Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11643:2016 (ISO 15924:2004) về Thông tin và tư liệu – Mã thể hiện tên của các hệ thống chữ viết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11643:2016
ISO 15942:2004
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – MÃ THỂ HIỆN TÊN CỦA CÁC HỆ THỐNG CHỮ VIẾT
Information and documentation – Codes for the representation of names of scripts
Lời nói đầu
TCVN 11643:2016 hoàn toàn tương với ISO 15924:2004.
TCVN 11643:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – MÃ THỂ HIỆN TÊN CỦA CÁC HỆ THỐNG CHỮ VIẾT
Information and documentation – Codes for the representation of names of scripts
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này cung cấp mã để thể hiện tên của các hệ thống chữ viết. Các mã này để sử dụng trong thuật ngữ học, từ vựng học, thư mục học và ngôn ngữ học, nhưng các mã cũng có thể được sử dụng cho ứng dụng bất kỳ mà đòi hỏi phải có sự thể hiện các hệ thống chữ viết ở dạng mã hóa. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm các hướng dẫn về việc sử dụng các mã hệ thống chữ viết trong một số các ứng dụng này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 639-2:1998, Codes for the representation of names of languages – Part 2: Alpha-3 code (Mã thể hiện tên các ngôn ngữ – Phần 2: Mã Alpha-3).
ISO/IEC 9541-1:1991, Information technology- Font information interchange – Part 1: Architecture (Công nghệ thông tin -Trao đổi thông tin phông chữ – Phần 1: cấu trúc).
ISO/IEC 10646-1:2000, Information technology -Universal Multiple-Octet Coded Character Set (UCS) – Part 1: Architecture and Basic Multi – lingual Plane (Công nghệ thông tin – Bộ ký tự mã hóa đa Octet phổ dụng (UCS) – Phần 1: Kiến trúc và kênh đa ngôn ngữ cơ bản)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Bí danh/ Tên hiệu (alias)
Mã hệ thống chữ viết trong đó bao gồm hai hoặc nhiều mã hệ thống chữ viết.
3.2
Mã (code)
Sự biểu diễn dữ liệu bằng các hình thức khác nhau theo một tập hợp các quy tắc đã được thiết lập.
[Nguồn: ISO 639-2:1998]
3.3
Mã nước (country code)
Tổ hợp các ký tự được sử dụng để xác định tên của một quốc gia.
3.4
Phông chữ (font)
Bộ sưu tập các hình ảnh chữ tượng hình có thiết kế cơ bản giống nhau.
VÍ DỤ Courier Bold Oblique (Courier nghiêng đậm)
[Nguồn: ISO / IEC 9541-1:1991]
3.5
Chữ tượng hình (glyph)
Biểu tượng đồ họa rút gọn để có thể nhận biết một cách độc lập với bất kỳ thiết kế cụ thể nào.
[Nguồn: ISO/IEC 9541-1:1991]
3.6
Mã ngôn ngữ (language code)
Tổ hợp các ký tự được sử dụng để thể hiện [tên của] một hoặc nhiều ngôn ngữ
[Nguồn: ISO 639-2:1998]
3.7
Hệ thống chữ viết (script)
Bộ ký tự đồ họa được sử dụng cho hình thức viết của một hoặc nhiều ngôn ngữ
[Nguồn: ISO/IEC 10646-1, 4.14]
CHÚ THÍCH 1: Một hệ thống chữ viết, trái ngược với một tập các ký tự bất kỳ, được định nghĩa để phân biệt với các hệ thống chữ viết khác; thông thường, người đọc một hệ thống chữ viết có thể không dễ dàng đọc các ký tự của hệ thống chữ viết khác, ngay cả khi có mối quan hệ lịch sử giữa chúng (xem 3.9).
CHÚ THÍCH 2: Trong những trường hợp nhất định, tiêu chuẩn này cung cấp các mã không được xếp vào hệ thống chữ viết theo định nghĩa này, chẳng hạn như các mã cho bí danh và mã biển thể.
3.8
Mã hệ thống chữ viết (script code)
Tổ hợp các ký tự được sử dụng để thể hiện tên của một hệ thống chữ viết.
3.9
Hệ thống chữ viết biến thể (script variant)
Dạng cụ thể của một hệ thống chữ viết mà là một biểu diễn đồ họa đặc biệt đến mức hệ thống chữ viết này được xem là một hệ thống chữ viết duy nhất.
4 Mã hệ thống chữ viết
4.1 Cấu trúc của mã hệ thống chữ viết bằng chữ cái
Mã hệ thống chữ viết bằng chữ cái được tạo ra từ tên của hệ thống chữ cái gốc bằng ngôn ngữ được sử dụng phổ biến cho mã này, được chuyển tự hoặc chuyển tả thành chữ cái Latinh. Nếu một nước mà ở đó hệ thống chữ viết là chữ viết quốc gia, yêu cầu một mã hệ thống chữ viết nào đó, thì dành ưu tiên cho loại mã này bất cứ khi nào có thể. Các mã 4 ký tự cần được viết bằng một chữ cái Latinh viết hoa ở đầu và các chữ cái thường cuối cùng (lấy từ phạm vi Aaaa đến Zzzz). Điều này giúp cho việc phân biệt các mã hệ thống chữ viết với các mã ngôn ngữ và mã nước: ví dụ, Mong mon MON hoặc Mong mn MN để chỉ một cuốn sách chữ viết Mông cổ, bằng ngôn ngữ Mông cổ, được tạo thành ở Mông Cổ.
CHÚ THÍCH: Xem điều 4.7 về những thay đổi với mã này.
4.2 Cấu trúc của các mã hệ thống chữ viết bằng số
Mã hệ thống chữ viết bằng số được gán để cung cấp một số biện pháp dễ nhớ cho các mã được sử dụng. Các dãy sau đây đã được sử dụng:
000-099 |
Hệ thống chữ viết tượng hình và chữ viết hình nêm |
100-299 |
Hệ thống chữ viết từ phải sang trái |
200-299 |
Hệ thống chữ viết từ trái sang phải |
300-399 |
Hệ thống chữ viết theo chữ cái |
400-499 |
Hệ thống chữ viết theo âm tiết |
500-599 |
Hệ thống chữ viết biểu ý |
600-699 |
Hệ thống chữ viết không đọc được |
700-799 |
(Chưa gán) |
800-899 |
(Chưa gán) |
900-999 |
Các mã dùng riêng, bí danh và đặc biệt. |
CHÚ THÍCH 1: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO/IEC sử dụng mẫu ký tự chữ tượng hình (được định nghĩa trong ISO/IEC TR 15285:1988) để phân loại các ký tự được sử dụng để viết các ngôn ngữ khác nhau. Tiêu chuẩn không cố gắng áp dụng mẫu ký tự chữ tượng hình vì đôi khi nó quan trọng để xác định biến thể chữ viết bất chấp việc mã hóa một tài liệu xác định có thể sử dụng. Ví dụ, một cuốn sách tiếng Syria cổ có thể được viết bằng một trong ba biến thể của tiếng Syria của hệ thống chữ viết Syria (Estrangelo, Miền Đông, Miền Tây). Việc nhận dạng các biến thể của hệ thống chữ viết như vậy, trong khi nằm ngoài phạm vi của ISO/IEC 10646, liên quan đến nội dung của mã chữ viết. Ví dụ, một người dùng yêu cầu một cuốn sách qua dịch vụ mượn liên thư viện có thể thích hơn hay mong muốn loại trừ biến thể Gaelic của hệ thống chữ viết Latinh vì lý do dễ đọc, dễ xem hoặc quen thuộc với một trong các biến thể này.
CHÚ THÍCH 2: Các cách phân loại này phản ảnh các thuộc tính quan trọng của hệ thống chữ viết được phân loại mà không cần hiểu các phương pháp mà các hệ thống chữ viết được sử dụng. Ví dụ, chữ Ogam có thể được viết từ trái sang phải, hoặc được viết thẳng đứng từ dưới lên trên. Tương tự, chữ cái Hangul (Hangül, Hangeul) đôi khi được viết theo cột thẳng đứng và các chữ cái của bảng chữ cái này được sắp xếp theo các cụm âm tiết.
CHÚ THÍCH 3: Trong mỗi phân loại, các ký hiệu nhận dạng số được gán cho các chữ viết theo nguyên tắc niên đại và mối quan hệ phái sinh, mặc dù nguyên tắc này không được thiết lập bằng bất cứ quy tắc cứng và nhanh chóng nào, vì các hệ thống chữ viết có thể có nhiều đặc điểm khác nhau. Mã được gán bằng các khoảng cách sao cho các chữ viết được mã hóa trong tương lai có thể được gán với vị trí thích hợp trong dãy.
4.3 Mối quan hệ giữa mã hệ thống chữ viết với các tiêu chuẩn ISO khác
Mã 4 chữ cái được lấy từ ISO 639-2 có tên của một hệ thống chữ viết và ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ viết này là đồng nhất (ví dụ, Gujarãtĩ ISO 369 guj, ISO 15924 Gujr). Trong các trường hợp không có sự đồng nhất, tên hệ thống chữ viết có thể có dạng duy nhất.
VÍ DỤ: Korean kor, Hangul (Hangül, Hangeul) Hang; Punjabi pan, Gurmukhix Guru; Dhivehi div, Thaana Thaa.
Khi có thể, ba chữ cái đầu tiên trong mã bốn ký tự tương ứng với mã ba chữ cái. Ưu tiên dành cho các mã thư mục xác định trong ISO 639-2 lấy từ xác mã quy định trong tiêu chuẩn này.
4.4 Sự thích ứng các mã hệ thống chữ viết
Sự thích ứng tiêu chuẩn này với các hệ thống chữ viết khác (ví dụ Kiril hoặc Hy lạp), các mã sẽ được tạo thành theo các nguyên tắc của tiêu chuẩn này
4.5 Bổ sung các mã hệ thống chữ viết mới
Với mục đích cấp mã hệ thống chữ viết bổ sung, Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã được chỉ định là cơ quan duy trì ISO 15924, Liên hợp Unicode (Box 391476, Mountain View, CA 94039-1476, USA) là cơ quan đăng ký.
http://www.unicode.org/iso15924
Tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO duy trì danh sách các cơ quan duy trì và cơ quan đăng ký trên internet tại địa chỉ http://www.iso.ch/mara
Danh sách của cơ quan đăng ký và nơi cơ quan đăng ký xuất bản tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn này được cập nhật trên internet.
4.6 Áp dụng các mã hệ thống chữ viết
Mã hệ thống chữ viết có thể được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
4.6.1 Thường để cho biết hệ thống chữ viết trong đó tài liệu đang hoặc đã được viết hoặc được ghi lại.
VÍ DỤ
<META HTTP-EQUIV=”Content-Language”
CONTENT=”ga, ru”>
<META NAME=”Content-Script’’
CONTENT=”Latg, Cyrl”>
4.6.2 Để cho biết hệ thống chữ viết được ghi rõ trong biểu ghi lưu trữ tài liệu (Biểu ghi theo thứ tự, biểu ghi thư mục)
VÍ DỤ
– Trong các thư mục:
Röyte pomerantsen: Jewish folk humor. New York: Schocken Books, 1965. xxvi, 203 p.; 20 cm. in Yiddish (Lain) and English.
Kroatisch-Deutsch und Deutsch-Kroatisch: mit einem Anhang der wichtigeren Neubildungen des Kroatischen und Deutschen. Berlin: Axel Juncker, 1941. vi, 302, 314, 32 p.; 15 cm. In Croatian (Latn) and German (Latf).
– Trong các biểu ghi mục lục:
Nhan đề đồng nhất: Tipitaka. Suttapitaka. Majjhima-nikӓya. Hindi & Pali.
Nhan đề: Suttapitake Majjhimanikӓyapӓli=Majjhima nikӓya: Mülapariyӓya- vaggo, Sfhanӓdavaggo ca, Hindf– anuvӓdasahito/padhӓnasampӓ- dako SvӓmT DvӓrikӓdӓsasӓstrT.
Lần xuất bản: 1.samskarana
Thông tin xuất bản: VӓrӓnasT: BauddhabhӓraiT, 1989-
<1993>
Mô tả khối lượng: 23 cm
Tùng thư: Bauddhabharatrgranthamâiâ; 22- <23-25>
Ký hiệu mượn của TVQHHK.: BQ1313.H5D93 1989
Ghi chú: In Pali (Deva); introduction in English and Hindi; translation in Hindi. Theravada Buddhist canon.
1. Mulapannasakam (3 v.) – 4. Majjhimapannàsakam – 5. Uparipa- nnâsakam.
Ngôn ngữ):hi, en, pi
Tác giả khác: Dwarikadas Shastri, Swami Majjhima
Nhan đề khác: Majjhima nikâya
4.6.3 Để chỉ ra hệ thống chữ viết được sử dụng bởi một ứng dụng.
VÍ DỤ: “Laser Syria: Các phông chữ được cung cấp trong gói này được mã hóa theo bộ sưu tập 85, Phụ lục A của ISO/IEC 10646-1:2000 và cung cấp một bộ đầy đủ các chữ tượng hình trong cả ba phông chữ được sử dụng để viết tiếng Syria (Syre, Syre, Syre).”
4.7 Thay đổi mã hệ thống chữ viết
Để lưu giữ sự toàn vẹn của dữ liệu được mã hóa bằng cách sử dụng mã số nêu trong tiêu chuẩn này, dự kiến rằng mã số và bốn chữ cái quy định trong tiêu chuẩn này sẽ không được thay đổi trừ khi có lý do bắt buộc đột xuất phải làm như vậy.
Phụ lục A
(Quy định)
Thủ tục đăng ký cho mã hệ thống chữ viết
A.1 Cơ quan đăng ký
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO được chỉ định là cơ quan đăng ký cho tiêu chuẩn này. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO chịu trách nhiệm về việc bổ sung các mã hệ thống chữ viết theo thủ tục được mô tả trong Phụ lục này.
A.2 Trách nhiệm của cơ quan đăng ký
A.2.1 Đơn xin bổ sung các mã hệ thống chữ viết mới và thay đổi mã hiện có
Cơ quan đăng ký có trách nhiệm tiếp nhận và xem xét các đơn xin bổ sung các mã hệ thống chữ viết mới và thay đổi các mã hệ thống chữ viết hiện có. Cơ quan này sẽ đề nghị cấp một mã khi các chỉ tiêu có liên quan được đáp ứng phù hợp với các quy tắc được đưa ra trong A.3.3 và A.3.4, và thông báo cho bên nộp đơn về kết quả hoạt động của ISO 15924/RA.
A.2.2 Duy trì danh sách
Cơ quan đăng ký phải duy trì một danh sách chính xác các thông tin liên quan đến mã hệ thống chữ viết được cấp, nếu cần thiết, nó cần bảo vệ thông tin bảo mật bất kỳ nào. Cơ quan này cần xử lý cập nhật các mã hệ thống chữ viết được bổ sung và phân phát chúng thường xuyên đến các bên đăng ký và các bên khác.
A.2.3 Trách nhiệm chung khác
Cơ quan đăng ký ISO 15924/RA phải thực hiện các công việc sau đây:
– Xử lý tất cả các khía cạnh của quá trình đăng ký phù hợp với thực tiễn kinh doanh hiệu quả;
– Chỉ ra các hoạt động mà đã được ISO chỉ định;
– Cung cấp báo cáo tổng kết hàng năm về hoạt động cho ban thư ký ISO/TC 46;
– Cung cấp tư vấn về việc thực hiện và sử dụng các tiêu chuẩn này, khi cần thiết.
A.3 Hội đồng tư vấn liên hợp ISO 15924/RA-JAC
Hội đồng tư vấn có tên là ISO 15924/RA-JAC được thành lập để tư vấn ISO 15924/RA. Hội đồng tư vấn sẽ hướng dẫn áp dụng các quy tắc mã hóa được đưa ra trong tiêu chuẩn này.
A.3.1 Thành phần của cơ quan đăng ký
Thành viên của ISO 15924/RA-JAC bao gồm:
– 1 đại diện của Cơ quan đăng ký (xem 4.5);
– 1 đại diện của ISO 639-2/RA;
– 1 đại diện của ISO/TC 46 (đề cử bởi ISO/TC 46);
– 1 đại diện của ISO/TC 37 (đề cử bởi ISO/TC 37);
– 2 đại diện của ISO /LEC JTC1/SC2 (đề cử bởi ISO/IEC JTC1/SC2/WG2).
Các ban kỹ thuật ISO có thể cử đại diện thay thế.
A.3.1.1 Thành viên
Ba ban kỹ thuật có thể cử đại diện thay thế. Người đại diện của cơ quan đăng ký sẽ giữ chức chủ tịch. Có thể yêu cầu đến năm chuyên gia kỹ thuật tham gia tư cách quan sát viên không có quyền biểu quyết. Các quan sát viên sẽ có quyền được nhận văn bản gửi đến thành viên ISO 15924/RA-JAC và được mong đợi sẽ đóng góp ý kiến phản hồi.
A.3.2 Quy trình làm việc của hội đồng tư vấn liên hợp
Hội đồng sẽ làm việc chủ yếu bằng thư điện tử và trong trường hợp đặc biệt bằng các cuộc họp. Nếu cần thiết phải họp, tốt nhất nên tổ chức kết hợp với các cuộc họp toàn thể của ISO/LEC JTC1/SC2 và ISO/LEC JTC1/SC2/WG2 hoặc ISO/TC 46 và ISO/TC 46/WG3.
A.3.3 Bổ sung và xóa với Danh sách các thực thể, thay đổi mã
Yêu cầu bổ sung, xóa và thay đổi các mã cần có lý do chính đáng. Khi hội đồng tư vấn về việc bổ sung, xóa hoặc thay đổi được đề nghị và đề xuất một mã số, hội đồng có nghĩa vụ phải trả lời trong vòng một tháng.
CHÚ THÍCH: Nói chung, các mã hệ thống chữ viết sẽ được thêm vào tiêu chuẩn.
– Khi hệ thống chữ viết đã được mã hóa trong ISO/LEC 10646, và
– Khi hệ thống chữ viết được đồng ý, bởi các chuyên gia trong ISO 15924/RA-JAC là duy nhất và là một dự kiến cho mã hóa trong UCS.
Điều này không có nghĩa là hệ thống chữ viết này được mã hoá trong UCS. Hệ thống chữ viết không giải mã được, như Phaistos hoặc Rongorongo là các dự kiến được xem xét nhưng có thể không được mã hóa bởi vì bản chất gây tranh cãi của chúng (Phaistos chỉ được biết đến từ một tài liệu duy nhất, và Rongorongo phức tạp đến mức không có giải mã, mã hóa nó có thể không khả thi về mặt kỹ thuật trong tương lai gần).
A.3.4 Bảo lưu mã
Khi một yêu cầu đưa vào một thực thể mới đã bị từ chối, cơ quan đăng ký ISO 15924/RA có quyền bảo lưu mã yêu cầu cho việc sử dụng của người nộp đơn và những người sử dụng tiềm năng khác. Cơ quan đăng ký sẽ lưu giữ hồ sơ của những bảo lưu này.
A.3.5 Tạo lập các mã hệ thống chữ viết
Việc tạo ra các mã hệ thống chữ viết tùy thuộc vào các quy tắc mô tả trong 4.1 của tiêu chuẩn này.
A.3.6 Thủ tục bỏ phiếu
Mỗi thành viên của ISO 15924/RA-JAC có một phiếu biểu quyết và việc biểu quyết là bắt buộc. Việc biểu quyết được tiến hành bằng thư điện tử hoặc trong một cuộc họp. Không trả lời được coi là phiếu trắng. Sự không tham gia bỏ phiếu không cản trở đến việc bổ sung mã hệ thống chữ viết cho tiêu chuẩn này. Cuộc bỏ phiếu phải được sự nhất trí để được thông qua. Nếu một cuộc bỏ phiếu không thể đạt được sự nhất trí, sẽ phải tiến hành một cuộc bỏ phiếu thứ hai. Lá phiếu thư phải kèm theo tất cả các ý kiến nhận được. Để được thông qua cần có ít nhất là bốn phiếu đồng ý. Bất kỳ sửa đổi nào với tiêu chuẩn này cần được phê duyệt theo các quy tắc bỏ phiếu trước khi các sửa đổi được công bố.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 639-1:2002, Codes for the représentation of names of languages-Part 1: Alpha-2 code (Mã số thể hiện tên các ngôn ngữ-Phần 1: mã Alpha-2).
[2] TCVN 7217-1:2007 (ISO 3166-1:1997), Mã thể hiện tên của các nước và các vùng lãnh thổ của các nước-Phần 1: Mã nước.
[3] ISO/IEC 10646-2:2001, Information technology-Universal Multiple-Octet Coded Character Set (UCS)-Part 2: Supplementary Planes (Công nghệ thông tin – Bộ mã ký tự mã hóa đa octet phổ dụng (UCS) – Phần 2: Các mức bổ sung).
[4] ISO/IEC TR 15285:1998, Information technology-An operational model for characters and glyphs (Công nghệ thông tin – Mô hình hoạt động cho các ký tự và glyph).
[5] Augé, Claude, éd. 1898-1907, Nouveau Larousse lllustré. 7 volumes et 1 volume de supplément. Paris: Larousse (Từ điển Larousse có minh họa. 7 tập và 1 tập bổ sung).
[6] Barry, Randall K. 1997, ALA-LC romanization tables: transliteration schemes for non-Roman scripts. Washington, DC: Library of Congress Cataloging Distribution Service. ISBN 0-8444-0940-5 (Bảng chữ cái Latinh ALA-LC: Hệ thống phiên âm cho các hệ thống chữ viết phi La Mã).
[7] Calvet, Louis-Jean. 1998, Histoire de récriture. Paris: Hachette Littératures. ISBN 2-01-278943-9 (Lịch sử chữ viết).
[8] Chrlstin, Anne-Marie. 2001, Histoire de I’écriture: de I‘idéogramme au multimedia. [Paris]: Flammarion. ISBN 2-08-012279-7 (Lịch sử chữ viết: tượng hình trong đa phương tiện).
[9] Coyaud, Maurice. 1987, Les langues dans le monde chinois. Tome 2, Pour I’analyse du folklore. Paris: [s.n.] (Ngôn ngữ trong thế giới tiếng Trung Quốc. Tập 2, Để phân tích văn hóa dân gian).
[10] Daniels, Peter T., and William Bright, eds. 1996, The world’s writing systems. New York; Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-507993-0. (Hệ thống chữ viết trên thế giới).
[11] Diringer, David. 1996, The alphabet: a key to the history of mankind. New Delhi: Munshiram Manoharlal. ISBN 82-215-0780-0 (Bảng chữ cái: một chìa khóa cho lịch sử nhân loại).
[12] Encyclopaedia universalis. 1994, 28 volumes. Paris: Encyclopaedia universalis France. ISBN 2- 85229-240-4 (Bách khoa toàn thư phổ cập. 1994, 28 tập).
[13] Faulmann, Carl. 1990 (1880), Das Buch der Schrift. Frankfurt am Main: Eichborn. ISBN 3-8218-1720-8 (Các cuốn sách Kinh Thánh).
[14] Février, James. 1995 (1959), Histoire de I‘écriture. Paris: Payot. ISBN 2-228-88976-8 (Lịch sử chữ viết).
[15] Fossey, Charles. 1948, Notices sur ies caractères étrangers anciens et modernes. Paris: Imprimerie Nationale de France. (Hồ sơ về các nhân vật nước ngoài cổ đại và hiện đại).
[16] Gaur, Albertine. 1992, A history of writing. Revised ed. London: The British Library. ISBN 0-7123-0270-0 (Lịch sử chữ viết).
[17] Gelb, I. J. 1952, A study of writing: the foundations of grammatology. Chicago: University of Chicago Press (Nghiên cứu chữ viết: nền tảng của ngữ pháp học).
[18] Haarmann, Harald. 1990, Universal – geschieh te der Schrift. Frankfuii/Main; New York: Campus. ISBN 3-593-34346-0 (Lịch sử phổ quát của chữ viết).
[19] Imprimerie Nationale. 1990, Les caractères de I’Irimprimerie Nationale. Paris: imprimerie Nationale Éditions. ISBN 2-11-081085-8 (Chữ in quốc gia).
[20] Jensen, Hans. 1969, Die Schrift in Vergang – enheit und Gegenwart. 3., neubearbeitete und erweiterte Auflage. Berlin: VEB Deutscher Verlag der Wissenschaften (Kinh Thánh trong quá khứ và hiện tại).
[21] Köno Rokurö, Chino Eiichi, & Nishida Tatsuo. 2001, The Sanseido Encyclopaedia of Linguistics. Volume 7: Scripts and Writing Systems of the World [Gengogaku da/ ziten (bekkan) sekai mozi ziten], Tokyo: Sanseido Press. ISBN 4-385–15177-6 (Bách khoa thư ngôn ngữ học Sanseido. Tập 7: Các hệ thống chữ cái và chữ viết trên thế giới).
[22] Malherbe, Michel. 1995, Les langues du monde. Paris: Robert Laffont. lSBN 2-221-05947-6 (Các ngôn ngữ trên thế giới).
[23] Nakanishi, Akira. 1990, Writing systems of the world: alphabets, syllabaries, pictograms. Rutland, VT: Charles E. Tuttle. ISBN 0-8048-1654-9. (Hệ thống văn bản của thế giới: bảng chữ cái, hệ thống ký hiệu âm tiết, chữ tượng hình).
[24] Robinson, Andrew. 1995. The story of writing. London: Thames and Hudson. ISBN 0-500-01665-8 (Lịch sử chữ viết).
[25] Tamiseur, Jean-Christophe, ed. 1998, Dictionnaire des peuples. Paris: Larousse. ISBN 2-03-720240-7 (Từ điển dân tộc).
[26] Unicode Consortium. 2003, The Unicode standard, Version 4.0. Reading, MA: Addison-Wesley. ISBN 0-321-18578-1 (Tiêu chuẩn Unicode).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Mã hệ thống chữ viết
Phụ lục A (Quy định)
Thư mục tài liệu tham khảo