Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9252:2012

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN9252:2012
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9252:2012 về Hộp bảo quản tài liệu lưu trữ


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9252 : 2012

HỘP BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

Boxs for preservation of archival records

Lời nói đầu

TCVN 9252:2012 được chuyển đổi từ TCN 02:2002 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chun và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Ngh định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 ca Chính ph quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chun kỹ thuật.

TCVN 9252:2012 do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước biên soạn, Bộ Nội Vụ đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HỘP BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

Boxs for preservation of archival records

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hộp bảo quản tài liệu lưu trữ làm từ cáctông dùng trong lưu trữ lịch sử, lưu trữ hiện hành và trong hoạt động lưu trữ của các cơ quan, tổ chức.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1270:2008 (ISO 536:1995), Giy và cáctông Xác định định lượng.

TCVN 1867:2011 (ISO 287:2009), Giấy và cáctông – Xác định độ ẩm – Phương pháp sy khô.

TCVN 3649:2007 (ISO 186:2002), Giấy và cáctông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

TCVN 3652:2007 (ISO 534:2005), Giấy và cáctông – Xác định độ dày, khối lượng riêng và thể tích rng.

TCVN 3980:2001 (ISO 9184:1990), Giấy, cáctông và bột giấy – Phân tích thành phần xơ sợi.

TCVN 6725:2007 (ISO 187:1990), Giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chun để điều hòa và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hoà mẫu.

TCVN 7066-1:2008 (ISO 6588-1:2005), Giấy, cáctông và bột giấy – Xác định pH nước chiết – Phần 1: Phương pháp chiết lạnh.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cu đi với bột giy sản xut cáctông làm hộp bảo quản tài liệu lưu trữ

Cáctông dùng đ sản xuất hộp bảo quản tài liệu lưu trữ phải được làm từ bột giấy hoá học, gồm bột giấy nguyên thuỷ, bột giấy tái chế hoặc hỗn hợp của cả hai loại bột giấy này.

3.2. Yêu cu đối với cáctông sn xuất hộp bảo qun tài liệu lưu trữ

Cáctông dùng để sn xuất hộp bảo quản tài liệu lưu trữ phải đáp ứng các yêu cầu quy đnh trong Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cu đi vi cáctông nguyên liệu

Ch tiêu

Mức

Định lượng, g/m2, không nh hơn

1 300

Độ dầy, mm, không nhỏ hơn

1,5

pH nước chiết, không nhỏ hơn

6,0

Độ m, %

10 ± 2

3.3. Yêu cu đối với hộp bo quản tài liệu lưu trữ

3.3.1. Ngoại quan

Bề mặt hộp phải nhẵn mịn, không có các vết xước, không có các xơ sợi bám dính.

Các mép gấp của hộp phải phẳng, không bị gẫy. Các góc hộp phải vuông vắn và khít khi hộp được đậy kín.

3.3.2. Kích thước và cu tạo

Hộp bảo quản tài liệu lưu trữ có kích thước là 350 mm x 250 mm x 125 mm với sai số ± 2 mm.

Hộp bảo quản tài liệu lưu trữ có dạng hình hộp chữ nhật, nắp m theo chiều rộng của hộp, nắp có dây buộc, khuy hộp phải được làm từ vật liệu không ăn mòn, dầy 3 mm (xem Hình 1 và Hình 2). Nắp hộp m ra có chiều dài là 129 mm.

mỗi cạnh bên ca hộp, cách nắp hộp khoảng 50 mm và cách mặt trên 30 mm có 01 lỗ hình tròn với đường kính 30 mm để tạo sự thông thoáng.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp tài liệu lưu trữ có kích thước khác kích thước A4 thì có thể thay đổi kích thước ca hộp bảo quản tài liệu lưu trữ cho phù hợp.

3.3.3. Độ bn nén

Khi thử theo phương pháp nêu tại 4.10 hộp phải chịu được lực nén ép tối thiểu là 2 000 N mà không b hỏng hoặc biến dạng.

Kích thước tính bng milimét

CHÚ DẪN

1          mặt trên

2          mt dưới

3          cạnh bên

4          nắp hộp

5          khuy hộp

Hình 1 – Ví dụ minh họa hộp bảo quản tài liu lưu trữ có khuy cài bên cạnh

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

 

1          mặt trên

2          mt dưới

3          cạnh bên

4          nắp hộp

5          khuy hộp

Hình 2 – Ví dụ minh họa hộp bảo qun tài liệu lưu trữ có khuy cài ở mặt trên

4. Phương pháp thử

4.1. Ngoại quan

Kim tra ngoại quan bằng mắt thường.

4.2. Kích thước

Kiểm tra kích thước bằng các dụng cụ đo thông dụng có độ chính xác đến ± 1 mm.

4.3. Lấy mẫu

Theo TCVN 3649 (ISO 186).

4.4. Điều hoà mẫu

Theo TCVN 6725 (ISO 187).

4.5. Phân tích thành phần xơ sợi

Theo TCVN 3980 (ISO 9184).

4.6. Đnh lượng

Thử theo TCVN 1270 (ISO 536).

4.7. Độ dầy

Thử theo TCVN 3652 (ISO 534).

4.8. pH nước chiết

Thử theo TCVN 7066-1 (ISO 6588-1).

4.9. Độ m

Thử theo TCVN 1867 (ISO 287).

4.10. Độ bền nén hộp

4.10.1. Nguyên tắc

Hộp mẫu thử được đưa vào thiết b thử nén và chịu nén ép với tốc độ không đổi cho đến khi b biến dạng. Ghi lại lực nén ép lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi bị biến dạng.

4.10.2. Thiết b, dụng cụ

Thiết b thử nén, có khả năng chuyển động đầu nén với tốc độ không đi thông qua một cặp tấm phẳng song song, trong đó tấm phẳng ở dưới c định và tấm phẳng trên chuyển động. Kích thước của các tm phẳng phải lớn hơn kích thước tương ứng ca mẫu.

Thiết bị có khả năng ghi lại lực tác dụng cần thiết đ làm biến dạng mẫu với độ chính xác theo yêu cầu.

4.10.3. Mu thử

Chun bị ba hộp nguyên vẹn giống như khi được cung cấp làm mẫu thử.

4.10.4. Điu hoà mẫu

Mu thử phải được điều hoà ở nhiệt độ (27 ± 2) °C trong ít nhất 24 h trước khi tiến hành phép thử.

4.10.5. Cách tiến hành

Đặt thiết bị thử tốc độ nén 100 mm/min. Sau đó đưa mẫu thử đã được điều hoà theo 4.10.4 vào thiết bị thử và tiến hành nén đến khi mẫu bị biến dạng. Ghi lại giá trị lực lớn nht của từng mẫu thử.

Tiến hành thử ba mẫu, kết quả thử là giá trị trung bình cộng của ba giá trị lực nén lớn nhất tương ứng của ba mẫu.

5. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản

5.1. Ghi nhãn

Mỗi hộp bo quản tài liệu lưu trữ phải có nhãn ghi trực tiếp trên hộp hoặc đính kèm với ít nhất các nội dung sau:

– Tên sản phẩm;

– Thông tin về nhà sn xut hoặc nhà phân phối;

– Kích thước;

– Số hiệu tiêu chuẩn này;

– Ngày sn xuất.

5.2. Bao gói

Hộp bảo quản tài liệu lưu trữ có thể bao gói trong các thùng cáctông, có thể xếp chng các hộp lên nhau nhưng không được làm bẹp hộp

5.3. Vận chuyển

Hộp bảo quản tài liệu lưu trữ có th được vận chuyển bằng tất cả các phương tiện thích hợp. Khi vận chuyển bốc xếp tránh va đập mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng của hộp.

5.4. Bảo quản

Hộp bảo qun tài liệu lưu trữ phải được bảo quản trong kho có mái che tránh tác động trực tiếp của mưa, nắng. Hộp có thể được xếp trên giá cách sàn và tường một khoảng cách thích hợp để không làm hộp bị ẩm, ảnh hưng đến chất lượng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *