Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5407:1991

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5407:1991
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 24/06/1991
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5407:1991 (ST SEV 3630-82) về Bảo vệ ăn mòn – Phương tiện bảo vệ tạm thời kim loại – Phân loại và ký hiệu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5407-1991

BẢO VỆ ĂN MÒN

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ TẠM THỜI KIM LOẠI

PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU

Corrosion protection

Metal temporary protection facilities

 Classification and coding

Lời nói đầu

TCVN 5407-1991 do Trung tâm Đo lường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 361/QĐ ngày 24 tháng 6 năm 1991.

 

BẢO VỆ ĂN MÒN

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ TẠM THỜI KIM LOẠI

PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU

Corrosion protection Metal temporary protection facilities Classification and coding

Tiêu chuẩn này qui định việc phân loại và ký hiệu các phương tiện bảo vệ tạm thời được sử dụng để bảo vệ các sản phẩm kim loại khỏi bị ăn mòn tương ứng với TCVN 5338-1991.

1. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ TẠM THỜI

1.1  Các phương tiện bảo vệ tạm thời tùy theo thành phần cấu tạo chính được phân thành các loại trong bảng 1.

Bảng 1

Dạng phương tiện bảo vệ

Ký hiệu quy ước

Mã số

Dầu

Mỡ

Sáp, nền

Các chất pôlime

Các dạng vật liệu tạo màng khác

Chất kìm hãm ăn mòn dạng dễ bay hơi

Chất kìm hãm ăn mòn dạng tiếp xúc

Thiết bị dễ sấy khô tĩnh không khí

K – I

K – II

K – III

K – IV

K – V

K – VI

K – VII

K – VIII

01

02

03

04

05

06

07

08

Chú thích: Mã số được áp dụng để lập chương trình máy tính điện tử khi cần thiết

1.2. Tùy điều kiện sử dụng hoặc trạng thái khi bôi phủ lên bề mặt kim loại, các phương tiện bảo vệ tạm thời được phân theo các loại như ghi trong bảng 2.

Bảng 2

Loại phương tiện bảo vệ

Ký hiệu quy ước

Mã số

Được quét phủ:

– Ở nhiệt độ của môi trường xung quanh

– Ở dạng nấu chảy

Sử dụng ở dạng:

– Dung dịch trong dung môi hữu cơ

– Dung dịch nước

– Huyền phù hoặc nhũ tương

– Bột

– Chất mang các chất kìm hãm ăn mòn dễ bay hơi

– Xon khí

– Vật thể rắn

 

a

b

 

c

d

e

f

g

h

k

 

01

02

 

03

04

05

06

07

08

09

1.3 Tùy theo chức năng, các phương tiện bảo vệ tạm thời được phân ra các nhóm như ghi trong bảng:

Bảng 3

Nhóm phương tiện bảo vệ

Ký hiệu của nhóm

– Bảo vệ sản phẩm kim loại đen và hợp kim của chúng

– Bảo vệ sản phẩm kim loại đen, kim loại mầu và các hợp kim của chúng

– Có tính chất đa chức năng

– Tách nước và các chất điện phân khỏi bề mặt bảo vệ

– Ngăn cản ăn mòn do mồ hôi tay

– Có hoạt tính chất khử trùng

– Tạo màng mỏng có độ bám dính thấp (bóc ra được)

– Tạo màng mỏng có độ bám dính cao

– Có tính chất hút ẩm

1

 

2

3

4

5

6

7

8

9

Chú thích: Khái niệm nhiều chức năng của phương tiện bảo vệ tạm thời được hiểu là khả năng sử dụng nó dưới dạng phương tiện công tác.

1.4 Tùy theo đặc tính của lớp phủ được tạo ra trên bề mặt kim loại được bảo vệ, các phương tiện bảo vệ tạm thời được phân ra cấp ghi trong bảng 4.

Bảng 4

Cấp của phương tiện bảo vệ

Ký hiệu quy ước

Mã số

Lớp phủ *:

– Rất mỏng

– Mỏng mềm

– Mỏng cứng

– Dày mềm

– Dày cứng

 

A

B

C

D

E

 

01

02

03

04

05

* Lớp phủ rất mỏng: lớp phủ không thấy được bằng mắt thường (màng hấp thụ).

Lớp phủ mỏng – lớp phủ dày đến 20 mm. Lớp phủ dày – lớp phủ dày hơn 20 mm.

2. KÝ HIỆU CÁC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ TẠM THỜI

2.1 Ký hiệu quy ước của mỗi phương tiện bảo vệ cụ thể bao gồm các chữ cái và chữ số được ngăn cách dấu gạch chéo và biểu thị thứ tự dạng, loại, nhóm và cấp.

Khi sử dụng các phương tiện bảo vệ không có trong danh mục của bảng 1 phải ghi bằng lời, không hiệu và các yêu cầu đối với chúng.

2.2. Nếu phương tiện bảo vệ không có một trong những dấu hiệu nêu trong bảng 2 – 4 hoặc chưa biết được

0 – khi ký hiệu quy ước là chữ, cũng như khi ký hiệu là số theo bảng 3.

00 – khi ký hiệu là số theo các bảng 1, 2, 4.

2.3. Nếu phương tiện bảo vệ có từ 2 dấu hiệu phân loại trở lên trong khuôn khổ dạng (nhóm), thì ký hiệu của nó được ngăn cách bằng dấu phẩy.

2.4. Các ví dụ ký hiệu quy ước

Dầu (K-I) dùng để quét phủ ở nhiệt độ môi trường xung quanh (a), lên các kim loại và hợp kim (2), có tác dụng đẩy nước khỏi lớp mặt được bảo vệ (4), tạo thành lớp phủ mỏng mềm (A).

K – I | a | 2,4 | A

Vécni đồ hộp (K-IV) sử dụng ở dạng dung dịch trong dung môi hữu cơ (c), bảo vệ hợp kim sắt (1), ngăn sự tạo thành nấm mốc (6), tạo nên lớp phủ mỏng cứng (B).

K – IV | c | 1,6 | B

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *