Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5338:1991

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5338:1991
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 18/05/1991
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5338:1991 (ST SEV 992 – 78) về Bảo vệ ăn mòn – Yêu cầu chung về bảo vệ tạm thời kim loại do Ủy ban Khoa học và Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5338 – 91

BẢO VỆ ĂN MÒN – YÊU CẦU CHUNG VỀ BẢO VỆ TẠM THỜI KIM LOẠI

Anti-Corrosive protection – General requirements for protection metal

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 281/QĐ ngày 18 tháng 05 năm 1991

 

BẢO VỆ ĂN MÒN – YÊU CẦU CHUNG VỀ BẢO VỆ TẠM THỜI KIM LOẠI

Anti-Corrosive protection – General requirements for protection metal

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bán thành phẩm, chi tiết, đơn vị lắp ráp, máy, dụng cụ đo và các sản phẩm kỹ thuật kim loại khác (gọi tắt là sản phẩm), quy định yêu cầu chung về chọn, sử dụng chất và phương pháp bảo vệ tạm thời chống ăn mòn khí quyển trong thời hạn qui định của bảo quản và vận chuyển,

Tiêu chuẩn không quy định yêu cầu về chọn, sử dụng phương tiện và phương pháp bảo vệ sản phẩm giữa các nguyên công.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ST SEV 992 – 78,

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Bảo vệ chống ăn mòn tạm thời gồm các nguyên công sau:

Xử lý bề mặt, sử dụng chất bảo quản, sử dụng các vật liệu bao gói và bao gói tiếp theo trong bao bì vận chuyển.

Việc bao gói kết hợp với chất bảo quản cần tạo ra điều kiện tối ưu để bảo vệ sản phẩm khỏi tác động cơ học và khí hậu.

1.2. Tất cả vật liệu sử dụng để bảo vệ tạm thời phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn cho các vật liệu cụ thể.

1.3. Bảo vệ chống ăn mòn bằng chất bảo vệ tạm thời dùng cho các sản phẩm có bề mặt kim loại kể cả lớp phủ kim loại và phi kim loại.

Trong các trường hợp có cơ sở kỹ thuật (phụ thuộc vào điều kiện và thời hạn bảo quản), cho phép không đảm bảo bảo quản các sản phẩm có bề mặt là kim loại chịu ăn mòn hoặc có lớp phủ kim loại bảo vệ mà chỉ bảo quản các sản phẩm có lớp sơn phủ.

1.4. Các nguyên công bảo vệ tạm thời cần được tiến hành trong các nhà làm việc đặc biệt được trang bị các thiết bị đáp ứng được cho mục đích này, các nhà làm việc đặc biệt phải tuân theo quá trình công nghệ đã quy định cũng như yêu cầu về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe của người làm việc.

Các sản phẩm mà kích thước không cho phép bảo quản ở nhà kín được bảo quản ở vị trí lắp đặt (ngoài trời, có mái che..v.v..). Việc bảo quản được thực hiện ở điều kiện bảo vệ vững chắc sản phẩm khỏi mưa và bụi khí quyển, ở nhiệt độ không khí không nhỏ hơn 10 oC và độ ẩm tương đối không lớn hơn 80 %.

1.5. Nhà bảo quản cần bố trí sao cho hạn chế hay loại trừ ảnh hưởng của nguồn khí và bụi xâm thực.

Không khí trong buồng cần có nhiệt độ nhỏ hơn 15 oC và độ ẩm tương đối không lớn hơn 75 %.

Trong trường hợp có cơ sở kỹ thuật, cho phép có sự chênh lệch nhiệt độ trong một ngày đêm không gây ra sự ngưng tụ độ ẩm trên sản phẩm và sự tăng độ ẩm nhất thời đến 80 %, cho phép thời gian tổng cộng không vượt quá một tháng trong một năm.

1.6. Các sản phẩm được bảo vệ tạm thời phải hoàn chỉnh về kỹ thuật, không có tồn hại ăn mòn và cơ khí.

1.7. Tất cả công việc gắn với chất được sử dụng để xử lý bề mặt, bảo quản và bao gói cần thực hiện phù hợp với qui tắc và tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

2. CÁC NHÓM SẢN PHẨM

Việc phân nhóm sản phẩm nêu lên trong bảng 1 phụ thuộc vào đặc trưng kết cấu dùng để lựa chọn phương án bảo vệ tạm thời.

Bảng 1

Nhóm

Dạng và đặc trưng của sản phẩm

Ví dụ

I

Chi tiết, dụng cụ, phần tử riêng biệt của sản phẩm..v.v..

Sản phẩm từ kim loại đen và màu hay tổ hợp của chúng có lớp phủ kim loại và phi kim loại hoặc không có; không có phần tử và cơ cấu chuyển động tiếp xúc điện, linh kiện điện và vô tuyến điện.

 

I – 1

Sản phẩm kích thước không lớn và dụng cụ lắp ráp của sản phẩm lớn.

Vít, đinh, đinh tán, chốt chẻ, đai ốc, lò so, tấm đệm, calíp, lưỡi cưa, đục, dụng cụ để lắp ráp..v.v..

I – 2

Sản phẩm kích thước không lớn có bề mặt gia công chính xác.

Trục, van, bánh răng, pít tông, vòng găng, xilanh thân bơm, dụng cụ..v.v..

I – 3

Sản phẩm kích thước không lớn có bề mặt bên trong dễ tiếp xúc.

Thùng, thùng chứ, hệ thống thải khí, ống nắp ôtô, khung, khung gầm..v.v..

II

Sản phẩm phức tạp, bộ phận máy, máy liên hợp.

Sản phẩm hình dạng phức tạp từ kim loại đen và màu hay tổ hợp của chúng có lớp phủ kim loại hay phi kim loại hoặc không có, bề mặt gia công chính xác của các phần tử hay cơ cấu, vật liệu phi kim loại

 

II – 1

Sản phẩm hình dạng phức tạp, kích thước khác nhau kể cả sản phẩm có bề mặt khó tiếp xúc.

Động cơ đốt trong, máy công cụ, máy ép, tuabin.

II – 2

Sản phẩm kích thước khác nhau có bề mặt bên trong khó tiếp xúc làm việc với các chất dễ cháy và bôi trơn.

Khớp trục, trục các đăng, hộp giảm tốc, bộ lọc dầu, chế hòa khí, bơm, bộ làm nguội dần ..v.v..

II – 3

Sản phẩm kích thước khác nhau có độ chính xác cao và có các bộ phận chuyển động.

Bộ truyền động chính xác, ổ lăn, các dụng cụ đo..v.v..

II – 4

Sản phẩm (dung tích) kích thước khác nhau có các ngăn lớn và bề mặt bên trong khó tiếp xúc.

Thùng, xitéc, hệ thống làm lạnh, nồi hơi nước, ống trao đổi nhiệt..v.v..

III

Dụng cụ đo, máy tính; chi tiết kỹ thuật điện, vô tuyến điện và quang học, bộ phận máy và dụng cụ đo.

Sản phẩm từ vật liệu kim loại và phi kim loại có hình dạng và kích thước khác nhau. Các bề mặt gia công chính xác thường gặp, phần tử chuyển động, mối hàn điện và điện tử, trang bị quang học. Các bề mặt thường gặp có lớp phủ kim loại và phi kim loại hoặc không có.

 

III – 1

Dụng cụ đo kiểm.

Ampemet, Vonmet, đồng hồ, áp kế, dụng cụ đo y tế..v.v..

III – 2

Dụng cụ và thiết bị quang học.

Kính viễn vọng, ống nhòm, máy ảnh..v.v..

III – 3

Sản phẩm vô tuyến điện và kỹ thuật điện.

Máy thu thanh, đài vô tuyến điện, kỹ thuật máy tính điện tử ..v.v..

III – 4

Sản phẩm thiết bị điện của phương tiện vận chuyển và kỹ thuật khác.

Động cơ điện, bộ điều chỉnh, máy phát điện, bộ khởi động ..v.v..

III – 5

Chi tiết điện riêng biệt.

Đèn sấy, đèn điện tử, tụ điện, đèn, đèn pha ..v.v..

IV

Sản phẩm công nghiệp luyện kim (bán thành phẩm).

Sản phẩm từ kim loại đen và màu và hợp kim. Sản phẩm có hình dạng và bề mặt đơn giản. Có thể gặp lớp phủ bảo vệ ổn định.

 

IV – 1

Sản phẩm có mặt phẳng lớn, cán nguội không có gia công cơ khí bổ sung.

Tấm, băng (trong đó cả thép tấm cho chế tạo ôtô).

IV – 2

Sản phẩm hình dạng khác nhau, cán nguội, không có gia công cơ khí bổ sung.

Thỏi, thép góc.

IV – 3

Sản phẩm hình dạng khác nhau, cán nóng, không có gia công cơ khí bổ sung.

Tấm, thỏi, thép góc.

IV – 4

Sản phẩm hình dạng khác nhau, cán nóng và nguội, có gia công cơ khí bổ sung (mài nhẵn, đánh bóng).

Thỏi

IV – 5

Dây các loại từ vật liệu khác nhau

 

IV – 6

Ống các loại từ vật liệu khác nhau

 

V

Kết cấu kim loại

Sản phẩm từ kim loại đen, khuôn khổ lớn, hình dạng phức tạp

 

Dầm, trụ giữa điện, kết cấu cầu, kết cấu tàu..v.v..

Chú thích – Các chi tiết dự phòng, trang bị hay sản phẩm hợp bộ được giao ở dạng tháo rời thuộc về nhóm sản phẩm theo dấu hiệu đặc trưng.

3. MỨC ĐỘ XÂM THỰC ĂN MÒN CỦA KHÍ QUYỂN TRONG ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

Mức độ xâm thực ăn mòn của khí quyển trong điều kiện bảo quản và vận chuyển sản phẩm được qui định ở bảng 2.

Bảng 2

Loại khí quyển

Cấp bố trí sản phẩm khi bảo quản và vận chuyển

Mức độ xâm thực ăn mòn khí quyển trong điều kiện vận chuyển và bảo quản ở các vùng khí hậu

Ký hiệu

Tên gọi

N

EF, F

TA

TH

‘1

2

3

4

5

6

7

1

Hoàn toàn sạch

1

2

3

4

4

4 – 3

3

2

4 – 3

3 – 4

3

2

3 – 4

3

2

2

4 – 5

4

3 – 4

2

2

Công nghiệp

1

2

3

4

5

5 – 4

3 – 4

2

5 – 4

4 – 5

3

2

5 – 4

4 – 5

3

2

5

5

4

2

3

Công nghiệp ô nhiễm nặng

1

2

3

4

5

5

4 – 5

2

5

5 – 4

4 – 3

2

5

5 – 4

4

2

5

5

4 – 5

2 – 3

4

Bờ biển

1

2

3

4

5

5 – 4

4

2

5

5 – 4

4

2

5

5 – 4

4

2

5

5

5 – 4

2 – 3

5

Biển

1

2

3

4

5

5

5 – 4

2

5

5 – 4

4 – 5

2

 

5

5

5 – 4

2 – 3

6

Công nghiệp ở bờ biển

1

2

3

4

5

5

5

2 – 3

5

5 – 4

4 – 5

2

5

5 – 4

4 – 5

2

5

5

5 – 4

3

Ghi chú:

1 – Khi thay đổi trong một thời gian mức độ xâm thực của khí quyển trong điều kiện bảo quản và vận chuyển sản phẩm, mức độ bảo vệ được quy định chặt chẽ hơn hoặc thời hạn bảo vệ thay đổi.

2 – Trong các trường hợp qui định ở bảng 2, hai mức độ xâm thực thì chọn một mức độ phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu của sản phẩm. Mức độ cho phép đưa ra ở vị trí thứ hai trong bảng.

4. XỬ LÝ BỀ MẶT TRƯỚC KHI BẢO QUẢN

4.1. Bề mặt sản phẩm đem bảo quản được làm sạch khỏi các dạng bẩn, khử dầu, làm khô và khi cần thiết được thụ động hóa, khi sử dụng chất bảo quản có tính chất hút ẩm có chứa dung dịch nước hoặc thải nước, cho phép không cần làm khô sản phẩm sau khi làm sạch.

4.2. Việc chọn chất và phương pháp xử lý bề mặt phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của sản phẩm, vật liệu sản phẩm, cấp độ nhám bề mặt, dạng và mức độ bẩn, phương pháp bảo quản được chọn, số lượng sản phẩm cùng kiểu được đem làm sạch.

4.3. Chất sử dụng để làm sạch không được gây ảnh hưởng có hại đối với sản phẩm.

4.4. Bề mặt bên trong của sản phẩm (máy móc, khoang thiết bị, hệ thống nhiên liệu và làm nguội..v.v..) trước khi bảo quản không đem làm sạch đặc biệt. Chất bẩn được loại bỏ khi tháo chất lỏng làm việc, sau khi cho sản phẩm làm việc. Khi có yêu cầu đặc biệt về độ sạch bề mặt bên trong của hệ thống, sau khi tháo chất lỏng làm việc thì tiến hành đổ bổ sung vào các khoang dung môi hữu cơ, dầu khoáng có độ nhớt thấp hay cả chất lỏng làm việc.

4.5. Bề mặt trong đem bảo quản sau khi tiếp xúc với chất lỏng xâm thực cần được xử lý bằng dung dịch trung hòa, sau đó được rửa bằng nước hoặc dung môi hữu cơ.

4.6. Bề mặt chuẩn bị bảo quản không được tiếp xúc bằng tay không bảo hộ.

4.7. Phương pháp làm sạch chủ yếu cho sản phẩm trước khi bảo quản được nêu ở bảng 3.

Bảng 3

Ký hiệu phương pháp làm sạch

Tên gọi và tính chất của phương pháp

Ví dụ

Π – 1

Làm sạch bằng dung dịch hữu cơ (nhúng, phun, lau sạch, rửa bằng axit)

Xăng kỹ thuật, xăng cho công nghiệp sơn, cácbua hidro clorua hóa. Không cho phép sử dụng dung môi họ thơm.

Π – 2

Làm sạch trong hơi nóng của dung môi hữu cơ

(sử dụng tác dụng hơi khử dầu ngưng tụ trên bề mặt nguội của sản phẩm)

Cácbua hidro clorua hóa ổn định (Tri cloe-tan, triCloetilen..v.v..)

Π – 3

Làm sạch bằng dung dịch nước kiềm (nhúng, phun)

Môi trường khử dầu chứa các chất chủ yếu: hidroxit photphat, silicat, các chất hoạt tính bề mặt, emunxi, chất cản.

Π – 4

Làm sạch bằng emunxi (nhúng, phun, lau bằng dung dịch emunxi hóa có rửa nước tiếp theo) hay sử dụng emunxi của môi trường làm sạch.

 

Π – 5

Làm sạch bằng hơi nước (phun dòng)

Hơi nước có thêm chất hoạt tính bề mặt và chất cản.

Π – 6

Làm sạch bằng siêu âm

 

Chú thích:

1 – Trong trường hợp có cơ sở kỹ thuật cho phép sử dụng phương pháp làm sạch cơ khí và hóa học cho sản phẩm có hình dạng bề mặt đơn giản (không có rãnh, khe hở), các bề mặt này bị ăn mòn đồng đều ở các vùng riêng biệt. Khi đó cần tính đến khả năng thâm nhập hoàn toàn của ổ ăn mòn vào các vị trí được làm sạch trong khoảng thời gian bảo vệ tối đa được qui định trong tiêu chuẩn này.

2 – Cho phép sử dụng các phương pháp làm sạch khác để loại trừ các dạng bẩn đặc biệt.

3 – Nước rửa sau khi bay hơi không tạo trên bề mặt các vết sinh ra sự ăn mòn.

4.8. Dung môi hữu cơ sử dụng chủ yếu để làm sạch sản phẩm có bề mặt phân chia (rãnh, khe hở, mối ghép chính xác..v.v..), khi đó khó loại được dung dịch nước còn lại sau khi xử lý.

Đun nóng dung môi chỉ sử dụng trong trường hợp khi dùng môi trường làm sạch khác không đảm bảo các yêu cầu về chuẩn bị bề mặt.

4.9. Việc chọn phương pháp làm sạch nêu ở bảng 4.

Bảng 4

Nhóm sản phẩm

Dạng bề mặt

Phương pháp làm sạch

Π – 1

Π – 2

Π – 3

Π – 4

Π – 5

Π – 6

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Mặt ngoài kim loại kể cả lớp phủ bảo vệ kim loại

++

++

+

++

++

++

Mặt trong kim loại

++

+

++

+

Mặt ngoài có lớp phủ phi kim loại vô cơ

++

++

++

+

II

Mặt ngoài kim loại kể cả lớp phủ bảo vệ kim loại

++

+

+

+

Bề mặt khó tiếp xúc bên trong của kim loại

++

+

+

+

+

+

Mặt ngoài của kim loại có độ chính xác gia công cao

++

++

++

Mặt ngoài có lớp phủ bảo vệ hữu cơ

+

+

Mặt ngoài có lớp phủ bảo vệ vô cơ phi kim loại

++

++

++

+

Mặt ngoài của vật liệu hữu cơ phi kim loại

+

+

III

Mặt ngoài và mặt trong kim loại kể cả lớp phủ bảo vệ kim loại

++

+

+

+

Mặt ngoài có lớp phủ bảo vệ hữu cơ

+

+

+

+

Mặt ngoài có lớp phủ bảo vệ vô cơ phi kim loại

++

+

+

Mặt ngoài vật liệu hữu cơ phi kim loại

+

+

+

IV

Mặt ngoài và trong của kim loại kể cả lớp phủ bảo vệ kim loại

++

+

+

+

+

Mặt ngoài có lớp phủ bảo vệ hữu cơ

+

++

+

Mặt ngoài có lớp phủ bảo vệ vô cơ phi kim loại

+

+

+

V

Mặt ngoài và trong của kim loại kể cả lớp phủ bảo vệ bằng kim loại

++

+

+

++

++

Mặt ngoài có lớp phủ bảo vệ hữu cơ

+

++

+

Chú thích:

1 –        ” ++” – Phương pháp làm sạch được sử dụng;

            ” + ”   – Phương pháp có thể sử dụng được;

            ” – ”    – Phương pháp không được sử dụng.

2 – Đối với một loại sản phẩm cho phép kết hợp nhiều phương pháp làm sạch khác nhau.

4.10. Phương pháp làm khô sản phẩm phụ thuộc vào dạng và đặc điểm kết cấu của sản phẩm, môi trường và phương pháp khử dầu và có tính đến số lượng chung sản phẩm bảo quản được nêu ở bảng 5.

