Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5240:1990 về Chỉ khâu – Phương pháp xác định lực kéo đứt vòng chỉ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5240 – 90
CHỈ KHÂU – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỰC KÉO ĐỨT VÒNG CHỈ
Sewing thread-Method for determination of loop breaking tensile load
Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng khu vực 1
Cơ quan trình duyệt và đề nghị ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
Quyết định ban hành số 733/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1990
CHỈ KHÂU – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỰC KÉO ĐỨT VÒNG CHỈ
Sewing thread-Method for determination of loop breaking tensile load
1. Khái niệm
Lực kéo đứt vòng chỉ là lực cần thiết để kéo đứt chỉ khi vài đoạn chỉ được uốn thành hình chữ U và móc vào nhau.
2. Phương tiện thử
2.1 Máy thử độ bền kéo đứt có thang lực sao cho kết quả các lần thử riêng biệt đều nằm trong phạm vi 20 – 80% giá trị thang đo
2.2 Cặp tạo lực căng ban đầu theo qui định 0,5 ± 0,1 cN ứng với 1 tex độ nhỏ
2.3 Đồng hồ bấm giây
2.4 Tấm phủ nhung có mầu tương phản với mầu của mẫu và có kích thước 600 x 600 mm
3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Lấy mẫu ban đầu theo qui định của mục 2 TCVN 2266-77
Số mẫu thử tối thiểu trên một mẫu ban đầu là 20
Trước khi thử giữ mẫu trong điều kiện khí hậu qui định của TCVN 1748-86 không ít hơn 24 giờ
4. Tiến hành thử
Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu qui định của TCVN 1748-86. Tháo bỏ đoạn chỉ ban đầu trên mỗi cuộn trước khi thử. Đặt khoảng cách ban đầu giữa hai ngàm là 500mm. Chỉnh vận tốc ngàm sao cho thời gian đứt mẫu trong khoảng 20 ± 3 giây. Mỗi mẫu thử được chuẩn bị như sau:
Cắt mẫu thử dài khoảng 1,5 mét thành hai đoạn bằng nhau. Duỗi thẳng một đoạn trên tấm nhung và đặt đoạn kia vuông góc lên đoạn thứ nhất như trên hình vẽ 1. Chập đôi đoạn thứ nhất và kẹp cặp tạo lực căng ban đầu vào hai đầu của nó như hình 2. Chập đôi đoạn thứ 2 lại ta có mẫu thử để căng lên máy như hình 3
|
|
|
Kẹp hai đầu của đoạn thứ hai lên ngàm trên của máy và hai đầu của đoạn thứ nhất vào ngàm dưới, sao cho điểm đan nhau của hai đoạn nằm ở giữa khoảng cách hai ngàm. Chú ý không làm biến dạng mẫu trong quá trình thao tác và chiều dọc của mẫu thử trùng với phương kéo của máy. Tiến hành kéo mẫu cho tới khi đứt. Nếu mẫu bị tuột hoặc bị đứt cách ngàm ít hơn 10mm thì phải bỏ mẫu thử đó đi và bổ sung cho đủ số mẫu thử qui định. Đọc lực kéo đứt và ghi rõ vị trí đứt của mẫu thử.
5. Tính toán kết quả
Tính lực kéo đứt vòng chỉ trung bình và hệ số biến sai theo TCVN 2267-77. Kết quả làm tròn tới 1 chữ số thập phân. Tính tỉ lệ giữa số mẫu thử tại điểm móc và số mẫu thử đứt ngoài điểm móc.
6. Biên bản thử
Biên bản thử bao gồm các nội dung như sau:
– Số hiệu tiêu chuẩn áp dụng để thử
– Ký hiệu và đặc trưng kỹ thuật của mẫu, số mẫu thử
– Vận tốc ngàm, lực căng ban đầu
– Lực kéo đứt vòng chỉ trung bình và hệ số biến sai
– Tỉ lệ giữa số mẫu thử đứt tại điểm móc và số mẫu thử đứt ngoài điểm móc
– Ngày thực hiện thí nghiệm
– Tên cơ quan và người thực nghiệm