Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7820-1:2007 (ISO/IEC 6523-1 : 1998) về Công nghệ thông tin – Cấu trúc định danh tổ chức và các bộ phận của tổ chức – Phần 1: Định danh các lược đồ định danh tổ chức
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7820-1 : 2007
ISO/IEC 6523-1 : 1998
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CẤU TRÚC ĐỊNH DANH TỔ CHỨC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA TỔ CHỨC – PHẦN 1: ĐỊNH DANH CÁC LƯỢC ĐỒ ĐỊNH DANH TỔ CHỨC
Information technology – Structure for the identification of organizations and organization parts – Part 1: Identification of organization identification schemes
Lời nói đầu
TCVN 7820-1 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 6523-1 : 1998
TCVN 7820-1 : 2007 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 154 “Quá trình, các yếu tố dữ liệu và tài liệu trong thương mại, công nghiệp và hành chính” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CẤU TRÚC ĐỊNH DANH TỔ CHỨC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA TỔ CHỨC – PHẦN 1: ĐỊNH DANH CÁC LƯỢC ĐỒ ĐỊNH DANH TỔ CHỨC
Information technology – Structure for the identification of organizations and organization parts – Part 1: Identification of organization identification schemes
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định cấu trúc cho việc định danh các tổ chức và các bộ phận của tổ chức một cách tổng thể và rõ ràng nhằm mục đích trao đổi thông tin.
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các khuyến cáo liên quan đến các trường hợp giữa các bên tham gia trao đổi.
1.2. Tiêu chuẩn này không quy định các kỹ thuật tổ chức tệp tin, môi trường lưu trữ, ngôn ngữ, v..v được sử dụng trong quá trình cài đặt chúng.
2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 7820 – 2 : 2007, Công nghệ thông tin – Cấu trúc định danh của tổ chức và bộ phận của tổ chức – Phần 2: Đăng ký lược đồ định danh tổ chức (Information technology – Structure for the identification of organizations and organization parts – Part 2: Registration of organization identification schemes).
TCVN 7789 – 3 : 2007, Công nghệ thông tin – Sổ đăng ký siêu dữ liệu – Phần 3: Siêu mô hình đăng ký và các thuộc tính cơ bản (Information technology – Metadata registries (MDR) – Part 3: Registry metamodel and basic attributes).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây.
CHÚ THÍCH 1: Khi một từ hoặc cụm từ xuất hiện dưới dạng chữ in nghiêng trong một định nghĩa, có nghĩa là đã có định nghĩa về từ hoặc cụm từ này trong tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Các định nghĩa được trình bày theo một thứ tự lô gíc, bao gồm theo bảng chữ cái như sau:
Danh sách các định nghĩa theo bảng chữ cái tiếng Anh |
Điều |
Kho ký tự (character repertoire) |
3.14 |
Phần tử dữ liệu (data element) |
3.3 |
Giá trị phần tử dữ liệu (data element value) |
3.4 |
ICD |
3.8 |
Giá trị ICD (ICD value) |
3.9 |
Lược đồ định danh (identification scheme) |
3.6 |
Thẻ định danh (identifier) |
3.5 |
Giá trị ký hiệu quy ước mã quốc tế, giá trị ICD (International Code Designator value, ICD value) |
3.9 |
Ký hiệu quy ước mã quốc tế, ICD (International Code Designator, ICD) |
3.8 |
OPI (thẻ định danh bộ phận của tổ chức) |
3.11 |
Chỉ báo nguồn OPI ( OPI source indicator) (OPIS) |
3.12 |
Giá trị OPIS (OPIS value) |
3.13 |
Tổ chức (organization) |
3.1 |
Lược đồ định danh tổ chức (organization identification scheme) |
3.7 |
Thẻ định danh tổ chức (organization identifier) |
3.10 |
Bộ phận tổ chức (organization part) |
3.2 |
Thẻ định danh bộ phận tổ chức (organization part identifier) (OPI) |
3.11 |
3.1. Tổ chức (organization)
Khung cơ cấu duy nhất của đơn vị có thẩm quyền mà trong đó một hoặc nhiều người hoạt động hoặc được chỉ định hoạt động để hướng vào mục đích nào đó.
CHÚ THÍCH 3: Các kiểu tổ chức trong phạm vi tiêu chuẩn này bao gồm các ví dụ sau đây:
a) Tổ chức mang tính pháp nhân theo pháp luật;
b) Tổ chức không mang tính pháp nhân hoặc hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ, bao gồm:
1. Hiệp hội;
2. Các tổ chức xã hội và tổ chức phi lợi nhuận hoặc các tổ chức tương tự mà trong đó quyền sở hữu và kiểm soát được trao cho một nhóm các cá nhân;
3. Các tổ chức sở hữu tư nhân;
4. Các tổ chức chính phủ.
c) Việc nhóm của các kiểu tổ chức ở trên khi có nhu cầu định danh các kiểu tổ chức này trong trao đổi thông tin.
3.2. Bộ phận của tổ chức (organization part)
Các bộ phận, dịch vụ hoặc thực thể khác trong một tổ chức bản thân nó cần được định danh cho trao đổi thông tin.
3.3. Phần tử dữ liệu (data element)
Đơn vị dữ liệu mà đối với nó việc định nghĩa, định danh, biểu diễn và các giá trị cho phép được quy định bởi một tập các thuộc tính TCVN 7789-3(ISO/IEC 11179-3).
3.4. Giá trị phần tử dữ liệu (data element value)
Một giá trị ngoài tập các giá trị cho phép gắn liền với phần tử dữ liệu.
3.5. Thẻ định danh (identifier)
Một ký tự hoặc một nhóm các ký tự tạo nên một giá trị phần tử dữ liệu được sử dụng để định danh hoặc đặt tên một đối tượng và có khả năng biểu thị các đặc tính tất yếu của đối tượng đó.
3.6. Lược đồ định danh (identification scheme)
Hệ thống cấp phát các thẻ định danh cho các đối tượng được đăng ký.
3.7. Lược đồ định danh tổ chức (organization identification scheme)
Một lược đồ định danh được sử dụng cho việc định danh duy nhất của các tổ chức.
3.8. Ký hiệu quy ước mã quốc tế, ICD (International Code Designator, ICD)
Phần tử dữ liệu được sử dụng để định danh duy nhất một lược đồ định danh tổ chức.
3.9. Giá trị ký hiệu quy ước mã quốc tế, giá trị ICD (International Code Designator value, ICD value)
Thẻ định danh được cấp phát cho một lược đồ định danh tổ chức cụ thể.
3.10. Thẻ định danh tổ chức (organization identifier)
Thẻ định danh được ấn định cho một tổ chức trong một lược đồ định danh tổ chức, và duy nhất trong lược đồ đó.
3.11. Thẻ định danh bộ phận tổ chức (OPI) (organization part identifier) (OPI)
Thẻ định danh được cấp phát cho một bộ phận tổ chức cụ thể.
3.12. Chỉ báo nguồn OPI (OPIS) (OPI source indicator) (OPIS)
Phần tử dữ liệu được sử dụng để quy định nguồn đối với (của) thẻ định danh bộ phận tổ chức.
3.13. Giá trị OPIS (OPIS value)
Giá trị cụ thể (chữ số hoặc chữ hoa) được thực hiện bởi OPIS để chỉ định nguồn gốc của một thẻ định danh bộ phận tổ chức.
3.14. Kho ký tự (character repertoire)
Một tập ký tự, được xem xét một cách độc lập với việc mã hóa của nó.
4. Cấu trúc định danh của tổ chức và bộ phận của tổ chức
Mục đích của cấu trúc định danh của tổ chức và bộ phận của tổ chức là để cung cấp một định danh tổng thể và rõ ràng của một tổ chức giữa toàn bộ các tổ chức, và của bất kỳ bộ phận nào của tổ chức khi thích hợp.
4.1. Các thành phần của cấu trúc
Cấu trúc định danh của tổ chức và bộ phận của tổ chức bao gồm bốn thành phần sau đây:
a) ký hiệu quy ước mã quốc tế (ICD);
b) định danh của một tổ chức trong một lược đồ định danh: phần tử dữ liệu có chứa một thẻ định danh tổ chức;
c) định danh của một bộ phận tổ chức: phần tử dữ liệu bao gồm một thẻ định danh bộ phận tổ chức (OPI);
d) chỉ báo nguồn OPI (OPIS): phần tử dữ liệu bao gồm một giá trị mã chỉ nguồn của OPI đó.
Thành phần thứ ba, định danh của một bộ phận tổ chức, là tùy chọn. Nó được sử dụng khi và chỉ khi một người muốn chỉ định một bộ phận cụ thể trong một tổ chức.
Thành phần thứ tư, chỉ báo nguồn OPI (OPIS), không được sử dụng nếu thành phần thứ ba không được sử dụng; nó là tùy chọn khi OPI được sử dụng.
Định dạng của các phần tử dữ liệu này như sau:
– ICD: số nguyên, độ dài thay đổi, đến 4 chữ số;
– Định danh của một tổ chức: độ dài thay đổi, đến 35 ký tự;
– OPI: độ dài thay đổi, đến 35 ký tự;
– OPIS: 1 ký tự.
Trình tự cụ thể của bốn thành phần này không được quy định trong tiêu chuẩn này.
Cấu trúc này được minh họa trong Hình 1. Các ví dụ về việc sử dụng cấu trúc này được đưa ra trong phụ lục tham khảo B.
ICD |
Định danh của một tổ chức trong một lược đồ định danh |
Định danh của một bộ phận tổ chức |
OPIS |
Độ dài thay đổi, số nguyên, đến 4 chữ số |
Độ dài thay đổi, đến 35 ký tự |
Tùy chọn, Độ dài thay đổi, đến 35 ký tự |
Tùy chọn, 1 ký tự |
(tiêu chuẩn này không quy định trình tự của bốn thành phần này: xem 4.6)
Hình 1 – Cấu trúc định danh của tổ chức và bộ phận của tổ chức
4.2. Ký hiệu quy ước mã quốc tế (ICD)
4.2.1. Ký hiệu quy ước mã quốc tế (ICD) được sử dụng để định danh duy nhất một lược đồ định danh tổ chức.
4.2.2. Giá trị các ICD là toàn bộ các số nguyên dương từ 1 đến 9999. ICD có thể được truyền như một phần tử dữ liệu độ dài biến đổi; ngược lại, nếu được truyền dưới dạng độ dài cố định 4-chữ số, thì phải bổ sung các số 0 đứng đầu để bảo đảm dạng thức 4 chữ số nếu giá trị ICD nhỏ hơn 1000.
4.2.3. Một giá trị ICD được cấp phát cho một lược đồ định danh tổ chức phù hợp với thủ tục được quy định trong TCVN 7820-2(ISO/IEC 6523-2).
4.2.4. Giá trị ICD được cấp cho một lược đồ định danh tổ chức phải là duy nhất.
4.2.5. Để đảm bảo định danh duy nhất lược đồ định danh của tổ chức, một giá trị ICD chỉ được ấn định một lần và không được cấp lại.
4.2.6. Giá trị các ICD dành cho việc sử dụng đặc biệt được quy định trong điều 5.
4.3. Định danh của một tổ chức trong một lược đồ định danh
4.3.1. Một tổ chức được định danh trong một lược đồ định danh bởi thẻ định danh được cấp phát cho nó trong lược đồ đó. Lược đồ định danh được định danh bởi giá trị ICD.
4.3.2. Thẻ định danh được cấp phát cho một tổ chức trong một lược đồ định danh phải là duy nhất trong lược đồ định danh.
4.3.3. Độ dài của thẻ định danh phải nhỏ hơn hoặc bằng 35 ký tự.
4.3.4. Định dạng của thẻ định danh, bao gồm số ký tự hiện tại và kho ký tự được sử dụng, phải phù hợp với lược đồ định danh đã được đăng ký, phù hợp với TCVN 7820-2(ISO/IEC 6523-2).
4.4. Định danh của một bộ phận tổ chức
4.4.1. Mục đích và cách sử dụng
4.4.1.1. Mục đích của việc định danh bộ phận tổ chức là để tạo thuận lợi, thông qua một thẻ định danh bộ phận của tổ chức (OPI), việc tham chiếu tới bất kỳ bộ phận, dịch vụ hoặc thực thể khác trong một tổ chức mà có nhu cầu được định danh trong trao đổi thông tin.
4.4.1.2. Các thẻ định danh bộ phận của tổ chức có thể được cấp phát:
a) lược đồ đang định danh tổ chức (bổ sung cho thẻ định danh của chính tổ chức đó);
b) hoặc bằng một phương pháp khác, được quy định bởi sáng kiến của tổ chức đó hoặc bởi thỏa thuận giữa các bên tham gia trao đổi.
CHÚ THÍCH 4:
– Trong trường hợp “b”, thẻ định danh, ví dụ, có thể được tạo bởi tổ chức đó, hoặc nó được nó chọn từ nguồn các thẻ định danh bên ngoài khác với thẻ định danh được sử dụng cho việc định danh tổ chức đó.
– Cũng có thể sử dụng trường hợp kết hợp “a” và “b”, ví dụ nếu thẻ định danh bộ phận tổ chức được sử dụng là một thẻ định danh được tạo bởi lược đồ đang định danh tổ chức đó, được bổ sung bởi một thẻ định danh phụ từ một nguồn khác.
4.4.1.3. Khi định danh của bộ phận tổ chức được thực hiện bởi chính các tổ chức đó, và loại trừ nếu không được quy định bởi các quy tắc chi phối lược đồ định danh này:
– Một vài tổ chức có thể chọn cách cấp các thẻ định danh cho các bộ phận của chính nó, các tổ chức khác có thể không chọn cách làm như vậy.
– Các thay đổi trong danh sách bộ phận được định danh bởi tổ chức đó, và các thẻ định danh được cấp cho chúng, là được quản lý bởi chính sáng kiến của tổ chức đó.
4.4.2. Quy tắc
4.4.2.1. Thẻ định danh được cấp phát cho một bộ phận của tổ chức phải là duy nhất trong tổ chức đó.
4.4.2.2. Độ dài của thẻ định danh phải nhỏ hơn hoặc bằng 35 ký tự.
4.4.2.3. Khi các thẻ định danh đã được cấp phát cho các bộ phận của một tổ chức, và loại trừ nếu có quy định khác bởi các quy tắc bao trùm một lược đồ định danh, việc truyền các thẻ định danh này như các thành phần của cấu trúc tùy chọn còn lại.
4.5. Chỉ báo nguồn thẻ định danh bộ phận của tổ chức (OPIS)
4.5.1. Mục đích
Các bên tham gia trao đổi có thể sử dụng các kiểu OPI khác nhau, tùy theo, ví dụ; kiểu bộ phận tổ chức mà họ muốn định rõ, hoặc các yêu cầu riêng với một danh mục phân loại các trao đổi đã cho. Ví dụ họ có thể sử dụng trong một số trường hợp các thẻ định danh được cấp phát bởi các bên thứ ba như một tổ chức quản lý hành chính công; trong các trường hợp khác họ sử dụng các thẻ định danh được cấp phát tùy ý bởi chính tổ chức đó; v..v.
Mục đích của chỉ báo nguồn OPI (OPIS) là để cho phép việc quy định nguồn đối với thẻ định danh bộ phận của tổ chức.
4.5.2. Quy tắc
4.5.2.1. OPIS, khi được sử dụng (xem 4.1), phải có độ dài là 1 ký tự, và là một chữ số (0 tới 9) hoặc một ký tự chữ hoa (A tới Z).
4.5.2.2. Các giá trị sau đây của OPIS phải có ý nghĩa sau đây:
0: OPI được cấp phát bởi tổ chức phát hành tổ chức quản lý lược đồ định danh được quy định trong ICD;
CHÚ THÍCH 5: Trường hợp như vậy chỉ có thể tồn tại nếu lược đồ định danh tổ chức đó, ngoài việc đang cấp phát các thẻ định danh cho các tổ chức, còn cấp phát các thẻ định danh các bộ phận của các tổ chức này [xem 4.4.1.2 a)].
1: OPI khác trường hợp giá trị “0” ở trên, và được lựa chọn bởi tổ chức được quy định trong thẻ định danh tổ chức;
9: OPI sử dụng được lựa chọn theo các thỏa thuận giữa các bên tham gia trao đổi.
4.5.2.3. Nếu OPI được sử dụng là kết hợp của một thẻ định danh được cấp phát bởi việc đưa ra tổ chức quản lý lược đồ định danh được quy định trong ICD, và một thẻ định danh bổ sung được cấp phát bởi các phương tiện khác (ví dụ bởi chính tổ chức đó), thì không được sử dụng các giá trị 0 và 1.
4.5.2.4. Giá trị các OPIS từ 2 tới 8 được dành cho sử dụng trong tương lai.
4.5.2.5. Các giá trị trong bảng chữ cái của OPIS có thể được sử dụng để quy định các các hệ thống định danh bộ phận tổ chức cụ thể, cấp khu vực, quốc gia hoặc quốc tế, hoặc trong khung khổ của một thỏa thuận trao đổi.
4.6. Cơ chế liên kết giá trị ICD, thẻ định danh tổ chức, thẻ định danh bộ phận tổ chức và giá trị OPIS
Tiêu chuẩn này không quy định cơ chế mà bởi giá trị ICD, thẻ định danh tổ chức, thẻ định danh bộ phận tổ chức (khi được sử dụng), và giá trị OPIS (khi được sử dụng). Nó có thể bao gồm việc sử dụng ngầm hiểu của giá trị ICD (Nghĩa là; các thỏa thuận giữa các bên đang tham gia trao đổi cho phép việc lược bỏ chúng trong trao đổi thực tế) cũng như việc trao đổi một cách rõ ràng giá trị ICD cùng với thẻ định danh tổ chức và nếu được sử dụng thẻ định danh bộ phận tổ chức và giá trị OPIS. Mọi cú pháp (bao gồm cả việc sử dụng các dấu phân cách) có thể được thỏa thuận đối với mục đích này.
5. Các giá trị ICD dành riêng
5.1. Các bên đang tham gia trao đổi có thể mong muốn thông qua thỏa thuận ban đầu để trao đổi thẻ định danh tổ chức được cấp phát bởi một lược đồ định danh tới cấu trúc mà không có giá trị ICD được ấn định, hoặc đối với cấu trúc mà việc ấn định một giá trị ICD đang treo.
Dải các giá trị ICD được dành cho mục đích này là:
9900 – 9999
Các bên tham gia trao đổi phải thỏa thuận về việc định danh lược đồ định danh, có sử dụng một trong các giá trị dành riêng ở trên.
Phụ lục A
(Quy chuẩn)
Quy định các thuộc tính của ký hiệu quy ước mã quốc tế (ICD) và Chỉ báo nguồn thẻ định danh bộ phận của tổ chức (OPIS)
A.1. Khái quát
Đối với tiêu chuẩn này, các quy định kỹ thuật của ICD và của OPIS được đưa ra trong phụ lục này phù hợp với TCVN 7789-3(ISO/IEC 11179-3). Chúng phải được thực thi đối với việc đăng ký các lược đồ định danh tổ chức và có thể hỗ trợ chúng trong việc chuẩn bị cho hoặc sử dụng thẻ định danh tổ chức hoặc thẻ định danh bộ phận tổ chức trong trao đổi thông tin.
CHÚ THÍCH 6: Phụ lục này không quy định các thuộc tính cho phần tử dữ liệu “Định danh của một tổ chức” và cho OPI vì quy định chính xác của chúng phụ thuộc vào các lược đồ định danh được sử dụng.
I – Ký hiệu quy ước mã quốc tế (ICD):
Tên: |
Ký hiệu quy ước mã quốc tế |
Tên viết tắt: |
ICD |
Phiên bản |
2 |
Định nghĩa: |
Phần tử dữ liệu được sử dụng để định danh duy nhất một lược đồ định danh tổ chức |
Danh mục phân loại cách trình diễn: |
Cách trình diễn ký tự |
Biểu mẫu trình diễn: |
Mã |
Kiểu dữ liệu của các giá trị phần tử dữ liệu: |
Số nguyên dương |
Kích thước lớn nhất của các giá trị phần tử dữ liệu: |
4 |
Kích thước nhỏ nhất của các giá trị phần tử dữ liệu: |
1 |
Dẫn giải về cách trình diễn: |
Các số 0 đứng đầu là tùy chọn |
Các giá trị phần tử dữ liệu cho phép: |
Các thẻ định danh đối với lược đồ định danh tổ chức đó đã được đăng ký tuân theo ISO/IEC 6523 : 1998 và các giá trị 9900 đến 9999 (sử dụng bởi thỏa thuận giữa các bên tham gia trao đổi) |
Danh mục phân loại hợp lệ của cách sử dụng: |
Trao đổi thông tin |
Tổ chức có trách nhiệm: |
ISO/IEC JTC 1/SC 14 |
Tình trạng đăng ký: |
Tiêu chuẩn quốc tế |
Tài liệu gốc: |
ISO/IEC 6523 : 1998 |
II – Chỉ báo nguồn thẻ định danh bộ phận của tổ chức:
Tên: |
Chỉ báo nguồn thẻ định danh bộ phận của tổ chức |
Tên viết tắt: |
OPIS |
Phiên bản: |
1 |
Định nghĩa: |
Phần tử dữ liệu được sử dụng để quy định nguồn đối với thẻ định danh bộ phận tổ chức |
Danh mục phân loại cách trình diễn: |
Cách trình diễn ký tự |
Biểu mẫu trình diễn: |
Mã |
Kiểu dữ liệu của các giá trị phần tử dữ liệu: |
Ký tự |
Kích thước lớn nhất của các giá trị phần tử dữ liệu: |
1 |
Kích thước nhỏ nhất của các giá trị phần tử dữ liệu: |
1 |
Các giá trị phần tử dữ liệu cho phép: |
0 tới 9; A tới Z |
Danh mục hợp lệ cho việc sử dụng: |
Trao đổi thông tin |
Tổ chức có trách nhiệm: |
ISO/IEC JTC 1/SC 14 |
Tình trạng đăng ký: |
Tiêu chuẩn quốc tế |
Tài liệu gốc |
ISO/IEC 6523 : 1998 |
Phụ lục B
(Tham khảo)
Ví dụ việc sử dụng cấu trúc
Bảng B.1. Các ví dụ minh họa thực về định danh cấu trúc của các tổ chức và bộ phận của tổ chức.
Bảng B. 1 – Ví dụ về việc sử dụng cấu trúc
0002 |
780129987 |
01892 |
0 |
Giá trị ICD thay cho người Pháp đăng ký “SIRENE” |
Thẻ định danh được cấp cho công ty “Renault” bởi người đăng ký “SIRENE” |
Thẻ định danh của xí nghiệp thuộc công ty “Renault” được dùng trong “Flins” |
Thẻ định danh của nhà máy được cấp bởi “SIRENE” |
Bảng B.2 minh họa các ví dụ sử dụng cấu trúc định danh trong việc truyền. Trong bảng này “x” có nghĩa một phần ký tự nào đó của một giá trị ICD, “y” phần ký tự nào đó của thẻ định danh tổ chức, “z” phần ký tự nào đó của thẻ định danh bộ phận tổ chức, và “s” sự có mặt của OPIS.
Bảng B.2 – Các ví dụ về sự truyền phát có sử dụng cấu trúc định danh
Ví dụ |
Giao tiếp máy với máy |
Giải thích |
1 |
xxx/yyyyyyy |
giá trị ICD 3 ký tự (được truyền như một phần tử dữ liệu độ dài biến đổi); dấu phân tách được sử dụng là dấu gạch chéo “/”; không quy định bộ phận tổ chức nào. |
2 |
xxxx/yyyyyyyyyyyyyy/zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz |
giá trị ICD 4 ký tự; dấu phân tách được sử dụng là dấu gạch chéo “/”; độ dài của thẻ định danh tổ chức là 14; thẻ định danh bộ phận tổ chức được truyền; không sử dụng OPIS. |
3 |
yyyyyyyyy:xxxx |
Ký tự phân tách được sử dụng là dấu hai chấm “:”; trường hợp một cú pháp đặt vị trí định danh của lược đồ (giá trị ICD) liền sau thẻ định danh tổ chức. |
4 |
yyyyyyyyyyyyzzzzzzzz:xxxx:s |
Thẻ định danh tổ chức được truyền đầu tiên, như trong ví dụ 3. Ngoài ra, thẻ định danh tổ chức và thẻ định danh bộ phận tổ chức được truyền theo trình tự, không có bất kỳ dấu phân tách cú pháp nào; các yêu cầu đối với ví dụ này là thẻ định danh tổ chức có độ dài cố định mà bên nhận đã biết, hoặc một ký tự chưa bao giờ được sử dụng trong thẻ định danh tổ chức được sử dụng như ký tự đầu tiên của thẻ định danh bộ phận tổ chức. Giá trị OPIS được truyền. |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Cấu trúc định danh của tổ chức và bộ phận của tổ chức
4.1. Các thành phần của cấu trúc
4.2. Ký hiệu quy ước mã quốc tế (ICD)
4.3. Định danh của một tổ chức trong một lược đồ định danh
4.4. Định danh của một bộ phận tổ chức
4.5. Chỉ báo nguồn thẻ định danh bộ phận của tổ chức (OPIS)
4.6. Cơ chế liên kết giá trị ICD, thẻ định danh tổ chức, thẻ định danh bộ phận tổ chức và giá trị OPIS
5. Các giá trị ICD dành riêng