Bảng 5

Tên gọi và tính chất của phương pháp làm khô

Áp dụng cho phương pháp làm sạch

Làm khô ngoài không khí

(truyền và bay hơi dung môi ở nhiệt độ môi trường xung quanh)

Π – 1, Π – 2, Π – 5

Làm khô bằng lau chùi

(loại bỏ dung môi bằng vật liệu sợi dệt sạch không có sơ còn lại)

Π – 1, Π – 2, Π – 5

Làm khô bằng không khí nén

(loại bỏ dung môi còn lại bằng thổi không khí nén sạch và nguội)

Π – 1, Π – 2, Π – 3, Π – 4, Π – 5

Làm khô bằng không khí nóng

(loại bỏ phần còn lại của dung môi bằng bằng dòng không khí nóng trong lò sấy)

Π – 3, Π – 4, Π – 5

Làm khô trong thiết bị nhiệt

(loại bỏ dung môi bằng tác dụng của bức xạ trong các thiết bị và buồng thích hợp)

Π – 3, Π – 4, Π – 5

Làm khô nhờ chất hút nước (nhúng, phun) lau sản phẩm ướt bằng chất hút nước

Π – 3, Π – 4, Π – 5

5. CHẤT BẢO QUẢN

Tính chất của các chất bảo quản sử dụng để bảo vệ tạm thời và phương pháp sử dụng chúng được nêu ở bảng 6.

Bảng 6

Loại chất bảo quản

Tính chất và phương pháp sử dụng chất bảo quản

Ký hiệu chất

Ghi chú

1

2

3

4

I

Dầu bảo quản

Dầu khoáng có độ nhớt khác nhau, không có dung môi, có chất biến tính, tạo thành lớp phủ mỏng (nhỏ hơn 20 m) mềm không đóng rắn ở mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại màu, đen.

Tiến hành bằng cách nhúng, phun, bôi, tưới, điền đầy.

 

 

 

Dầu bảo quản không kết hợp với xăng dầu mỡ làm việc.

I/a
h/2/A

Cần bóc lớp bảo vệ

 

Dầu bảo quản kết hợp với xăng dầu mỡ làm việc

I/a
h/2, 3/A

Không yêu cầu bóc lớp bảo vệ

 

Dầu bảo quản làm việc

I/a/2, 3/A

Không yêu cầu bóc lớp bảo vệ để tăng hiệu quả chống ăn mòn có thể dùng thêm chất cản

II

Dầu bôi trơn bảo quản

Hợp chất của dầu khoáng với cácbua hidro có điểm nóng chảy khác nhau, có dung môi, có chất biến tính, tạo thành lớp phủ dầy (hơn 20 m) mềm và cứng ở mặt ngoài và mặt trong của sản phẩm kim loại đen và màu. Tạo thành ở trạng thái nóng hay nguội có sử dụng dung môi bằng cách nhúng, phun hay bôi

 

 

 

Dầu bảo quản

II/a,b
a/2, 4/G.D

Cần bóc lớp bảo vệ

I

Dầu bảo quản-làm việc

II/b/2, 3/C

Bóc lớp bảo vệ trong trường hợp có cơ sở kỹ thuật

III

Sáp bảo quản

Sáp bảo quản được sử dụng ở dạng dung dịch phân tán hay êmunxi trong dung môi hữu cơ hay trong nước, có thêm chất biến tính. Tạo thành bằng cách nhúng hay phun.

Sau khi bay hơi dung môi tạo thành lớp phủ mỏng dẻo ở mặt ngoài của sản phẩm kim loại

 

 

 

Sáp ở dạng dung dịch hay phân tán trong dung môi hữu cơ dễ bay hơi có thêm chất biến tính

III/a,c
a/2/B

Bóc lớp bảo vệ trong trường hợp có cơ sở kỹ thuật

 

Sử dụng để bảo vệ bề mặt kim loại đen hay màu

 

 

 

Emunxi hay sáp và chất bảo vệ hòa tan trong nước sử dụng cho kim loại đen, cao su, lớp phủ sơn, lớp mạ..v.v..

III/a, e/2/B

Bóc lớp bảo vệ trong trường hợp có cơ sở kỹ thuật

IV

Lớp phủ dễ bóc

Vật liệu pôlime hay vật liệu khác có dung môi hữu cơ hoặc không, có thêm chất biến tính, tạo thành lớp phủ bảo vệ mỏng, đàn hồi, dễ bóc ở mặt ngoài kim loại đen và màu.

 

 

 

Sơn dễ bóc trên cơ sở vật liệu pôlime hay vật liệu khác trong dung dịch có độ nhớt khác nhau. Tạo thành bằng cách nhúng, phun, bôi dung dịch hòa tan trong dung môi hữu cơ ở nhiệt độ môi trường.

IV/a, C/2, 7/B

 

 

Bộ dễ bóc (trên cơ sở xenlulô..v.v..) không dung môi; tạo thành bằng cách nhúng ở trạng thái nóng

IV/b/2, 7/B

 

IV

Lớp phủ rửa

Vật liệu pôlime hay vật liệu khác và hỗn hợp của chúng, tạo thành từ dung dịch hòa tan trong dung môi hữu cơ có thêm chất biến tính hoặc không có ở nhiệt độ thường, bằng cách nhúng, phun, bôi. Tạo thành trên bề mặt sản phẩm kim loại một lớp phủ dễ rửa bằng dung môi hữu cơ.

 

 

Bóc lớp bảo vệ trong trường hợp có cơ sở kỹ thuật

 

Sơn dễ rửa trên nền polime hay vật liệu khác tạo thành lớp phủ mỏng cứng, được sử dụng để bảo vệ kim loại đen và màu

IV/a, c/2, 8/B

 

IV

Sơn dễ rửa trên cơ sở atfan, bitum..v.v.. Các vật liệu không có chất biến tính tạo thành lớp phủ bảo vệ dẻo, rắn và dầy được sử dụng để bảo vệ kim loại màu

IV/a, c/1, 8/D

 

 

Chất làm khô

Môi trường làm khô hoạt tính (silicagen, xialit, bentonit..v.v..) có khả năng hấp thụ không nhỏ hơn 35 % ở 20 oC và độ ẩm tương đối của không khí là 100 %, sử dụng để khống chế tĩnh hay động độ ẩm tương đối của không khí không cao quá 55 % trong hệ kín. Việc sử dụng phụ thuộc vào thiết bị, bố trí trong bao, buồng làm khô, chất hút thu..v.v..

 

 

VII

Chất cản tiếp xúc

Chất thêm hay chất cản được hòa tan trong dầu, được bỏ vào dầu làm việc với nồng độ xác định khi sử dụng để bảo quản.

 

 

Không yêu cầu bóc lớp bảo vệ

 

Tạo thành từ dung dịch nước hay dung môi hữu cơ bằng cách nhúng, phun, điền đầy, bôi.

 

Bóc lớp bảo vệ trong trường hợp có cơ sở kỹ thuật

 

Tạo thành ở mặt ngoài, mặt trong kim loại đen và màu lớp màng mỏng cản.

VII/a, d/1/B

 

VII

Chất cản tiếp xúc được hòa tan trong nước tạo dung dịch phủ trên bề mặt

 

 

 

Chất cản tiếp xúc được hòa tan trong dung môi hữu cơ và dầu, tạo thành dung dịch phủ trên bề mặt

VII/a, c/2/B

 

VI

Chất cản ăn mòn dễ bay hơi

Chất cản dễ bay hơi sử dụng ở dạng các chất mang (giấy, vật liệu hữu cơ xốp) hay tạo thành từ dung dịch có sự loại trừ dung môi tiếp theo, hay không khí được bão hòa bằng hơi chất cản

 

 

 

Chất cản dễ bay hơi để bảo vệ kim loại đen, sử dụng ở dạng bột hay chất mang để tạo thành không khí bảo vệ trong các bao gói và hệ thống kín

VI/f, G/1/O

Không yêu cầu bóc lớp bảo vệ

 

Chất cản dễ bay hơi để bảo vệ kim loại đen tạo thành trên sản phẩm dung dịch ở trong nước hay dung môi hữu cơ, không khí được bão hòa bằng chất cản. Tạo thành màng cản trên bề mặt sản phẩm và không khí bảo vệ trong bao gói và hệ thống kín của sản phẩm.

VI/c, d/1/E

Bóc lớp bảo vệ trong điều kiện có cơ sở kỹ thuật

 

Chất cản tổng hợp dễ bay hơi để bảo vệ kim loại đen và màu. Sử dụng ở dạng bột hay chất mang để tạo thành không khí bảo vệ trong bao gói và trong hệ thống kín.

VI/f, g/2/O

Không yêu cầu bóc lớp bảo vệ

VI

Chất cản tổng hợp dễ bay hơi để bảo vệ kim loại đen và màu, tạo thành từ dung dịch trong nước hay trong dung môi hữu cơ hay từ không khí bão hòa chất cản

VI/c, d/2/E

Bóc lớp bảo vệ trong trường hợp có cơ sở kỹ thuật

 

Khí quyển có không khí khô hay khí trơ. Khí trơ có hàm lượng ôxi không lớn hơn 2 % có điểm sương không lớn hơn 35 oC hay không khí khô có độ ẩm tương đối không đổi không lớn hơn 60 %, được xác định riêng biệt với từng sản phẩm cụ thể.

 

Không yêu cầu bóc lớp bảo vệ chỉ sử dụng trong bao bì kín hay các buồng (thùng kim loại, côngtennơ…)

6. BAO GÓI

6.1. Bao gói sản phẩm là sự tập hợp các vật liệu bao gói không gây tác dụng ăn mòn trong các kết hợp khác nhau (phương án) với phương tiện bảo quản nhằm bảo vệ sản phẩm khỏi ăn mòn khí quyển và hư hỏng cơ học trong thời gian vận chuyển và bảo quản.

6.2. Bao gói cần đảm bảo

Loại trừ một phần hay hoàn toàn sự có mặt của không khí và các thành phần xâm thực của không khí (nước, hơi nước, khí xâm thực..v.v..) khỏi sản phẩm được bảo quản;

Bảo vệ khỏi hỏng và bẩn lớp phủ bảo quản được sử dụng;

Tạo môi trường hoạt động cho chất cản dễ bay hơi;

Nâng cao hiệu quả bảo vệ của giấy cản;

Tạo điều kiện hoạt động cho chất làm khô;

Bảo vệ khỏi hư hỏng cơ học.

6.3. Tính chất của vật liệu bao gói chính dùng cho các phương án bao gói khác nhau được nêu ở bảng 7.

Bảng 7

Ký hiệu qui ước vật liệu bao gói

Tính chất

Ví dụ

YM – 1

Vật liệu có tính thấm dầu nước hạn chế

Sử dụng ở dạng tấm, bao to, túi một lớp hay một vài lớp có kẹp chặt sau đó bằng băng dính, keo, dây..v.v..

Giấy parafin, giấy sáp..v.v..

YM – 2

Lớp phủ không thấm hơi nước phủ trên bao gói (giấy dầu hay cáctông)

Tạo thành một hay hai lớp pha lỏng. Để tránh dính cần sử dụng bao gói bổ sung

Sáp tinh thể nhỏ, bột bịt kín..v.v..

YM – 3

Vật liệu chịu dầu không thấm nước có độ thấm hơi nước thấp hơn 5 g/m2, ở 20 oC và độ ẩm tương đối là 100 %

Màng polivinil clorit chiều dầy 0,2 mm, màng polietilen chiều dầy 0,15 mm

 

Sử dụng ở dạng băng, bao túi và vải sau đó được dán dính, hoặc hàn lại…

Giấy và vải được phủ bằng chất dẻo..v.v..

YM – 4

Vải chịu dầu không thấm nước có độ thấm hơi nước 0,5 g/m2, ở 20 oC và độ ẩm tương đối 100 %

Sử dụng ở dạng băng, bao túi, sau đó được hàn, chiều dày vết hàn từ 3 đến 5 mm.

Màng polietilen chiều dầy không nhỏ hơn 0,15 mm, giấy tổng hợp, vải và nhôm lá mỏng..v.v..

YM – 5

Bao bì cứng (bình) có kết cấu và kích thước khác nhau không thấm hơi nước

Sử dụng để đóng gói một hay một số sản phẩm sau đó được hàn kín (hàn đắp, trát matit..v.v..)

Ống, thùng, contenơ, hộp..v.v..

YM – 6

Bao bì cứng có kết cấu và kích thước khác nhau bằng vật liệu kim loại, không thấm dầu và hơi nước

Sử dụng để đóng gói một hay một số sản phẩm sau đó được đóng kín bao bì (tấm chắn, nắp, gắn, hàn)

Hộp thép hay hộp contenơ kín..v.v..

6.4. Việc bao gói được lựa chọn cho các sản phẩm cụ thể tùy thuộc vào dạng và đặc điểm kết cấu của sản phẩm, thời hạn yêu cầu (thời gian) bảo vệ, mức độ xâm thực ăn mòn của điều kiện bảo quản, vận chuyển, kiểu phương tiện bảo quản được sử dụng có tính đến bao bì vận chuyển có liên quan tới vật liệu bao gói khác nhau phải tuân theo các yêu cầu của điều 6.2.

6.5. Các phương án bao gói sản phẩm (không có bao bì vận chuyển) được nêu ở bảng 8.

6.6. Khi bảo quản sản phẩm cho phép bao gói riêng từng mặt hay các chi tiết.

6.7. Trong trường hợp có cơ sở xác định về kỹ thuật, cho phép đối với bất kỳ phương án bao gói nào được sử dụng thêm giấy bọc, hộp cáctông..v.v..

6.8. Kích thước vật liệu để bao gói theo các phương án BY – 3, BY – 4, BY – 5, BY – 6 cần được qui định với lượng dự trữ đảm bảo đủ khả năng sử dụng lại được vật liệu này sau khi xem xét sản phẩm này trong thời gian bảo quản và vận chuyển.

6.9. Trong quá trình bao gói sản phẩm khi cần sử dụng phương tiện giảm xóc và kẹp chặt, việc chọn các phương tiện này cần phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu sản phẩm, loại và tính chất vật liệu bao gói được sử dụng có tính đến ảnh hưởng ăn mòn có thể xảy ra của chúng.

6.10. Sản phẩm được bảo quản và bao gói cần có ký hiệu đặc trưng cho bảo vệ tạm thời và dùng để kiểm tra khi vận chuyển, bảo quản, nghiệm thu.v.v.. Ký hiệu cần bảo đảm các yêu cầu trong các văn bản pháp qui kỹ thuật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa vận chuyển.

6.11. Loại và nội dung ký hiệu bảo quản được đưa vào ký hiệu chung hay tài liệu kèm theo phải được sự thỏa thuận giữa bên đặt hàng và bên giao hàng.

Bảng 8

Ký hiệu phương án bao gói

Tính chất

BY – 0

Không bao gói

BY – 1

Bao gói sản phẩm hay các phần riêng biệt của sản phẩm trong vật liệu bao gói kiểu YM – 1 có sử dụng kèm theo lớp phủ kiểu YM – 2 và bao gói lần 2 trong vật liệu bao gói kiểu YM – 1.

YM – 3

Bao gói sản phẩm hay các phần riêng biệt của sản phẩm trong vật liệu bao gói kiểu YM – 1 rồi bao gói tiếp trong vật liệu bao gói kiểu YM – 4, buộc, dán bằng băng dính hay keo.

BY – 4

Bao gói sản phẩm hay các phần riêng biệt của sản phẩm trong vật liệu bao gói kiểu YM – 1, rồi bao gói tiếp trong vật liệu bao gói kiểu YM – 3, có hàn đắp hay hàn gắn.

BY – 5

Bao gói sản phẩm hay các phần riêng biệt của sản phẩm trong vật liệu bao gói kiểu YM – 1, rồi bao gói tiếp trong vật liệu bao gói kiểu YM – 4 và đóng kín (hàn đắp).

BY – 6

Bao gói sản phẩm hay các phần riêng biệt của sản phẩm trong vật liệu bao gói kiểu YM – 1, rồi bao gói tiếp trong vải bọc 2 lớp của vật liệu bao gói kiểu YM – 4 và đóng kín (hàn đắp).

BY – 7

Bao gói sản phẩm hay các phần riêng biệt của sản phẩm trong vật liệu bao gói kiểu YM – 1, rồi bao gói tiếp trong bao bì kín phần hở bao bì (thùng) kiểu YM – 5 và đóng kín (hàn đắp).

BY – 8

Bao gói sản phẩm hay các phần riêng biệt của sản phẩm trong vật liệu bao gói kiểu YM – 1, rồi bao gói tiếp trong bao bì kín (thùng) kiểu YM – 6 và đóng kín phần hở.

BY – 9

Đóng kín phần hở sản phẩm hay các phần riêng biệt của sản phẩm nhờ nắp, nút, v.v.. trong các trường hợp bảo quản bề mặt trong hay khi không dùng các phương án bao gói khác.

Chú thích:

1) Không cho phép bao gói trong vật liệu bao gói kiểu YM – 1 trong các trường hợp:

sử dụng phương án bao gói BY – 4, BY – 5, BY – 6, BY – 7, BY – 8;

bảo quản sản phẩm bằng giấy cản có lớp phủ không thấm nước;

bảo quản sản phẩm bằng chất cản tiếp xúc khi xếp nhóm trong bao bì vận chuyển.

2) Khi sử dụng các phương án bảo quản BY – 5 và BY – 6 cần loại trừ chỗ hỏng các vật liệu bao gói để đảm bảo cho kín các sản phẩm được bảo quản.

7. CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TẠM THỜI

7.1. Tính chất của các phương án bảo vệ tạm thời sản phẩm khỏi ăn mòn được nêu ở bảng 9.

Bảng 9

Ký hiệu phương án bảo vệ

Tính chất

B3 – 1

Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen và màu bằng dầu bảo quản có sử dụng bao gói.

B3 – 2

Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen và màu bằng dầu bảo quản-làm việc có thêm chất cản với sử dụng bao gói.

B3 – 3

 Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen bằng dầu bảo quản- làm việc và giấy cản với sử dụng bao gói.

B3 – 4

Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen và màu bằng chất bôi trơn bảo quản với sử dụng bao gói.

B3 – 5

Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen và màu bằng chất bôi trơn bảo quản với sử dụng bao gói.

B3 – 6

Bảo vệ mặt ngoài của sản phẩm kim loại đen và màu bằng sáp bảo quản.

B3 – 7

Bảo vệ mặt ngoài sản phẩm kim loại đen và màu bằng lớp phủ dễ bóc.

B3 – 8

Bảo vệ mặt ngoài sản phẩm kim loại đen và màu bằng lớp phủ dễ rửa.

B3 – 9

Bảo vệ mặt ngoài sản phẩm kim loại đen bằng lớp phủ dễ rửa.

B3 – 10

Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen và màu bằng khô tĩnh không khí trong bao gói kín (thùng, buồng..v.v..)

B3 – 11

Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen và màu bằng làm khô động không khí trong không gian đóng kín.

B3 – 12

Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen nhờ chất cản tiếp xúc từ dung dịch nước với sử dụng bao gói.

B3 – 13

Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen và màu bằng chất cản tiếp xúc từ dung dịch không có nước với sử dụng bao gói.

B3 – 14

Bảo vệ mặt ngoài và trong của sản phẩm kim loại đen nhờ chất cản dễ bay hơi với sử dụng bao gói.

B3 – 15

Bảo vệ mặt ngoài và trong sản phẩm kim loại đen và màu nhờ chất cản tổng hợp dễ bay hơi với sử dụng bao gói.

B3 – 16

Bảo vệ mặt ngoài và trong sản phẩm kim loại đen và màu nhờ khí trơ hay khí khô trong không gian kín (thùng, côngtenơ.v.v..)

7.2. Phương án bảo vệ tạm thời sản phẩm được chọn phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu và vật liệu sản phẩm thời hạn bảo quản yêu cầu, điều kiện vận chuyển và bảo quản.

7.3. Các phương án bảo vệ tạm thời với các nhóm sản phẩm khác nhau được nêu ở bảng 10.

Bảng 10

Nhóm sản phẩm

Phương án bảo vệ để bảo quản toàn sản phẩm

Phương án bảo vệ để bảo quản một phần sản phẩm

I – 1

B3 – 1, B3 – 4, B3 – 6, B3 – 7, B3 – 12, B3 – 13, B3 – 14, B3 – 15

Không được sử dụng

I – 2

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 3, B3 – 4, B3 – 6, B3 – 7, B3 – 12, B3 – 13, B3 – 14, B3 – 15

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 6, B3 – 4, B3 – 7, B3 – 3

I – 3

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 12, B3 – 13, B3 – 14, B3 – 15

B3 – 3, B3 – 5, B3 – 7

II – 1

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 10, B3 – 11, B3 – 15, B3 – 16

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 4, B3 – 5, B3 – 7, B3 – 12, B3 – 13

II – 2

B3 – 2, B3 – 10, B3 – 12, B3 – 13

B3 – 1, B3 – 4, B3 – 5, B3 – 7, B3 – 8

II – 3

B3 – 2, B3 – 3, B3 – 5, B3 – 12, B3 – 13, B3 – 14, B3 – 15

B3 – 1, B3 – 4, B3 – 8

II – 4

B3 – 10, B3 – 12, B3 – 14, B3 – 15, B3 – 13

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 4, B3 – 5, B3 – 7, B3 – 8

III – 1

B3 – 10, B3 – 11, B3 – 15, B3 – 16

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 4, B3 – 5, B3 – 13

III – 2

B3 – 10, B3 – 14, B3 – 15, B3 – 16

B3 – 2, B3 – 5, B3 – 7

III – 3

B3 – 10, B3 – 11, B3 – 15, B3 – 16

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 4, B3 – 5, B3 -7

III – 4

B3 – 10, B3 – 15

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 5, B3 – 13

III – 5

B3 – 10, B3 – 15

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 13

IV – 1

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 6, B3 – 7, B3 – 9, B3 – 13, B3 – 14

Không được sử dụng

IV – 2

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 3, B3 – 6, B3 – 10, B3 – 12, B3 – 13, B3 – 14

Không được sử dụng

IV – 3

B3 – 1, B3 – 8

Không được sử dụng

IV – 4

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 6, B3 – 7, B3 – 10, B3 – 12, B3 – 13, B3 – 14

Không được sử dụng

IV – 5

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 5, B3 – 9, B3 – 10, B3 – 14, B3 – 15

Không được sử dụng

IV – 6

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 6, B3 – 9, B3 – 10, B3 – 14, B3 – 15, B3 – 16

Không được sử dụng

V

B3 – 4, B3 – 6, B3 – 8, B3 – 9, B3 – 14

B3 – 1, B3 – 2, B3 – 5, B3 – 8

7.4. Đối với sản phẩm hợp bộ nhóm I, II, III nếu đặc điểm kết cấu cho phép cần sử dụng một phương án bảo vệ.

7.5. Đối với sản phẩm cụ thể cần sử dụng một phương án bảo vệ nếu kết cấu của sản phẩm cho phép và không qui định các yêu cầu khác làm hạn chế việc chọn phương án.

7.6. Trong trường hợp có cơ sở xác đáng về kỹ thuật cho phép chọn đồng thời các phương án bảo vệ khác nhau cho các chi tiết và bộ phận riêng biệt của một sản phẩm.

7.7. Bề mặt của sản phẩm khó tiếp xúc để bảo quản sau khi lắp ráp sản phẩm, phải được làm sạch và được bảo quản trong quá trình lắp ráp sản phẩm.

7.8. Thời hạn bảo vệ sản phẩm không được bảo quản lại đối với mức độ xâm thực ăn mòn khác nhau của điều kiện bảo quản và vận chuyển phụ thuộc vào phương án bảo vệ và phương án bao gói được nêu ở bảng 11.

Bảng 11

Ký hiệu phương án bảo vệ

Ký hiệu phương án bao gói

Thời hạn giới hạn của việc bảo vệ không có bảo quản lại đối với mức độ xâm thực ăn mòn của khí quyển trong điều kiện bảo quản và vận chuyển, năm

 

 

2

3

4

5

B3 – 1, B3 – 2

BY – 1

4

2

1

 

BY – 2, BY – 7

6

4

2

 

BY – 8, BY – 9

8

6

5

3

B3 – 3

BY – 1

8

4

1

 

BY – 2, BY – 7

8

5

2

1

 

BY – 8, BY – 9

10

8

5

3

B3 – 4, B3 – 5

BY – 1

6

3

1

 

BY – 2 – BY – 7

10

8

3

1

 

BY – 8, BY – 9

10

8

5

3

B3 – 6

BY – 0, BY – 1

8

4

2

1

 

BY – 3 – BY – 8

10

7

5

3

B3 – 7

BY – 0, BY – 1

5

3

1

B3 – 8

BY – 0, BY – 1

5

3

2

1

B3 – 9

BY – 0, BY – 1

10

8

5

2

B3 – 10

BY – 5 – BY – 9

Thời hạn bảo vệ yêu cầu của sản phẩm cụ thể đảm bảo bằng sử dụng và thay thế số lượng chất làm khô tương ứng với tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể

B3 – 11

Buồng kín, thân sản phẩm hình khối..v.v..

Thời hạn bảo vệ yêu cầu của sản phẩm cụ thể được xác định bằng thời hạn vận hành (chức năng) của thiết bị để làm khô không khí tương ứng với tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật

B3 – 12

BY – 1

6

5

3

 

BY – 5, BY – 6, BY – 7

8

8

5

B3 – 13

BY – 1

4

3

1

B3 – 14

BY – 5, BY – 6, BY – 7

8

7

5

 

BY – 8, BY – 9

10

10

10

7

B3 – 15

BY – 5, BY – 6, BY – 7

8

7

5

 

BY – 8, BY – 9

10

10

10

10

B3 – 16

BY – 8

Thời hạn bảo vệ yêu cầu của sản phẩm cụ thể được đảm bảo bằng khí trơ theo tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật phụ thuộc vào yêu cầu đối với điều kiện bảo quản và lợi ích kinh tế.

Chú thích:

1) ” – ” nghĩa là việc sử dụng phương pháp bao gói đã nêu trong điều kiện mức độ 5 không cho phép.

2) Thời hạn bảo vệ giới hạn khỏi ăn mòn không phải là thời hạn bảo hành.

3) Thời hạn bảo vệ đối với mức độ 5 khi bảo quản sản phẩm trong không khí kiểu 3 được rút ngắn và qui định theo thỏa thuận giữa các bên.

8. BÓC LỚP BẢO VỆ

8.1. Việc bóc lớp bảo vệ của sản phẩm được bảo quản được tiến hành trước khi sử dụng sản phẩm và sau khi đã kết thúc thời hạn bảo vệ có bảo hành, khi cần thiết có thể bảo quản lại để kéo dài thời hạn bảo vệ trong các điều kiện đã cho.

8.2. Khi bóc lớp bảo vệ cần loại trừ tất cả các phương tiện bảo quản và bao gói bằng cách sử dụng phương pháp đơn giản nhất để không gây ảnh hưởng có hại cho sản phẩm và có tính đến lợi ích kinh tế (giảm chi phí vật liệu, giảm thời gian bóc lớp bảo vệ..v.v..)

8.3. Cho phép không tiến hành bóc lớp bảo quản mặt ngoài và mặt trong của sản phẩm được bảo quản bằng phương tiện bảo quản nhiều lớp phủ polime và lớp sáp, dầu và dầu bôi trơn bảo quản- làm việc, chất cản dễ bay hơi và tiếp xúc nếu chúng không ảnh hưởng tới các thông số vận hành của sản phẩm.

8.4. Các phương pháp bóc lớp bảo quản được nêu ở bảng 12.

Bảng 12

Ký hiệu qui ước của phương pháp bóc lớp bảo vệ

Tính chất

E – 0

Tháo bao gói bằng cơ học và bỏ vật liệu bao gói.

E – 1

Làm sạch mặt ngoài và trong sản phẩm bằng dung môi hữu cơ tương ứng với phương pháp khử dầu Π – 1.

E – 2

Làm sạch mặt ngoài trong hơi dung môi hữu cơ tương ứng với phương pháp làm sạch Π – 2.

E – 3

Làm sạch mặt ngoài và trong sản phẩm bằng dung dịch nước kiềm tương ứng với phương pháp làm sạch Π – 3.

E – 4

Làm sạch mặt ngoài và trong sản phẩm bằng emunxi tương ứng với phương pháp làm sạch Π – 4.

E – 5

Làm sạch mặt ngoài sản phẩm bằng hơi nước tương ứng với phương pháp làm sạch Π – 5.

E – 6

Làm sạch bề mặt khó tiếp xúc của sản phẩm bằng rửa dung môi hữu cơ nguội hay dầu khoáng nóng.

E – 7

Làm sạch mặt ngoài sản phẩm bằng dầu khoáng nhờ nhúng trong trong bể có nhiệt độ 80 – 100 oC.

E – 8

Làm sạch mặt ngoài sản phẩm bằng lau vải thấm ướt trong dung môi hữu cơ.

E – 9

Làm sạch các hơi bên trong sản phẩm bằng thổi không khí nóng.

E – 10

Loại bỏ lớp phủ bằng cơ học sau khi cắt bao gói ở vị trí các phần lồi ra của sản phẩm.

E – 11

Loại bỏ giấy cản, bao có bột cản hay chất làm khô, vật liệu xốp có chất cản.

Chú thích: Cho phép sử dụng phương pháp E – 7 đối với sản phẩm mà bề mặt tiếp xúc với dầu hay trong trường hợp lớp dầu mỏng trên bề mặt sản phẩm không ảnh hưởng tới các thông số vận hành của sản phẩm.

9. BẢO QUẢN LẠI

9.1. Bảo quản lại sản phẩm được tiến hành khi phát hiện các khuyết tật bảo quản trong quá trình bảo quản hay kết thúc thời hạn bảo vệ sản phẩm bằng các phương tiện bảo quản cụ thể, trừ trường hợp khi tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật không cho phép bảo quản lại.

9.2. Để bảo quản lại sản phẩm cần sử dụng các phương án bảo vệ và bao gói đã được sử dụng. Chỉ cho phép sử dụng các phương án bảo vệ và bao gói khác trong trường hợp có cơ sở kỹ thuật xác đáng.

9.3. Khi bảo quản lại cho phép sử dụng lại các vật liệu bảo vệ tạm thời không bị hư hỏng.

9.4. Sản phẩm được bảo quản bằng chất cản dễ bay hơi theo phương án bảo vệ B3 – 14 hay B3 – 15 cũng như sản phẩm được bảo vệ bằng chất làm khô theo phương án bảo vệ B3 – 11 hay B3 – 10 được bảo quản lại bằng cách mở bao gói từng phần (khử) và thay chất làm khô hay đổi chất cản dễ bay hơi và sau đó được bao gói kín lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *