Tiêu chuẩn ngành 64TCN122:2000

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 64TCN122:2000
  • Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 22/03/2001
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 64 TCN 122:2000 Ắc quy xe gắn máy – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử


TIÊU CHUẨN NGÀNH

64 TCN 122-2000 ẮC QUY XE GẮN MÁY YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại ắc quy chì dùng cho mục đích khởi động, thắp sáng và đánh lửa các loại xe gắn máy.

2. Tiêu chuẩn tham khảo

2.1. JIS D 5302: Lead-axit for motorcycle

2.2 TCVN 4472-1993: ắc quy chì khởi động    

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ và định nghĩa được hiểu như sau:

3.1. Điện thế danh định: điện thế danh nghĩa của ắc quy, tính bằng V

3.2. Dung lượng danh định: Dung lượng danh định C10, được tính bằng cách nhân cường độ dòng điện phóng theo chế độ 10 giờ với thời gian phóng điện đo được tính bằng giờ khi ắc quy phóng điện đến điện thế cuối.

                                    C10 = I10 . 10 (Ah)

Trong đó:

C10: là dung lượng danh định theo chế độ phóng điện 10 giờ, tính bằng Ah.

I10: là cường độ phóng theo chế độ 10 giờ, tính bằng A.

                                                C10

                                    I10 = ——–

                                                 10

3.3. Điện thế cuối: là điện thế đo ở thời điểm kết thúc phóng điện.

3.4. ắc quy nạp no: ắc quy được nạp theo chế độ In=0,1 C10A cho đến khi điện thế ngăn đạt 2,4V thì giảm xuống 0,05 C10A cho đến khi nạp no thì dừng nạp, ắc quy được coi như nạp no nếu 3 giờ nạp liên tục, điện thế bình ắc quy và tỷ trọng điện dịch không thay đổi (có tính đến sự thay đổi nhiệt độ).

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Bình ắc quy phải đảm bảo gắn kín không thoát hơi ở quanh chân đầu điện cực và quanh nắp, phải chịu được áp suất chênh lệch với môi trường một lượng là 21kPa ( 1,33kPa (160 ( 10) mmHg trong thời gian từ 3-5 giây.

4.2. Khi đặt nghiêng bình ắc quy một góc 45( so với vị trí làm việc, điện dịch không được chảy ra ngoài.

4.3. Vỏ ắc quy và nắp nhựa phải chịu được axit và chịu được  sự thay đổi nhiệt độ từ -18(C ( 60(. Khi đến nhiệt độ thay đổi ở khoảng nhiệt độ trên vỏ ắc quy và nắp nhựa không được biến dạng, rạn nứt hoặc bong làm điện dịch chảy ra ngoài.

4.4. Khả năng khởi động ban đầu

Khả năng khởi động ban đầu của ắc quy phải đảm bảo được thông số theo bảng 1

Bảng 1

 

 

 

ắc quy

Dòng điện phóng khởi động Ip, A

Thời gian tối thiểu kết thúc khởi động, giây

Điện thế đầu ra, V

Sau 5 giây từ lúc bắt đầu phóng

Điện thế cuối

Loại

bình 6V

Loại

bình 12V

Loại

bình 6V

Loại

bình 12V

Trong vòng 60 ngày kể từ khi sản xuất

8 C10

30

4.5

9

3

6

Lưu 1 năm

8 C10

30

4.25

8.5

3

6

 

4.5. Dung lượng của ắc quy

Dung lượng được  xác định theo chế độ phóng điện 10 giờ với dòng điện liên tục không đổi Ip = 0,1 C10A và nhiệt độ điện dịch trước khi phóng không quá 27(C ( 5(C. Bình ắc quy phải ngừng phóng điện khi điện thế ở hai đầu điện cực giảm đến điện thế cuối 10,5V đối với ắc quy 12V và 5,25V đối với ắc quy 6V.

Cho phép ắc quy phóng điện ở nhiệt độ 27(C ( 5(C. Kết quả phải quy về dung lượng ở nhiệt độ 27(C. Nếu ở nhiệt độ khác thì quy về nhiệt độ 27(C:

                                    D27 = Dt + 0,0007 (t-27)

Trong đó:

D27: là tỷ trọng của axit ở 27(C

Dt: là tỷ trọng của axit ở nhiệt độ t

0,0007: là hệ số tăng giảm do thay đổi nhiệt độ

t: là nhiệt độ thực đo của axit.

ắc quy sau khi kiểm tra phải có dung lượng đạt ít nhất 95% dung lượng danh định từ 1 cho đến 3 chu kỳ đầu.

4.6. Khả năng phóng điện khởi động của ắc quy

Khả năng phóng điện khởi động được  xác định bằng khả năng phóng điện với dòng Ip = 8 C10A. Các thông số của ắc quy phải đạt như quy định trong bảng 2.

 

Bảng 2

 

Nhiệt độ trước khi phóng điện không quá, 0(C

Thời gian tối thiểu kết thúc khởi động, giây

Dòng điện phóng khởi

động

Ip, A

Điện thế đầu ra, V

Sau 5 giây từ lúc bắt đầu phóng

Điện thế cuối

Loại

bình 6V

Loại

bình 12V

Loại

bình 6V

Loại

bình 12V

0(C ( 2(C

30

8 C10

4.25

8.5

3

6

 

4.7. Khả năng chịu rung động

Bình ắc quy khi đưa lên máy rung động có tần số 22Hz ( 2Hz, có gia tốc là 6g (g: là gia tốc trọng trường = 9,8 m/giây2), sau 3 giờ rung động liên tục bình không nứt và phóng điện đạt được theo thông số của bảng 2 nhưng ở nhiệt độ 27(C ( 5(C.

4.8. Khả năng nhận nạp điện

Khả năng nhận nạp điện của ắc quy được xác định bằng dòng điện nạp. Bình ắc quy mới chưa qua sử dụng sau khi nạp no, phóng điện 5 giờ với Ip=0,1C10A, sau đó nạp với điện thế 7,2V (đối với bình 6V) và 14,4V (đối với bình 12V), trong vòng 10 phút dòng điện nạp không nhỏ hơn I10A.

4.9. Khả năng chịu được quá nạp của ắc quy

Bình ắc quy phải chịu được quá nạp bằng dòng điện liên tục không đổi In=0,1C10A trong 100 giờ với 4 chu kỳ liên tục. Sau mỗi chu kỳ nạp 100 giờ để hở mạch 68 giờ và phóng kiểm tra bằng dòng điện Ip = 8 C10A ở nhiệt độ 40(C ( 2(C và phải đạt theo quy định ở bảng 2, chỉ tiêu này có thể dùng để thay cho chỉ tiêu 4.11 khi không đủ điều kiện kiểm tra chỉ tiêu thuổi thọ.

4.10. Độ tự phóng điện (tổn thất dung lượng của bình ắc quy)

Độ tự phóng điện của bình ắc quy so với dung lượng danh định sau 14 ngày đêm không giảm quá 14%.

4.11. Tuổi thọ của ắc quy:

Tuổi thọ của ắc quy được tính theo chu kỳ phóng nạp điện, phải đạt thấp nhất 200 chu kỳ theo phép thử trong tiêu chuẩn.

5. Phương pháp thử

5.1. Môi trường và dụng cụ kiểm tra

5.1.1. Môi trường kiểm tra: Kiểm tra bình thường ở điều kiện nhiệt độ 27(C ( 5(C, độ ẩm tương đối 25-85%.

5.1.2. Dụng cụ kiểm tra:

Máy phóng nạp, khởi động.

Amper kế chính xác 0,5% giá trị đo. Đối với dòng khởi động lớn cấp chính xác không thấp hơn 1% giá trị đo (0(70A).

Vốn kế cấp chính xác 0,5V

Máy rung động có tần số 22Hz ( 2Hz, có gia tốc là 6g (g: là gia tốc trọng trường = 9,8 m/giây2).

Máy làm lạnh đến nhiệt độ -18(C.

Nhiệt kế loại 0(C đến 100(C chính xác 1(C.

Tỷ trọng kế loại 1,1(1,3, độ chính xác 0,05.

Đồng hồ bấm giây

Các thước đo độ dài, chính xác tới 0,5 mm

5.2. Kiểm tra tỷ trọng điện dịch

Dùng tỷ trọng kế để đo tỷ trọng điện dịch

ắc quy được nạp no thì dừng nạp. Tỷ trọng điện dịch ở nhiệt độ 25(C đối với bình ắc quy tích điện khô đã được  nạp no là d = 1,28 ( 0,01.

5.3. Kiểm tra độ kín của bình ắc quy

5.3.1. Khi chưa rót điện dịch

Dùng bơm hút ra hoặc bơm vào để áp suất trong bình chênh lệch với áp suất bên ngoài 21kPa ( 1,33 kPa (160 ( 10 mmHg). Quan sát trong thời gian 3 giây ( 5 giây xem áp suất giữ ổn định hay không nếu áp lực không thay đổi là đạt. Kiểm tra từng ngăn đơn của bình.

5.3.2. Khi có điện dịch

Đổ điện dịch ắc quy đến vạch quy định (điện dịch ngập điểm trên của tấm cực 15mm). Đậy  chặt nút lại, lau khô mặt bình. Nghiêng 4 mặt bình ắc quy một góc 45(C so với mặt phẳng, để trong 5phút, quan sát hiện tượng rò rỉ điện dịch trên mặt bình, nếu xuất hiện điện dịch thì không đạt.

5.4. Kiểm tra tính chịu nhiệt của nhựa gắn nắp bình

Khi thử tính chịu nhiệt của nhựa gắn nắp bình không được đổ điện dịch vào bình ắc quy.

Tháo nút, cho ắc quy vào tủ sấy, đưa nhiệt độ tăng lên 60(C, để nghiêng ắc quy một góc 45(C và giữ ở nhiệt độ đó trong 6 giờ. Sau đó lấy ra quan sát nhựa gắn nắp bình ắc quy phải không bị chảy hay biến dạng, đường dán vỏ nắp không hở hoặc vênh.

Trước khi thử lạnh bình ắc quy phải được đưa về nhiệt độ phòng sau đó bình ắc quy được đưa vào buồng lạnh ở nhiệt độ -18(C trong vòng 6 giờ, sau đó lại đưa lên 20(C , quan sát bề mặt nắp nhựa ắc quy và thử lại độ kín theo điều 5.3. Nếu ắc quy vẫn kín coi như thỏa mãn.

Các bình ắc quy đã thử chỉ tiêu này không cho phép khởi động ban đầu theo điều 4.4 nữa.

5.5. Kiểm tra khả năng khởi động ban đầu của ắc quy tích điện khô

Đổ dung dich axit với tỷ trọng d = 1,28 ( 0,01 vào ắc quy tích điện khô, để ổn định trong 1 giờ, giảm nhiệt độ xuống 27(C ( 5(C, phóng điện khởi động bằng dòng điện Ip=8C10A trên máy khởi động cho đến khi điện thế cuối theo các thông số kỹ thuật trong bảng 1.

5.6. Kiểm tra dung lượng của ắc quy

ắc quy sau khi thử khả năng khởi động, được nạp no sẽ tiến hành điều chỉnh tỷ trọng của điện dịch trong các ngăn theo điều 5.2

Để ổn định ắc quy từ 2 ( 8 giờ sau khi nạp no, phóng với dòng điện Ip=0,1 C10A. Cứ 30 phút kiểm tra nhiệt độ, tỷ trọng và điện thế một lần. Khi điện thế ở đầu điện cực giảm xuống 5,4V (đối với ắc quy 6V) hoặc 10,8V (đối với ắc quy 12V), thì cứ 15 phút phải kiểm tra một lần cho đến lúc điện thế giảm xuống 5,25V (đối với ắc quy 6V) hoặc 10,5V (đối với ắc quy 12V) thì ngừng.

Dung lượng của bình ắc quy Ct, tính bằng ampe giờ (Ah) theo công thức:

                                    Ct = I10.T

Trong đó:

T: thời gian phóng điện liên tục (tính bằng giờ) kể từ khi phóng điện đến khi điện thế 2 đầu điện cực bằng 5,25V (đối với ắc quy 6V) hoặc 10,5V (đối với ắc quy 12V).

Kết quả được quy về dung lượng ở nhiệt độ 27(C theo công thức:

                                                       Ct

                                    C270 = ————–

                                                1+0,01(t-27)      

Trong đó:

Ct: dung lượng thực tế đo được trong quá trình phóng điện tính theo nhiệt độ trung bình của điện dịch.

0,01: là hệ số nhiệt độ của dung lượng

t: là nhiệt độ trung bình của điện dịch trong quá trình phóng điện (C .

5.7. Kiểm tra khả năng khởi động

ắc quy sau khi kiểm tra dung lượng sẽ kiểm tra khả năng khởi động như sau:

Bình ắc quy được nạp no không quá một giờ sau khi nạp, ắc quy được đưa vào môi trường làm lạnh trong thời gian đủ để một trong các ngăn giữa đạt nhiệt độ 0(C ( 2(C. Tiến hành khởi động theo thông số quy định ở bảng 2.

5.8. Kiểm trả khả năng chịu rung động

ắc quy được  nạp no đưa lên máy rung động có tần số 22Hz(2Hz, có gia tốc là 6g (g: là gia tốc trọng trường = 9,8 m/giây2), rung động trong 3 giờ liên tục. Sau đó kiểm tra phóng khởi động với dòng điện phóng Ip=8C10A phải đạt theo quy định theo bảng 2, ở nhiệt độ 27(C ( 5(C. ắc quy qua thử rung động sẽ không qua thử nghiệm tiếp các chỉ tiêu khác nữa.

5.9. Kiểm tra khả năng nhận nạp điện

Lấy ắc quy mới sản xuất trong vòng 60 ngày, chưa tham gia các thử nghiệm khác để kiểm tra khả năng nhận nạp điện. Thử nghiệm sẽ tiến hành như sau:

ắc quy được nạp và đảm bảo các yêu cầu của điện dịch, sau đó phóng với dòng điện Ip=0,1.I10 trong 5 giờ rồi đưa về nhiệt độ 0(C (khi nhiệt độ trong các ngăn giữa đạt được 0(C) và nạp điện với điện thế 7,2V (đối với bình 6V) và 14,4V (đối với bình 12V).

Sau 10 phút ghi giá trị dòng điện nạp, dòng điện nạp không nhỏ hơn 0,1C10A.

5.10. Kiểm tra khả năng chịu được quá nạp

ắc quy được nạp liên tục bằng dòng điện nạp In=0,1C10A trong 100 giờ. Trong thời gian này ắc quy được ngâm trong bể nước để nhiệt độ điện dịch không quá 40(C ( 3(C, mức nước cách mặt ắc quy 25 mm. Hằng ngày dùng nước cất bổ sung cho các ngăn để đảm bảo đủ điện dịch.

Khi kết thúc để mạch hở 68 giờ, sau đó phóng với dòng Ip=8C10A. Ngừng phóng điện khi điện thế đầu 2 cực là 6V (đối với ắc quy 12V) và 3V (đối với ắc quy 6V). Lặp lại thao tác trên thêm 3 chu kỳ nữa. Mỗi lần phóng khởi động phải đạt theo quy định ở bảng 2.

Tất cả các ắc quy khi đã kiểm tra chỉ tiêu quá nạp sẽ không qua thử nghiệm tiếp các chỉ tiêu khác nữa.

5.11. Kiểm tra độ tự phóng điện

ắc quy sau khi thử dung lượng và phóng điện khởi động sẽ tiến hành thử độ tự phóng điện.

Bình mẫu được đưa về trạng thái nạp no. Tiếp tục kiểm tra dung lượng thêm 2 ( 3 chu kỳ theo điều 5.6. để lấy dung lượng trung bình. Sau đó ắc quy được nạp no, điều chỉnh tỷ trọng, lau khô, vặn chặt nút, để trong phòng với nhiệt độ từ 40(C ( 2(C.

Sau 14 ngày đêm đem ra đo dung lượng danh định theo điều 5.6.

Độ tự phóng của ắc quy (S) tính bằng phần trăm, theo công thức:

                                                C – C1

                                    S = ————– . 100%

                                                    C

Trong đó:

C: dung lượng trung bình của ắc quy trước khi để yên 14 ngày đêm, Ah.

C1: dung lượng của ắc quy sau khi để yên 14 ngày đêm, Ah.

5.12. Thử tuổi thọ

ắc quy thử tuổi thọ là ắc quy đã qua thử dung lượng và phóng khởi động.

ắc quy được nạp no với dòng điện nạp In=0,4C10A. Sau đó phóng với dòng điện phóng Ip=0,4C10A trong 1 giờ rồi lại tiếp tục nạp với dòng điện nạp In=0,1C10A trong 5 giờ.

Chu kỳ: 1 giờ phóng và 5 giờ nạp

Sau 24 chu kỳ, ắc quy lại được thử dung lượng theo điều 5.6. Sau khi thử dung lượng kết thúc. ắc quy lại được  nạp no và tiếp tục phép thử theo chu kỳ trên.

Số chu kỳ thử dung lượng và thử khởi động của các lần thử trước được tính vào tuổi thọ.

Phép thử tuổi thọ được coi là kết thúc khi dung lượng kiểm tra giữa các chu kỳ thử nhỏ hơn 40% dung lượng danh định.

Trong quá trình thử ắc quy chỉ được châm thêm nước cất sau khi thử kiểm tra dung lượng hoặc trước khi nạp no. ắc quy được  điều chỉnh tỷ trọng và mức điện dịch đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Bình thử luôn luôn ngâm trong bể nước, mặt nước thấp hơn mặt bình 25mm, thành bình cách thành bể tối thiểu 20mm và giữ ở nhiệt độ 40(C ( 2(C.

6. Bao gói – Ghi nhãn – Vận chuyển và bảo quản sản phẩm

6.1. Bao gói – ghi nhãn

6.1.1. Bao gói

ắc quy thành phẩm ở dạng khô, chưa có điện dịch phải đảm bảo kín (vặn chặt nút, bịt kín lỗ thông hơi), mỗi sản phẩm được để trong hộp hoặc thùng cacton cứng.

6.1.2. Ghi nhãn

Trên mỗi bình, ắc quy phải ghi rõ

Tên sản phẩm

Nhãn hiệu hàng hoá

Ký hiệu quy ước ắc quy:

+ Dung lượng danh định (Ah)

+ Điện thế danh định.

Ký hiệu đầu cực: Cực (+), cực (-), vạch mức điện dịch.

Ngày, tháng, năm sản xuất.

Trên bao bì chứa đựng ắc quy phải ghi:

Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất

Tên sản phẩm

Dung lượng danh định

Điện thế danh định

Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

6.2. Vận chuyển và bảo quản sản phẩm

ắc quy phải được  bảo quản trong nhà thoáng mát, khô ráo, không để bị nắng hay mưa trực tiếp vào. Không để ắc quy gần các nguồn nhiệt, hoá chất.

Không xếp cao quá quy định, xếp nghiêng, không chồng trực tiếp lên nhau quá năm hàng.

Không quăng, ném khi bốc vác, vận chuyển.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *