Nội dung toàn văn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09: 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
QCVN 09: 2012/BLĐTBXH
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ
National technical regulation on safe work of Hand-held motor- operated electric tools
Lời nói đầu
QCVN 09: 2012/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ do Cục An toàn lao động biên soạn và trình duyệt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 34/2012/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2012, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng đối với các loại dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ điện hoặc truyền động bằng nam châm, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V đối với dụng cụ điện cầm tay một pha xoay chiều hoặc một chiều và 440 V đối với dụng cụ điện cầm tay ba pha xoay chiều (sau đây gọi tắt là dụng cụ điện cầm tay).
Dụng cụ điện cầm tay, có thể được lắp đặt trên giá đỡ hoặc chân đế để sử dụng như dụng cụ cố định mà không có bất kỳ thay đổi nào của chính dụng cụ đó cũng thuộc phạm vi áp dụng của quy chuẩn này.
Quy chuẩn này không áp dụng cho:
– Dụng cụ điện cầm tay được thiết kế để sử dụng ở những nơi có điều kiện môi trường đặc biệt như có chứa chất dễ cháy, nổ (bụi, hơi hoặc khí);
– Dụng cụ điện cầm tay sử dụng để sơ chế và chế biến thực phẩm;
– Dụng cụ điện cầm tay dùng cho mục đích y tế;
– Dụng cụ gia nhiệt được đề cập trong TCVN 5699-2-45 (IEC 60335-2-45).
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng với:
1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng dụng cụ điện cầm tay (sau đây gọi tắt là người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng và người sử dụng dụng cụ điện cầm tay).
1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7996-1:2009 (IEC 60745-1:2006) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ – An toàn – Yêu cầu chung và bộ TCVN 7996-2 (IEC 60745-2).
2. Quy định về kỹ thuật
2.1. Các dụng cụ điện cầm tay thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật an toàn đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ tại TCVN 7996-1: 2009 (IEC 60745-1: 2006).
2.2. Đối với mỗi loại dụng cụ điện cầm tay đặc thù, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn cho dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ nói trên còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật an toàn cho từng loại dụng cụ điện cầm tay (nếu có) tại bộ TCVN 7996 Phần 2 (IEC 60745-2).
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng dụng cụ điện cầm tay.
3.1. Quy định đảm bảo an toàn đối với các dụng cụ điện cầm tay trong sản xuất và nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường.
Người sản xuất, nhập khẩu dụng cụ điện cầm tay phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng như sau:
3.1.1. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm chất lượng dụng cụ điện cầm tay do mình sản xuất, nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
3.1.2. Công bố quy chuẩn áp dụng.
Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn áp dụng trên dụng cụ điện cầm tay hoặc bằng một trong các hình thức sau:
– Trên bao bì dụng cụ;
– Trên nhãn của dụng cụ;
– Trong tài liệu kèm theo dụng cụ.
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.2.1. Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình lưu thông dụng cụ điện cầm tay;
3.2.2. Tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng trong quá trình lưu thông dụng cụ điện cầm tay.
3.3. Quy định đảm bảo an toàn đối với các dụng cụ điện cầm tay trong sử dụng
3.3.1. Bảo quản và vận chuyển
3.3.1.1. Phải bảo quản ở nơi khô ráo và theo những điều kiện bảo quản ghi trong lý lịch dụng cụ điện cầm tay.
3.3.1.2. Nơi cất, giữ dụng cụ điện cầm tay phải có giá, giàn ngăn để đặt máy. Cấm xếp chồng dụng cụ điện cầm tay trong trạng thái không có bao gói.
3.3.1.3. Khi vận chuyển dụng cụ điện cầm tay, phải chú ý các biện pháp bảo vệ tránh làm hỏng dụng cụ.
3.3.2. Chuẩn bị dụng cụ điện cầm tay trước khi làm việc
3.3.2.1. Mỗi lần giao dụng cụ điện cầm tay cho người sử dụng, người giao dụng cụ điện cầm tay cùng người sử dụng phải kiểm tra các mục sau:
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
– Xem xét bên ngoài các bộ phận của máy (kiểm tra dây nguồn, ống bảo vệ dây, phích cắm, cách điện của vỏ, tay cầm, nắp che chổi than…).
– Kiểm tra bộ phận cắt mạch có làm việc dứt khoát không.
– Kiểm tra chạy không tải.
– Với các dụng cụ điện cầm tay cấp I phải kiểm tra cả mạch nối dây bảo vệ máy.
3.3.2.2. Không cấp phát và đưa vào sử dụng những dụng cụ điện cầm tay đã phát hiện thấy dù chỉ hư hỏng nhỏ, không đạt tiêu chuẩn an toàn hoặc dụng cụ điện cầm tay đã quá thời hạn kiểm tra định kỳ.
3.3.3. Quy định đảm bảo an toàn khi vận hành dụng cụ điện cầm tay.
3.3.3.1. Chỉ những người đã được huấn luyện về an toàn điện và sử dụng dụng cụ điện cầm tay, được cấp thẻ an toàn mới được sử dụng dụng cụ.
3.3.3.2. Chỉ được vận hành những dụng cụ điện cầm tay đáp ứng các quy định của quy chuẩn này.
3.3.3.3. Mỗi dụng cụ điện cầm tay phải có sổ theo dõi riêng. Người có trách nhiệm bảo quản và sửa chữa dụng cụ phải ghi chép kết quả việc kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng và sửa chữa dụng cụ.
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.3.3.5. Không vận hành dụng cụ điện cầm tay trong môi trường dễ cháy, nổ (môi trường có chất lỏng, khí bụi dễ cháy hoặc môi trường có chứa những chất có tác dụng làm hỏng các chi tiết kết cấu cách điện của dụng cụ).
Trong môi trường có chứa nước nhỏ giọt, hoặc ở ngoài trời trong lúc có mưa, sương mù không được vận hành những dụng cụ không có cấu tạo kiểu chống tia nước, chống ngấm nước.
3.3.3.6. Không để trẻ em và người không có nhiệm vụ lại gần khi vận hành dụng cụ điện cầm tay.
3.3.4. Quy định đảm bảo an toàn về điện
3.3.4.1. Phích cắm của dụng cụ điện cầm tay phải khớp với ổ cắm. Không được sửa đổi phích cắm theo bất kỳ cách nào. Không được sử dụng phích cắm đổi nối bất kỳ cho dụng cụ điện cầm tay có nối đất.
3.3.4.2. Khi vận hành dụng cụ điện cầm tay cấp II phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân bổ sung (găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện..).
3.3.4.2. Không để cơ thể tiếp xúc với các bề mặt đã nối đất.
3.3.4.3. Không sử dụng sai dây nguồn. Không sử dụng dây nguồn để mang, kéo hoặc rút phích cắm của dụng cụ điện cầm tay. Giữ cho dây nguồn tránh xa nguồn nhiệt, dầu, các gờ sắc nhọn hoặc các bộ phận truyền động.
3.3.4.4. Khi vận hành dụng cụ điện cầm tay ở ngoài trời, phải sử dụng dây nguồn mở rộng thích hợp cho sử dụng ngoài trời.
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.3.4.6. Phải chú ý bảo vệ dây cáp mềm cấp điện cho dụng cụ điện cầm tay để tránh bị xây xát cách điện, tránh dây bị dính dầu mỡ hoặc tiếp xúc với các vật nóng.
3.3.4.7. Việc nối các thiết bị điện phục vụ cho dụng cụ điện cầm tay (như máy biến áp, thiết bị biến tần…) với lưới điện và tháo chúng ra khỏi lưới phải do người có chuyên môn về điện chịu trách nhiệm.
3.3.4.8. Phải thử định kỳ cho các dụng cụ điện cầm tay và các phụ tùng thiết bị đi kèm (biến áp, thiết bị đổi tần, thiết bị cắt điện bảo vệ, dây nguồn…) ít nhất 6 tháng một lần. Nội dung thử định kỳ gồm có:
– Xem xét bên ngoài.
– Đo điện trở cách điện bằng thiết bị đo điện trở cách điện, điện trở cách điện không được nhỏ hơn 2MΩ.
– Kiểm tra mạch bảo vệ.
3.3.5. Quy định đảm bảo an toàn đối với các nguy hiểm cơ học
3.3.5.1. Cấm sử dụng chất kích thích trong khi vận hành dụng cụ điện cầm tay.
3.3.5.2. Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp khi vận hành dụng cụ điện cầm tay như mặt nạ chống bụi, giầy an toàn chống trơn trượt, mũ cứng, phương tiện bảo vệ thính giác, kính bảo vệ mắt.
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.3.5.4. Phải đảm bảo tất cả các chìa vặn hoặc dụng cụ sửa chữa đã được bỏ ra khỏi dụng cụ điện cầm tay trước khi cho nó hoạt động.
3.3.5.5. Không với quá xa khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay. Giữ thân người luôn ở tư thế cân bằng khi thao tác ở mọi thời điểm.
3.3.5.6. Nếu thiết bị có trang bị để nối với cơ cấu hút bụi và phương tiện gom bụi thì phải đảm bảo rằng chúng được nối và sử dụng đúng.
3.3.5.7. Với các dụng cụ điện cầm tay có khối lượng lớn hơn 10kg, phải trang bị cơ cấu để nâng, treo dụng cụ khi làm việc.
3.3.5.8. Không gò ép dụng cụ điện cầm tay hoạt động không đúng công dụng. Sử dụng đúng dụng cụ điện cầm tay cho từng công việc.
3.3.5.9. Không sử dụng dụng cụ điện cầm tay nếu cơ cấu đóng cắt không bật và tắt nguồn được.
3.3.5.10. Cắt nguồn điện trước khi tiến hành điều chỉnh, thay thế phụ kiện, tạm ngừng công việc hoặc cất giữ dụng cụ điện cầm tay.
3.3.5.11. Cất dụng cụ điện cầm tay ở xa tầm với của trẻ em, không để người chưa được huấn luyện về an toàn đối với dụng cụ điện cầm tay vận hành dụng cụ.
3.3.5.12. Chỉ sử dụng dụng cụ điện cầm tay, phụ kiện và các chi tiết của dụng cụ cho các công việc phù hợp với chức năng của dụng cụ và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, có tính đến điều kiện làm việc và công việc cần thực hiện.
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.3.6. Sửa chữa và bảo dưỡng
3.3.6.1. Người sử dụng dụng cụ điện cầm tay phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thống kê các công việc máy đã làm. Nếu bị hỏng thì phải sửa chữa dụng cụ điện cầm tay trước khi sử dụng, dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng. Sau khi sửa chữa mỗi dụng cụ phải được thử lại theo tiêu chuẩn tương ứng của bộ TCVN 7996 phần 2 (IEC 60745-2)
3.3.6.2. Dụng cụ điện cầm tay phải được bảo trì bởi người sửa chữa đã qua đào tạo và chỉ sử dụng các bộ phận thay thế tương tự.
4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
4.1. Việc thanh tra và xử lý vi phạm các quy định của Quy chuẩn này do thanh tra nhà nước về lao động thực hiện.
4.2. Việc kiểm tra chất lượng sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Quy chuẩn này.
5. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
5.1. Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
5.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng dụng cụ điện cầm tay tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp chuẩn đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ theo các quy định về kỹ thuật nêu tại mục 2 của quy chuẩn này.
…
…
…
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Tổ chức thực hiện
6.1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
6.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn này.
6.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.