Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2596:1978

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2596:1978
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 30/12/1978
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2596:1978 về Dấu sửa bài do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2596 – 78

DẤU SỬA BÀI

Proof readers mark

Tiêu chuẩn này quy định dấu sửa bài dùng sửa lời typô, lỗi kỹ thuật và thay đổi cách trình bày, áp dụng chung cho các nhà in, các nhà xuất bản Trung ương và địa phương.

1. PHÂN LOẠI DẤU SỬA BÀI

1.1. Theo công dụng dấu sửa bài chia làm 6 nhóm:

Dấu thay, dấu bỏ và dấu đặt thêm;

Dấu đảo;

Dấu thay đổi chèn trắng;

Dấu đoạn, dòng cụt, dấu nhấn và dấu thay đổi;

Dấu sửa lỗi kỹ thuật của sắp chữ và in;

Dấu bỏ những chỉ dẫn sửa.

2. QUY TẮC SỬ DỤNG DẤU SỬA BÀI

2.1. Dấu sửa bài đặt đúng vào chỗ sửa, viết lại dấu bên lề ngang với dòng có chữ cần sửa. Bên phải dấu ghi điểm sửa.

2.2. Mọi điều sửa đều ghi bên lề phải tờ in thử.

2.3. Trường hợp tờ in thử là bát chữ nhiều cột hoặc khổ bát chữ lớn hơn 28 xi-xê-rô cho phép ghi điều sửa bên lề trái. Phần sửa nằm ở nửa bên phải bát chữ thì ghi bên phải, phần sửa nằm ở nửa bên trái bát chữ thì ghi bên trái.

2.4. Trường hợp cần thay một chữ, nhóm chữ, một tiếng, nhóm tiếng, dấu sửa đặt vào những chỗ cần thay, viết lại dấu đó bên lề ngang với dòng có chữ cần sửa. Bên phải dấu viết điều sửa.

2.5 .Khi đặt thêm một chữ giữa tiếng dấu sửa viết bên lề ngang với dòng có chỗ cần sửa. Bên phải dấu viết chữ bị gạch và chữ cần thêm. Khi đặt thêm nhiều chữ trong tiếng cũng làm như vậy.

2.6. Khi đặt thêm một hoặc nhiều tiếng, dấu sửa đặt vào khoảng trắng giữa tiếng, viết lại dấu bên lề, bên phải dấu viết những tiếng cần thêm.

2.7. Khi bỏ sót đoạn lớn thì không viết lại cả đoạn mà ghi xem số trang bản thảo hoặc xem bông lần sửa trước. Kèm theo tờ sửa phải có trang bản thảo có đoạn bỏ sót hoặc bông sửa lần trước.

2.8. Trên một dòng có nhiều chỗ sửa thì điều sửa viết lần lượt theo thứ tự từ mép bát chữ đến mép tờ in thử.

2.9. Trên tờ in thử có thể dùng chung một dạng dấu cần sửa để sửa những lỗi khác nhau, nhưng khoảng cách của những dấu này phải tương đối xa để tránh nhầm lẫn .

2.10. Mọi dấu sửa và điều sửa phải viết bằng mực rõ ràng, sửa bằng bút chì mực chỉ cho phép khi tờ in thử ẩm. Những chỉ dẫn sửa phải viết ngoài lề và khoanh trong vòng trắng.

2.11. Kéo chữ sửa ra ngoài lề chỉ cho phép khi sửa báo đã đặt trang, những bát chữ tập san sắp 3 cột và những bát chữ đặc biệt phức tạp.

2.12. Mỗi tờ sửa đều phải có chữ ký của người sửa bài và ghi rõ ngày sửa.

CÔNG DỤNG

HÌNH DÁNG DẤU

CÁCH DÙNG

3. Dấu thay, dấu bỏ và dấu đặt thêm

3.1.1. Đặt thêm chữ, dấu hoặc số, thay những chữ ngược hoặc sứt.

Dấu sửa đặt vào chữ sai ngược hoặc sứt: ngoài lề viết lại dấu, bên phải dấu viết chữ sai. Trường hợp cần thêm thì dấu sửa đặt vào chữ trước hoặc sau chữ cần thêm và bên phải viết chữ bị gạch và chữ cần thêm

3.1.2. Thay chữ thường bằng chữ hoa hoặc thay chữ hoa bằng chữ thường

Thay chữ thường bằng chữ hoa, dấu hai gạch ngang đặt dưới chữ. Thay chữ hoa bằng chữ thường, dấu đặt trên chữ.

3.1.3. Thay hai chữ đứng cạnh nhau

Dùng tương tự như 3.1.1

3.1.4. Thay nhiều chữ đứng cạnh nhau hoặc thay tiếng.

Dùng tương tự như 3.1.1.

3.1.5. Thay hai hoặc nhiều dòng liền nhau

Dùng tương tự như 3.1.1.

3.1.6. Bỏ chữ, tiếng, dòng và dấu thừa

Dấu đặt bên phải dấu thay ở ngoài lề.

3.1.7. Đặt thêm một hoặc một vài tiếng

Dấu đặt vào chỗ cần thêm giữa hai tiếng, ngoài lề viết lại dấu bên phải dấu viết tiếng cần thêm

3.1.8. Đặt thêm một hoặc nhiều dòng giữa những dòng khác

Dấu này đặt giữa 2 dòng ngoài lề viết lại dấu này bên phải dấu viết những dòng cần thêm.

3.1.9. Đặt thêm:

Biểu :

Ảnh:

Công thức:

Chú thích:

Dấu đặt vào chỗ cần thêm ghi số thứ tự phần thêm.

3.1.10. Thay hoặc thêm dấu ngang.

Khi thay hoặc đặt thêm dấu ngang dùng dấu kèm với dấu thay hoặc đấu thêm (điểm 3.1.1. và 3.1.7)

3.1.11. Thay hoặc thêm dấu nối

Dấu ngang ký hiệu bằng 1 gạch, dấu nối ký hiệu bằng 2 gạch

3.2. Dấu đào

3.2.1. Đổi chỗ của hai chữ, hai tiếng hoặc hai nhóm tiếng.

Một nửa dấu ôm lấy một chữ hoặc một nhóm chữ nửa kia ôm lấy phần khác, viết lại dấu này ngoài lề.

Chú thích: Khi đổi chỗ của những chữ không đứng cạnh nhau dùng dấu thay.

3.2.2. Đổi chỗ của nhóm tiếng.

Phía trên tiếng đặt dấu cung trên dấu cung đặt số thứ tự cần sắp xếp lại, ngoài lề trên gạch ngang viết lại những số đó theo thứ tự bình thường

3.2.3. Đặt dòng theo thứ tự.

Số đặt bên cạnh dòng, ngoài lề viết lại dấu này theo thứ tự bình thường.

3.2.4. Đổi chỗ của một tiếng hoặc một nhóm tiếng trong dòng

Khoanh tròn tiếng hoặc nhóm tiếng cần đổi chỗ kéo mũi tên tới vị trí đổi, viết lại dấu này ngoài lề,

Chú thích: Khi đổi chỗ một tiếng từ cuối dòng này sang đầu dòng kia hoặc ngược lại, mũi tên không kéo quá suốt cả dòng mà chỉ kéo tới mép bát chữ và ngoài lề không phải viết lại dấu này.

2. Dấu

 

 

3.2.5. Đổi chỗ của hai hoặc nhiều dòng gần nhau

Phần đuôi của dấu ngoặc ôm lấy dòng cần đổi chỗ, mũi tên dẫn tới vị trí đổi, không cần viết lại dấu này ngoài lề.

3.2.6. Chuyển dịch hoặc kéo dài dòng đến giới hạn nhất định.

Giới hạn cần kéo dòng tới, ký hiệu bằng gạch ngang và mũi tên hoặc kéo tới cuối của dấu ôm.

 

3.3. Dấu thay đổi chèn trắng

 

3.3.1. Nới rộng chèn trắng giữa dấu hoặc giữa tiếng.

Dấu đặt vào giữa khoảng chèn trắng cần nới rộng và viết lại ngoài lè, trường hợp cần nới đúng theo một kích thước nào đó thì ngoài lề viết số đó trong vòng đuôi của dấu.

3.3.2. Đặt khoảng trắng giữa tiếng hoặc giữa dấu

Dấu đặt vào chỗ cần đặt khoảng chèn trắng và viết lại ngoài lề.

3.3.3. Giảm bớt khoảng trắng giữa tiếng hoặc giữa dấu

Dùng tương tự như điểm 3.3.1.

3.3.4. Bỏ chèn trắng giữa dấu.

Dùng tương tự như điểm 3.3.2.

3.3.5. Nới rộng khoảng chèn giữa dòng.

Dấu đặt vào chỗ cần nới rộng, ngoài lề viết lại trường hợp cần nối đúng theo một kích thước nào đó thì ngoài lề viết số đó trong vòng đuôi của dấu.

3.3.6. Thu hẹp khoảng chèn giữa các dòng.

Dùng tương tự như điểm 3.3.5.

3.3.7. Bỏ khoảng cách giữa các dòng.

Dùng tương tự như điểm 3.3.4.

3.3.8. Chèn lại khe giữa các tiếng hoặc trong tiếng chèn rộng

Gạch tất cả các khoảng chèn không đều, viết dấu ngoài lề.

3.4. Dấu đoạn, dòng cụt, dấu nhấn và dấu thay đổi

3.4.1. Bắt đầu đoạn

Dấu đặt ở vị trí cần bắt đầu đoạn và viết lại ngoài lề.

3.4.2. Sắp liền nghĩa là không ngắt đoạn

Hai đầu của dấu nối với đầu và cuối của hai dòng.

3.4.3. Sắp vào giữa dòng

Dấu đặt ở đầu dòng ngoài lề viết lại dấu này.

3.4.4. Chèn rộng giữa các chữ trong tiếng để nhấn mạnh

Dấu đặt dưới những chữ cần chèn rộng, viết lại dấu này ngoài lề.

3.4.5. Bỏ chèn rộng giữa chữ

Dùng tương tự như điểm 3.3.4.

3.4.6. Sắp bằng kiểu chữ khác hoặc thân khác.

Trong một dòng dấu đặt dưới những chữ cần sắp kiểu chữ khác, nếu cần sắp lại nhiều dòng, dấu ôm những dòng cần sắp. Viết lại dấu ngoài lề, bên cạnh viết tắt kiểu chữ cần sắp.

3.4.7. Sắp chữ ngả

Dấu đặt dưới tiếng cần sắp ngả, viết lại dấu này ngoài lề.

Chú thích:Khi thay đổi từng chữ riêng dùng dấu thay 3.1.1. gạch sóng dưới chữ viết ra ngoài lề.

3.4.8. Sắp chữ nửa đậm

Dùng tương tự như 3.4.7.

3.4.9. Sắp chữ đậm

Dùng tương tự như 3.4.7.

3.4.10. Sắp ngã nửa đậm

Dùng tương tự như 3.4.7.

3.4.11. Sắp ngả đậm

Dùng tương tự như 3.4.7.

3.5. Dấu sửa lỗi kỹ thuật của sắp chữ và in

3.5.1. Thay chữ lần bằng chữ kiểu của nó.

Đặt dấu thay vào chữ cần thay, viết lại chữ đó ngoài lề và đóng khung.

3.5.2. Đặt ngược lại chữ hoặc hình v.v…

Dấu đặt đúng chỗ cần đặt ngược lại, viết lại dấu này ngoài lề.

3.5.3. Sửa lại cho thẳng cạnh bát chữ

Dấu đặt cạnh bát chữ, không phải viết lại dấu ngoài lề.

3.5.4. Sửa lại cho thẳng hàng

Phía trên và phía dưới chỗ cần sửa đặt dấu sửa, viết lại dấu này ngoài lề.

3.5.5. Bỏ «hành lang». «Hành lang» là khoảng trắng của mấy dòng trùng nhau làm thành một lỗ trắng giữa bát chữ

Giữa «hành lang» gạch hai đường song song ngoài lề viết lại dấu.

3.5.6. Sửa lại chỗ nối chèn trắng.

Dấu đặt vào chỗ nối chèn trắng.

3.5.7. In nặng thêm, in nhẹ bớt, bỏ sạn hoặc những vật khác độn dưới chữ, sửa những chữ bẩn, sửa lại chỗ nối dòng kẻ

Vòng khoanh vào chỗ cần sửa không phải viết lại ngoài lề.

3.5.8. Thay đổi loại dòng kẻ trong biểu:

dòng kẻ thanh

dòng kẻ nửa đậm

dòng kẻ đậm

Đánh dấu dòng kẻ không đúng bằng những dấu chéo tương ứng. Khi cần thay bằng những dòng kẻ đặc biệt thì ghi rõ loại dòng kẻ bên lề. Nếu cần thêm dòng kẻ thì dùng dấu 3.1.7.

3.5.9. Thay đổi số lũy thừa và chỉ số:

Lũy thừa bậc một

Lũy thừa bậc hai

Lũy thừa bậc ba

Dấu đặt trên lũy thừa

 

Chỉ số bậc một

 

 

 

Chỉ số bậc hai

 

 

 

Chỉ số bậc ba

Dấu đặt trên chỉ số

 

 

 

 

 

 

 

 

3.5.10. Kéo dài dòng kẻ tới kích thước cần thiết.

Dấu đặt ở chỗ cần kéo dài tới mũi tên chỉ hướng kéo dài.

3.5.11. Rút ngắn dòng kẻ tới kích thước cần thiết hoặc bỏ dòng kẻ.

Dấu đặt ở chỗ cần rút ngắn tới, nếu cần bỏ dòng kẻ, viết liền mấy dấu này trên biểu.

3.5.12. Xem lại bản thảo

Đóng khung những chỗ không rõ cần xem lại bản thảo, ngoài lề viết dấu.

3.5.13. Ký hiệu những chữ hoặc những dòng sắp sai có hệ thống.

 

3.6. Dấu bỏ những chỉ dẫn sửa

3.6.1. Bỏ những chỉ dẫn sửa

………..

Khi bỏ những chỉ dẫn sửa trong khuôn khổ bát chữ, dưới chữ viết ít nhất là 3 dấu chấm và xóa bỏ dấu sửa ngoài lề. Khi bỏ những chỉ dẫn sửa ghi ngoài khuôn khổ bát chữ xóa những dấu sửa cũ, không phải thêm dấu chấm.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *