Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7159:2002

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7159:2002
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 22/11/2002
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7159:2002 (ISO 7851 : 1983) về Phân bón và chất cải tạo đất – Phân loại


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7159 : 2002

ISO 7851 : 1983

PHÂN BÓN VÀ CHẤT CẢI TẠO ĐẤT – PHÂN LOẠI

Fertilizers and soil conditioners – Classification

Lời nói đầu

TCVN 7159 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 7851 – 1983.

TCVN 7159 : 2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC134/SC3 “Phân bón hóa học” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

PHÂN BÓN VÀ CHẤT CẢI TẠO ĐẤT – PHÂN LOẠI

Fertilizers and soil conditioners – Classification

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hệ thống phân loại đối với phân bón và chất cải tạo đất.

Mô hình phân loại bao gồm việc giải thích ý nghĩa của từng đề mục và việc phân định rõ từng loại phân bón hoặc chất cải tạo đất cho từng nhóm tương ứng.

Giới hạn hàm lượng chất dinh dưỡng đối với từng loại có thể được quy định trong các văn bản pháp lý.

Tiêu chuẩn này chỉ quy định các thuật ngữ và định nghĩa chứ không quy định công thức hóa học để biết chất dinh dưỡng.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

ISO 8157 Phân bón và chất cải tạo đất – Từ vựng.

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa trong ISO 8157.


Mô hình phân loại đối với phân bón và chất cải tạo đất

 


Phân loại

1. Phân bón vô cơ và chất vô cơ cải tạo đất

1.1. Phân bón vô cơ: Phân bón có chứa các chất dinh dưỡng là muối vô cơ, nhận được bằng chiết và/hoặc bằng các quá trình sản xuất công nghiệp.

Chú thích – Theo quy ước, lưu huỳnh, canxi xyanamit ure và phần ngưng kết của nó, các sản phẩm kết hợp và supe phosphat xương có thể coi như phân bón vô cơ.

1.1.1. Phân bón N, P, K

1.1.1.1. Phân bón đơn có chứa N, P, K

1.1.1.1.1. Phân bón đơn có chứa nitơ (N): Phân bón có công bố hàm lượng nitơ và có thể có các nguyên tố khác, nhưng không công bố hàm lượng phospho và/hoặc kali.

1.1.1.1.2. Phân bón đơn có chứa phospho (P): Phân bón có công bố hàm lượng phospho và có thể có thêm các nguyên tố khác, nhưng không công bố hàm lượng nitơ và/hoặc hàm lượng kali.

1.1.1.1.3. Phân bón đơn có chứa kali (K): Phân bón có công bố hàm lượng kali và có thể có thêm các nguyên tố khác, nhưng không công bố hàm lượng nitơ và/hoặc hàm lượng phospho.

1.1.1.2. Phân bón hỗn hợp N, P, K

1.1.1.2.1. Phân bón hỗn hợp NP: Phân bón có công bố hàm lượng nitơ và phospho và có thể có thêm các nguyên tố khác, nhưng không công bố hàm lượng kali.

1.1.1.2.2. Phân bón hỗn hợp NK: Phân bón có công bố hàm lượng nitơ và kali và có thêm các nguyên tố khác, nhưng không công bố hàm lượng phospho.

1.1.1.2.3. Phân bón hỗn hợp PK: Phân bón có công bố hàm lượng phospho và kali và cũng có thể có các nguyên tố khác, nhưng không công bố hàm lượng nitơ.

1.1.1.2.4. Phân bón hỗn hợp NPK: Phân bón có công bố các hàm lượng nitơ, phospho và kali và có thể có các nguyên tố khác.

1.1.2. Phân bón Ca, Mg, Na, S: Phân bón có công bố một hoặc nhiều trong số các nguyên tố canxi, magie, natri và lưu huỳnh và không có các hàm lượng nitơ, phospho và kali và do đó không được phân loại như phân bón đơn hoặc hỗn hợp chứa N, P, K.

Các sản phẩm này khác với chất cải tạo đất có chứa Ca, Mg, S ở chỗ chức năng cơ bản của nó là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

1.1.3. Phân bón nguyên tố vi lượng: Phân bón có công bố các hàm lượng của một hoặc nhiều nguyên tố vi lượng, nhưng không công bố các hàm lượng nitơ, phospho, kali, canxi, magie, natri hoặc lưu huỳnh.

1.2. Chất vô cơ cải tạo đất: Chất cải tạo đất không chứa các thành phần hữu cơ và không công bố các hàm lượng nitơ, phospho, kali hoặc nguyên tố vi lượng.

1.2.1. Chất cải tạo đất có chứa Ca, Mg, S

1.2.1.1. Nguyên liệu dạng vôi (Ca, Mg): Chất vô cơ cải tạo đất có chứa một hoặc cả hai nguyên tố canxi và magie, chủ yếu ở dạng oxit, hydroxit hoặc muối cacbonat, nhằm giữ hoặc tăng độ pH trong đất.

Nguyên liệu này không cần công bố hàm lượng nitơ, phospho hoặc kali.

1.2.1.2. Chất cải tạo đất có chứa Ca, Mg, S dạng khác: Chất cải tạo đất, ví dụ như thạch cao hoặc lưu huỳnh.

1.2.2. Chất vô cơ khác cải tạo đất: Chất cải tạo đất, ví dụ như cát hoặc sản phẩm tổng hợp.

2. Phân bón hữu cơ và chất hữu cơ cải tạo đất

2.1. Phân bón hữu cơ: Nguyên liệu hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và/hoặc động vật, được bổ sung vào đất nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và thường chứa nitơ (đạm) có nguồn gốc thực vật và/hoặc động vật.

2.1.1. Phân bón nitơ hữu cơ: Nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật và/hoặc động vật mà trong đó hàm lượng nitơ được công bố liên kết hữu cơ với các bon và cũng có thể có thêm các nguyên tố khác, nhưng không công bố hàm lượng phospho và kali.

2.1.2. Phân bón nitơ hữu cơ tổng hợp: Phân bón nitơ trong đó nitơ liên kết với cacbon bằng phương pháp tổng hợp hữu cơ.

Chú thích – Loại phân bón này chỉ có khi ure ngưng kết hoặc sản phẩm liên kết không được phân loại như là phân bón vô cơ.

2.1.3. Phân bón hữu cơ NP: Phân bón hữu cơ trong đó bên cạnh thành phần nitơ còn có công bố hàm lượng phospho có nguồn gốc thực vật và/hoặc động vật, và cũng có thể có thêm các nguyên tố khác, nhưng không công bố hàm lượng kali.

Chú thích – Bột xương cũng được coi là phân bón bán hữu cơ.

2.1.4. Phân bón hữu cơ NK: Phân bón hữu cơ, ngoài nitơ có công bố một hàm lượng kali nguồn gốc thực vật và/hoặc động vật, và cũng có thể có thêm các nguyên tố khác, nhưng không công bố hàm lượng phospho.

2.1.5. Phân bón hữu cơ NPK: Phân bón hữu cơ, ngoài nitơ có công bố một hàm lượng về phospho và kali của nguồn gốc thực vật và/hoặc động vật, và cũng có thể có chứa các nguyên tố khác.

2.2. Chất hữu cơ cải tạo đất và chất hữu cơ tổng hợp cải tạo đất

2.2.1. Chất hữu cơ cải tạo đất: Sản phẩm thực vật hoặc có nguồn gốc động vật thực vật, được dùng chủ yếu để cải thiện tính chất lý học và sinh học của đất.

Chất hữu cơ cải tạo đất không được phân loại là phân bón bởi vì nó có tổng hàm lượng dinh dưỡng thấp, thường nhỏ hơn 2 % khối lượng sản phẩm.

Chú thích – Có thể công bố hàm lượng chất dinh dưỡng trong chất cải tạo đất, nhưng việc phân loại vẫn không thay đổi.

2.2.2. Chất hữu cơ tổng hợp cải tạo đất: Sản phẩm hữu cơ thu được bằng cách tổng hợp, chủ yếu được dùng để cải thiện tính chất lý học và sinh học của đất.

3. Phân bón và chất cải tạo đất có nguồn gốc hỗn hợp

3.1. Phân bón bán hữu cơ: Sản phẩm có công bố hàm lượng chất dinh dưỡng nguồn gốc cả hữu cơ và vô cơ, nhận được bằng cách trộn và/hoặc liên kết hóa học của phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ.

3.2. Chất hữu cơ cải tạo đất có phân bón bổ sung: Chất cải tạo đất hữu cơ có bổ sung một lượng nhỏ phân bón.

Chú thích – Có thể coi sản phẩm có nguồn gốc than bùn thuộc loại phân bón bán hữu cơ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *