Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3848:1993 về Xe đạp – Vành do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3848-2:2007 (ISO 5775-2 : 1996, With Amendment 1: 2001) về Lốp và vành xe đạp hai bánh – Phần 2: Vành .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3848:1993 về Xe đạp – Vành do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3848 – 1993
XE ĐẠP
VÀNH
Bicycls
Wheel rims
Lời nói đầu
TCVN 3848 – 1993 thay thế cho TCVN 3848 – 1988;
TCVN 3848 – 1993 do Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 70 /QĐ ngày 23 tháng 2 năm 1993.
XE ĐẠP
VÀNH
Bicycls
Wheel rims
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT
1.1. Bề mặt vành phải nhẵn, không được có vết rạn, nứt, phân lớp, rỗ, gỉ, xước, lồi lõm. Mép các lỗ và gờ không được sắc.
1.2. Mối hàn của vành phải đảm bảo bền chắc, không được có các khuyết tật và phải được làm sạch.
1.3. Mặt cắt qua tâm vành phải đối xứng. Dung sai độ đối xứng không được lớn hơn 1mm.
1.4. Dung sai độ tròn của vành không được lớn hơn 2mm.
1.5. Dung sai độ phẳng của vành không được lớn hơn 2mm.
1.6. Độ lệch của hai gờ vành đối nhau không được lớn hơn 2mm.
1.7. Các lỗ lắp nan hoa phải cách đều nhau. Sai lệch khoảng cách lỗ nan hoa không được lớn hơn 2mm.
1.8. Vành phải cứng vững. Độ biến dạng dư của vành không được lớn hơn 2mm khi thử theo điều 2.4.
1.9. Vành bằng thép phải được mạ theo TCVN 3832-88. Vành bằng nhôm phải được đánh bóng bề mặt ngoài.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. Kiểm tra các yêu cầu bên ngoài của vành bằng mắt thường.
2.2. Kiểm tra các kích thước của vành bằng dụng cụ đo vạn năng hoặc chuyên dùng.
2.3. Kiểm tra độ cứng vững của vành được tiến hành theo chỉ dẫn trên hình vẽ.
2.4. Kiểm tra chất lượng lớp mạ theo TCVN 4392-86.
3. GHI NHÃN VÀ BAO GÓI
3.1. Trên mỗi vành phải ghi rõ dấu hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất.
3.2. Vành phải có biện pháp bao gói để chống ẩm và chống gỉ.