Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5546:1991

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5546:1991
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 15/10/1991
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5546:1991 về Vàng và hợp kim vàng – Phương pháp thử lửa do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5546 – 1991

VÀNG VÀ HỢP KIM VÀNG

PHƯƠNG PHÁP THỬ LỬA

Cơ quan biên soạn:

Trung tâm hỗ trợ khai thác và gia công khoáng sản quý hiếm (Sudemin)

Công ty hỗ trợ phát triển tổng hợp (Sudecomplex)

Cơ quan đề nghị ban hành:

Bộ Công nghiệp nặng

Cơ quan trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban khoa học Nhà nước

Quyết định số 628/QĐ ngày 15 tháng 10 năm 1991.

 

VÀNG VÀ HỢP KIM VÀNG

PHƯƠNG PHÁP THỬ LỬA

Gold and gold alloy

Refractory Method Measurement

Tiêu chuẩn này quy định việc xác định hàm lượng vàng thương phẩm (hợp kim vàng bạc) có hàm lượng vàng trong mẫu thử không thấp hơn 88% Au và khi bị đốt nóng không bị xám đen bề mặt. Vật thử có dạng cục, thoi, lá, đồ trang sức.

1. BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP

Dựa vào màu đặc trưng của vàng, màu của mẫu thử (hợp kim) thay đổi khi thay đổi hàm lượng bạc (Ag) trong hợp kim, bằng cách đốt cháy điểm trên mẫu thử và so sánh mẫu của mẫu thử với mẫu chuẩn, xác định hàm lượng vàng có trong hợp kim theo mẫu của mẫu chuẩn.

2. QUY ĐỊNH CHUNG

2.1. Trước khi thử, mẫu phải được đốt (nhiệt độ khoảng 500 đến 7000C) và tẩy bề mặt trong dung dịch axit clohydric.

2.2. Phải có một bộ mẫu chuẩn chế tạo từ hợp kim vàng – bạc (Au – Ag) có hàm lượng vàng từ 88 % trở lên với nấc thay đổi hàm lượng vàng như sau:

Từ 88 – 94 % Au nấc 2%

Từ 94 trở lên        nấc 1%

Khối lượng của mỗi mẫu chuẩn không khống chế. Bộ mẫu chuẩn phải được cấp quản lý có thẩm quyền đóng dấu kiểm định.

Mẫu chuẩn phải được bảo quản tốt tránh gây bẩn và xây xước bề mặt, xa môi trường ăn mòn.

2.3. Khối lượng mẫu thử phải tương ứng với khả năng của nguồn nhiệt.

2.4. Người thử phải có giấy phép giám định viên.

3. ĐIỀU KIỆN THỬ

3.1. Quá trình so sánh màu của mẫu thử với mẫu chuẩn phải được tiến hành ở nơi đủ ánh sáng tự nhiên (ánh sáng ban ngày) không được kiểm tra dưới các nguồn sáng trực tiếp (nguồn sáng từ đèn nêông, đèn sợi đốt …).

3.2. Không được đặt mẫu thử hoặc mẫu chuẩn gần những vật có màu sặc sỡ. Khi so sánh màu mẫu thử và mẫu chuẩn phải được đặt gần nhau và không bị che lấp bởi bất kỳ vật gì (ví như bọc nilông, kính). Y phục của người thử phải có màu trắng hoặc tối để không ảnh hưởng đến màu của vàng.

4. TRANG BỊ VÀ THUỐC THỬ

4.1. Một nguồn nhiệt tập trung có nhiệt độ tối thiểu tại điểm đốt là 11000C và có thể điều khiển một cách linh hoạt sự thay đổi của nhiệt độ.

4.2. Một bộ mẫu thử chế tạo từ hợp kim vàng bạc (Au – Ag)

4.3. Các phương tiện đỡ và giữ mẫu thử khi đốt phải chịu được nhiệt độ cao, không bị nóng chảy cùng với mẫu thử và không bị han rỉ.

4.4. Dung dịch axit clohydrich có nồng độ 10 % để tẩy rửa mẫu, cấm dùng nước cường toan (hỗn hợp axit: 3 HCl + HNO3).

4.5. Nước sạch

5. TIẾN HÀNH THỬ

5.1. Kiểm tra hình dáng, màu của mẫu thử có nhận xét sơ bộ về các khuyết tật, xác định các vị trí có dấu bảo hành và chọn điểm đốt. Qua mẫu định hướng chọn mẫu chuẩn tương ứng với vật thử.

5.2. Tháo các mặt đá hoặc vật trang trí khác không phải vàng ra khỏi mẫu thử (nếu có).

5.3. Đốt nhẹ mẫu, đủ cháy các tạp chất hữu cơ, tẩy các các tạp chất kim loại trên bề mặt mẫu bằng dung dịch axit và rửa bằng nước sạch.

5.4. Dùng nguồn nhiệt tập trung nung chảy tối thiểu 2 điểm khác nhau trên thân mẫu, không nung chảy những nơi có đóng dấu bảo hành hoặc các ký hiệu khác trên sản phẩm.

5.5. Đối với đồ trang sức khi chế tạo có sử dụng vẩy hàn, phải đốt trên thân vàng, tránh đốt vào mối hàn.

6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Trên cơ sở mẫu và trạng thái của các điểm chảy trên mẫu thử, chọn tối thiểu 2 mẫu chuẩn có mẫu tương ứng để so sánh.

Nếu màu cho mẫu thử trùng với mẫu chuẩn nào thì hàm lượng vàng ghi trên mẫu chuẩn ấy chính là hàm lượng vàng có trong mẫu thử.

Nếu mẫu của mẫu thử nằm giữa mẫu của 2 mẫu chuẩn trên dưới, khi đó trung bình cộng hàm lượng vàng của 2 mẫu chuẩn sẽ là hàm lượng vàng có trong mẫu thử.

Sai số tối đa cho phép của phương pháp là ± 1 %.

7. TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ

Với đồ trang sức có vảy hàn hoặc vàng có sạn, hàm lượng vàng của mẫu thử phải được trừ đi lượng tạp chất có trong mẫu theo ước tính và kinh nghiệm của người thử.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *