Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4893:1989

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN4893:1989
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 25/12/1989
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4893:1989 (ST SEV 4824-84) về Vật liệu dệt – Nguyên tắc ký hiệu thành phần nguyên liệu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4893-89

(ST SEV 4824-84)

VẬT LIỆU DỆT

NGUYÊN TẮC KÝ HIỆU THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng

Cơ quan trình duyệt và đề nghị ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 695/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989

 

VẬT LIỆU DỆT

NGUYÊN TẮC KÝ HIỆU THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU

Textiles

Abbreviations of material components

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho vải dệt, các sản phẩm may, dệt kim, thảm, sản phẩm xa bện và chỉ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho vật liệu và các sản phẩm dệt dùng trong kỹ thuật có mục đích sử dụng đặc biệt và bán thành phẩm.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ST SEV 4824-84.

2. Ký hiệu thành phần nguyên liệu ghi trên nhãn gắn trên sản phẩm, trên bao gói hay ký hiệu ngay trên sản phẩm và ký hiệu dùng trong các văn bản kỹ thuật phải có nội dung sau:

a) Tên gọi đầy đủ của từng loại nguyên liệu (đối với xơ tự nhiên: len, bông, lanh, len moher…, đối với xơ hóa học: vitcô, polyamit, polyeste…) hay ký hiệu qui ước rút gọn chúng.

Ký hiệu qui ước rút gọn của các loại nguyên liệu chính được quy định ở phụ lục 1.

b) Tỷ lệ phần trăm của các loại nguyên liệu chính xác đến hàng đơn vị.

Chú thích. Đối với các sản phẩm may hỗn hợp và dệt kim, cho phép ghi tỷ lệ phần trăm nguyên liệu với độ chính xác đến 5%.

3. Đối với nguyên liệu không phải chính phẩm, cần ghi rõ chữ “tái sinh” và có thể ghi loại của nguyên liệu đó. Ví dụ: “15% tái sinh” hay “15% len tái sinh”.

Chú thích: Trong ký hiệu đối với nguyên liệu chính phẩm, cho phép ghi từ “thiên nhiên” sau tên gọi loại nguyên liệu. Ví dụ “Len thiên nhiên”.

4. Ghi ký hiệu thành phần nguyên liệu cho tất cả các loại sản phẩm. Riêng đối với sản phẩm cào bông chỉ ghi nguyên liệu của lớp cào bông.

Đối với các sản phẩm may và sản phẩm dệt kim không để đến: chỉ khâu, vật liệu viền, vải lót, vật liệu độn cứng…

Ký hiệu thành phần nguyên liệu đối với vải hai lớp được ghi riêng cho từng lớp một.

 

PHỤ LỤC 1

KÝ HIỆU QUI ƯỚC RÚT GỌN CỦA CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU DỆT CHÍNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN KHỐI SEV

 

PHỤ LỤC 2

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Thuật ngữ

Định nghĩa

Nguyên liệu dệt ban đầu

Nguyên liệu mà trước khi gia công thành phẩm chưa qua quá trình kéo sợi hay quá trình nào khác.

Nguyên liệu dệt tái sinh

Nguyên liệu dệt thu được do xé tơi phế liệu sợi, vải vụn và các phế liệu xơ sợi có nguồn gốc khác nhau và không phải là nguyên liệu chính phẩm.

Vải hai lớp

Vải dệt nhận được bằng cách ghép hai vải với nhau hoặc với các vật liệu khác (vải với bọt poliuretan…)

Sản phẩm may hỗn hợp

Các sản phẩm được tạo ra từ hai hoặc nhiều loại vải dệt khác nhau về thành phần nguyên liệu.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *