Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7116:2002 (ISO 2588: 1985) về Da – Lấy mẫu – Số các mẫu đơn cho một mẫu tổng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7116: 2002
ISO 2588: 1985
DA – LẤY MẪU – SỐ CÁC MẪU ĐƠN CHO MỘT MẪU TỔNG
Leather – Sampling – Number of items for a gross sample
Lời nói đầu
TCVN 7116 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 2588: 1985
TCVN 7116 : 2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
DA – LẤY MẪU – SỐ CÁC MẪU ĐƠN CHO MỘT MẪU TỔNG
Leather – Sampling – Number of items for a gross sample
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp lấy các miếng da nguyên vẹn từ lô để tạo thành mẫu tổng.
Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại da được thuộc bằng các phương pháp thuộc khác nhau.
Chú thích – Tiêu chuẩn này không qui định ghi nhãn và bảo quản mẫu tổng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
ISO 3534 Statistics – Vocabulary and symbol (Thống kê học – Từ vựng và ký hiệu).
3. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau. Trừ điều 3.4, các định nghĩa này phù hợp với các định nghĩa qui định ISO 3534.
3.1. Chuyến hàng (consignment): Lượng hàng hóa được giao nhận trong cùng một thời điểm. Chuyến hàng có thể gồm một hoặc nhiều lô hoặc những phần của lô.
3.2. Lô (lot): Một lượng hàng hóa xác định được sản xuất trong những điều kiện được coi là đồng nhất.
3.3. Mẫu tổng (gross sample): Mẫu được lấy từ lô.
3.4. Mẫu đơn (item): Miếng da nguyên vẹn thuộc về mẫu tổng.
4. Phương pháp lấy mẫu
4.1. Nếu không có thỏa thuận nào khác về thủ tục lấy mẫu giữa các bên liên quan, nên sử dụng thủ tục được mô tả trong 4.2, 4.3 và 4.4.
4.2. Mẫu tổng được tính toán theo công thức:
n = 0,5
trong đó
n là số các mẫu đơn trong mẫu tổng;
N là số miếng da trong lô.
4.3. Tuy nhiên, số mẫu đơn được lấy phải không nhỏ hơn 3 trong mọi trường hợp.
4.4. Việc lựa chọn các miếng mẫu từ lô để tạo thành các mẫu đơn của mẫu tổng phải được thực hiện bằng cách lấy ngẫu nhiên, tốt hơn là bằng cách đánh số miếng mẫu theo thứ tự và sau đó lựa chọn các miếng mẫu theo số, sử dụng bảng số ngẫu nhiên.
5. Báo cáo lấy mẫu
Báo cáo lấy mẫu phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) nhận dạng lô hoặc các lô;
c) cỡ lô (có nghĩa là số lượng miếng mẫu);
d) số lượng miếng mẫu được lấy từ mỗi lô;
e) các lưu ý bất kỳ trong quá trình lấy mẫu;
f) bất kỳ thao tác nào đã được tiến hành mà không được qui định trong tiêu chuẩn này và các chi tiết của bất kỳ qui định thay thế nào đã được sử dụng.