Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7284-0:2003

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7284-0:2003
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 25/11/2003
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7284-0:2003 (ISO 3098-0 : 1997) về Tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm – Chữ viết – Phần 0: Yêu cầu chung


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7284-0 : 2003

ISO 3098-0 : 1997

TÀI LIỆU KỸ THUẬT CHO SẢN PHẨM – CHỮ VIẾT – PHẦN 0: YÊU CẦU CHUNG

Technical product documentation – Lettering – Part 0: General requirements

Lời nói đầu

TCVN 7284-0: 2003 hoàn toàn tương đương với ISO 3098-0 : 1997.

TCVN 7284-0 : 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC10 Bản vẽ kỹ thuật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

TÀI LIỆU KỸ THUẬT CHO SẢN PHẨM – CHỮ VIẾT – PHẦN 0: YÊU CẦU CHUNG

Technical product documentation – Lettering – Part 0: General requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chung đối với chữ viết , phù hợp với TCVN 7284 -2 và các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 3098 dùng trong các tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm (đặc biệt là trên các bản vẽ kỹ thuật).

Tiêu chuẩn này bao gồm những quy ước cơ bản cũng như các quy tắc để áp dụng chữ viết khi sử dụng kỹ thuật sau:

a) chữ viết bằng tay (theo ô lưới);

b) khuôn mẫu (xem ISO 9178) và dụng cụ viết chữ cầm tay;

c) các hệ thống chuyển đổi (in) khô;

d) chữ viết được điều khiển bằng kỹ thuật số và các hệ thống vẽ (máy tính).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 8-20 : 2002 (ISO 128-20) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 20: Các quy ước cơ bản về nét vẽ.

3. Định nghĩa

3.1. Đường trung tâm (Central line): Một đường tưởng tượng ở chính giữa của mỗi nét chữ hoặc phần của nét chữ là phần cấu thành của bộ ký tự.

CHÚ THÍCH

1- Nét chữ có thể được vẽ bằng bút vẽ kỹ thuật dạng ống phù hợp với ISO 9175-1 và ISO 9175 -2.

2 – Đường trung tâm là dữ liệu cơ bản để thiết kế các dụng cụ viết chữ, thí dụ các dụng cụ khắc thủng để làm khuôn chữ, các chương trình (máy tính) cho thiết bị tạo chữ viết.

3.2. Bộ ký tự (graphic character set): Một bộ hữu hạn các ký tự khác nhau theo một kiểu viết cố định, bao gồm các chữ cái của một bảng chữ cái nhất định, các chữ số, các dấu phụ, dấu chấm và các ký hiệu bằng hình vẽ bổ sung; được coi là hoàn chỉnh đối với mục đích đã cho (xem ISO 2382-4).

3.3. Chữ viết (lettering):

(1) Trình tự viết các ký tự lấy từ một bộ ký tự lên một tài liệu vẽ (kỹ thuật), bổ sung cho việc biểu diễn bằng hình vẽ.

(2) Toàn bộ các thông tin không phải bằng hình vẽ trên một tài liệu vẽ (kỹ thuật) như văn bản, các chỉ dẫn, kích thước…

(3) Toàn bộ các ký tự của một bộ ký tự có thể được sử dụng để chuyển đổi các thông tin không phải bằng hình vẽ sang các tài liệu vẽ (kỹ thuật).

4. Yêu cầu chung

Các đặc trưng cơ bản yêu cầu đối với chữ viết được nêu ra ở 4.1 đến 4.3

4.1. Tính dễ đọc phải được duy trì bởi khoảng cách giữa các ký tự và bằng hai lần chiều rộng của nét chữ. Khoảng cách này có thể rút xuống bằng một lần chiều rộng của nét chữ để tạo ra hiệu quả nhìn tốt hơn khi kết hợp các ký tự riêng, thí dụ LA, TV hoặc Tr.

4.2. Tính phù hợp đối với các quá trình sao chép thường dùng (photocopy, microphim, telefax,…)

4.3. Tính phù hợp với các hệ thống vẽ điều khiển bằng kỹ thuật số

5. Kích thước

5.1. Khổ chữ danh nghĩa

Khổ chữ danh nghĩa được xác định bởi chiều cao (h) của đường bao ngoài của chữ cái viết hoa (xem Hình 1 Bảng 1 và Bảng 2).

Các kích thước nêu ra ở các Hình 1 đến Hình 3 được áp dụng cho bảng chữ cái latinh (L), bảng chữ cái Kirin (C) cũng như bảng chữ cái Hy lạp (G).

Hình 1

Hình 2                                                                          Hình 3

5.2. Vị trí của đường trung tâm

Khổ chữ danh nghĩa (h) và khoảng cách giữa các ký tự (a) phải được dùng làm cơ sở để xác định đường trung tâm (xem hình 4, hình 5). Đối với các kích thước khác, xem bảng 1 và bảng 2.

h1 = h – d

a1 = a + d

Khi dùng các hệ thiết kế có trợ giúp của máy tính (CAD) để viết chữ, xem ISO 3098-5 Yêu cầu sử dụng cùng một kích thước như đối với các kỹ thuật khác.

         Hình 4                                                                       Hình 5

Bảng 1 – Kích thước của chữ kiểu A

Đặc trưng

Nhân với h

Kích thước

Chiều cao chữ

h

(14/14)h

1,8

2,5

3,5

5

7

10

14

20

Chiều cao của chữ viết thường

c1

(10/14)h

1,3

1,8

2,5

3,5

5

7

10

14

Đuôi của chữ viết thường

c2

(4/14)h

0,52

0,72

1

1,4

2

2,8

4

5,6

Đầu của chữ viết thường

c3

(4/14)h

0,52

0,72

1

1,4

2

2,8

4

5,6

Vùng ghi dấu (Cho chữ viết hoa)

f

(5/14)h

0,65

0,9

1,25

1,75

2,5

3,5

5

7

Khoảng cách giữa các ký tự

a

(2/14)h

0,26

0,36

0,5

0,7

1

1,4

2

2,8

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường cơ sở 1)

b1

(25/14)h

3,25

4,5

6,25

8,75

12,5

17,5

25

35

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường cơ sở 2)

b2

(21/14)h

2,73

3,78

5,25

7,35

10,5

14,7

21

29,4

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường cơ sở 3)

b3

(17/14)h

2,21

3,06

4,25

5.95

8,5

11,9

17

23,8

Khoảng cách giữa các từ

e

(6/14)h

0,78

1,08

1,5

2,1

3

4,2

6

8,4

Chiều rộng nét chữ

d

(1/14)h

0,134)

0,184)

0,25

0,354)

0,5

0,74)

1

1,44)

1) Dáng chữ: Chữ hoa và chữ thường có dấu (xem hình 1)

2) Dáng chữ: Chữ hoa và chữ thường không có dấu (xem hình 2)

 3) Dáng chữ: Chỉ có chữ hoa (xem hình 3)

4) Các giá trị đã làm tròn: Các giá trị của các kích thước từ c1 đến e được tính toán theo các giá trị đã làm tròn của d

Bảng 2 – Kích thước của chữ kiểu B

Kích thước tính bằng milimét

Đặc trưng

Nhân với h

Kích thước

Chiều cao chữ

h

(10/10)h

1,8

2,5

3,5

5

7

10

14

20

Chiều cao của chữ viết thường

c1

(7/10)h

1,26

1,75

2,54)

3,5

54)

7

104)

14

Đuôi của chữ viết thường

c2

(3/10)h

0,54

0,75

1,05

1,5

2,1

3

4,2

6

Đầu của chữ viết thường

c3

(3/10)h

0,54

0,75

1,05

1,5

2,1

3

4,2

6

Vùng ghi dấu (Cho chữ viết hoa)

f

(4/10)h

0,72

1

1,4

2

2,8

4

5,6

8

Khoảng cách giữa các ký tự

a

(2/10)h

0,36

0,5

0,7

1

1,4

2

2,8

4

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường cơ sở 1)

b1

(19/10)h

3,42

4,75

6,65

9,5

13,3

19

26,6

38

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường cơ sở 2)

b2

(15/10)h

2,7

3,75

5,25

7,5

10,5

15

21

30

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường cơ sở 3)

b3

(13/10)h

2,34

1,5

4,55

6,5

9,1

13

18,2

26

Khoảng cách giữa các từ

e

(6/10)h

1,08

0,25

2,1

3

4,2

6

8,4

12

Chiều rộng nét chữ

d

(1/10)h

0,18

0,184)

0,35

0,5

0,7

1

1,4

2

1) Dáng chữ: Chữ hoa và chữ thường có dấu (xem hình 1)

2) Dáng chữ: Chữ hoa và chữ thường không có dấu (xem hình 2)

3) Dáng chữ: Chỉ có chữ hoa (xem hình 3)

4) Các giá trị đã làm tròn

5.3. Dãy kích thước danh nghĩa

Dãy kích thước danh nghĩa được quy định như sau: 1,8 mm; 2,5 mm; 3,5 mm; 5 mm; 7 mm; 10 mm; 14 mm; 20 mm.

Hệ số nhân  trong dãy chiều cao chữ được lấy từ cấp số đã tiêu chuẩn hóa của kích thước các khổ giấy (xem ISO 216).

Chiều rộng các nét chữ phải phù hợp với TCVN 8-20:2002 và cùng một chiều rộng nét chữ phải được dùng cho cả chữ hoa cũng như chữ thường.

5.4. Góc nghiêng của chữ

Chữ có thể viết thẳng đứng (xem hình 1 đến hình 5), hoặc viết nghiêng 75o so với phương nằm ngang (xem hình 6).

Hình 6

5.5. Các kiểu chữ

Các kiểu chữ như sau:

5.6. Gạch chân và gạch trên cho chữ hoặc đoạn chữ

Khi gạch chân và gạch trên cho chữ hoặc đoạn chữ phải để đứt quãng ở nơi có đuôi chữ (hình 7) hoặc nơi có dấu (hình 8). Nếu không thể gạch được như vậy thì khoảng cách giữa các đường cơ sở phải được mở rộng.

Hình 7

Hình 8

6. Ký hiệu

6.1. Ký hiệu của chữ viết kiểu A hoặc B phải bao gồm các thành phần và theo thứ tự sau đây:

a) “chữ “;

b) “TCVN 7284-0 : 2003”;

c) kiểu chữ (“A” hoặc “B”);

d) góc nghiêng của chữ (“V” hoặc “S”);

e) loại bảng chữ cái (“L”, “G” hoặc “C”);

f) khổ danh nghĩa của chữ, tính bằng milimét.

Ví dụ:

Một bộ ký tự chữ kiểu B, chữ đứng, bảng chữ cái latinh, khổ chữ 5 mm phải được ký hiệu như sau:

Chữ TCVN 7284-0 : 2003 – BVL – 5

Một bộ ký tự chữ viết kiểu A, chữ nghiêng, bảng chữ cái Hy lạp, khổ chữ 3,5 mm, phải được ký hiệu như sau:

Chữ TCVN 7284-0 : 2003 – ASG – 3,5

Một bộ ký tự chữ kiểu C, chữ nghiêng, bảng chữ cái Kirin, khổ chữ 1,8 mm, phải được ký hiệu như sau:

Chữ TCVN 7284-0 : 2003 – BSC – 1,8

6.2. Ký hiệu chữ kiểu CA và CB phải bao gồm các thành phần và theo thứ tự sau:

a) “Chữ”

b) “TCVN 7284-0 : 2003”

c) kiểu chữ (“CA” hoặc “CB”)

d) bố trí khoảng cách [theo bảng (T) hoặc tỉ lệ (P)]

e) góc nghiêng của chữ (“V” hoặc “S”)

f) loại bảng chữ cái (“L”, “G” hoặc “C”)

g) khổ danh nghĩa của chữ, tính bằng milimét.

Ví dụ:

Một bộ ký tự chữ kiểu CB, bố trí khoảng cách theo bảng, chữ nghiêng, bảng chữ cái latinh, khổ chữ 2,5 mm, phải được ký hiệu như sau:

Chữ TCVN 7284-0 : 2003 – CB TSL – 2,5

Một bộ ký tự chữ kiểu CA, bố trí khoảng cách tỉ lệ, chữ đứng, bảng chữ cái Hy lạp, khổ chữ 3,5 mm, phải được ký hiệu như sau:

Chữ TCVN 7284-0 : 2003 – CA PVG – 3,5

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 128 : 1982 Technical drawings – General principles of presentation (Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn).

[2] ISO 216 : 1975 Writing paper and certain classes of printed matter – Trimmed sizes – A anh B series (Giấy viết và các loại vật liệu in – Các khổ giấy đã xén – dãy A và B).

[3] ISO 2382 – 4 :1987 Information processing systems – Vocabulary – Part 4: Organization of data (Các hệ xử lý thông tin – Thuật ngữ – Phần 4: Tổ chức dữ liệu).

[4] ISO 3098 – 5 :1997 Technical product documentation – Lettering – Part 5: CAD lettering of the Latin alphabet, numerals and marks (Tài liệu kỹ thuật – Chữ viết – Phần 5: Chữ viết của bảng chữ cái latinh cho các hệ CAD, chữ số và dấu).

[5] ISO 9175 – 1 :1988 Tubular tips for hand-held technical pens using India ink on tracing paper – Part 1: Definitions, dimensions, designations and markings (Đầu bút viết dạng ống cho các bút kỹ thuật cầm tay, dùng mực tàu trên giấy can, Phần 1: Định nghĩa, kích thước, ký hiệu về đánh dấu).

[6] ISO 9175 – 2 :1988 Tubular tips for hand-held technical pens using India ink on tracing paper – Part 2: Performance, test parameters and test conditions (Đầu bút viết dạng ống cho các bút kỹ thuật, cầm tay, dùng mực tàu trên giấy can, Phần 2: Đặc tính, thông số thử và điều kiện thử).

[7] ISO 9178 -1 :1988 Templates for lettering and symbols – Part 1: General principles and identification markíngs (Khuôn mẫu cho chữ viết và ký hiệu, Phần 1: Nguyên tắc chung và quy định đánh dấu).

[8] ISO 9178 – 3 :1989 Templates for lettering and symbols – Part 3: Slot widths for technical pens with tubular tips in accordance with ISO 9175-1 (Khuôn mẫu cho chữ viết và ký hiệu, Phần 3: Chiều rộng rãnh cho các bút kỹ thuật có đầu bút viết dạng ống, phù hợp với ISO 9175-1).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *