Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8703:2011

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8703:2011
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8703:2011 về Công nghệ thông tin – Chất lượng sản phẩm phần mềm – Phần 2: Các phép đánh giá trong


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8703:2011

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM PHẦN MỀM – PHẦN 2: CÁC PHÉP ĐÁNH GIÁ TRONG

Information technology – Software product quality – Part 2: Internal metrics

Lời nói đầu

TCVN 8703:2011 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận ISO/IEC 9126-3.

TCVN 8703:2011 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CHT LƯỢNG SẢN PHẨM PHN MM – PHN 2: CÁC PHÉP ĐÁNH GIÁ TRONG

Information technology – Software product quality – Part 2: Internal metrics

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này xác định các phép đánh giá trong cho việc đo định lượng chất lượng trong của phần mềm trong phạm vi các đặc tính và các đặc tính nh được định nghĩa trong ISO/IEC 9126-1.

Tiêu chuẩn này bao gồm:

Giải thích cách áp dụng các phép đánh giá chất lượng phần mềm;

Một bộ cơ bản các phép đánh giá cho từng đặc tính nhỏ;

Một ví dụ về cách áp dụng các phép đánh giá trong vòng đời sản phẩm phần mềm.

Tiêu chuẩn này không ấn định các dải giá trị của các phép đánh giá này để xác định các mức hoặc cấp độ tuân thủ, vì rằng các giá trị này sẽ được xác định cho từng sản phẩm phần mềm hoặc một phần của sản phẩm phần mềm, do bản chất của nó, tùy thuộc vào các yếu tố như loi của phần mềm, mức độ tính toàn vẹn và các nhu cầu của người sử dụng. Một vài thuộc tính có thể có dải giá trị mong muốn mà không phụ thuộc vào các nhu cầu của người sử dụng cụ thể nhưng phụ thuộc vào các yếu tố chung, ví dụ như các yếu tố nhận thức của con người.

Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho bất kỳ loại phần mềm nào cho bất kỳ ứng dụng nào. Người sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật này có thể chọn hoặc thay đổi và áp dụng các phép đánh giá và phép đo từ tiêu chuẩn này hoặc có thể định nghĩa các phép đánh giá theo ứng dụng cụ thể cho lĩnh vực ứng dụng riêng. Ví dụ, phương pháp đánh giá cụ thể về đặc tính chất lượng như an toàn hay bảo mật có thể tìm trong các tiêu chuẩn quốc tế của IEC 65 hay ISO/IEC JTC 1/SC 27.

Người sử dụng Tiêu chuẩn này bao gồm:

Người mua sản phẩm (cá nhân hay tổ chức mua hệ thống, sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm từ nhà cung cấp);

Người đánh giá (cá nhân hay tổ chức thực hiện đánh giá. Người đánh giá có thể, ví dụ, là phòng kiểm định, trung tâm chất lượng của tổ chức phát triển phần mềm, tổ chức chính phủ hoặc người sử dụng);

Người phát triển (cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển, bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế, và kiểm tra chấp thuận trong quá trình vòng đời sản phẩm phần mềm);

Người bảo trì (cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động bảo trì);

Nhà cung cấp (cá nhân hay tổ chức tham gia ký hợp đồng với người mua sản phẩm để cung cấp hệ thống, sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm trên các điều khoản của hợp đồng) khi kiểm tra chất lượng phần mềm trong cuộc kiểm tra xác định chất lượng;

Người sử dụng (cá nhân hay tổ chức sử dụng sản phẩm phần mềm để thực hiện chức năng xác định) khi đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm trong cuộc kiểm tra chấp thuận;

Người quản lý chất lượng (cá nhân hay tổ chức thực hiện kiểm tra có hệ thống các sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm) khi đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm như một phần của bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

[1] TCVN 8702:2011 – Công nghệ thông tin – Chất lượng sản phẩm phần mềm – Phần 1: Các phép đánh giá ngoài.

[2] TCVN 8704:2011 – Công nghệ thông tin – Chất lượng sản phẩm phần mềm – Phần 3: Các phép đánh giá chất lượng sử dụng.

[3] TCVN 8705:2011 – Công nghệ thông tin – Đánh giá sản phẩm phần mềm – Phần 1: Tổng quan.

[4] TCVN 8706:2011 – Công nghệ thông tin – Đánh giá sn phm phần mềm – Phần 2: Quy trình cho người đánh giá.

[5] TCVN 8707:2011 – Công nghệ thông tin – Đánh giá sản phẩm phần mềm – Phần 3: Quy trình cho người phát triển.

[6] TCVN 8708:2011 – Công nghệ thông tin – Đánh giá sản phẩm phần mềm – Phần 4: Quy trình cho người mua sản phẩm.

[7] ISO IEC 9126-1 – Software engineering – Product quality – Part 1: Quality model (ISO IEC 9126-1 – Kỹ thuật phần mềm – Chất lượng sản phẩm – Phần 1: Mô hình chất lượng).

[8] ISO/IEC 12207 – Systems and software engineering – Software life cycle processes (ISO/IEC- Kỹ thuật hệ thống và phần mềm – Các quá trình vòng đời phần mềm).

[9] ISO/IEC 14143-1 – Functional size measurement – Part 1: Definition of concepts (ISO/IEC 14143-1Phép đo quy mô chức năng – Phần 1: Định nghĩa các khái niệm).

[10] ISO/IEC 9127 – Consumer software package (ISO/IEC 9127 – Người tiêu thụ gói phần mềm).

[11] ISO/IEC 14756 – Information technology – Measurement and rating of performance of computer- based software systems (ISO/IEC 14756 – Công nghệ thông tin – Phép đo và phân hạng hiệu năng các hệ thống phần mềm trên máy tính).

[12] ISO/IEC 14598-6 – Information technology – Software product evaluation – Part 6: Documentation of evaluation modules (ISO/IEC 14598-6 – Công nghệ thông tin – Đánh giá sản phẩm phần mềm – Phần 6: Tài liệu các mô đun đánh giá).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa đã quy định trong điều 3, TCVN 8702:2011.

4. Ký hiệu và thuật ngữ

Tiêu chuẩn này sử dụng các ký hiệu và thuật ngữ đã quy định trong điều 4, TCVN 8702:2011.

5. Sử dụng các phép đánh giá phần mềm

Việc sử dụng các phép đánh giá phần mềm được áp dụng như điều 5, TCVN 8702:2011.

6. Đọc và sử dụng các bảng phép đánh giá

Việc đọc và sử dụng các bảng phép đánh giá được áp dụng như điều 6, TCVN 8702:2011.

7. Bảng các phép đánh giá

Các phép đánh giá đưa ra trong mục này không tham vọng là bộ đầy đủ mọi khía cạnh và có thể chưa được xác nhận. Chúng được đưa ra theo các đặc tính và các đặc tính nhỏ của chất lượng phần mềm, theo thứ tự được đưa ra trong ISO/IEC 9126-1.

Các phép đánh giá, có thể có khả năng áp dụng, không giới hạn trong danh sách liệt kê này. Các phép đánh giá cụ thể bổ sung cho các mục đích riêng được cung cấp trong các tài liệu liên quan khác, như đo kích cỡ chức năng hoặc đo tính hiệu quả thời gian chính xác.

CHÚ THÍCH: Khuyến nghị xem xét phép đánh giá hoặc phép đo cụ thể từ các tiêu chuẩn cụ thể, các báo cáo kỹ thuật hoc hướng dẫn. Đo kích c chức năng được định nghĩa trong ISO/IEC 14143. Ví dụ đo tính hiệu quả thời gian chính xác có thể xem trong ISO/IEC 14756.

Các phép đánh giá phải được xác nhận trước khi áp dụng trong môi trường cụ thể (xem Phụ lục A).

CHÚ THÍCH: Danh sách các phép đánh giá này chưa phải đã kết thúc, và có thể sẽ được chnh sửa trong các phiên bn tương lai của Tiêu chuẩn này.

7.1. Các phép đánh giá chức năng

Các phép đánh giá chức năng trong được sử dụng cho quá trình dự báo nếu sản phẩm phần mềm được xem xét sẽ thỏa mãn các yêu cầu chức năng bắt buộc và bao hàm các nhu cầu của người sử dụng.

7.1.1. Các phép đánh giá tính phù hợp

Các phép đánh giá tính phù hợp trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để ước lượng các chức năng rõ ràng cho các nhiệm vụ quy định, và để xác định tính chính xác của chúng khi thực hiện các nhiệm vụ.

Bảng 1 – Bảng các phép đánh giá tính phù hợp

Các phép đánh giá tính phù hợp trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tính đầy đủ chức năng

Các chức năng được kiểm tra đầy đủ như thế nào?

So sánh s lượng các chức năng thực hiện các nhiệm vụ xác định và số lượng chức năng được thực hiện

Có thể thực hiện các phép đo sau:

– Tất cả hoặc một phần đặc tả thiết kế

Các mô-đun/ các phần hoàn chỉnh của sản phẩm phần mềm

X = 1 – A/B

 

A= Số lượng các chức năng có vấn đề được phát hiện khi đánh giá

B= Số lượng các chức năng được kiểm tra

0<=X<=1

 

Càng gần 1 thì càng đầy đủ

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm A = Số đếm B= Số đếm

Đặc tả thiết kế mã nguồn

Báo cáo soát xét

6.5 Xác nhận

6.6 Soát xét chung

Người yêu cầu

 

Người phát triển

Tính hoàn thiện triển khai chức năng

Việc triển khai chức năng hoàn thành như thế nào?

Đếm số lượng các chức năng bị thiếu được phát hiện trong quá trình đánh giá và so sánh với số lượng các chức năng được mô tả trong đặc tả.

X = 1 – A/B

 

A = Số lượng các chức năng bị thiếu được phát hiện trong quá trình đánh giá

B = Số lượng các chức năng được mô tả trong đặc tả

0<=X<=1

 

Càng gần 1 càng hoàn thiện.

Tuyệt đối

A = Số đếm

B= Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

6.5 Xác nhận

6.6  Soát xét chung

Người yêu cầu

 

Người phát triển

CHÚ THÍCH: Đầu vào quá trình đo là các đặc tả cập nhật. Bất c thay đổi nào xác định được trong vòng đi phải được áp dụng cho đặc tả trước khi sử dụng trong quá trình đo.

Mức độ bao hàm của triển khai chức năng

Việc triển khai chức năng chính xác đến mức nào?

Đếm số lượng các chức năng thực hiện không đúng hoặc bị thiếu và so sánh với số lượng các chức năng mô tả trong đặc tả.

X=1- A/B

 

A= Số lượng các chức năng triển khai không đúng hoặc bị thiếu được phát hiện

B= Số lượng các chức năng mô tả trong đặc tả

0<=X<=1

 

Càng gần 1 càng chính xác

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

6.5 Xác nhận

6.6  Soát xét chung

Người yêu cầu

 

Người phát triển

CHÚ THÍCH:

1. Xem xét theo mục chức năng

2. Đầu vào quá trình đo là các đặc tả cp nht. Bt cứ thay đổi nào xác đnh được trong vòng đời phải được áp dụng cho đặc t trước khi sử dụng trong quá trình đo.

Tính ổn định đặc tính chức năng (tính không ổn định)

Đặc tính chức năng ổn định như thế nào trong vòng đời phát triển?

Đếm s lượng các chức năng bị thay đổi (thêm, sửa, xóa) trong giai đoạn vòng đời phát triển, sau đó so sánh với số lượng các chức năng được mô tả trong đặc tả

X=1- A/B

 

A= Số lượng các chức năng bị thay đổi trong các giai đoạn vòng đời phát triển

B = Số lượng chức năng được mô tả trong đặc tả

0<=X<=1

 

X Càng gần 1 càng ổn định

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Báo cáo soát xét

 

6.5 Xác nhận

6.3  Đảm bảo chất lượng

5.3 Kiểm tra chất lượng

6.8 Giải quyết vấn đề

5.4 Vận hành

Người phát triển

 

Người bảo trì

7.1.2. Các phép đánh giá tính chính xác

Các phép đánh giá tính chính xác trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để ước lượng khả năng của sản phẩm phần mềm đạt được các kết quả đúng hoặc chấp thuận được

Bảng 2 – Bảng các phép đánh giá tính chính xác

Các phép đánh giá tính chính xác trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Độ chính xác tính toán

Các yêu cầu chính xác được thực hiện hoàn thiện như thế nào?

Đếm số lượng các chức năng thực hiện các yêu cầu chính xác và so sánh với số các chức năng với yêu cầu chính xác cụ thể

X = A/B

 

A = Số các chức năng đã được thực hiện các yêu cầu chính xác cụ thể, như đã được thừa nhận trong đánh giá

B = Số các chức năng yêu cầu chính xác cụ thể cần thực hiện

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng hoàn thiện

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

Độ chính xác

Các mức độ chính xác cụ thể cho các mục dữ liệu được thực hiện hoàn thiện như thế nào?

Đếm số mục dữ liệu phù hợp với các yêu cầu mức độ chính xác cụ thể và so sánh với tổng các mục dữ liệu với các yêu cầu mức độ chính xác cụ thể

X = A/B

 

A = Số mục dữ liệu được thực hiện với mức độ chính xác cụ thể được thừa nhận trong đánh giá

B = Số mục dữ liệu yêu cầu theo mức độ chính xác cụ thể

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng hoàn thiện

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

7.1.3. Các phép đánh giá khả năng tương tác

Các phép đánh giá kh năng tương tác trong ch thị một bộ các thuộc tính để ước lượng khả năng tương tác của sản phẩm phần mềm với các hệ thống được thiết kế.

Bảng 3 – Bng các phép đánh giá khả năng tương tác

Các phép đánh giá khả năng tương tác trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Khả năng trao đổi dữ liệu

(Dựa trên định dạng dữ liệu)

Các định dạng dữ liệu giao diện được thực hiện đúng như thế nào?

Đếm số định dạng dữ liệu giao diện được thực hiện đúng như trong đặc tả và so sánh với số định dạng dữ liệu được trao đổi trong đặc tả

X = A/B

 

A = Số các định dạng dữ liệu giao diện được thực hiện đúng như trong đặc tả

B = Số các định dạng dữ liệu bị trao đổi như trong đặc tả

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng chính xác

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

Tính nhất quán của giao diện (giao thức)

Các giao thức giao diện được thực hiện đúng như thế nào?

Đếm số giao thức giao diện được thực hiện như trong đặc tả và so sánh với số giao thức giao diện được trao đổi trong đặc tả

X = A/B

 

A = Số giao thức giao diện thực hiện định dạng nhất quán như trong đặc tả thừa nhận trong kiểm tra

B = Số giao thức giao diện được thực hiện trong đặc tả

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng nhất quán

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

7.1.4. Các phép đánh giá tính an toàn

Các phép đánh giá tính an toàn trong ch thị một bộ các thuộc tính để ước lượng khả năng của sn phm phần mềm tránh các truy cập bất hợp pháp vào hệ thống và/hoặc d liệu.

Bảng 4 – Bng các phép đánh giá tính an toàn

Các phép đánh giá tính an toàn trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Khả năng kiểm toán truy cập

Việc truy cập vào có khả năng kiểm toán như thế nào?

Đếm số loại truy cập được đăng nhập đúng như trong đặc tả và so sánh với số loại đăng nhập được yêu cầu đăng nhập như trong đặc tả

X = A/B

 

A = Số các loại truy cập được đăng nhập như trong đặc tả

B = Số các loại truy cập được yêu cầu đăng nhập như trong đặc tả

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

 

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

 

Xác nhận

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

Khả năng điều khiển truy cập

Việc truy cập vào hệ thống có khả năng điều khiển như thế nào?

Đếm số các yêu cầu khả năng điều khiển của truy cập được thực hiện đúng như trong đặc tả và so sánh với số các yêu cầu khả năng điều khiển truy cập trong đặc tả

X = A/B

 

A = Số các yêu cầu khả năng điều khiển của truy cập được thực hiện đúng như trong đặc tả

B = Số các yêu cầu khả năng điều khiển truy cập trong đặc tả

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

 

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác nhận

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

Khả năng phòng ngừa sai dữ liệu

Thực hiện phòng ngừa sai dữ liệu hoàn thiện như thế nào?

Đếm số mẫu thực hiện của ngăn ngừa sai dữ liệu như đã xác định và so sánh với số mẫu của vận hành/truy cập xác định trong các yêu cầu như khả năng của sai/mất dữ liệu

X = A/B

A = Số mẫu thực hiện của ngăn ngừa sai dữ liệu như đã xác định được thừa nhận trong soát xét

B = Số mẫu của vận hành/truy cập xác định trong các yêu cầu như khả năng của sai/mất dữ liệu

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng hoàn thiện

Tuyệt đối

 

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

 

Xác nhận

Soát xét chung

Người phát triển

CHÚ THÍCH: Xem xét các mức an toàn khi sử dụng các phép đánh giá này

Mã hóa dữ liệu

Việc mã hóa dữ liệu được thực hiện như thế nào?

Đếm số mẫu thực hiện của các mục dữ liệu được mã hóa/giải mã như đã xác định và so sánh với số mẫu các mục dữ liệu yêu cầu phương tiện mã hóa/giải mã dữ liệu như trong đặc tả

X = A/B

A = Số mẫu thực hiện của các mục dữ liệu được mã hóa/giải mã như đã xác định và thừa nhận trong soát xét

B = Số mẫu các mục dữ liệu yêu cầu phương tiện mã hóa/giải mã dữ liệu như trong đặc tả

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng hoàn thiện

Tuyệt đối

 

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

 

Xác nhận

 

Người phát triển

CHÚ THÍCH: Mã hóa dữ liệu, ví dụ, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu mở, dữ liệu trong các phương tiện truyền thông công cộng.

7.1.5. Các phép đánh giá tuân thủ chức năng

Các phép đánh giá tuân thủ trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để ước lượng khả năng của sản phẩm phần mềm tuân theo các điều khoản như tiêu chuẩn, quy ước hay quy định của tổ chức người sử dụng trong mối liên quan đến tính chức năng.

Bảng 5 – Bng các phép đánh giá tuân thủ chức năng

Các phép đánh giá tuân thủ chức năng

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tuân thủ của tính năng

Tính năng của sản phẩm tuân thủ quy định, tiêu chuẩn, quy ước áp dụng như thế nào?

Đếm số khoản mục yêu cầu tuân thủ được thỏa mãn và so sánh với số khoản mục yêu cầu phải phù hợp như trong đặc tả

X = A/B

 

A = Số các khoản mục thực hiện đúng liên quan đến tuân thủ tính năng được thừa nhận trong đánh giá

B = Tổng số khoản mục tuân thủ

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng tuân thủ

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

Tuân thủ tiêu chuẩn liên hệ thống

Các giao diện tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và quy ước áp dụng như thế nào?

Đếm số các giao diện phù hợp với yêu cầu tuân thủ và so sánh với số các giao diện yêu cầu phải tuân thủ như trong đặc tả

X = A/B

 

A = Số các giao diện thực hiện đúng như đã xác định, được thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số các giao diện yêu cầu tuân thủ

0<=X<=1

 

X càng gần 1 càng tuân thủ

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

CHÚ THÍCH: Tất cả các thuộc tính xác định của tiêu chuẩn phải được kiểm tra

7.2. Các phép đánh giá tính tin cậy

Các phép đánh giá tính tin cậy trong được sử dụng để dự báo sản phẩm phần mềm được xem xét sẽ thỏa mãn các yêu cầu tin cậy quy định, trong quá trình phát triển sản phẩm phần mềm

7.2.1. Các phép đánh giá tính hoàn thiện

Các phép đánh giá tính hoàn thiện trong chỉ thị một bộ các thuộc tính đ ước lượng tính hoàn thiện của phần mềm.

Bảng 6 – Bng các phép đánh giá tính hoàn thiện

Các phép đánh giá tính hoàn thiện trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Cách thức đánh giá, khuôn dạng và cách thức tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi các giá trị đánh giá

Loại  đánh giá

Loại dữ liệu

Đầu vào cho phép đo đánh giá

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Phát hiện lỗi

Có bao nhiêu lỗi phát hiện được trong sản phẩm soát xét?

Đếm số lỗi phát hiện trong soát xét và so sánh nó với số lỗi ước lượng bị phát hiện trong quá trình này

X = A/B

 

A = Giá trị tuyệt đối của số lỗi phát hiện trong soát xét

B = Số lỗi ước lượng được phát hiện trong soát xét (sử dụng lịch sử quá khứ hoặc mô hình tham chiếu)

0<=X

 

Giá trị cao của X có thể hiện chất lượng sản phẩm tốt, trong khi A=0 không có nghĩa là sản phẩm không có lỗi khi soát xét

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo soát xét

Giá trị B lấy từ cơ sở dữ liệu của tổ chức

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

CHÚ THÍCH:

1. Phép đánh giá này phải ch được sử dụng cho dự báo trong quá trình phát triển.

2. Cần thiết chuyn đổi giá trị X này tới đoạn <0,1> nếu tổng kết các đặc tính.

Loại bỏ lỗi

Có bao nhiêu lỗi được chỉnh sửa?

Tỷ lệ lỗi được loại bỏ là bao nhiêu?

Đếm số lượng các lỗi được loại bỏ trong quá trình thiết kế/mã hóa và so sánh nó với số lượng lỗi được phát hiện trong quá trình soát xét khi thiết kế/lập trình

X = A

 

A = Số lỗi được chỉnh sửa khi thiết kế/mã hóa

 

Y = A/B

A = Số lỗi được chỉnh sửa khi thiết kế/mã hóa

B = Số lỗi được phát hiện khi soát xét

0<=X

 

Giá trị cao của X thể hiện ít lỗi

 

0<=Y<=1

Càng tiến tới 1 càng tốt (càng nhiều lỗi được loại bỏ)

Tỷ số

 

 

 

Tuyệt đối

X = Số đếm

A = Số đếm

Y = Số đếm/Số đếm

B = Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo khắc phục lỗi

Giá trị B lấy từ báo cáo soát xét

 

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

CHÚ THÍCH: Cần thiết chuyển đổi giá trị X này tới đoạn <0,1> nếu tổng kết các đặc tính

Kiểm tra tính đầy đủ

Bao nhiêu trường hợp kiểm tra yêu cầu được bao hàm trong kế hoạch kiểm tra?

Đếm số trường hợp kiểm tra trong kế hoạch và so sánh với số trường hợp kiểm tra yêu cầu để đạt được mức bao hàm kiểm tra đầy đủ

X = A/B

 

A = Số các trường hợp kiểm tra được thiết kế trong kế hoạch và thừa nhận trong soát xét

B = Số trường hợp kiểm tra yêu cầu

0<=X

 

X càng lớn thì càng đầy đủ

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Giá trị A lấy từ kế hoạch kiểm tra

Giá trị B lấy từ báo cáo yêu cầu

QA Giải quyết vấn đề

Xác minh

Người phát triển

Người bảo trì

7.2.2. Các phép đánh giá khả năng chịu lỗi

Các phép đánh giá khả năng chịu lỗi chỉ thị một bộ các thuộc tính để ước lượng khả năng các sản phẩm phần mềm duy trì mức hiệu năng mong muốn trong trường hợp sự cố vận hành hoặc vi phạm giao diện xác định của nó.

Bảng 7 – Bảng các phép đánh giá khả năng chịu lỗi

Các phép đánh giá khả năng chịu lỗi trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tránh lỗi

Có bao nhiêu mẫu lỗi được kiểm soát để tránh khỏi những lỗi lớn và nghiêm trọng?

Đếm số mẫu lỗi phòng tránh được và so sánh với số mẫu lỗi được xem xét

X = A/B

 

A = Số lỗi phòng tránh được trong thiết kế/mã hóa

B = Số mẫu lỗi được xem xét

CHÚ THÍCH:

1. Các ví dụ mẫu lỗi nằm ngoài dải bế tắc dữ liệu.

2. Kỹ thuật phân tích cây lỗi có thể được sử dụng để phát hiện các mẫu lỗi.

0<=X

 

X càng lớn thì khả năng tránh lỗi càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo soát xét

Giá trị B lấy từ tài liệu đặc tả

Xác minh

Xác nhận

Soát xét chung

Giải quyết vấn đề

Người phát triển

Người yêu cầu

Người bảo trì

Tránh vận hành không đúng

Có bao nhiêu chức năng được triển khai có khả năng tránh được vận hành không đúng

Đếm số các chức năng triển khai tránh được các lỗi nghiêm trọng do vận hành không đúng và so sánh với số mẫu vận hành không đúng được xem xét.

CHÚ THÍCH: Hỏng dữ liệu cũng được tính thêm vào lỗi hệ thống

X = A/B

 

A = Số lỗi chức năng triển khai tránh được các mẫu vận hành không đúng

B = Số mẫu vận hành không đúng được xem xét

CHÚ THÍCH

1: Các mẫu vận hành không đúng

Loại dữ liệu không đúng như các tham số

Trình tự không đúng của dữ liệu đầu vào

Trình tự không đúng của vận hành

CHÚ THÍCH

2: Kỹ thuật phân tích cây lỗi có thể được sử dụng để phát hiện các mẫu vận hành

0<=X

 

X càng lớn thì khả năng tránh vận hành không đúng càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo soát xét

Giá trị B lấy từ tài liệu đặc tả

Xác minh

Xác nhận

Soát xét chung

Giải quyết vấn đề

Người phát triển

Người yêu cầu

Người bảo trì

7.2.3. Các phép đánh giá khả năng phục hồi

Các phép đánh giá khả năng phục hồi trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để ước lượng khả năng của sản phẩm phần mềm thiết lập lại mức hiệu năng thỏa đáng và phục hồi dữ liệu bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố.

Bảng 8 – Bảng các phép đánh giá khả năng phục hồi

Các phép đánh giá khả năng phục hồi trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Khả năng phục hồi

Sản phẩm có khả năng tự phục hồi sau sự kiện không bình thường hoặc theo yêu cầu như thế nào?

Đếm số yêu cầu phục hồi được thực hiện và so sánh nó với số yêu cầu phục hồi trong đặc tả.

Ví dụ yêu cầu phục hồi: điểm kiểm tra cơ sở dữ liệu, điểm kiểm tra giao dịch, làm lại chức năng, quay lại chức năng

X = A/B

 

A = Số yêu cầu phục hồi được thực hiện và thừa nhận trong soát xét

B = Số yêu cầu phục hồi trong đặc tả

0<=X<=1

 

X càng lớn thì khả năng phục hồi càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo soát xét

Giá trị B lấy từ tài liệu yêu cầu hoặc thiết kế

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Tính hiệu quả của phục hồi

Khả năng phục hồi có hiệu quả như thế nào?

Đếm số yêu cầu phục hồi được thực hiện và đáp ứng thời gian phục hồi mục tiêu (bằng cách tính toán hoặc mô phỏng) và so sánh nó với số yêu cầu phục hồi với thời gian mục tiêu nhất định

X = A/B

 

A = Số yêu cầu phục hồi được thực hiện đáp ứng thời gian phục hồi mục tiêu

B = Số yêu cầu phục hồi trong đặc tả

0<=X<=1

 

X càng lớn tính hiệu quả càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo soát xét

Giá trị B lấy từ tài liệu yêu cầu hoặc thiết kế

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

7.2.4. Các phép đánh giá tuân thủ của tính tin cậy

Các phép đánh giá tuân thủ của tính tin cậy trong liên quan đến tính tin cậy chỉ thị một bộ các thuộc tính để ước lượng khả năng của sản phẩm phần mềm tuân theo các điều khoản như tiêu chun, quy ước hay quy định của tổ chức người sử dụng trong mối quan hệ với tính tin cậy.

Bảng 9 – Bảng các phép đánh giá tuân thủ của tính tin cậy

Các phép đánh giá khả năng tuân thủ của tính tin cậy trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tính tuân thủ của tính tin cậy

Tính tin cậy của sản phẩm tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy ước như thế nào?

Đếm số điều khoản yêu cầu tuân thủ đáp ứng được và so sánh với số điều khoản yêu cầu phải tuân thủ như trong đặc tả

X = A/B

 

A = Số điều khoản được thực hiện đúng liên quan tới tuân thủ của tính ổn định được thừa nhận trong đánh giá

B = Tổng số điều khoản tuân thủ

0<=X<=1

 

X gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tính kỹ thuật của tuân thủ và các tiêu chuẩn, quy định, quy ước liên quan

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

7.3. Các phép đánh giá tính khả dụng

Các phép đánh giá tính khả dụng trong được sdụng để dự báo khả năng mà phần mềm xem xét có thể hiểu, học, vận hành, hấp dẫn và tuân thủ các quy định của tính khả dụng và các hướng dẫn.

CHÚ THÍCH: Phải có khả năng cho các hệ đo thực hiện được sử dụng đ thành lập tiêu chí chp thuận hoặc thiết lp so sánh giữa các sản phẩm. Điều đó có nghĩa là các hệ đo lường phải là các thành phần đếm được của giá trị đã biết. Các kết quả phải báo cáo giá trị trung bình và sai số chuẩn của giá trị trung bình.

7.3.1. Các phép đánh giá tính dễ hiểu

Người sử dụng phải có khả năng lựa chọn sản phẩm phần mềm phù hợp cho việc sử dụng dự kiến của chúng. Các phép đánh giá tính dễ hiểu trong ước lượng người sử dụng mới có thể hiểu được không:

Phần mềm có phù hợp không

Nó có thể sử dụng cho các nhiệm vụ đặc thù như thế nào.

Bảng 10 – Bảng các phép đánh giá tính dễ hiểu

Các phép đánh giá tính dễ hiểu trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Sự hoàn thiện của mô tả

Tỷ lệ nào các chức năng (hoặc loại chức năng) được mô tả trong mô tả sản phẩm?

Đếm số các chức năng được mô tả đầy đủ và so sánh với tổng số các chức năng của sản phẩm

X = A/B

A = Số các chức năng (hoặc loại chức năng) được mô tả trong mô tả sản phẩm

B = Tổng số các chức năng (hoặc loại chức năng)

0<=X<=1

X càng gần 1 càng hoàn thiện

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

CHÚ THÍCH:

1. Điều này chỉ rằng người sử dụng tim năng sẽ hiểu khả năng của phần mềm sau khi đọc mô tả sản phẩm.

2. Cũng nên xem ISO/IEC 9217.

Khả năng diễn giải

Tỷ lệ nào các chức năng yêu cầu diễn giải có khả năng diễn giải?

Đếm số các chức năng có diễn giải đầy đủ và so sánh với tổng các chức năng yêu cầu có khả năng diễn giải

X = A/B

A = Số các chức năng được diễn giải

B = Tổng số các chức năng yêu cầu có khả năng diễn giải

0<=X<=1

X càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

CHÚ THÍCH: Bước diễn giải thông sut quá trình chỉ ra sản phẩm được sử dụng như thế nào. Nó bao gồm c các thuật sĩ”.

Các chức năng hiển nhiên

Tỷ lệ nào các chức năng sản phẩm là hiển nhiên với người sử dụng?

Đếm số các chức năng hiển nhiên với người sử dụng và so sánh với tổng số chức năng

X = A/B

A = Số các chức năng (hoặc loại chức năng) hiển nhiên với người sử dụng

B = Tổng số các chức năng (hoặc loại chức năng)

0<=X<=1

X càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

CHÚ THÍCH: Điều này ch ra rằng người sử dụng có khả năng xác định các chức năng bằng cách khảo sát giao diện (bằng cách xem xét menu) hay không.

Tính dễ hiểu của chức năng

Tỷ lệ nào các chức năng sản phẩm người sử dụng có khả năng hiểu đúng?

Đếm số các chức năng giao diện người sử dụng mục đích được người sử dụng

X = A/B

A = Số chức năng giao diện người sử dụng mục đích được người sử dụng hiểu đúng

B = Tổng số các chức năng giao diện người sử dụng

0<=X<=1

X càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

 

Đặc tả yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

 

7.3.2. Các phép đánh giá khả năng dễ học

Các phép đánh giá khả năng dễ học trong ước lượng người sử dụng học sử dụng các chức năng đặc thù mất bao lâu, và tính hiệu qu của các hệ thống trợ giúp và tài liệu.

Tính dễ học liên hệ chặt chẽ với tính dễ hiểu, vá các phép đo tính dễ hiu có thể là các chỉ thị của tiềm năng tính dễ học của phần mềm.

Bảng 11 – Bảng các phép đánh giá về khả năng dễ học

Các phép đánh giá tính dễ học trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tính hoàn thiện của tài liệu hướng dẫn người sử dụng và/ hoặc phương tiện trợ giúp

Tỷ lệ nào các chức năng được mô tả trong tài liệu hướng dẫn người sử dụng và/ hoặc phương tiện trợ giúp?

Đếm số các chức năng thực hiện với sự giúp đỡ của tài liệu hướng dẫn người sử dụng và/hoặc phương tiện trợ giúp và so sánh với tổng số các chức năng của sản phẩm

X = A/B

A = Số chức năng được mô tả

B = Tổng số các chức năng được cung cấp

0<=X<=1

X càng gần 1 càng hoàn thiện

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

7.3.3. Các phép đánh giá khả năng vận hành

Các phép đánh giá khả năng vận hành trong ước lượng người sử dụng có thể vận hành và điều khiển phần mềm được hay không. Các phép đánh giá khả năng vận hành có thể được phân loại bằng các nguyên lý đối thoại trong ISO 9241-10:

Tính phù hợp của phần mềm với nhiệm vụ;

Tính linh động của phần mềm;

Khả năng điều khiển của phần mềm;

Sự thích hợp của phần mềm với mong muốn người sử dụng;

Khả năng chịu lỗi của phần mềm;

Tính phù hợp của phần mềm với cá nhân hóa.

Lựa chọn các chức năng được kiểm tra sẽ bị ảnh hưởng bi tần suất mong muốn sử dụng các chức năng, tính quan trọng của các chức năng, và bất kỳ vấn đề tính khả dụng định trước nào.

Bảng 12 – Bảng các phép đánh giá khả năng vận hành

Các phép đánh giá khả năng vận hành trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Kiểm tra xác thực đầu vào

Tỷ lệ nào các mục đầu vào cung cấp kiểm tra dữ liệu hợp lệ?

Đếm số các mục đầu vào kiểm tra dữ liệu hợp lệ và so sánh với số các mục đầu vào có thể kiểm tra dữ liệu hợp lệ.

X = A/B

A = Số các mục đầu vào kiểm tra dữ liệu hợp lệ

B = Số các mục đầu vào có thể kiểm tra dữ liệu hợp lệ

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

 

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

Khả năng thôi vận hành người sử dụng

Tỷ lệ nào các chức năng có thể được thôi trước khi hoàn thành?

Đếm số các chức năng thực hiện có thể được thôi bởi người sử dụng trước khi hoàn thành và so sánh với số các chức năng yêu cầu khả năng thôi trước.

X = A/B

A = Số các chức năng thực hiện có thể được thôi bởi người sử dụng

B = Số các chức năng yêu cầu khả năng thôi trước

0<=X<=1

 

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

Khả năng hủy bỏ vận hành người sử dụng

Tỷ lệ nào các chức năng có thể được hủy bỏ?

Đếm số các chức năng thực hiện có thể được hủy bỏ bởi người sử dụng sau khi hoàn thành và so sánh với số các chức năng.

X = A/B

A = Số các chức năng thực hiện có thể được hủy bỏ bởi người sử dụng

B = Số các chức năng

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

CHÚ THÍCH: Hoặc khả năng hủy bỏ đơn hoặc khả năng đa hủy bỏ sau một loạt các hành động có th được đánh giá.

Khả năng tùy biến

Tỷ lệ nào các chức năng có thể được tùy biến trong vận hành?

Đếm số các chức năng thực hiện có thể được tùy biến bởi người sử dụng trong vận hành và so sánh nó với số các chức năng yêu cầu khả năng tùy biến

X = A/B

A = Số các chức năng thực hiện có thể được tùy biến trong vận hành

B = Số các chức năng yêu cầu khả năng tùy biến

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

Khả năng truy cập vật lý

Tỷ lệ nào các chức năng có thể được tùy biến cho truy cập người sử dụng với các cản trở vật lý?

Đếm số các chức năng thực hiện có thể được tùy biến và so sánh nó với số các chức năng.

X = A/B

A = Số các chức năng thực hiện có thể được tùy biến

B = Số các chức năng

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

CHÚ THÍCH: Các ví dụ của khả năng truy cp vật là không có khả năng sử dụng chuột và không nhìn thấy.

Khả năng giám sát trạng thái vận hành

Tỷ lệ nào các chức năng có khả năng giám sát vận hành?

Đếm số các chức năng thực hiện có thể được giám sát và so sánh với số các chức năng yêu cầu khả năng giám sát

X = A/B

A = Số các chức năng có khả năng giám sát trạng thái

B = Số các chức năng được yêu cầu có khả năng giám sát

0<=X<=1

Càng gần 1 càng có khả năng giám sát tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

CHÚ THÍCH: Trạng thái bao gồm giám sát quá trình

Tính nhất quán của vận hành

Tỷ lệ nào chức năng vận hành thực hiện theo cùng một cách như các vận hành tương tự trong các phần khác của hệ thống?

Đếm số các mẫu vận hành hoạt động không nhất quán và so sánh nó với tổng số các vận hành

X = 1-A/B

A = Số các mẫu vận hành hoạt động không nhất quán

B = Tổng số các vận hành

0<=X<=1

Càng gần 1 càng nhất quán

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

Sự rõ ràng của bản tin

Tỷ lệ nào các bản tin sáng sủa?

Đếm số bản tin thực hiện có giải thích rõ ràng và so sánh nó với tổng số bản tin thực hiện

X = A/B

A = Số các bản tin thực hiện có giải thích rõ ràng

B = Số các bản tin thực hiện

0<=X<=1

Càng gần 1 càng rõ ràng

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

CHÚ THÍCH: Các bản tin lỗi rõ ràng giải thích cho người sử dụng cần hành động nào để khôi phục lỗi

Tính rõ ràng của các phần tử giao diện

Tỷ lệ nào các phần tử giao diện là sáng sủa?

Đếm số phần tử giao diện có khả năng tự giải thích và so sánh nó với tổng số phần tử giao diện

X = A/B

A = Số các phần tử giao diện có khả năng tự đánh giá

B = Tổng số các phần tử giao diện

0<=X<=1

Càng gần 1 càng rõ ràng

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

CHÚ THÍCH: Các phần tử là sáng sủa khi chúng sử dụng câu văn hay cung cấp “trợ giúp thoáng” hay “mẹo công cụ”.

Khả năng khôi phục lỗi vận hành

Tỷ lệ nào các chức năng có thể chịu lỗi người sử dụng?

Đếm số các chức năng được thực hiện với khả năng chịu lỗi người sử dụng và so sánh với tổng số các chức năng yêu cầu khả năng chịu lỗi

X = A/B

A = Số chức năng vận hành có khả năng khôi phục lỗi vận hành

B = Tổng số các chức năng yêu cầu có khả năng khôi phục lỗi

0<=X<=1

Càng gần 1 càng có khả năng phục hồi

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

7.3.4. Các phép đánh giá tính hấp dẫn

Các phép đánh giá tính hấp dẫn trong ước lượng sự xuất hiện của phần mềm, và sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như thiết kế và mầu màn hình. Điều này đặc biệt quan trọng cho các sản phẩm thương mại.

Bng 13 – Bng các phép đánh giá tính hp dn

Các phép đánh giá tính hấp dẫn trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Giao diện hấp dẫn

Giao diện hấp dẫn người sử dụng như thế nào?

Câu hỏi tới người sử dụng

Câu hỏi để đánh giá tính hấp dẫn của giao diện người sử dụng, xem xét các thuộc tính như hình ảnh, thiết kế đồ họa.

Chú thích: Các vấn đề góp phần tiềm năng cho tính hấp dẫn bao gồm: Liên kết các thành phần (chiều ngang và chiều dọc), Nhóm, Sử dụng màu sắc, Đồ họa kích thước thích hợp và hợp lý, Sử dụng khoảng trắng/thanh ngăn/ đường biên, Hoạt hình, Kỹ thuật tạo chữ, và Giao diện 3D.

Phân loại đánh giá

Số thứ tự

X = Số đếm (Số đếm là điểm số)

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

CHÚ THÍCH: Điều này có thể dựa trên kéo dãn màn hình và ma két.

Khả năng tùy chỉnh bề ngoài giao diện người sử dụng

Tỷ lệ nào các phần tử giao diện người sử dụng có thể tùy chỉnh bề ngoài?

Thẩm tra (bởi chuyên gia)

X = A/B

A = Số các loại phần tử giao diện có thể được tùy chỉnh

B = Tổng số các loại phần tử giao diện

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

7.3.5. Các phép đánh giá tuân thủ của tính khả dụng

Các phép đánh giá tuân thủ trong ước lượng việc tôn trọng triệt để các tiêu chuẩn, quy ước, hướng dẫn hoặc quy định liên quan đến tính khả dụng.

Bảng 14 – Bng các phép đánh giá tuân thủ của tính khả dụng

Các phép đánh giá tuân thủ của tính khả dụng trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tuân thủ của tính khả dụng

Sản phẩm tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và quy ước cho tính khả dụng như thế nào?

Đếm số điều khoản yêu cầu tuân thủ được đáp ứng và so sánh với số điều khoản yêu cầu tuân thủ như trong đặc tả

X = A/B

A = Số các điều khoản thực hiện đúng liên quan tới tuân thủ tính khả dụng được thừa nhận trong đánh giá

B = Tổng số điều khoản tuân thủ

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tuân thủ

Số thứ tự

A = Số đếm

B = Số đếm

X = Số đếm/Số đếm

Đặc tả  của tuân thủ và các tiêu chuẩn, quy định, quy ước liên quan.

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

7.4. Các phép đánh giá tính hiệu quả

Các phép đánh giá tính hiệu quả trong được sử dụng để dự báo tính hiệu quả của hoạt động sản phẩm phần mềm trong quá trình kiểm tra hay vận hành. Đ đo tính hiệu quả, các điều kiện công bố phải được xác định, tức là cấu hình phần cứng và cấu hình phần mềm của môi trường tham chiếu (chúng được xác định trong đặc t phần mềm) phải được xác định. Khi viện dn các giá trị thời gian hoạt động đo được, môi trường tham chiếu phải được tham khảo.

7.4.1. Các phép đánh giá thời gian hoạt động

Các phép đánh giá thời gian hoạt động trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để dự báo thời gian hoạt động của hệ thống máy tính chứa sản phẩm phần mềm trong quá trình kiểm tra hoặc vận hành.

Bảng 15 – Bng các phép đánh giá thời gian hoạt động

Các phép đánh giá thời gian hoạt động trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Thời gian đáp ứng

Thời gian ước lượng để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể là bao nhiêu?

Đánh giá tính hiệu quả của hệ điều hành và các cuộc gọi hệ thống ứng dụng. Ước lượng thời gian đáp ứng dựa trên công việc này.

Các yếu tố sau có thể được đo:

– Tất cả hoặc một phần của đặc tả thiết kế

– Kiểm tra đường giao dịch hoàn chỉnh

– Kiểm tra các phân đoạn/phần hoàn chỉnh

– Sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh trong giai đoạn kiểm tra.

X = Thời gian (tính toán hoặc mô phỏng

Càng ngắn càng tốt

Tỷ số

X = Thời gian

Hệ thống vận hành đã biết.

Thời gian ước lượng trong các cuộc gọi hệ thống

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

Thời gian thông lượng

Số lượng ước lượng các nhiệm vụ có thể thực hiện trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu?

Đánh giá hiệu suất của các tài nguyên xử lý trong hệ thống. Tạo nhân tố dựa trên các cuộc gọi ứng dụng tới hệ thống khi xử lý tài nguyên.

X = Số nhiệm vụ trên đơn vị thời gian

Càng lớn càng tốt

Tỷ số

X = Thời gian

Hệ thống vận hành đã biết.

Thời gian ước lượng trong các cuộc gọi hệ thống.

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

Thời gian hoàn thành

Thời gian ước lượng để hoàn thành một nhóm các nhiệm vụ liên quan như một lô công việc là bao nhiêu?

Đánh giá hiệu suất của hệ điều hành và các cuộc gọi hệ thống ứng dụng. Ước lượng thời gian đáp ứng để hoàn thành một nhóm nhiệm vụ liên quan dựa trên đó.

Các yếu tố sau có thể được đo:

– Tất cả hoặc một phần của đặc tả thiết kế

– Kiểm tra đường giao dịch hoàn chỉnh

– Kiểm tra các phân đoạn/phần hoàn chỉnh

– Sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh trong giai đoạn kiểm tra.

X = Thời gian (tính toán hoặc mô phỏng)

Càng ngắn càng tốt

Tỷ số

X = Thời gian

Hệ thống vận hành đã biết.

Thời gian ước lượng trong các cuộc gọi hệ thống.

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

7.4.2. Các phép đánh giá sử dụng tài nguyên

Các phép đánh giá sử dụng tài nguyên trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để ước lượng sử dụng các tài nguyên phần cứng bởi hệ thống máy tính chứa sản phẩm phần mềm trong quá trình kiểm tra hay vận hành.

Bảng 16 – Bng các phép đánh giá sử dụng tài nguyên

Các phép đánh giá sử dụng tài nguyên trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Việc sử dụng I/O

Sử dụng I/O ước lượng để hoàn thành nhiệm vụ nhất định là bao nhiêu?

Ước lượng yêu cầu sử dụng I/O cho ứng dụng

X = Số bộ đệm (tính toán hoặc mô phỏng)

Càng ngắn càng tốt

Tỷ số

X = Kích cỡ

Mã nguồn

Xác minh

Người phát triển

Mật độ bản tin sử dụng I/O

Mật độ bản tin liên quan tới sử dụng I/O trong các dòng mã chịu trách nhiệm thiết lập các cuộc gọi hệ thống là bao nhiêu?

Đếm số lỗi thuộc về sự cố và cảnh báo I/O và so sánh với số ước lượng của các dòng mã chịu trách nhiệm thiết lập các cuộc gọi hệ thống.

X = A/B

A = Số bản tin lỗi liên quan I/O

B = Số dòng mã trực tiếp liên quan tới các cuộc gọi hệ thống

Càng ngắn càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/ Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Mã nguồn

Xác minh

Người phát triển

Việc sử dụng bộ nhớ

Kích cỡ bộ nhớ ước lượng sản phẩm chiếm giữ để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định là bao nhiêu?

Ước lượng yêu cầu bộ nhớ

X = Kích cỡ bằng bytes (tính toán hoặc mô phỏng)

Càng ít càng tốt

Tỷ số

X = kích cỡ

Kích cỡ ước lượng sử dụng bộ nhớ

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

 

Mật độ bản tin sử dụng bộ nhớ

Mật độ bản tin liên quan tới sử dụng bộ nhớ trong dòng mã chịu trách nhiệm thiết lập các cuộc gọi hệ thống là bao nhiêu?

Đếm số bản tin lỗi thuộc về sự cố và các cảnh báo bộ nhớ và so sánh nó với số ước lượng các dòng mã chịu trách nhiệm thiết lập các cuộc gọi hệ thống.

X = A/B

A = Số bản tin lỗi liên quan tới bộ nhớ

B = Số dòng mã trực tiếp liên quan tới các cuộc gọi hệ thống

Càng lớn càng tốt

Giá trị tuyệt đối

X = Số đếm/ Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Mã nguồn

Xác minh

Người phát triển

Việc sử dụng truyền dẫn

Khối lượng ước lượng của sử dụng tài nguyên truyền dẫn là bao nhiêu?

Ước lượng các yêu cầu sử dụng tài nguyên truyền dẫn bằng cách ước lượng khối lượng truyền dẫn.

X = bit/thời gian (tính toán hoặc mô phỏng)

Càng nhỏ càng tốt

Tỷ số

X = Thời gian

Hệ điều hành đã biết.

Thời gian ước lượng trong các cuộc gọi hệ thống

Xác minh

Người phát triển

7.4.3. Các phép đánh giá tuân thủ của tính hiệu quả

Các phép đánh giá tuân thủ trong liên quan đến tính hiệu quả chỉ th một bộ các thuộc tính để ước lượng khả năng của sản phẩm phần mềm tuân theo các điều khoản như tiêu chuẩn, quy ước hay quy định của tổ chức người sử dụng trong mối quan hệ với tính hiệu quả.

Bảng 17 – Bng các phép đánh giá tuân thủ của tính hiệu quả

Các phép đánh giá tuân thủ của tính hiệu quả trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tuân thủ của tính hiệu quả

Tính hiệu quả của sản phẩm tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và quy ước áp dụng như thế nào?

Đếm số các điều khoản yêu cầu tuân thủ đã được đáp ứng và so sánh với số điều khoản yêu cầu tuân thủ như trong đặc tả.

X = A/B

A = Số các điều khoản thực hiện đúng liên quan tới tuân thủ của tính hiệu quả được thừa nhận trong đánh giá

B = Tổng số điều khoản phù hợp

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tuân thủ

Giá trị tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Đặc tả  của tuân thủ  các tiêu chuẩn, quy định, quy ước liên quan.

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

7.5. Các phép đánh giá khả năng bảo trì

Các phép đánh giá khả năng bảo trì trong được sử dụng để dự báo mức độ nỗ lực được yêu cầu cho việc thay đổi sản phẩm phần mềm.

7.5.1. Các phép đánh giá khả năng phân tích

Các phép đánh giá khả năng phân tích trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để dự báo nỗ lực của người bảo trì hay người sử dụng hoặc các tài nguyên tiêu tốn trong quá trình thử chẩn đoán các thiếu sót hay các nguyên nhân của sự cố, hoặc để nhận biết các phần được thay đổi trong sản phẩm phần mềm.

Bng 18 – Bng các phép đánh giá khả năng phân tích

Các phép đánh giá khả năng phân tích

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Ghi nhận hoạt động

Việc ghi lại trạng thái hệ thống được thực hiện như thế nào?

Đếm số khoản mục được ghi trong hoạt động ghi lại như được xác định và so sánh nó với số các điều khoản yêu cầu được ghi.

X = A/B

A = Tổng số các khoản mục được đăng nhập dữ liệu thực hiện như đã xác định và được thừa nhận trong soát xét.

B = Số các khoản mục dữ liệu được ghi lại được xác định trong đặc tả.

0<=X<=1

Càng gần 1 càng nhiều dữ liệu cung cấp cho ghi trạng thái hệ thống.

CHÚ THÍCH: Cần thiết chuyển đổi giá trị này về đoạn <0,1> nếu tổng kết các đặc tính.

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo soát xét.

Giá trị B lấy từ đặc tả yêu cầu

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người sử dụng

Tính sẵn sàng của chức năng chẩn đoán

Việc cung cấp các chức năng chẩn đoán được thực hiện như thế nào?

Đếm số chức năng chẩn đoán được thực hiện như được xác định và so sánh nó với số các chức năng chẩn đoán được yêu cầu trong đặc tả.

X = A/B

A = Số các chức năng chẩn đoán thực hiện như được xác định và thừa nhận trong soát xét.

B = Số các chức năng chẩn đoán được yêu cầu.

0<=X

Càng gần 1, việc thực hiện chức năng chẩn đoán càng tốt.

CHÚ THÍCH: Cần thiết chuyển đổi giá trị này về đoạn <0,1> nếu tổng kết các đặc tính.

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo soát xét.

Giá trị B lấy từ đặc tả yêu cầu

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người sử dụng

 

7.5.2. Các phép đánh giá khả năng thay đổi được

Các phép đánh giá khả năng thay đổi được trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để dự báo nỗ lực của người bảo trì hoặc người sử dụng khi thử triển khai thay đổi nhất định trong sản phẩm phần mềm.

Bng 19 – Bng các phép đánh giá khả năng thay đổi được

Các phép đánh giá khả năng thay đổi được trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Khả năng ghi nhận thay đổi

Các thay đổi so với đặc tả và các mô đun chương trình được ghi nhận đầy đủ trong mã với các dòng chú giải như thế nào?

Ghi nhận tỷ lệ của thông tin thay đổi mô đun

X = A/B

A = Số thay đổi trong các chức năng/ mô đun có chú giải thay đổi được thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số các chức năng/mô đun thay đổi từ mã gốc

0<=X<=1

X càng gần 1 càng có khả năng ghi nhận tốt.

Quản lý thay đổi 0 chỉ rằng quản lý thay đổi tồi hay rất ít thay đổi, độ ổn định cao.

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Hệ thống quản lý cấu hình

Các ghi nhận phiên bản

Các đặc tả

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Người yêu cầu

7.5.3. Các phép đánh giá tính ổn đnh

Các phép đánh giá tính ổn định trong chỉ thị một bộ các thuộc tính đ dự báo sản phẩm phần mềm có thể n định như thế nào sau bt k thay đổi nào.

Bng 20 – Bng các phép đánh giá tính ổn định

Các phép đánh giá tính ổn định trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Ảnh hưởng của thay đổi

Tần suất của ảnh hưởng ngược sau khi thay đổi như thế nào?

Đếm số ảnh hưởng ngược sau khi thay đổi phát hiện được và so sánh nó với số thay đổi được thực hiện

X = 1 – A/B

 

A = Số ảnh hưởng ngược sau khi thay đổi

B = Số thay đổi tạo ra

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo soát xét

Giá trị B lấy từ báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người bảo trì

Người phát triển

Người yêu cầu

Hạn chế ảnh hưởng của thay đổi

Ảnh hưởng của các thay đổi trên sản phẩm phần mềm lớn như thế nào?

Đếm số biến bị tác động bởi thay đổi và so sánh với tổng số biến trong sản phẩm.

CHÚ THÍCH: Các biến bị tác động là

a) Tất cả các biến trong hướng dẫn bị thay đổi.

b) Biến trong cùng hướng dẫn với biến được xác định bởi a)

X = A/B

A = Số các dữ liệu biến bị tác động bởi thay đổi, được thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số biến

0<=X<=1

Càng gần 0, càng ít ảnh hưởng của thay đổi

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Giá trị A lấy từ báo cáo soát xét

Giá trị B lấy từ báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người bảo trì

Người phát triển

Người yêu cầu

7.5.4. Các phép đánh giá khả năng kiểm tra

Các phép đánh giá khả năng kiểm tra chỉ thị một bộ các thuộc tính để dự báo số lượng các chức năng trợ giúp kiểm tra tự động được thiết kế và triển khai được cài sẵn trong sản phẩm phần mềm.

Bng 21 – Bng các phép đánh giá khả năng kiểm tra

Các phép đánh giá khả năng kiểm tra trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tính hoàn thiện của chức năng kiểm tra cài sẵn

Khả năng kiểm tra cài sẵn hoàn thiện như thế nào?

Đếm số các chức năng kiểm tra cài sẵn được thực hiện như đã xác định và so sánh với số chức năng kiểm tra cài sẵn trong yêu cầu

X = A/B

A = Số chức năng kiểm tra cài sẵn được thực hiện như đã xác định và thừa nhận trong soát xét

B = Số các chức năng kiểm tra cài sẵn được yêu cầu

0<=X<=1

Càng gần 1 càng hoàn thiện

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Giá trị A lấy từ tài liệu soát xét

Giá trị B lấy từ các yêu cầu hoặc tài liệu thiết kế

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Người yêu cầu

Mức tự chủ của khả năng kiểm tra

Phần mềm có thể được kiểm tra độc lập như thế nào?

Đếm số phụ thuộc vào các hệ thống khác cho kiểm tra đã được mô phỏng với các gốc và so sánh với tổng số phụ thuộc kiểm tra vào hệ thống khác

X = A/B

A = Số phụ thuộc vào hệ thống khác cho kiểm tra đã được mô phỏng với các gốc

B = Tổng số kiểm tra phụ thuộc kiểm tra vào hệ thống khác

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Giá trị A lấy từ tài liệu soát xét

Giá trị B lấy từ các yêu cầu hoặc tài liệu thiết kế

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Người yêu cầu

Khả năng quan sát quá trình kiểm tra

Kết quả kiểm tra cài sẵn hiển thị trong suốt quá trình kiểm tra hoàn thiện như thế nào?

Đếm số điểm kiểm tra thực hiện như đã xác định và so sánh nó với số điểm kiểm tra xác định được yêu cầu theo thiết kế.

X = A/B

A = Số điểm kiểm tra thực hiện được thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số điểm kiểm tra được thiết kế

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Giá trị tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Giá trị A lấy từ tài liệu soát xét

Giá trị B lấy từ tài liệu thiết kế

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Người yêu cầu

7.5.5. Các phép đánh giá tuân thủ của khả năng bảo trì

Các phép đánh giá tuân thủ trong liên quan đến khả năng bảo trì chỉ thị một bộ các thuộc tính đ
ước lượng khả năng của sản phẩm phần mềm tuân theo các điều kho
ản như các tiêu chuẩn, quy
ước hay quy định của tổ chức người sử dụng trong mối quan hệ với khả năng bảo trì phần mềm.

Bng 22 – Bng các phép đánh giá tuân thủ của khả năng bảo trì

Các phép đánh giá tuân thủ của khả năng bảo trì

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tính tuân thủ của khả năng bảo trì

Khả năng bảo trì của sản phẩm tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và quy ước như thế nào?

Đếm số các khoản mục yêu cầu tuân thủ được đáp ứng và so sánh với số khoản mục yêu cầu tuân thủ như trong đặc tả.

X = A/B

A = Số khoản mục được thực hiện đúng liên quan tới tính tuân thủ của khả năng bảo trì được thừa nhận trong đánh giá

B = Tổng số các khoản mục tuân thủ

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tuân thủ

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Đặc tả của tuân thủ và các tiêu chuẩn, quy định, quy ước liên quan

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

7.6. Các phép đánh giá tính khả chuyển

Các phép đánh giá tính khả chuyển trong được sử dụng để dự báo tác động mà sản phẩm phần mềm có thể nhận được trong hoạt động của người triển khai hay hệ thống trong phạm vi hoạt động chuyển đổi.

7.6.1. Các phép đánh giá khả năng tương thích

Các phép đánh giá khả năng tương thích trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để dự báo nh hưởng mà sản phẩm phần mềm có thể nhận được trong nỗ lực của người sử dụng đang thử tương hợp sản phẩm phần mềm với các môi trường xác định khác nhau.

Bng 23 – Bng các phép đánh giá khả năng tương thích

Các phép đánh giá khả năng tương thích trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Khả năng tương thích của cấu trúc dữ liệu

Sản phẩm tương thích với các thay đổi của cấu trúc dữ liệu như thế nào?

Đếm số cấu trúc dữ liệu có khả năng vận hành và không bị giới hạn sau khi tương thích và so sánh nó với tổng số cấu trúc dữ liệu yêu cầu có khả năng tương thích

X = A/B

A = Số cấu trúc dữ liệu có khả năng vận hành và không bị giới hạn sau khi tương thích

B = Tổng số cấu trúc dữ liệu yêu cầu được tương thích

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Đặc tả yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Người yêu cầu

Khả năng tương thích môi trường phần cứng (khả năng tương thích với các thiết bị phần cứng và các thiết bị mạng)

Sản phẩm tương thích với thay đổi môi trường liên quan tới phần cứng như thế nào?

Đếm số các chức năng thực hiện có khả năng đạt được các kết quả yêu cầu trong nhiều môi trường phần cứng nhất định như đã xác định và so sánh với số các chức năng với các yêu cầu khả năng tương thích môi trường phần cứng.

X = A/B

A = Số các chức năng thực hiện có khả năng đạt được các kết quả yêu cầu trong nhiều môi trường phần cứng nhất định như đã xác định và thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số các chức năng với các yêu cầu khả năng tương thích môi trường phần cứng

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Đặc tả yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Người yêu cầu

Khả năng tương thích môi trường tổ chức

(khả năng tương thích tổ chức tới cơ sở hạ tầng của tổ chức)

Sản phẩm tương thích với việc thay đổi của tổ chức như thế nào?

Đếm số chức năng thực hiện có khả năng đạt được kết quả yêu cầu trong nhiều môi trường tổ chức và doanh nghiệp nhất định như đã xác định và so sánh nó với số chức năng với các yêu cầu khả năng tương thích môi trường tổ chức

X = A/B

A = Số các chức năng thực hiện có khả năng đạt được các kết quả yêu cầu trong nhiều môi trường tổ chức và doanh nghiệp nhất định như đã xác định, và thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số chức năng với các yêu cầu khả năng tương thích môi trường tổ chức

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Đặc tả yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Người yêu cầu

Tính thân thiện với người sử dụng

Thực hiện vận hành thông suốt trên sản phẩm dễ dàng như thế nào?

Đếm số các chức năng thực hiện có khả năng hỗ trợ tương thích dễ dàng bởi người sử dụng như đã xác định và so sánh nó với số các chức năng với yêu cầu khả năng dễ tương thích

X = A/B

A = Số các chức năng hỗ trợ tính dễ tương thích bởi người sử dụng như đã xác định và thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số các chức năng với yêu cầu khả năng dễ tương thích

0<=X<=1

Càng gần 1 càng thân thiện

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Đặc tả yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Người yêu cầu

Khả năng tương thích với môi trường phần mềm hệ thống (tương thích với hệ điều hành, phần mềm mạng và phần mềm ứng dụng đồng vận hành)

Sản phẩm tương thích với các phần mềm hệ thống liên quan tới các thay đổi môi trường như thế nào?

Đếm số các chức năng thực hiện có khả năng đạt được kết quả yêu cầu trong nhiều môi trường phần mềm hệ thống như đã xác định và so sánh nó với số các chức năng với các yêu cầu khả năng tương thích môi trường phần mềm hệ thống.

X = A/B

A = Số các chức năng thực hiện có khả năng đạt được kết quả yêu cầu trong nhiều môi trường phần mềm hệ thống như đã xác định và được thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số các chức năng với các yêu cầu khả năng tương thích môi trường phần mềm hệ thống

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Đặc tả yêu cầu

Thiết kế

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người bảo trì

Người yêu cầu

7.6.2. Các phép đánh giá khả năng cài đặt phần mềm

Các phép đánh giá khả năng cài đặt trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để dự báo ảnh hưởng mà sản phẩm phần mềm có th nhận được trong nỗ lực của người sử dụng đang thử cài đặt sản phm phần mềm với các môi trường xác định khác nhau.

Bng 24 – Bng các phép đánh giá khả năng cài đặt phần mềm

Các phép đánh giá khả năng cài đặt trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tính dễ dàng thiết lập lại

Lặp lại hoạt động thiết lập dễ dàng như thế nào?

Đếm số vận hành thiết lập lại được thực hiện và so sánh nó với số vận hành thiết lập lại yêu cầu

X = A/B

A = Số vận hành thiết lập lại được thực hiện, và được thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số vận hành thiết lập lại theo yêu cầu

0<=X<=1

Càng gần 1 càng dễ dàng

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Báo cáo soát xét

6.5  Xác nhận

Người phát triển

Công việc cài đặt

Mức độ nỗ lực yêu cầu để cài đặt là thế nào?

Đếm số các bước tự động cài đặt được thực hiện và so sánh nó với số bước cài đặt bắt buộc

X = A/B

A = Số bước tự động cài đặt được thực hiện, và được thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số các bước cài đặt yêu cầu

CHÚ THÍCH: Bắt buộc, tức là số cửa sổ/lệnh/ vận hành bằng tay để đạt được vận hành mục tiêu.

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Báo cáo soát xét

6.5  Xác nhận

Người phát triển

Khả năng linh hoạt cài đặt

Khả năng cài đặt linh hoạt và tùy chỉnh như thế nào?

Đếm số vận hành cài đặt tùy chỉnh được thực hiện như đã xác định và so sánh nó với số vận hành cài đặt với các yêu cầu khả năng tùy chỉnh.

X = A/B

A = Số vận hành cài đặt tùy chỉnh được thực hiện như đã xác định và thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số vận hành cài đặt có khả năng tùy chỉnh yêu cầu

0<=X<=1

Càng gần 1 càng dễ linh hoạt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Báo cáo soát xét

6.5  Xác nhận

Người phát triển

7.6.3. Các phép đánh giá khả năng cùng tồn tại

Các phép đánh giá khả năng cùng tồn tại trong chỉ thị một bộ các thuộc tính đ dự báo ảnh hưởng sản phẩm phần mềm có thể nhận được khi chia sẻ cùng các tài nguyên phần cứng vận hành với các phần mềm khác.

Bng 25 – Bng các phép đánh giá khả năng cùng tồn tại

Các phép đánh giá khả năng cùng tồn tại trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tính sẵn sàng cùng tồn tại

Sản phẩm chia sẻ môi trường của nó với các sản phẩm khác mà không có ảnh hưởng ngược lên sản phẩm khác mềm dẻo như thế nào?

Đếm số các thực thể sản phẩm có khả năng cùng tồn tại như đã xác định và so sánh nó với số thực thể trong môi trường sản xuất yêu cầu tồn tại

X = A/B

A = Số các thực thể sản phẩm có khả năng cùng tồn tại như đã xác định

B = Số thực thể trong môi trường sản xuất yêu cầu tồn tại

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Đặc tả yêu cầu

Báo cáo soát xét

Báo cáo kiểm tra

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

Người bảo trì

7.6.4. Các phép đánh giá khả năng thay thế

Các phép đánh giá khả năng thay thế trong chỉ thị một bộ các thuộc tính để dự báo ảnh hưởng sản phẩm phần mềm có thể nhận được trong nỗ lực của người sử dụng thử sử dụng phần mềm thay thế phần mềm xác đnh khác trong môi trường và ngữ cảnh sử dụng xác định.

Bảng 26 – Bảng các phép đánh giá khả năng thay thế

Các phép đánh giá khả năng thay thế trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Sử dụng liên tục dữ liệu

Lượng dữ liệu gốc vẫn không thay đổi sau khi thay thế bằng sản phẩm này là bao nhiêu?

Đếm số mục dữ liệu tiếp tục được sử dụng sau khi thay thế như đã xác định và so sánh nó với tổng số mục dữ liệu yêu cầu được sử dụng từ dữ liệu cũ sau khi thay thế phần mềm

X = A/B

A = Số mục dữ liệu tiếp tục được sử dụng như đã xác định sau khi thay thế, được thừa nhận trong đánh giá

B = Số mục dữ liệu cũ yêu cầu được sử dụng từ phần mềm cũ

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Báo cáo kiểm tra

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

Người bảo trì

Tính bao hàm của chức năng

Số lượng các chức năng không thay đổi là bao nhiêu?

Đếm số các chức năng bao gồm trong phần mềm mới tạo ra các kết quả tương tự và so sánh nó với số chức năng trong phần mềm cũ.

X = A/B

A = Số các chức năng bao gồm trong phần mềm mới tạo ra kết quả tương tự, được thừa nhận trong soát xét

B = Tổng số các chức năng trong phần mềm cũ

0<=X<=1

Càng gần 1 càng tốt

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Báo cáo kiểm tra

Xác minh

Soát xét chung

Người yêu cầu

Người phát triển

Người bảo trì

7.6.5. Bảng các phép đánh giá tuân thủ của tính khả chuyển

Các phép đánh giá tuân thủ trong liên quan đến tính khả chuyển chỉ thị một bộ các thuộc tính để ước lượng khả năng sản phẩm phần mềm tuân theo các điều khoản như các tiêu chuẩn, quy ước hay quy định của tổ chức người sử dụng trong mối quan hệ với tính khả chuyển.

Bảng 27 – Bảng các phép đánh giá tuân thủ của tính khả chuyển

Các phép đánh giá tuân thủ của tính khả chuyển trong

Tên phép đánh giá

Mục đích của phép đánh giá

Phương pháp áp dụng

Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu

Chuyển đổi giá trị đo

Loại thang đánh giá

Loại phép đo

Đầu vào cho phép đo

Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP

Đối tượng sử dụng

Tuân thủ của tính khả chuyển

Tính khả chuyển của sản phẩm tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy ước như thế nào?

Đếm số khoản mục yêu cầu tuân thủ được đáp ứng và so sánh với số khoản mục yêu cầu tuân thủ như trong đặc tả.

X = A/B

A = Số khoản mục thực hiện đúng liên quan tới tuân thủ của tính khả chuyển, được thừa nhận trong đánh giá

B = Tổng số khoản mục tuân thủ

0<=X<=1

Càng gần 1 càng hoàn thiện

Tuyệt đối

X = Số đếm/Số đếm

A = Số đếm

B = Số đếm

Đặc tả của tuân thủ và các tiêu chuẩn, quy định, quy ước liên quan

Thiết kế

Mã nguồn

Báo cáo soát xét

Xác minh

Soát xét chung

Người phát triển

Người yêu cầu

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI SỬ DỤNG CÁC PHÉP ĐÁNH GIÁ

Xem Phụ lục A, TCVN 8702:2011.

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

SỬ DỤNG CÁC PHÉP ĐÁNH GIÁ NGOÀI, TRONG VÀ CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG (VÍ DỤ KHUNG)

Xem Phụ lục B, TCVN 8702:2011.

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

GIẢI THÍCH CHI TIẾT CÁC LOẠI THANG ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC LOẠI PHÉP ĐO

Xem Phụ lục C, TCVN 8702:2011.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO/IEC 9126-1:2001 – Software engineering – Product quality – Part 1: Quality model.

[2] ISO/IEC 9126-3:2003 – Software engineering – Product quality – Part 3 – Internal metrics

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Ký hiệu và thuật ngữ

5. Sử dụng các phép đánh giá phần mềm

6. Đọc và sử dụng các bảng phép đánh giá

7. Bảng các phép đánh giá

7.1. Các phép đánh giá chức năng

7.1.1. Các phép đánh giá tính phù hợp

7.1.2. Các phép đánh giá tính chính xác

7.1.3. Các phép đánh giá khả năng tương tác

7.1.4. Các phép đánh giá tính an toàn

7.1.5. Các phép đánh giá tuân th chức năng

7.2. Các phép đánh giá tính tin cậy

7.2.1. Các phép đánh giá tính hoàn thiện

7.2.2. Các phép đánh giá khả năng chịu lỗi

7.2.3. Các phép đánh giá khả năng phục hồi

7.2.4. Các phép đánh giá tuân thủ của tính tin cậy

7.3. Các phép đánh giá tính khả dụng

7.3.1. Các phép đánh giá tính dễ hiểu

7.3.2. Các phép đánh giá khả năng dễ học

7.3.3. Các phép đánh giá khả năng vận hành

7.3.4. Các phép đánh giá tính hấp dẫn

7.3.5. Các phép đánh giá tuân thủ của tính khả dụng

7.4. Các phép đánh giá tính hiệu quả

7.4.1. Các phép đánh giá thời gian hoạt động

7.4.2. Các phép đánh giá sử dụng tài nguyên

7.4.3. Các phép đánh giá tuân thủ của tính hiệu quả

7.5. Các phép đánh giá khả năng bảo trì

7.5.1. Các phép đánh giá khả năng phân tích

7.5.2. Các phép đánh giá khả năng thay đổi được

7.5.3. Các phép đánh giá tính ổn định

7.5.4. Các phép đánh giá khả năng kiểm tra

7.5.5. Các phép đánh giá tuân thủ của khả năng bảo trì

7.6. Các phép đánh giá tính kh chuyển

7.6.1. Các phép đánh giá khả năng tương thích

7.6.2. Các phép đánh giá khả năng cài đặt phần mềm

7.6.3. Các phép đánh giá khả năng cùng tn tại

7.6.4. Các phép đánh giá khả năng thay thế

7.6.5. Bng các phép đánh giá tuân thủ của tính khả chuyển

Phụ lục A (Tham khảo) Các vấn đề cần quan tâm khi sử dụng các phép đánh giá

Phụ lục B (Tham khảo) Sử dụng các phép đánh giá ngoài, trong và cht lượng sử dụng (ví dụ khung)

Phụ lục C (Tham khảo) Giải thích chi tiết các loại thang đánh giá và các loại phép đo

Thư mục tài liệu tham khảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *