Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN11167-5:2015

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN11167-5:2015
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11167-5:2015 (ISO/IEC 7816-5:2004) về Thẻ định danh – Thẻ mạch tích hợp – Phần 5: Đăng ký của bên cung ứng dịch vụ


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11167-5:2015

ISO/IEC 7816-5:2004

THẺ DANH ĐỊNH – THẺ MẠCH TÍCH HỢP – PHẦN 5: ĐĂNG KÝ CỦA BÊN CUNG CẤP ỨNG DỤNG

Identification cards – Integrated circuit cards – Part 5: Registration of application providers

Lờii đầu

TCVN 11167-5:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 7816-5:2004.

TCVN 11167-5:2015 do Tiu Ban kỹ thuật tiêu chun quốc gia TCVN/JTC 1/SC 17 “Th nhận dạng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11167 (ISO/IEC 7816) Thẻ định danh – Th mạch tích hợp gồm các tiêu chuẩn sau:

– Phần 1: Thẻ tiếp xúc – Đặc tính vật lý;

– Phần 2: Thẻ tiếp xúc – Kích thước và vị trí tiếp xúc;

– Phần 3: Th tiếp xúc – Giao diện điện và giao thức truyền;

– Phần 4: Tổ chức, an ninh và lệnh trao đổi;

– Phần 5: Đăng ký của bên cung cp ứng dụng;

– Phần 6: Phần tử dữ liệu liên ngành trong trao đổi;

– Phần 7: Lệnh liên ngành đối với ngôn ngữ truy vấn thẻ có cấu trúc;

– Phần 8: Lệnh đối với hoạt động an ninh;

– Phần 9: Lệnh đối với quản lý thẻ;

– Phần 10: Tín hiệu điện và trả lời để thiết lập lại cho th đồng bộ;

– Phần 11: Xác minh cá nhân bằng phương pháp sinh trắc học;

– Phần 12: Thẻ tiếp xúc – Thủ tục vận hành và giao diện điện tử USB;

– Phần 13: Lệnh đối với quản lý ứng dụng trong môi trường đa ứng dụng;

– Phần 15: ng dụng thông tin mã hóa.

 

THẺ ĐỊNH DANH – THẺ MẠCH TÍCH HỢP – PHẦN 5: ĐĂNG KÝ CỦA BÊN CUNG CẤP ỨNG DỤNG

Identification cards – Integrated circuit cards – Part 5: Registration of application providers

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy đnh thủ tục đăng ký của bên cung cp ứng dụng và thiết lập các quyền và thủ tục nhằm đảm bảo và tối ưu hóa độ tin cậy của đăng ký này.

Chú thích 1 TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4) quy định cu trúc của mã đnh danh bên cung cp ứng dụng đã đăng ký (RID) và cách sử dụng chúng. Một mã định danh bên cung cp ứng dụng đã đăng ký (RID) bao gồm 5 byte.

Chú thích 2 Trong các RID quc tế (được ấn đnh bởi cơ quan đăng ký quốc tế), bốn byte đu được đặt là A.

Chú thích 3 Trong các RID quốc gia (được n định bởi cơ quan đăng ký quc gia), bốn byte đu được đặt là Dvà mã nước liên quan theo sau (xem Phụ lục B).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4) Thẻ định danh – Thẻ mạch tích hợp – Phần 4: T chức, an ninh và lệnh trao đổi.

3. Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt

3.1. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa được nêu trong TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4):

3.1.1. Bên cung cấp ứng dụng (application provider)

Thực thể cung cấp các thành phần tạo nên ứng dụng trong thẻ.

3.1.2. Mã định dạng bên cung cấp ứng dụng đã đăng ký (registered application provider identifier)

Phần tử dữ liệu (5 byte) định danh duy nhất một bên cung cấp ứng dụng.

3.2. Thuật ngữ viết tắt

Thuật ngữ

Tiếng Anh

Tiếng Việt

RID

Registered application provider identifier

Mã đnh danh bên cung cp ứng dụng đã đăng ký

RMG

Registration management group

Nhóm quản lý đăng ký

4. Đăng ký định danh quốc tế

4.1. Yêu cầu và thủ tục đăng ký

4.1.1. Thủ tục yêu cầu RID

Bên cung cấp ứng dụng (bao gồm các tổ chức quốc tế) phải gửi hồ sơ cho cơ quan tiêu chuẩn quốc gia liên quan (như là cơ quan tiêu chuẩn quốc gia) hoặc trong trưng hợp vắng mặt cơ quan tiêu chuẩn quốc gia thì ban thư ký ISO sẽ chịu trách nhiệm ấn định RID.

Người đăng ký phải sử dụng mẫu được nêu trong Phụ lục A. Các mẫu đăng ký luôn có sẵn theo yêu cầu từ cơ quan đăng ký, ban thư ký của nhóm quản lý đăng ký (RMG) và ban thư ký ISO chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn này.

Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hoặc ban thư ký ISO chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn này hoạt động như cơ quan bảo trợ” (xem Điều 5) đối với một yêu cầu.

4.1.2. Tiêu chí phê duyệt một đăng ký đối với RID

Yêu cầu đi với RID phải đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

a) Bên đăng ký phải là một công ty hoặc công ty con của nó vận hành theo quy tắc lập pháp cụ thể;

b) Bên đăng ký đề nghị một RID không phải là RID quốc tế (Danh mục đăng ký ‘A’). Trừ phi bên đăng ký có thể gửi hồ sơ cho nhiều RID thì tùy theo quyết định của RMG.

4.1.3. Tiêu chí từ chối một đăng ký đối với RID

Đăng ký một RID phải bị từ chối nếu tồn tại bất kỳ điều kiện nào sau đây:

a) Bên đăng ký không phải là bên cung cấp ứng dụng như được quy định trong Điều 3.1.1;

b) Bên đăng ký đề nghị một số cụ thể hoặc dành riêng trong sổ đăng ký của một số cụ thể hay có yêu cầu nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.

Chú thích Khi các trường hợp đặc biệt tồn tại thì cơ quan bảo trợ có th phê duyệt yêu cầu và chuyn tiếp yêu cầu đến cơ quan đăng ký đ ấn định một số. Tt cả các n định này phải được thông báo tới RMG bởi cơ quan bảo trợ.

4.2. Quy trình kháng cáo

4.2.1. Bộ phận kháng cáo

Khi cơ quan bảo trợ từ chối một yêu cầu thì bên đăng ký có thể kháng cáo với Ban thư ký RMG (xem Điều 6). Khi RMG từ chối một yêu cầu thì bên đăng ký có th kháng cáo với tổ chức ISO chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn này thông qua ban thư ký ISO. Bên đăng ký có thể đệ trình các yêu cầu kháng cáo mà tổ chức ISO từ chối chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn này tới ban thư ký trung tâm của ISO.

Việc kháng cáo với sự từ chối yêu cầu phải được đệ trình đến cơ quan phù hợp trong vòng 90 ngày tính từ ngày tháng trong thư từ chối.

4.2.2. Thông tin được cung cấp

Khi cơ quan bảo trợ từ chối yêu cầu thì bên đăng ký phải cung cấp thông tin sau cho cơ quan hỗ trợ việc kháng cáo có liên quan:

a) Bn tường trình về việc từ chối đang được tranh luận (xem 4.1.3) và lý do bên đăng ký tin rằng yêu cầu bị từ chối đáp ứng tiêu chí chấp thuận (xem 4.1.2).

b) Bản tường trình về trường hợp đặc biệt qua đó yêu cu cụ thể của đề nghị bị từ chối có thể được đáp ứng nhưng yêu cầu này không nằm trong th tục hiện hành và nằm ngoài tiêu chí chp thuận được nêu trong tiêu chuẩn này.

4.3. Trách nhiệm của bên đăng ký

Trách nhiệm của bên đăng ký là:

a) Tuân th hoàn toàn hệ thống đánh số trong TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4) và th tục yêu cu các RID trong tiêu chuẩn này;

b) Chuyển tiếp đến cơ quan tiêu chuẩn quốc gia mẫu đăng ký hoàn thiện (xem Phụ lục A) cùng với phí cần thiết, trong trường hợp vắng mặt cơ quan tiêu chuẩn quốc gia thì gửi đến ban thư ký ISO chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn này;

Chú thích Phí đăng ký không được hoàn lại.

c) Giữ lại mẫu đăng ký hoàn thiện có RID n định cho bên đăng ký bởi cơ quan đăng ký;

d) Thông báo cho cơ quan bảo trợ mọi sửa đổi dữ liệu liên quan đến RID đã ấn định.

5. Cơ quan bảo trợ

5.1. Điều kiện đủ để trở thành cơ quan bảo tr

Các tổ chức sau đây hoạt động như cơ quan bảo trợ trong việc xử lý yêu cầu về RID:

a) Mọi tổ chức thành viên quốc gia của ISO (hoặc cơ quan chỉ định hoạt động cho tổ chức thành viên của quốc gia); và

b) Tổ chức ISO chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn này (hoặc cơ quan chỉ định hoạt động của tổ chức ISO).

5.2. Trách nhiệm

Trách nhiệm của cơ quan bảo trợ là:

a) Hoàn toàn tuân thủ hệ thống đánh số trong TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4) và thủ tục yêu cầu của (các) RID trong tiêu chuẩn này;

b) Xử lý trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, các yêu cầu về (các) RID từ các quốc gia hoặc lĩnh vực chịu trách nhiệm;

c) Thông báo với bên đăng ký dưới dạng văn bản nhằm sắp xếp yêu cầu của họ trong vòng 30 ngày từ ngày nhận yêu cầu. Nếu b từ chối thì cơ quan bảo trợ phải báo cho bên đăng ký biết lý do;

d) Đảm bảo rằng phần A.1 của mẫu đăng ký được thực hiện đúng;

e) Xác nhận liệu bên đăng ký có RID quốc tế hay không;

f) Gửi đến cơ quan đăng ký (xem Điều 7) các yêu cầu về RID đáp ứng tiêu chí phê duyệt, cùng với phí cần thiết theo mẫu do cơ quan đăng ký xác định;

g) Thông báo với bên đăng ký số n định khi nhận được số ấn định từ cơ quan đăng ký, trả lại mẫu đăng ký hoàn thiện chứa số ấn định cho bên đăng ký, thông báo yêu cầu giữ lại mẫu đăng ký hoàn thiện như một bản ghi vĩnh cửu;

h) Từ chối các yêu cầu về số cụ th và đăng ký trước một số cụ thể hoặc mọi yêu cầu nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này hoặc phê duyệt yêu cầu và đưa ra bản sao các giấy t liên quan cho RMG xem xét khi tồn tại các trường hợp đặc biệt;

i) Đáp ứng các vấn đề chung bao trùm tiêu chuẩn này;

j) Thiết lập và duy trì hệ thống đánh số quốc gia khi cần thiết theo Phụ lục B;

k) Gửi đến cơ quan đăng ký mọi sửa đổi về dữ liệu liên quan đến RID đã ấn định.

6. Nhóm quản lý đăng ký (RMG)

6.1. Thành lập

Để quản lý hiệu quả hệ thống đăng ký cho các ứng dụng trong thẻ IC, tổ chức ISO thành lập RMG, cơ quan có thm quyền được ủy quyền để thay mặt tổ chức ISO.

RMG được hình thành như sau:

a) Đại diện của cơ quan đăng ký phải là thành viên không bỏ phiếu của RMG và phải tham gia tt c các cuộc họp;

b) Mỗi thành viên P và L của tổ chức ISO được quyền đề cử một đại biểu và một người thay thế cho RMG. Người thay thế có thể dự tất cả các cuộc họp nhưng chỉ được quyền bỏ phiếu khi đại biểu chính thức vắng mặt;

c) Người triệu tập họp của RMG và ban thư ký của RMG được đề cử từ thành viên của RMG.

6.2. Trách nhiệm

Trách nhiệm của RMG là:

a) Đảm bảo rằng các đề nghị của bên đăng ký không đáp ứng điều kiện trong Điều 4.1.2 bị từ chối và thông báo nguyên nhân từ chối, thêm nữa còn thông báo quyền kháng cáo của họ (xem 4.2);

b) Cung cấp hướng dn và li khuyên khi có yêu cầu cho mọi cơ quan tiêu chuẩn quốc gia trong việc thiết lập hệ thống đánh số quc gia;

c) Cung cấp hướng dẫn cho cơ quan bảo trợ thực hiện các trường hợp và yêu cầu đặc biệt cho các số cụ thể. Hướng dẫn này phải được quyết định bởi nghị quyết tại cuộc họp hoặc dưới dạng văn bản sau cuộc b phiếu kín;

d) Xem xét tại mỗi cuộc họp RMG thông báo quản lý đăng ký và bản tóm tắt của đăng ký về thông báo các số ban hành nhận được từ cơ quan đăng ký;

e) Cung cp hướng dẫn cho cơ quan bảo trợ để đảm bảo rằng cơ quan này tuân theo các tiêu chí đưa ra trong tiêu chuẩn này;

f) Đáp ứng tất cả các yêu cầu của cơ quan đăng ký trong vòng 60 ngày từ ngày nhận yêu cầu;

g) Xem xét đăng ký của các RID hàng năm và thông báo hoạt động của RMG đến mỗi cuộc họp của tổ chức ISO và giữa các cuộc họp khi được yêu cầu.

6.3. Thủ tục b phiếu

Các yêu cầu về việc ấn định (các) số cụ thể, hoặc mọi yêu cầu cụ thể nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này được cơ quan bảo trợ gửi đến RMG, các yêu cầu này có thể được giải quyết bằng cách bỏ phiếu tại cuộc họp hoặc bỏ phiếu kín.

Với việc phê duyệt đa số phiếu bị trả lại trong cuộc bỏ phiếu kín hoặc đa số biểu quyết trong cuộc họp, RMG có thể cho phép các yêu cầu khác thường.

Nếu cuộc bỏ phiếu kín thất bại thì phải đưa ra cuộc họp để xem xét. Nếu RMG không thể giải quyết vấn đề này tại cuộc họp thì sẽ trình lên tổ chức ISO xem xét.

Nếu yêu cầu bị từ chối thì RMG phải thông báo cho bên đăng ký dưới dạng văn bản, trong vòng 30 ngày từ ngày kết thúc cuộc bỏ phiếu kín, hoặc lá phiếu được lấy từ cuộc họp trong vòng 30 ngày từ ngày yêu cầu bị từ chối. RMG phải tuyên bố lý do về việc từ chối và thông báo với bên đăng ký về quyền kháng cáo đến tổ chức ISO chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn này (xem Điều 4.2).

7. Cơ quan đăng ký

7.1. B nhiệm

Theo mục đích của tiêu chuẩn này và các quy tắc chỉ định và điều hành của các cơ quan đăng ký theo các Ban của ISO, Hội đồng ISO bổ nhiệm Tele Danmark hoạt động như cơ quan đăng ký. Thông tin liên lạc đối với cơ quan đăng ký được đặt tại trang web của ISO (http://www.iso.org) trên trang của cơ quan đăng ký.

7.2. Bãi nhiệm

Nếu tổ chức đăng ký muốn bãi nhiệm thì phải thông báo trước 6 tháng đến Ban thư ký trung tâm và ban thư ký ISO. Ban thư ký ISO phải thông báo cho RMG và bắt đầu tìm kiếm cơ quan đăng ký mới. Nếu không tìm được cơ quan đăng ký mới trong vòng 6 tháng thì ban thư ký ISO kết hợp với ban thư ký trung tâm của ISO phải tạm thời đảm đương các trách nhiệm của cơ quan đăng ký cho đến khi có cơ quan đăng ký mới. Thông tin có trong cơ sở dữ liệu và các tài liệu liên quan vẫn giữ nguyên các đặc tính của tổ chức ISO chịu trách nhiệm v tiêu chuẩn này.

7.3. Trách nhiệm chung

Trách nhiệm của cơ quan đăng ký là:

a) Duy trì đăng ký của các RID (xem Điều 6) bao gồm: khả năng có th khôi phục của nó;

b) Đệ trình bản sao đăng ký của các RID hàng năm đến ban thư ký ISO và đến RMG. Mẫu bản sao này phải được sự đồng ý của cơ quan đăng ký và ban thư ký ISO chịu trách nhiệm v tiêu chuẩn này;

c) Đệ trình xem xét tại mỗi cuộc họp của RMG, bản tóm tắt của sổ đăng ký v báo cáo số ban hành và báo cáo quản lý đăng ký. Báo cáo này phải được gửi đến ban thư ký RMG hai tháng trước cuộc họp;

d) Gửi đến RMG các yêu cu khi trường hợp đặc biệt xảy ra trong vòng 30 ngày k từ ngày nhận yêu cầu.

e) Giữ lại các bn sao ghi chép tất cả các yêu cầu đã đệ trình, cùng với việc sắp xếp mỗi yêu cầu;

f) Tạo sẵn bản sao tóm tắt của s đăng ký s ban hành, chứa ít nhất:

– tên và địa ch của tổ chức, như đã trình bày trên sổ đăng ký,

– RID

– ngày tháng của việc đăng ký RIO

7.4. Trách nhiệm đối với bên đăng ký yêu cầu RID

Trách nhiệm của cơ quan đăng ký với bên đăng ký yêu cầu RID là:

a) Thông báo cho cơ quan bảo trợ hoặc ban thư ký ISO trong đó các yêu cầu thực hiện tiêu chí nêu trong Điều 4.1.2 khi thích hợp như cho số ấn định trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu;

b) n định (các) số cho bên đăng ký và gửi mẫu đăng ký hoàn thiện đến cơ quan bảo trợ trong vòng 30 ngày từ ngày nhận yêu cầu bảo trợ;

c) Khi yêu cầu được đưa đến RMG để xem xét thì cơ quan đăng ký phải thông báo cho bên đăng ký dưới dạng văn bản rằng một phản hồi có thể không được nhận theo thời hạn thông thường và lý do chuyển yêu cầu đến RMG để xem xét.

8. Đăng ký RID

8.1. Công bố và tính sẵn có

Cơ quan đăng ký phải duy trì cơ s dữ liệu của thông tin được đưa trực tiếp từ mẫu đăng ký. Từ cơ sở dữ liệu, cơ quan đăng ký phải công bố sổ đăng ký của RID. Đăng ký phải được công bố theo th tự s và bảng chữ cái. Thông tin trong đăng ký phải được tạo sẵn theo các quy tắc trong Điều 7.3.

8.2. Nội dung

Đăng ký RID phải gồm thông tin sau đây:

a) Tên tổ chức;

b) Thông tin có trong mẫu đăng ký;

c) (Các) RID ấn định cho bên cung cấp ứng dụng bởi cơ quan đăng ký.

Bản sao mỗi yêu cầu đã nhận phải được duy trì trên tệp bởi cơ quan đăng ký.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Mẫu đăng ký định danh bên cung cấp ứng dụng danh mục A

Yêu cầu này được đệ trình theo TCVN 11167-5 (ISO/IEC 7816-5) Thẻ định danh – Thẻ mạch tích hợp – Đăng ký của bên cung cấp ứng dụng.

A.1. Được hoàn thiện bởi tổ chức yêu cầu

Tên tổ chức

Địa chỉ đăng ký

Địa chỉ liên lạc chính của tổ chức

S điện thoại

Số Fax

Đa chỉ email

Đa ch gửi thư từ/hóa đơn

Ngày tháng

Chữ ký

A.2. Được hoàn thiện bởi cơ quan tiêu chuẩn quốc gia

Yêu cầu được nhận bởi

 

Ngày tháng

Chữ ký

A.3. Được hoàn thiện bởi tổ chức đăng ký

Định danh bên cung cấp ứng dụng đã đăng ký

Ngày tháng

Chữ ký

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Đăng ký quốc gia

B.1. Giới thiệu

Theo TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4), hai byte đầu tiên của các RID quốc gia phải được đặt là ‘DX YZ’ trong đó ‘XYZ’ là mã nước theo TCVN 7217-1 (ISO/IEC 3166-1) về định danh cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hoạt động như cơ quan đăng ký quốc gia. Mỗi cơ quan đăng ký quốc gia ấn đnh các RID quốc gia và thiết lập s đăng ký cho bên cung cấp ứng dụng.

B.2. Hoạt động của hệ thống đánh số quốc gia

Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia thiết lập các quy tắc bằng tiêu chuẩn quốc gia hoặc phương pháp định danh bên cung cấp ứng dụng trong thẻ mạch tích hợp bởi hệ thống đánh số quốc gia. Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia cũng được khuyến cáo cho việc quản lý hệ thống, bao gồm các thủ tục được thông qua cho bên cung cấp ứng dụng khi bên cung cấp ứng dụng yêu cầu và ấn định RID theo các quy tắc, việc duy trì sổ đăng ký RID (các bản sao được đề cập tại khoảng thời gian cố định đến cơ quan đăng ký miễn phí). Cuối cùng, cơ quan tiêu chuẩn quốc gia muốn bổ nhiệm một tổ chức có trách nhiệm hoạt động như các đại lý trong việc quản lý và duy trì hệ thống trong quốc gia của họ.

B.3. Liên lạc với cơ quan đăng ký

Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia thiết lập hệ thống đánh số quốc gia cho bên cung cấp ứng dụng trong thẻ mạch tích hợp được yêu cầu thông báo cho cơ quan đăng ký và cung cấp cho cơ quan đăng ký đó các chi tiết về th tục về việc ấn định các số, phương pháp định danh ứng dụng trong thẻ mạch tích hợp và tên của cơ quan quản lý hệ thống.

B.4. Vai trò của nhóm quản lý đăng ký

Nhóm quản lý đăng ký của tổ chức ISO chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn này cần đưa ra lời khuyên cho các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia theo hệ thống đánh số quốc gia khi có yêu cầu.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt

4. Đăng ký định danh quốc tế

5. Cơ quan bảo trợ

6. Nhóm quản lý đăng ký (RMG)

7. Cơ quan đăng ký

8. Đăng ký RID

Phụ lục A (tham khảo) Mẫu đăng ký định danh bên cung cấp ứng dụng danh mục A

Phụ lục B (tham khảo) Đăng ký quốc gia

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *