Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8296:2009 (ISO 8624 : 2002) về Quang học nhãn khoa – Gọng kính mắt – Hệ thống đo và thuật ngữ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8296 : 2009
ISO 8624 : 2002
QUANG HỌC NHÃN KHOA – GỌNG KÍNH MẮT – HỆ THỐNG ĐO VÀ THUẬT NGỮ
Ophthalmic optics – Spectacle frames – Measuring system and terminology
Lời nói đầu
TCVN 8296 : 2009 được chuyển đổi từ 52TCN-TTB 0031 : 2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8296 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 8624 : 2002.
TCVN 8296 : 2009 do Viện trang thiết bị và công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUANG HỌC NHÃN KHOA – GỌNG KÍNH MẮT – HỆ THỐNG ĐO VÀ THUẬT NGỮ
Ophthalmic optics – Spectacle frames – Measuring system and terminology
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định hệ thống đo đối với gọng kính mắt, áp dụng cho gọng có mặt trước đối xứng.
2. Hệ thống đo
Hệ thống đo đối với gọng kính mắt như trình bày chi tiết trong Hình 1, Hình 2 và trong Bảng 1.
Nếu sử dụng mã viết tắt trong tài liệu gọng kính mắt thì phải dùng mã chữ cái đã được chuẩn hóa trong Bảng 1.
Hệ thống đo dựa trên cơ sở hệ thống vành gọng mắt kính, sử dụng hình chữ nhật tiếp xúc với khuôn dạng mắt kính làm cơ sở để xác định các kích thước mặt trước kính mắt. Tiếp tuyến phía trên là chung cho cả hai khuôn dạng mắt kính và được coi là đường nằm ngang. Hệ thống đo gồm có một số kích thước nằm ngang, thẳng đứng và các điểm quy chiếu. Hiểu biết về những điều này là cần thiết để sản xuất, đặt hàng và điều chỉnh gọng kính mắt, cũng như để lắp ráp chính xác mắt kính vào trong gọng kính mắt.
CHÚ THÍCH: Phụ lục A bao gồm các thuật ngữ bổ sung và định nghĩa liên quan đến việc đo gọng kính mắt.
Hình 1 – Ký tự mã chữ và phép đo liên quan đến việc đo gọng kính mắt – Mặt trước gọng kính mắt
Bảng 1 – Thuật ngữ, mã và định nghĩa (xem Hình 1 và Hình 2)
Thuật ngữ |
Mã |
Định nghĩa |
Tâm của vành gọng |
C |
Giao điểm của đường tâm nằm ngang và đường tâm thẳng đứng của bao hình chữ nhật ngoại tiếp khuôn dạng mắt kính a) |
Kích thước đường ngang của vành gọng; kích thước ngang vành gọng |
a |
Khoảng cách giữa các cạnh đứng của bao hình chữ nhật ngoại tiếp khuôn dạng mắt kính a, b) |
Kích thước đường thẳng đứng của vành gọng; kích thước đứng vành gọng |
b |
Khoảng cách giữa các cạnh ngang của bao hình chữ nhật ngoại tiếp khuôn dạng mắt kính a) |
Khoảng cách tâm vành gọng; khoảng cách giữa các tâm |
c |
Khoảng cách giữa các tâm vành gọng, C |
Khoảng cách giữa hai vành gọng |
d |
Khoảng cách ngang giữa các cạnh đứng kề nhau của các bao hình chữ nhật ngoại tiếp khuôn dạng mắt kính phải và mắt kính trái |
Chiều dài toàn bộ càng gọng |
l |
Chiều dài (xem Hình 2) từ chỗ giao nhau của đường trục vít bản lề với mặt phẳng trung tuyến của bản lề đến đầu của càng gọng và song song với đường tâm của nó, chuôi càng được kéo thẳng |
a) Trong các định nghĩa, thuật ngữ khuôn dạng mắt kính dùng để chỉ mẫu mắt kính có tính giả định với: – Đối với mắt kính đeo có gờ cạnh xiên, gờ ngoài cùng của mắt kính đeo, mắt kính có gờ bao gồm góc đối xứng 120° và chiều rộng xiên lớn hơn chiều rộng của rãnh ở mặt trước; – Đối với mắt kính đeo có gờ phẳng hoặc gờ khía, gờ ở ngoài cùng của mắt kính. b) Đối với gọng kính mắt có bề mặt đáng chú ý dạng góc, kích thước ngang mắt kính sẽ được đo trong “mặt phẳng” của khuôn dạng mắt kính riêng. c) Trong khi người sử dụng hệ thống mốc tính toán đã lỗi thời phải chú thích rằng đó là mốc đo lường “tối thiểu giữa các mắt kính”. CHÚ THÍCH Những từ in nghiêng là những từ được định nghĩa trong tiêu chuẩn này. |
CHÚ DẪN
1 Trục của bản lề hoặc trục của vít bản lề
2 Mặt phẳng trung tuyến của bản lề
3 Đường tâm của càng gọng
Hình 2 – Mã chữ và phép đo liên quan đến việc đo gọng kính mắt – Càng gọng kính mắt
Phụ lục A
(tham khảo)
Thuật ngữ bổ sung và định nghĩa
Thuật ngữ và định nghĩa trong Bảng A.1 không phải là một phần đầy đủ của hệ thống vành gọng mắt kính, nhưng thường được sử dụng cho các thuật ngữ khuôn dạng mắt kính hoặc gọng kính mắt.
Bảng A.1 – Thuật ngữ định nghĩa và bổ sung (xem Hình 2 và A.1 đến A.4)
Thuật ngữ |
Định nghĩa |
Đường trung tâm nằm ngang |
Đường thẳng nằm ngang qua tâm vành gọng (xem 1 ở Hình A.1) |
Đường tâm thẳng đứng của vành gọng |
Đường thẳng ở khoảng cách đều các cạnh thẳng đứng của bao hình chữ nhật ngoại tiếp khuôn dạng mắt kính đeo (xem 2 ở Hình A.1) |
Trục đối xứng thẳng đứng |
Đường thẳng ở khung cách đều các cạnh thẳng đứng qua sống mũi của bao hình chữ nhật ngoại tiếp các khuôn dạng mắt kính bên phải và bên trái |
Đường chiều rộng cầu gọng |
Đường thẳng đối chứng để đo cầu gọng đặt ở dưới đường trung tâm nằm ngang 5 mm (xem 4 ở Hình A.1) |
Chiều rộng cầu gọng a) |
Khoảng cách tối thiểu giữa các viền xung quanh được đo dọc theo đường chiều rộng cầu gọng (xem e trong Hình A.1) |
Chiều cao cầu gọng |
Khoảng cách từ đường chiều rộng cầu gọng đến gờ thấp hơn của cầu gọng, được đo dọc theo trục đối xứng thẳng đứng (xem f trong Hình A.1) |
Chiều dài thân càng |
Chiều dài từ điểm giao nhau của trục bản lề với mặt phẳng trung tuyến đến điểm giao nhau của đường trục chuôi càng và đường trục càng gọng được đo dọc theo trục càng gọng (xem l1 ở Hình 2). |
Chiều dài chuôi càng |
Chiều dài từ điểm gặp nhau của đường trục của càng gọng và đường trục đoạn cuối càng gọng (xem l2 ở Hình 2). |
Đường kính hiệu dụng |
Đường kính của tròng kính chưa cắt nhỏ nhất có thể gia công thành khuôn dạng mắt kính có tâm hình học đặt ở tâm vành gọng (xem Hình A.3) CHÚ THÍCH Điều này bao gồm cả phần sẽ mài đi. |
Khuôn dạng mắt kính |
Hình dáng bên ngoài của chu vi mắt kính có chỉ dẫn cạnh và đường ngang. |
Góc mắt kính |
Góc giữa mặt phẳng của gọng kính và mặt phẳng của khuôn dạng mắt kính bên phải hoặc của khuôn dạng mắt kính bên trái (xem Hình A.4) |
a) Đối với gọng kính có ve điều chỉnh được, chiều rộng cầu gọng áp dụng cho các vành, không cho ve. Đối với kính gọng khoan vít, chiều rộng cầu gọng áp dụng cho khoảng cách tối thiểu giữa các gờ liền kề và các mắt kính được đo dọc theo đường chiều rộng cầu gọng (xem Hình A.2). CHÚ THÍCH Những từ in nghiêng là những từ được định nghĩa trong tiêu chuẩn này. |
Kích thước bằng milimét
CHÚ DẪN
1 Đường trung tâm nằm ngang
2 Đường trung tâm thẳng đứng
3 Trục đối xứng thẳng đứng
4 Đường chiều rộng cầu gọng
C Tâm vành gọng
Hình A.1 – Thuật ngữ bổ sung liên quan đến mặt trước
Kích thước tính bằng milimét
|
|
a) Gọng kính kim loại có ve cầu gọng |
b) Gọng kính khoan vít có ve cầu gọng |
CHÚ DẪN
1 Đường trung tâm nằm ngang
2 Đường trung tâm chiều rộng cầu gọng
Hình A.2 – Đo chiều rộng cầu gọng
CHÚ DẪN
C Tâm vành gọng
Hình A.3 – Đường tròn chỉ ra đường nét của mắt kính có đường kính hiệu dụng
CHÚ DẪN
1 |
Điểm giao nhau của mặt phẳng gọng kính với đường trung tâm thẳng đứng của khuôn dạng mắt kính |
2 |
Mẫu mắt kính bên trái |
3 |
Mặt phẳng của gọng kính |
4 |
Mẫu mắt kính bên phải |
aR / aL |
Góc mặt bên phải/bên trái |
Hình A.4 – Góc mắt kính (lược đồ mô tả mặt phẳng của gọng kính mắt và khuôn dạng mắt kính, nhìn từ phía trên)