tâm bằng thử nghiêng ngang;

(d) Những biến dạng do đóng mới ở trạng thái ban đầu. Trạng thái ban đầu là trạng thái mà tất cả các két dự trữ (nước ngọt, dầu đốt, v.v…) được chứa đầy nhưng tất cả các két khác thì rỗng, chỉ có nước đọng vẫn giữ trong các két dằn. Các cần cẩu di động có thể đứng yên ở những vị trí tạo ra chiều chìm bằng nhau ở phía trước và phía sau;

(e) Độ chia chính xác của thiết bị đo độ võng của ụ nổi bằng cách giả định trạng thái có tải dự kiến càng sát thực càng tốt.

(3) Thử các hệ thống

Các bơm của hệ thống máy móc, thiết bị điều khiển tự động/điều khiển từ xa đường ống và hệ thống chữa cháy phải được thử tại nơi chế tạo thỏa mãn yêu cầu của Qui phạm đóng tàu. Tuy vậy, Đăng kiểm có thể bỏ qua bước kiểm tra bởi Đăng kiểm viên tại nhà máy chế tạo, nhưng phải trình Đăng kiểm Giấy chứng nhận của nhà máy chế tạo và phải thử hoạt động có sự tham gia của Đăng kiểm viên sau khi lắp đặt. Tất cả các máy móc và hệ thống liên quan đến phân cấp của ụ nổi phải được thử hoạt động sau khi lắp đặt với sự chứng kiến của Đăng kiểm viên.

(4) Thiết bị điện

Các thử nghiệm và kiểm tra sau đây phải được tiến hành đối với thiết bị điện sau khi được lắp đặt lên ụ nổi:

(a) Đo điện trở cách điện;

(b) Thử hoạt động của thiết bị điện chính;

(c) Các thử nghiệm và kiểm tra khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết.

2.2. Kiểm tra phân cấp các ụ nổi được đóng mới không qua giám sát của Đăng kiểm

2.2.1. Trình bản vẽ và hồ sơ

Các bản vẽ ghi rõ kích thước và bố trí của các kết cấu chính của ụ nổi hiện có và các hồ sơ qui định ở 2.1.2 phải được trình để Đăng kiểm xét duyệt. Các báo cáo và biên bản liên quan đến kết cấu của ụ cũng phải được gửi cho Đăng kiểm khi có yêu cầu.

2.2.2. Kiểm tra

Trong mọi trường hợp, toàn bộ các qui định ở 2.3.3 phải được thực hiện. Trong suốt quá trình kiểm tra, Đăng kiểm viên phải xem xét sự thỏa mãn về chất lượng công nghệ và xác nhận kích thước của các cơ cấu và trang thiết bị theo các hồ sơ đã duyệt. Để xác nhận thực trạng của bất kỳ hư hỏng nào, nếu cần, các phần của kết cấu phải được khoan để kiểm tra. Ụ nổi có hình thức kết cấu mới phải được xem xét đặc biệt.

2.3. Kiểm tra chu kỳ và kiểm tra bất thường

2.3.1. Qui định chung

1 Để duy trì cấp, ụ nổi phải được tiến hành kiểm tra chu kỳ, kiểm tra bất thường (kiểm tra khi sự cố, sửa chữa, hoán cải và trang bị lại, v.v…) và kiểm tra trên đà phù hợp với những qui định ở 2.3.2 đến 2.3.4 dưới đây.

2 Nếu không có qui định nào khác ở 2.3 của Chương này, những qui định có liên quan đến ụ nổi ở Phần 1-B của Qui phạm đóng tàu phải được áp dụng.

2.3.2 Kiểm tra trung gian

1 Kiểm tra trung gian phải được thực hiện vào đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 sau khi kiểm tra phân cấp hoặc sau lần kiểm tra định kì trước đó (xem 1.1.33.3 Phần 1B của Qui phạm đóng tàu).

2 Trong mỗi lần kiểm tra trung gian, các bộ phận sau đây phải được kiểm tra và phải ở trạng thái tốt.

(1) Pông tông, boong nóc và boong an toàn, tôn vách mạn nằm phía trên đường nước không tải, tôn giữa đáy, các hộp mạn và các bệ đỡ hộp mạn.

(2) Ống thông gió, ống tràn, ống thông khí đi xuống phía dưới các boong tạo thành đệm khí và các cửa xả mạn.

(3) Hành lang đi lại, cầu thang và lan can cũng như các phương tiện bảo vệ cần thiết khác để đi đến tất cả các không gian.

(4) Hệ thống chỉ báo biến dạng thân ụ nổi

(5) Bố trí hệ thống phòng cháy và chữa cháy

(6) Máy móc, bơm và các trang thiết bị khác.

3 Nồi hơi phải được kiểm tra vào mỗi đợt kiểm tra trung gian theo qui định ở 3.8 Phần 1B của Qui phạm đóng tàu.

2.3.3. Kiểm tra định kỳ

1 Kiểm tra định kỳ phải được thực hiện 5 năm một lần trong vòng 3 tháng trước hoặc vào ngày hết hạn của giấy chứng nhận phân cấp (có thể theo yêu cầu ở 1.1.3 Phần 1B của Qui phạm đóng tàu). Nếu được Đăng kiểm chấp nhận, kiểm tra định kì có thể được lùi lại tối đa 3 tháng sau ngày hết hạn của giấy chứng nhận phân cấp.

2 Kiểm tra định kỳ phải đồng thời thỏa mãn tất cả các yêu cầu đối với kiểm tra trung gian và qua kiểm tra, Đăng kiểm viên phải xác nhận được rằng tất cả phương tiện bảo vệ các lỗ khoét đều ở trạng thái tốt và dễ tiếp cận. Công việc kiểm tra phải được tiến hành theo những qui định sau đây:

(1) Pông tông và các két mạn phải được vệ sinh, kiểm tra bên trong và nước được thử phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm viên. Theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm viên, các két dầu đốt tạo thành một phần của kết cấu chính có thể không cần thiết phải kiểm tra bên trong khi ụ nổi chưa qua 15 năm tuổi.

(2) Các khoang trên boong an toàn phải được kiểm tra bên trong, tháo lớp bọc bảo vệ, v.v… nếu cần cho việc kiểm tra. Đường ống thông hơi đi xuống phía dưới boong tạo thành đệm khí cũng phải được kiểm tra.

(3) Nếu bề mặt tôn được phủ lớp xi măng, chất dẻo hoặc được bọc gỗ thì lớp phủ phải được tháo ra nếu cần phải kiểm tra tôn bao.

(4) Với bất cứ phần kết cấu nào, nếu nhận thấy có hiện tượng mòn gỉ, Đăng kiểm viên có thể yêu cầu xác định chiều dày bằng phương pháp đã được chấp nhận. Nếu cần thì kết cấu này phải được thay mới.

3 Trong lần kiểm tra định kỳ sau khi ụ nổi được 20 năm tuổi và tại các khoảng thời gian 10 năm từ sau đó trở đi, ngoài những qui định của -2 trên đây, chiều dày của các kết cấu phải được xác định bằng phương pháp được Đăng kiểm chấp nhận để đánh giá tình trạng chung. Hai dải đo xác định chiều dày cơ cấu phải được định ra trong phạm vi 0,4 L chiều dài giữa của ụ.

4 Việc kiểm tra đáy ngoài phía dưới đường nước không phải được thực hiện vào mỗi đợt kiểm tra định kỳ. Việc kiểm tra có thể được tiến hành phối hợp như sau:

(1) Nghiêng ụ nổi để kiểm tra phần đáy.

(2) Đo chiều dày tôn bằng phương pháp siêu âm.

(3) Chụp ảnh dưới nước.

(4) Quay phim dưới nước.

(5) Kiểm tra bởi thợ lặn.

Để gia hạn thời hạn kiểm tra dưới đường nước, Đăng kiểm có thể tiến hành xem xét đặc biệt tình trạng của ụ nổi.

5 Kiểm tra nồi hơi phải phù hợp với các yêu cầu ở 3.8, Phần 1B của Qui phạm đóng tàu. Việc kiểm tra máy móc, hệ đường ống, van, bơm và thiết bị điện phải phù hợp với những qui định có liên quan ở 3.7 Phần 1B của Qui phạm đóng tàu ở mức độ có thể thực hiện được.

2.3.4. Kiểm tra trên đà

Việc đưa ụ nổi lên đà để kiểm tra sẽ được xác định trong từng trường hợp cụ thể. Không phụ thuộc vào những qui định ở 3.2 Phần 1B của Qui phạm đóng tàu, căn cứ vào tuổi và tình trạng thực tế của ụ nổi, thời gian và khối lượng kiểm tra trên đà sẽ được Đăng kiểm xem xét và quyết định trong trường hợp cụ thể.

2.3.5. Hư hỏng, hoán cải và trang bị lại

Khi có hư hỏng hoặc tiến hành công việc hoán cải kết cấu, máy móc hoặc trang thiết bị làm ảnh hưởng hoặc có thể làm ảnh hưởng đến cấp của ụ nổi, chủ ụ nổi hoặc đại diện của chủ ụ nổi phải thông báo để mời Đăng kiểm viên đến kiểm tra.

2.4. Chuẩn bị kiểm tra và trợ giúp kiểm tra

2.4.1. Chuẩn bị kiểm tra và trợ giúp kiểm tra

1 Chủ ụ nổi phải thực hiện các công tác chuẩn bị theo yêu cầu của kiểm tra cũng như những yêu cầu mà Đăng kiểm viên cho là cần thiết phù hợp với Qui phạm. Công tác chuẩn bị nhằm đảm bảo một lối vào an toàn và dễ dàng, các điều kiện vật chất và hồ sơ cần thiết để tiến hành việc kiểm tra. Các thiết bị để tiến hành kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm mà Đăng kiểm viên cần để tiến hành việc phân cấp phải được chọn lựa và kiểm chuẩn riêng biệt theo tiêu chuẩn mà Đăng kiểm cho là thích hợp. Tuy nhiên, Đăng kiểm viên có thể chấp nhận những thiết bị đo đạc đơn giản (như thước, thước dây, đồng hồ hàn, trắc vi kế) mà không cần sự lựa chọn riêng lẻ hay sự xác nhận về kiểm chuẩn với điều kiện những thiết bị có thiết kế thông dụng đạt tiêu chuẩn và được đối chiếu định kỳ với các thiết bị hay dụng cụ thử nghiệm tương tự. Đăng kiểm viên cũng có thể chấp nhận những thiết bị được lắp đặt trên mạn ụ và những thiết bị được sử dụng trong quá trình kiểm tra thiết bị trên mạn ụ (như đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ hoặc vòng quay máy và các dụng cụ đo) dựa trên hồ sơ kiểm chuẩn hoặc so sánh với những chỉ số của các dụng cụ khác.

2 Chủ ụ nổi phải bố trí một nhân viên biết rõ về các qui trình kiểm tra trong công tác chuẩn bị để trợ giúp Đăng kiểm viên trong suốt quá trình kiểm tra.

3 Công việc kiểm tra có thể bị hoãn lại nếu chưa có sự chuẩn bị cần thiết hay chủ ụ nổi hoặc nhân viên như yêu cầu ở mục -2 không có mặt khi tiến hành kiểm tra hoặc Đăng kiểm viên thấy chưa có sự đảm bảo an toàn cho việc tiến hành kiểm tra.

4 Trong quá trình kiểm tra Đăng kiểm viên sẽ thông báo những chỗ cần thiết phải sửa chữa cho người yêu cầu kiểm tra trong khuyến nghị của mình. Việc sửa chữa phải được thực hiện thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm viên.

CHƯƠNG 3 BỐ TRÍ CHUNG

3.1 Boong an toàn

Boong an toàn phải được bố trí ở phía dưới boong nóc tại độ cao sau cho khi tất cả các két dưới boong an toàn bị ngập ở trạng thái ụ không tải thì mạn khô từ đường nước đến boong nóc vẫn đảm bảo yêu cầu. Các thiết bị lắp trên boong an toàn như đệm khí, phải được quan tâm đặc biệt. Các boong an toàn chịu ảnh hưởng của độ sâu của nước khi boong làm việc cũng phải được xem xét đặc biệt.

3.2. Boong nóc

Ụ phải có một boong nóc kín thời tiết, kín thời tiết trong trường hợp này có nghĩa là khả năng không cho nước lọt vào trong ụ nổi, trừ nước mưa ở các lỗ tiêu nước.

3.3. Thông hơi và lối đi

Tất cả các két phải có ống thông hơi hoặc ống tràn. Miệng ống thông hơi và ống tràn phải nằm phía trên đường nước ứng với chiều chìm lớn nhất khi ụ được đánh chìm. Trong tất cả các khoang phải bố trí các lỗ người chui để qua lại. Các lỗ khoét phải được bố trí để đảm bảo thông hơi thích hợp và tiếp cận được đến tất cả các phần của kết cấu ụ.

3.4. Khoang cách ly

Khoang chứa dầu phải được cách ly với các khoang chứa nước ngọt hoặc nước sinh hoạt bằng khoang cách ly.

CHƯƠNG 4 MẠN KHÔ VÀ ỔN ĐỊNH

4.1. Mạn khô

4.1.1. Chiều cao mạn khô đến boong nóc

Khi ụ được đánh chìm đến chiều chìm lớn nhất, chiều cao mạn khô đến boong nóc thông thường không được nhỏ hơn 1,0 mét

4.1.2. Chiều cao mạn khô đến boong pông tông

Mạn khô đo đến boong pông tông của ụ nổi ở trạng thái làm việc khi có tàu ứng với sức nâng của ụ nằm trên các đế kê không được nhỏ hơn 300 milimét tại mặt phẳng dọc tâm và không được nhỏ hơn 75 milimét tại vách mạn phía trong. Các cần trục trên ụ có thể được đặt ở vị trí để ụ không có độ chúi.

4.1.3. Chiều cao mạn khô của ụ nổi làm việc ở vùng nước không được bảo vệ

Nếu ụ nổi làm việc ở những vùng nước không được bảo vệ ngăn sóng thì có thể yêu cầu chiều cao mạn khô cao hơn những trị số qui định ở 4.1.14.1.2.

4.2. Ổn định

4.2.1. Qui định chung

Những qui định về ổn định được nêu ở 4.2.2, 4.2.34.2.4 dưới đây được áp dụng cho các ụ nổi hoạt động ở vùng nước được bảo vệ. Đối với ụ nổi hoạt động ở vùng nước không được bảo vệ ổn định của ụ phải phù hợp với qui định ở 4.3 Phần 10 “Ổn định” – TCVN 6259-10 : 2003 của Qui phạm đóng tàu.

4.2.2. Chiều cao tâm nghiêng ho

Thông thường chiều cao tâm nghiêng ban đầu ho phải không được nhỏ hơn 1,0 mét trong mọi điều kiện tải trọng qui định ở (1), (2) và (3) dưới đây. Tuy nhiên, đối với các trạng thái tạm thời trong thời gian ngắn, nếu có sự xem xét riêng trong từng trường hợp cụ thể, có thể chấp nhận trị số chiều cao tâm nghiêng ho nhỏ hơn.

(1) Ụ nổi ngập toàn bộ đến mạn khô nhỏ nhất tính đến boong nóc.

(2) Ụ nổi có pông tông ngập nước đến mực thấp hơn đỉnh của hàng đế kê giữa, có tàu ở tư thế bất lợi nhất trên đế kê của ụ, và việc lấy lại thăng bằng cho tổ hợp ụ/tàu theo mặt nước chỉ được thực hiện bằng két mạn của ụ.

(3) Ụ nổi ở trạng thái làm việc tối đa theo thiết kế có tàu điển hình nằm trên đế kê của ụ, kể cả trường hợp bất lợi nhất.

4.2.3. Đồ thị ổn định tĩnh

Đồ thị ổn định tĩnh bao gồm cả đường cong mô men nghiêng do gió phải được trình duyệt đối với trạng thái thiết kế ở 4.2.2 (3).

Thông thường điểm giao nhau giữa đường cong ổn định tĩnh và đường cong mô men nghiêng do gió trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được lớn hơn góc mà bất kỳ phần nào của boong pông tông nhúng nước.

4.2.4. Mô men nghiêng do gió

Mô men nghiêng do gió có thể được tính toán theo công thức sau:

 (t.m)

Trong đó:

Av: Diện tích hình chiếu theo chiều dọc của bề mặt hứng gió có xét đến tất cả phần diện tích hứng gió nghiêng của tàu trên ụ (m2).

        (m)

Z: Khoảng cách thẳng đứng từ trọng tâm của Av đến đường nước của ụ (m).

d: Chiều chìm của ụ (m).

Vg: Tốc độ gió (m/s), tốc độ gió thông thường không được nhỏ hơn 25 m/s. Tuy nhiên, trị số tốc độ gió còn phụ thuộc vào vùng hoạt động và phương thức hoạt động của ụ, trị số này có thể được xem xét cụ thể hơn trong từng trường hợp.

CHƯƠNG 5 KẾT CẤU THÂN Ụ

5.1. Qui định chung

5.1.1. Vật liệu

1 Những qui định ở Chương này áp dụng cho ụ có kết cấu chủ yếu bằng thép cán dùng cho kết cấu thân tàu qui định ở Phần 7A “Vật liệu” của Qui phạm đóng tàu hoặc tương đương. Nếu sử dụng thép có độ bền cao, kết cấu của ụ phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm.

2 Thép có cấp A hoặc tương đương qui định ở Phần 7A của Qui phạm đóng tàu có thể được dùng làm các kết cấu chính của thân ụ. Tuy nhiên, thép cấp D hoặc tương đương phải được dùng làm các cơ cấu chính như tôn boong, tôn bao và các sống dọc trên những tấm tôn này trong phạm vi 0,4L chiều dài giữa ụ, nếu chúng có chiều dày lớn hơn 30 milimét.

3 Nếu ụ nổi hoạt động ở vùng mà nhiệt độ không khí về mùa đông dưới 0 oC thì độ dai va đập của thép phải được xem xét đặc biệt.

5.1.2. Hàn

Hàn và mối nối hàn phải thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 6 “Hàn” của Qui phạm đóng tàu ở mức độ có thể được đối với ụ nổi. Có thể hàn theo tiêu chuẩn được công nhận khác với điều kiện tất cả các qui định có liên quan của tiêu chuẩn ấy thỏa mãn Qui phạm.

5.1.3. Chống ăn mòn

Tất cả các mặt phía trong và phía ngoài của kết cấu thân ụ, trừ két chứa dầu, phải được bảo vệ chống ăn mòn bằng cách sơn hợp chất thích hợp hoặc bằng các phương pháp hữu hiệu khác. Nếu dùng lớp phủ bảo vệ đặc biệt cho mặt phía trong và phía ngoài, hoặc các phương pháp chống ăn mòn đặc biệt được chấp nhận khác, việc giảm kích thước cơ cấu sẽ được xem xét riêng.

5.1.4. Kết cấu chung

1 Các yêu cầu trong Chương này được áp dụng cho ụ nổi bằng thép thuộc các dạng sau đây:

(1) Dạng hộp kín nước lớn: Ụ có pông tông đáy liên tục và hộp mạn hai bên tách rời.

(2) Dạng pông tông lắp ghép được: Ụ gồm hộp mạn hai bên liên tục và đáy ụ gồm các pông tông tháo rời được. Pông tông này được nối với hộp mạn cố định hoặc tháo rời được.

2 Để tránh sự tập trung ứng suất quá lớn, các kết cấu của ụ phải được kéo dài liên tục ở đến mức có thể được.

5.2. Độ bền dọc

5.2.1. Độ bền dọc

Độ bền dọc của ụ nổi phải được tính toán cho các trạng thái nguy hiểm nhất khi đưa tàu vào ụ và trạng thái chuyển tiếp khi hoạt động bình thường. Trạng thái như vậy thông thường được giả định là trạng thái nâng tàu có trọng lượng bằng sức nâng lớn nhất của ụ. Chiều dài tàu nhỏ nhất (Ls) của tàu coi rằng được đỡ trên các đế kê ở dọc tâm ụ. Tâm của chiều dài tàu được đặt tại giữa chiều dài ụ, và mạn khô tại boong pông tông lấy như qui định ở 4.1.2. Mực nước dằn không thay đổi trên suốt chiều dài (L). Tuy nhiên, mực nước dằn bù có thể được xác định theo Bản hướng dẫn vận hành ụ, trong đó đã dự kiến rằng hoạt động bình thường của ụ phải là các trạng thái dằn thích hợp đã được thỏa thuận với Đăng kiểm.

5.2.2. Trạng thái kéo

Nếu muốn kéo ụ đi trong vùng nước không được bảo vệ thì độ bền dọc của ụ phải được xem xét đặc biệt, bao gồm cả các đặc tính về mùa, thời gian và vùng nước mà ụ sẽ được kéo qua.

5.2.3. Đường cong trọng lượng tàu

Đường cong trọng lượng tàu có thể được lấy theo một hình chữ nhật sao cho đường parabôn trùm lên được một nửa của diện tích hình chữ nhật này với chiều dài của cả hình chữ nhật và hình parabôn đều bằng Ls.

5.2.4. Ứng suất cho phép

Đối với các trạng thái tải trọng qui định ở 5.2.1 ứng suất uốn dọc không được lớn hơn 14,5 kg/mm2 và ứng suất cắt phải không được lớn hơn 10 kg/mm2.

5.2.5. Mô đun chống uốn tiết diện ngang thân ụ

Khi tính toán mô đun chống uốn tiết diện ngang thân ụ, phải kể đến diện tích tiết diện của tất cả cơ cấu liên tục tham gia độ bền dọc. Mô đun chống uốn tiết diện ngang thân ụ ở giữa chiều dài ụ phải được xác định trong phạm vi 0,4 L chiều dài giữa ụ, trừ khi phải mở rộng phạm vi xác định hoặc có sự gia cường đặc biệt thì cần phải có biểu đồ mô men uốn.

5.2.6. Công thức gần đúng để xác định mô đun chống uốn

Không phụ thuộc vào các qui định ở 5.2.1, 5.2.35.2.4, mô đun chống uốn tiết diện ngang của thân ụ nói chung có thể được xác định theo công thức sau nếu như sức nâng của ụ không lớn hơn 40.000 tấn.

Z = 2,35 QL     (cm3)

Trong đó:

Q: Sức nâng lớn nhất (tấn).

5.2.7. Bản hướng dẫn vận hành

Các thông tin về các trạng thái tải trọng ảnh hưởng đến độ bền dọc phải được nêu trong Bản hướng dẫn vận hành. Nếu mô men uốn và/hoặc lực cắt điều chỉnh có thể xuất hiện ở trạng thái có sức nâng nhỏ hơn sức nâng tối đa thì trạng thái ấy phải được xét đến và đưa vào Bản hướng dẫn vận hành.

5.2.8. Kiểm soát biến dạng

Biến dạng cho phép lớn nhất của thân ụ phải được trình Đăng kiểm xét duyệt. Biến dạng cho phép lớn nhất của thân ụ không được lớn hơn biến dạng thân ụ khi nâng tàu qui định ở 5.2.1 ứng với ứng suất 14,5 kg/mm2. Về kiểm soát biến dạng của thân ụ, xem 6.2.

5.3. Độ bền ngang

5.3.1. Trạng thái tải trọng

Độ bền ngang của ụ phải được tính toán cho các trạng thái quá độ và trạng thái đưa tàu vào ụ được coi là nguy hiểm nhất trong hoạt động bình thường của ụ và phải kiểm tra độ bền ngang của ụ tối thiểu là đối với các trạng thái sau:

(1) Các trạng thái đưa tàu vào ụ như qui định ở 5.2.1 với giả thiết rằng tàu trên ụ chỉ được đặt trên các đế kê ở dọc tâm.

(2) Trạng thái quá độ, trạng thái ụ nổi lên, có tàu điển hình nằm toàn bộ trên đế kê của ụ và boong pông tông chịu tác dụng của cột nước bằng mặt trên của đế kê, đồng thời có nước dằn tương ứng trong các két.

5.3.2. Ứng suất cho phép

Ở các trạng thái tải trọng qui định ở 5.3.1 trị số ứng suất kéo hoặc nén trong các cơ cấu ngang không được vượt quá 17 kg/mm2. Ứng suất cắt trong các cơ cấu ngang không vượt quá 10 kg/mm2.

5.3.3. Công thức gần đúng

Nếu sức nâng lớn nhất của ụ không lớn hơn 40.000 tấn thì việc tính toán sức bền ngang có thể không cần xét đến nếu chiều dày của tôn đáy và tôn nóc của pông tông không nhỏ hơn trị số xác định sau đây:

(1) Dạng hộp kín nước liền: Trị số chiều dày của các tấm nói trên được xác định theo công thức sau:

0,0047 B2 (mm)

(2) Dạng pông tông lắp ghép được: Xác định theo công thức trên hoặc tính theo công thức sau, lấy giá trị nào lớn hơn.

(mm)

Trong đó:

Q: Sức nâng lớn nhất (tấn)

Ip: Chiều dài pông tông đơn nguyên đo dọc theo đường tâm của ụ (m).

dp: Chiều cao của pông tông tại giữa ụ (m).

5.4. Chi tiết kết cấu và độ bền cục bộ

5.4.1. Bố trí kết cấu

Sống dọc đặt ở mặt phẳng dọc tâm hoặc cơ cấu dọc phải đủ độ bền để làm đế tựa cho các đế kê ở dọc tâm. Các sống phụ hoặc các cơ cấu ngang phải được đặt để đỡ các đế kê hai bên mạn.

5.4.2. Độ bền ổn định

Các tấm và chi tiết kết cấu của thân ụ phải được gia cường thích đáng để tránh mất ổn định.

5.4.3. Tôn bao và tôn thành két

Chiều dày của tôn bao và tôn thành két phải không nhỏ hơn trị số xác định theo công thức sau. Tuy nhiên, chiều dày tối thiểu của tôn thành két phải bằng 6,5 milimét, chiều dày tối thiểu của tôn bao phải bằng 7 milimét.

(mm)

Trong đó:

S: Khoảng cách của các nẹp, sườn, v.v…, (m)

h = 2,5 mét hoặc được xác định như sau, lấy giá trị nào lớn hơn.

Đối với két:

Khoảng cách thẳng đứng đo từ mép dưới của tấm tôn đến trung điểm của khoảng cách từ nóc két đến đỉnh ống tràn (m), có thể thay bằng chênh lệch cột áp lớn nhất của các két dằn qui định ở 5.4.7.

Đối với khoang cách ly và khoang trống:

Khoảng cách thẳng đứng đo từ mép dưới của tấm tôn đến đường nước ngập lớn nhất (m).

5.4.4. Nẹp gia cường két và sườn

Mô đun chống uốn tiết diện của các nẹp của két và sườn phải không nhỏ hơn trị số xác định theo công thức sau:

(cm3)

Trong đó:

S: Khoảng cách của nẹp, sườn, v.v… (m)

I: Nhịp của các nẹp, sườn, v.v… (m)

h = 2,5 m hoặc được xác định như sau, lấy giá trị nào lớn hơn.

Đối với két:

Khoảng cách thẳng đứng đo từ trung điểm của I đối với nẹp đứng và trung điểm của S đối với nẹp nằm đến trung điểm khoảng cách từ nóc két đến đỉnh ống tràn (m), có thể thay bằng chênh lệch cột áp lớn nhất của các két dằn qui định ở 5.4.7.

Đối với khoang cách ly và khoang trống:

Khoảng cách thẳng đứng đo từ trung điểm của I đối với sườn đứng và trung điểm của S đối với sườn dọc đến đường nước ngập lớn nhất (m)

C: Hệ số được cho ở Bảng 5.1, phụ thuộc vào dạng của liên kết mút.

Bảng 5.1 Trị số C

Đầu kia của nẹp

Một đầu của nẹp

Liên kết bằng mã

Liên kết hàn tựa hoặc đỡ bằng sống

Tự do

Liên kết bằng mã

0,70

0,85

1,30

Liên kết hàn tựa hoặc đỡ bằng sống

0,85

1,00

1,50

Tự do

1,30

1,50

1,50

5.4.5. Sống dọc, sườn khỏe, v.v…

1 Mô đun chống uốn tiết diện của sống dọc, sườn khỏe, v.v… đỡ nẹp của két hoặc đỡ sườn không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

(cm3)

Trong đó:

S: Chiều rộng diện tích được đỡ bởi sống dọc, sườn khỏe, v.v… (m)

I: Chiều dài nhịp của sống hoặc sườn khỏe, v.v… (m)

h = 2,5 m hoặc được xác định như sau, lấy giá trị nào lớn hơn.

Đối với két:

Khoảng cách thẳng đứng đo từ trung điểm của I đối với sống đứng, v.v…hoặc trung điểm của S đối với sống nằm, v.v… đến trung điểm khoảng cách từ nóc két đến đỉnh ống tràn (m), có thể thay bằng chênh lệch cột áp lớn nhất của các két dằn qui định ở 5.4.7.

Đối với khoang cách ly và khoang trống:

Khoảng cách thẳng đứng đo từ trung điểm của I đối với sống đứng, v.v… hoặc trung điểm của S đối với sống nằm, v.v… đến đường nước ngập lớn nhất (m).

2 Chiều dày bản thành không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

10Sl (mm)

Trong đó:

Sl: Khoảng cách của nẹp gia cường hoặc chiều cao tiết diện bản thành, lấy giá trị nào lớn hơn, (m).

5.4.6. Thanh giằng

Diện tích tiết diện thanh giằng đặt giữa các nẹp gia cường, sườn, sống và các sườn khỏe, v.v…, nếu có, không được nhỏ hơn trị số xác định theo công thức sau:

2,2Sbh (cm2)

Trong đó:

S: Khoảng cách của nẹp, v.v… được đỡ bởi thanh giằng (m).

b: Khoảng cách giữa trung điểm của hai nhịp kề nhau của nẹp, v.v… được đỡ bởi thanh giằng (m).

h: Cột áp lớn nhất (m), được xác định tương ứng theo yêu cầu ở 5.4.4 hoặc 5.4.5.

5.4.7. Chênh lệch cột áp lớn nhất

Nếu chênh lệch cột áp lớn nhất được dùng làm cơ sở để thiết kế các két dằn thì các số liệu thủy tĩnh cho biết chênh lệch cột áp dựa trên các mức cao nhất mà nước sẽ dâng lên ở mỗi bên của cơ cấu trong khai thác phải được trình duyệt. Chênh lệch cột áp dùng khi thiết kế phải được xác định ở giới hạn thích hợp theo chênh lệch cột áp thực tế trong khai thác. Các số liệu cần thiết để vận hành ụ nằm trong giới hạn thiết kế như vậy phải được đưa vào Bản hướng dẫn vận hành.

5.4.8. Boong nóc

1 Chiều dày của tôn boong nóc phải không nhỏ hơn trị số xác định từ công thức sau hoặc 7 milimét, lấy giá trị nào lớn hơn.

10S (mm)

Trong đó:

S: Khoảng cách xà boong (m).

2 Mô đun chống uốn tiết diện của xà boong nóc phải không nhỏ hơn trị số xác định từ công thức sau:

CSl2               (cm3)

Trong đó:

C = 14,5 với xà dọc nằm trong phạm vi 0,4 L chiều dài giữa ụ, 5,4 đối với xà ngang và xà dọc ở mút trước và mút sau của ụ. Đối với các xà dọc khác với xà nêu ở trên, C có thể giảm dần từ 14,5 xuống 5,4.

S: Khoảng cách của xà (m);

I: Nhịp của xà (m).

3 Mô đun chống uốn tiết diện của sống ngang boong nóc phải không nhỏ hơn trị số xác định theo công thức sau:

6,1 bl2   (cm3)

Trong đó:

b: Khoảng cách giữa trung điểm của hai nhịp xà kề nhau được đỡ bởi sống (m).

I: Nhịp của sống (m).

5.4.9. Boong an toàn

1 Kích thước cơ cấu của boong an toàn có kết cấu như các két phải thỏa mãn các yêu cầu ở 5.4.3, 5.4.45.4.5.

2 Kích thước cơ cấu của boong an toàn có kết cấu khác với két phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

(1) Chiều dày của tôn boong phải không nhỏ hơn 6,5 milimét hoặc trị số xác định theo công thức sau:

   (mm)

Trong đó:

S: Khoảng cách xà (m)

h: Tải trọng boong (tấn/m2).

(2) Mô đun chống uốn tiết diện của xà boong phải không nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

4,2 Shl2 (cm3)

Trong đó:

S: Khoảng cách xà (m)

h: Tải trọng boong (tấn/m2).

I: Nhịp của xà (m).

(3) Mô đun chống uốn tiết diện của sống boong phải không nhỏ hơn trị số xác định theo công thức sau:

4,75 bhl2 (cm3)

Trong đó:

b: Khoảng cách giữa trung điểm của hai nhịp kề nhau của xà được đỡ bởi sống (m).

I: Nhịp của sống (m).

h: Tải trọng boong (tấn/m2).

5.4.10. Kết cấu không kín nước

Chiều dày bản thành của kết cấu không kín nước như sống giữa, sống cạnh và đà ngang đặc của pông tông và các vách không kín nước không được nhỏ hơn trị số xác định từ công thức sau:

10S1 (mm)

Trong đó:

S1: Khoảng cách nẹp (m).

5.4.11. Kết cấu đỡ đế kê dọc tâm và đế kê dọc tâm

Đế kê dọc tâm và kết cấu đỡ đế kê dọc tâm thông thường phải được thiết kế theo tải trọng như sau:

(tấn/m)

Trong đó:

P: Tải trọng tác dụng lên đế kê dọc tâm và kết cấu đỡ đế kê dọc tâm nằm trên suốt chiều dài của ụ.

Q: Sức nâng lớn nhất của ụ (tấn).

5.4.12. Sàn

Tải trọng nhỏ nhất trên sàn ở hai đầu ụ phải bằng 600 kg/m2, hệ số an toàn không được nhỏ hơn 4.

5.4.13. Cầu đóng mở ụ

Tải trọng nhỏ nhất trên cầu đóng mở tại hai đầu ụ phải bằng 400 kg/m2, hệ số an toàn không được nhỏ hơn 4.

CHƯƠNG 6 MÁY MÓC VÀ TRANG THIẾT BỊ

6.1. Máy móc

6.1.1. Máy móc

Các bình áp lực không thuộc Nhóm 3 và máy móc quan trọng như động cơ lai máy phát điện và máy phụ cần thiết cho hoạt động của ụ thông thường phải thỏa mãn các qui định có liên quan của Qui phạm đóng tàu.

6.1.2. Hệ thống đường ống

1 Hệ thống đường ống phải cố gắng thỏa mãn các qui định có liên quan của Qui phạm đóng tàu đến mức có thể.

2 Tối thiểu ụ nổi phải có hai bơm nước dằn. Hệ thống phân phối nước dằn phải được bố trí sao cho trong trường hợp hư hỏng một bơm thì bơm kia phải sẵn sàng phục vụ cho từng két dằn.

6.1.3. Thiết bị điện

1 Thiết bị điện phải được lắp đặt sao cho giảm đến mức thấp nhất sự cố do điện như chập, cháy, v.v… theo qui định ở Phần 4 của Qui phạm đóng tàu.

2 Cáp điện và máy phát điện phải là loại phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành được Đăng kiểm công nhận và thích hợp để làm việc an toàn và hữu hiệu trong điều kiện môi trường được lắp đặt.

3 Mạch điện phải được bảo vệ chống quá tải kể cả chập mạch. Thiết bị bảo vệ phải có khả năng ngắt điện khi mạch điện bị sự cố, loại trừ được sự phát triển của hư hỏng và nguy cơ gây cháy cũng như ổn định công suất cho nguồn điện dẫn động chính, hệ chiếu sáng, thông tin liên lạc trong ụ và thiết bị báo động.

6.2. Hệ thống chỉ báo

Thiết bị đo biến dạng hoặc thiết bị được chấp nhận tương tự và thiết bị chỉ báo mực nước trong két, chiều chìm và độ chúi phải được trang bị để đảm bảo rằng hoạt động của ụ được theo dõi thích hợp.

CHƯƠNG 7 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

7.1. Qui định chung

Những qui định ở Chương này chỉ áp dụng cho việc phòng và chữa cháy ụ nổi mà không áp dụng cho phòng và chữa cháy tàu nằm trên ụ. Cần phải lưu ý đến các yêu cầu có liên quan theo luật định của nhà nước nơi ụ được sử dụng. Theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm, việc thỏa mãn các yêu cầu theo luật định kể trên được coi là phù hợp với những yêu cầu ở Chương này.

7.2. Phòng cháy

7.2.1. Khu vực sinh hoạt

Các buồng ở, trạm điều khiển và buồng phục vụ phải được bố trí sao cho giảm được tối đa nguy cơ cháy. Các lầu phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương. Các hợp chất phủ boong trên boong tạo thành nóc của buồng máy phải là loại không tạo nguồn tia lửa.

7.2.2. Buồng máy

Các vách biên của buồng máy và cầu thang bên trong nằm dưới boong nóc phải bằng thép hoặc vật liệu tương đương.

7.2.3. Sơn

Trong các buồng ở, trạm điều khiển, buồng phục vụ, buồng máy, v.v… không được sử dụng sơn, véc ni và các chất có Nitrôxenlulô tương tự hoặc các chất dễ cháy khác.

7.3. Chữa cháy

7.3.1. Hệ thống chữa cháy

Các bơm chữa cháy, đường ống đi kèm và hệ thống chữa cháy chính phải được thiết kế sao cho duy trì được áp suất tối thiểu để tạo được tia nước xa ít nhất là 12 mét qua các vòi phun kề cận có kích thước theo yêu cầu ở 7.3.2. Hệ thống chữa cháy chính phải được đặt ở mỗi bên thành ụ. Hai hệ thống cấp nước riêng biệt phải được đặt để phục vụ cho hệ thống chữa cháy chính. Ít nhất một hệ thống cấp nước phải được lấy từ bờ hoặc phải được lấy từ bơm dự phòng có nguồn cấp độc lập đặt trong ụ.

7.3.2. Họng chữa cháy, ống mềm và vòi phun

1 Số lượng và vị trí của họng chữa cháy phải sao cho ít nhất hai dòng nước không bắt nguồn từ cùng một họng, mỗi dòng nước phải phun ra từ một đoạn ống mềm riêng có thể đưa tới bất kỳ phần nào của ụ, trừ két nước dằn ở bất kỳ trạng thái làm việc nào.

2 Ở các buồng có đặt máy có tổng công suất từ 735,5 kW trở lên, phải đặt hai họng chữa cháy. Với các buồng đặt máy có tổng công suất nhỏ hơn 735,5 kW, có thể chấp nhận sử dụng một họng chữa cháy. Nếu ở một trong hai trường hợp nêu trên, việc chữa cháy trong một khoang nhỏ không thể thực hiện được do hạn chế về không gian thì họng chữa cháy theo yêu cầu có thể đặt ở ngoài và kề với lối vào khoang.

3 Các ống mềm chữa cháy phải có chiều dài đủ để đưa nước đến bất kỳ khoang nào trong số các khoang mà theo qui định chúng phải phục vụ. Các ống mềm phải có chiều dài không quá 18 mét kèm theo miệng phun có đường kính bằng hoặc lớn hơn 12 milimét.

7.3.3. Đầu nối bờ theo mẫu quốc tế

Nên lắp đặt đầu nối bờ quốc tế trên boong nóc của ụ nổi như qui định ở 6.2.19, Phần 5 của Qui phạm đóng tàu để cung cấp nước cho các bình chữa cháy của tàu đang nằm trên ụ thông qua các bơm của ụ nổi.

7.3.4. Bình chữa cháy di động

1 Các bình chữa cháy di động phải được đặt ở trong ụ nổi, những nơi có nguy cơ cháy. Trong khu vực sinh hoạt, các bình chữa cháy di động phải được đặt sao cho có thể tiếp cận và lấy được ít nhất một bình từ bất kỳ chỗ nào của khu vực sinh hoạt. Tổng số bình chữa cháy theo yêu cầu trong khu vực sinh hoạt phụ thuộc vào dung lượng của bình và cách bố trí.

2 Các bình chữa cháy di động phải được đặt trong buồng máy sao cho càng gần với các động cơ điện, bảng điện, v.v… phục vụ cho các bơm, tời quấn dây, v…. càng tốt. Số lượng và vị trí của bình phụ thuộc vào dung lượng và cách bố trí bình chữa cháy trong khoang.

7.3.5. Hệ thống chữa cháy bằng khí ngạt

Nếu đặt hệ thống phun khí vào buồng máy để phục vụ cho mục đích chữa cháy thì các ống dẫn khí phải có van điều khiển hoặc van đặt ở nơi dễ tiếp cận và không bị vô hiệu hóa do cháy. Phải có biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự xâm nhập ngẫu nhiên của khí vào các khoang khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *