Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-5:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát – Dạng bảo vệ “q”
TCVN 7079-5:2002
THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ – PHẦN 5: THIẾT BỊ ĐỔ ĐẦY CÁT – DẠNG BẢO VỆ “q”
Electrical apparatus for use in underground mine – Part 5: Sand-filled apparatus – Type of protection “q”
Lời nói đầu
TCVN 7079-5:2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC82/SC1 “Thiết bị an toàn mỏ” biên soạn, trên cơ sở IEC 79-5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ – PHẦN 5: THIẾT BỊ ĐỔ ĐẦY CÁT – DẠNG BẢO VỆ “q”
Electrical apparatus for use in underground mine – Part 5: Sand-filled apparatus – Type of protection “q”
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với thiết bị điện, những phần của thiết bị điện và những bộ phận có dạng bảo vệ đổ đầy cát “q” dùng trong mỏ hầm lò.
Chú thích – Thiết bị điện dạng đổ đầy cát “q” và những bộ phận có dạng bảo vệ Ex có thể gồm: mạch điện tử, máy biến áp, cầu chảy bảo vệ, rơle, thiết bị điện an toàn tia lửa, tổ hợp thiết bị điện, bộ chuyển mạch v.v…
Thiết bị có dạng bảo vệ “q” phải hoàn toàn tuân theo những yêu cầu tương ứng của TCVN 7079-0.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 5926:1995 (IEC 269-1) Cầu chảy hạ áp – Yêu cầu chung.
TCVN 7079-0:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 0: Yêu cầu chung.
TCVN 7079-7:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 7: Tăng cường độ tin cậy – Dạng bảo vệ “e”.
TCVN 7079-11:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 11: An toàn tia lửa – Dạng bảo vệ “i”.
IEC 127-1 Miniature fuses – Part 1: Definitions for miniature fuses and general requirements for miniature fuser links (Cầu chảy nhỏ – Phần 1: Định nghĩa cầu chảy nhỏ và yêu cầu chung cho mạch cầu chảy nhỏ).
IEC 529:1989 Degrees of protection provided by enclosures (IP Code) Cấp bảo vệ cho vỏ thiết bị.
ISO 565:1990 Test sieves – Metal wire cloth, perforated metal plate and electroformed sheet – Norminal sizes of openings (Lưới sàng thử nghiệm – Lưới đan kim loại, lưới dập lỗ và lưới nung điện – Kích thước lỗ lưới danh nghĩa).
3. Định nghĩa
Ngoài các định nghĩa trong TCVN 7079-0, tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau đây:
3.1. Đổ đầy cát “q” (Powder filling “q”)
Dạng bảo vệ, trong đó những phần tử có khả năng gây bốc lửa môi trường khi nổ được cố định và bao bọc hoàn toàn bằng vật liệu đổ đầy để ngăn ngừa kích nổ môi trường khí nổ bên ngoài.
Chú thích – Dạng bảo vệ này có thể ngăn ngừa bầu khí nổ bao quanh xâm nhập vào trong thiết bị và những bộ phận có dạng bảo vệ Ex có khả năng gây kích nổ. Tuy nhiên, nhờ những khoảng trống nhỏ trong vật liệu đổ đầy mà ngọn lửa lan truyền trong đó bị dập tắt nên ngăn ngừa được cháy nổ bên ngoài.
3.2. Vật liệu đổ đầy (Filling material)
Cát thạch anh hoặc hạt thủy tinh.
3.3. Điện áp đấu nối lớn nhất, Um (Externally applied maximum voltage, Um)
Điện áp hiệu dụng lớn nhất xoay chiều hoặc một chiều do nhà chế tạo lựa chọn để đấu nối với thiết bị sao cho không làm hư hỏng dạng bảo vệ đổ đầy cát.
3.4. Điện áp làm việc (Working voltage)
Giá trị hiệu dụng lớn nhất của điện áp xoay chiều hoặc một chiều đặt lên lớp cách điện bất kỳ ứng với giá trị điện áp nguồn danh định, bỏ qua các quá trình quá độ trong điều kiện hở mạch hoặc điều kiện vận hành bình thường.
3.5. Khoảng cách rò (Creepage distance)
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử mang điện trên bề mặt những phần tử cách điện.
3.6. Khoảng cách rò dưới lớp bao phủ (Creepage distance under coating)
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử mang điện đặt trên bề mặt lớp cách điện trung gian được phủ bởi lớp bao phủ.
3.7. Khoảng cách xuyên qua vật liệu đổ đầy (Distance through filling material)
Khoảng cách ngắn nhất xuyên qua vật liệu đổ đầy giữa hai phần tử mang điện.
3.8. Dòng danh định của cầu chảy, In (Fuse rating, In)
Giá trị dòng danh định của cầu chảy phù hợp với IEC 127-1 hoặc với đặc tính chế tạo của nó.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Vỏ
4.1.1. Độ bền cơ
Thiết bị, phần tử của thiết bị điện và những bộ phận có dạng bảo vệ Ex được đổ đầy cát “q” phải đáp ứng được yêu cầu về thử va đập phù hợp với thử độ bền cơ nêu trong TCVN 7079-0 và phải đạt yêu cầu về thử áp lực quy định trong 5.1 và 5.2.
Thiết bị hoặc các bộ phận có dạng bảo vệ Ex dự kiến lắp đặt trong các vỏ khác, mà vỏ này tuân theo yêu cầu về vỏ trong TCVN 7079-0, chỉ cần đạt các yêu cầu về thử áp lực nêu trong 5.1 và 5.2. Thiết bị đó phải gắn kí hiệu “X” phù hợp với TCVN 7079-0, nếu không phải là bộ phận có dạng bảo vệ Ex.
4.1.2. Cấp bảo vệ của vỏ
Vỏ của thiết bị đổ đầy cát, vỏ của phần tử đổ đầy cát có dạng bảo vệ Ex ở điều kiện làm việc bình thường (tức là tất cả các nắp cửa đã đóng như khi vận hành bình thường) phải có cấp bảo vệ tối thiểu IP 54 như quy định trong IEC 529. Nếu cấp bảo vệ là IP 55 hoặc cao hơn, vỏ phải có cơ cấu giảm áp.
Vỏ của thiết bị đổ đầy cát hoặc vỏ của những phần tử trong thiết bị đổ đầy cát, nếu chỉ dùng trong các phòng khô, sạch phải có cấp bảo vệ tối thiểu IP 43 như quy định trong IEC 529. Các vỏ này phải gắn kí hiệu “X”.
Khi vỏ của thiết bị đổ đầy cát, những phần tử đổ đầy cát trong thiết bị hoặc các bộ phận có dạng bảo vệ Ex đổ đầy cát, nếu lắp đặt ở bên trong vỏ khác phù hợp với TCVN 7079-0, thì vỏ ngoài phải đạt cấp bảo vệ tối thiểu IP 54. Cấp bảo vệ IP của vỏ lắp đặt ở trong không cần phải quy định.
Khe hở lớn nhất của vỏ phải nhỏ hơn 0,1 mm; tức là nhỏ hơn so với cỡ hạt nhỏ nhất của vật liệu đổ đầy thường không quá 0,9 mm, để vật liệu đổ đầy không lọt ra ngoài.
4.1.3. Tiến hành đổ vật liệu làm đầy
Việc đổ vật liệu làm đầy phải tiến hành sao cho không để lại các chỗ trống trong vật liệu đổ đầy (ví dụ bằng cách rung cưỡng bức). Khoảng không gian trong thiết bị, những phần tử trong thiết bị hoặc những bộ phận có dạng bảo vệ Ex phải được đổ cát đầy hoàn toàn.
4.1.4. Cách gắn kín
Vỏ của thiết bị đổ đầy cát, vỏ của những phần tử trong thiết bị hoặc những bộ phận có dạng bảo vệ Ex đổ đầy cát phải được gắn kín tại nhà máy chế tạo để không thể mở ra mà không phá vỏ hoặc chỗ gắn kín. Nắp cửa để đổ cát phải được gắn kín theo cách nêu trên.
Chú thích – Các kỹ thuật gắn kín phù hợp là: hàn thiếc, hàn điện, mối ghép dán keo, tán ri vê, bắt bulông.
4.2. Vật liệu đổ đầy
4.2.1. Tài liệu kỹ thuật
Các tài liệu do nhà sản xuất đưa ra và do cơ quan thử nghiệm thẩm tra phù hợp với TCVN 7079-0 phải mô tả chính xác vật liệu đổ đầy và quá trình đổ đầy cũng như các phép đo để đảm bảo việc đổ đầy được thực hiện theo đúng cách.
Mô tả cần bao gồm:
– tên và địa chỉ của nhà sản xuất vật liệu đổ đầy;
– tài liệu tham khảo về vật liệu đổ đầy;
– cỡ hạt (xem 4.2.2).
4.2.2. Yêu cầu
Cỡ hạt của vật liệu đổ đầy phải nằm trong các giới hạn lỗ sàng theo ISO 565 như sau:
– giới hạn trên: lưới đan kim loại hoặc lưới dập lỗ với kích thước lỗ chuẩn 1 mm;
– giới hạn dưới: lưới đan kim loại với kích thước lỗ chuẩn 0,5 mm.
Chỉ được dùng cát thạch anh hoặc hạt thủy tinh cứng làm vật liệu đổ đầy.
Không yêu cầu cơ quan thử nghiệm kiểm tra và xác nhận sự phù hợp của vật liệu đổ đầy theo 4.2.1 và 4.2.2.
4.2.3. Thử nghiệm
Vật liệu đổ đầy phải qua thử nghiệm độ bền điện nêu ở mục 5.
4.3. Khoảng cách
4.3.1. Trừ các yêu cầu khác nêu trong tiêu chuẩn này, khoảng cách nhỏ nhất xuyên qua vật liệu đổ đầy giữa những phần tử mang điện của thiết bị và những bộ phận cách điện với bề mặt bên trong của vỏ phải tuân theo các giá trị ghi trong bảng 1. Điều này không áp dụng cho những cọc dẫn điện xuyên qua vách, vỏ để nối ra ngoài. Những phần tử này phải theo 4.3.3.
Điện áp làm việc và tình trạng sự cố theo 4.8 phải được lưu ý khi xác định điện áp hiệu dụng xoay chiều lớn nhất hoặc điện áp một chiều lớn nhất.
Bảng 1 – Khoảng cách bên trong của thiết bị chứa vật liệu đổ đầy
Điện áp hiệu dụng xoay chiều hoặc một chiều lớn nhất, V |
Khoảng cách nhỏ nhất, mm |
|||||
. |
<> |
U |
≤ |
275 |
5 |
|
275 |
<> |
U |
≤ |
420 |
6 |
|
420 |
<> |
U |
≤ |
550 |
8 |
|
550 |
<> |
U |
≤ |
750 |
10 |
|
750 |
<> |
U |
≤ |
1 000 |
14 |
|
1 000 |
<> |
U |
≤ |
3 000 |
36 |
|
3 000 |
<> |
U |
≤ |
6 000 |
60 |
|
6 000 |
<> |
U |
≤ |
10 000 |
100 |
|
4.3.2. Nếu thiết bị điện chứa những phần tử có khoảng không gian trống, kín, không có vật liệu đổ đầy (ví dụ rơ le), phải áp dụng các quy định sau đây:
– nếu thể tích tự do của phần tử nhỏ hơn 3 cm3, khoảng cách nhỏ nhất xuyên qua vật liệu đổ đầy giữa vách của phần tử với bề mặt bên trong của vỏ phải tuân theo bảng 1.
– nếu thể tích tự do của phần tử từ 3 cm3 đến 30 cm3, khoảng cách nhỏ nhất xuyên qua vật liệu đổ đầy giữa vách của phần tử với bề mặt bên trong của vỏ phải tuân theo bảng 1, nhưng tối thiểu là 15 mm.
– các phần tử phải được gắn cố định, để không xảy ra sự dịch chuyển tới gần vách của vỏ.
– không cho phép có những thể tích tự do lớn hơn 30 cm3.
– vỏ của phần tử phải chịu được ứng suất nhiệt và ứng suất cơ tác động lên (thậm chí trong tình trạng sự cố như ở 4.8) để vỏ không bị hư hỏng hoặc bị biến dạng làm giảm mức bảo vệ của thiết bị có vật liệu đổ đầy.
4.3.3. Các thiết bị điện hoặc phần tử không tuân theo 4.3.1 hoặc 4.3.2 phải được bảo vệ bằng một trong những dạng bảo vệ liệt kê trong phạm vi áp dụng của TCVN 7079-0.
4.4. Vật liệu sử dụng
Những vật liệu dùng để đổ đầy giữa các phần mang điện và vách vỏ (trừ lớp cách điện bọc ngoài dây dẫn và vật liệu đổ đầy) trong các vùng đã chỉ ra ở 4.3 phải tuân theo thử nghiệm tính dễ bốc lửa nêu trong 5.1.3.
4.5. Ống luồn cáp và cọc đấu dây
Ống luồn cáp và cọc đấu dây trên vỏ của thiết bị đổ đầy cát, những phần của thiết bị hoặc bộ phận có dạng bảo vệ Ex đổ đầy cát không được làm giảm cấp bảo vệ của vỏ đã nêu ở 4.1.2.
Ống luồn cáp và cọc đấu dây trong thiết bị điện phải được bảo vệ và gắn kín như nêu ở 4.1.4. Đối với vỏ đổ đầy cát lại được đặt trong vỏ khác như quy định ở 4.1.2, thì quy định về ống luồn cáp và dây dẫn trong TCVN 7079-0 không cần áp dụng cho ống luồn cáp và cọc đấu dây trong vỏ đổ đầy cát.
4.6. Thiết bị tích điện
Tổng năng lượng tích tụ của tất cả các tụ điện trong vỏ của thiết bị đổ đầy cát, những phần tử trong thiết bị hoặc bộ phận có dạng bảo vệ Ex đổ đầy cát khi vận hành bình thường không được quá 20 J.
Không được dùng pin và ắc qui vì chúng có thể làm hỏng cấp bảo vệ.
Chú thích – Những quy định về pin và ắc qui được xem xét riêng.
4.7. Giới hạn về nhiệt độ
Mỗi thiết bị điện đổ đầy cát, mỗi phần tử trong thiết bị điện hoặc bộ phận có dạng bảo vệ Ex đổ đầy cát phải được bảo vệ ngắn mạch hoặc quá nhiệt. Vì vậy nhiệt độ giới hạn cho phép tại vị trí cách vách vỏ 5 mm không được vượt quá cấp nhiệt độ cho phép của lớp vật liệu đổ đầy.
4.8. Tình trạng sự cố
Dạng bảo vệ “q” phải được đảm bảo thậm chí cả trong trường hợp quá tải được nhà chế tạo quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan và những hư hỏng đơn về điện bên trong có thể gây ra do quá áp hoặc quá dòng, như:
– ngắn mạch của bất kì bộ phận nào;
– hở mạch do bộ phận nào đó bị hỏng;
– hư hỏng trong mạch in;
– v.v..
Nếu không có tiêu chuẩn sản phẩm, nhà chế tạo phải quy định về tình trạng quá tải.
Điện áp Um được đưa vào cọc đấu dây của nguồn điện khi xem xét tình trạng sự cố và loại trừ sự cố.
Chú thích – Hư hỏng có thể dẫn đến một hoặc nhiều hư hỏng tiếp theo, ví dụ một bộ phận bị quá tải. Hư hỏng đầu tiên và những hư hỏng tiếp theo được coi là hư hỏng đơn.
4.8.1. Loại trừ sự cố
4.8.1.1. Những sự cố sau đây có thể bỏ qua:
a) Các trị số điện trở nhỏ hơn các trị số danh định đối với:
– điện trở màng mỏng;
– điện trở dây quấn và cuộn dây một lớp dạng xoắn ốc;
khi chúng được dùng không quá 2/3 điện áp và công suất danh định do nhà chế tạo quy định đối với những phần tử tương ứng.
b) Tình trạng ngắn mạch đối với:
– tụ điện mica;
– tụ gốm;
– tụ giấy;
khi chúng được dùng không quá 2/3 điện áp danh định do nhà chế tạo quy định đối với những phần tử tương ứng.
c) Hỏng cách điện của:
– bộ ghép quang và rơle được thiết kế để cách ly các mạch điện khác nhau;
– khi tổng điện áp U của các trị số điện áp hiệu dụng lớn nhất của hai mạch điện không lớn hơn 1 000 V và trị số điện áp danh định của phần tử giữa hai mạch điện tối thiểu bằng 1,5 lần U.
4.8.1.2. Máy biến áp, cuộn dây và ống dây phù hợp với TCVN 7079-7 hoặc máy biến áp phù hợp với TCVN 7079-11 không phải là đối tượng bị hư hỏng.
4.8.1.3. Không xem xét khả năng xảy ra ngắn mạch nếu khoảng cách xuyên qua hoặc khoảng cách rò giữa các phần mang điện trần hoặc các đường mạch in có giá trị tối thiểu bằng giá trị ghi ở bảng 2 (với phép đo khoảng cách rò nêu trong TCVN 7079-7 và TCVN 7079-11).
4.8.1.4. Cần xét đến điện áp đỉnh lớn nhất giữa các bộ phận theo cột điện áp đỉnh nêu ở bảng 2. Nếu các phần tử được cách ly về điện thì tổng các điện áp đỉnh lớn nhất của hai mạch điện coi là điện áp đỉnh. Điện áp đỉnh lớn nhất cần được đánh giá có tính đến điều kiện vận hành bình thường (bỏ qua quá trình quá độ) và những tình trạng sự cố như quy định trong tiêu chuẩn này.
4.8.1.5. Đối với khoảng cách rò dưới lớp bao phủ nêu ở bảng 2, áp dụng những điều kiện sau đây:
– lớp bao phủ phải có tác dụng bọc kín phần tử mang điện, chống hơi ẩm lọt vào;
– phải gắn keo cho những phần tử mang điện và cho vật liệu cách điện;
– nếu lớp bao phủ được thực hiện bằng phương pháp phun thì cần phun hai lớp bao phủ riêng rẽ;
– các biện pháp áp dụng khác chỉ cần một lớp, như: nhúng, quét, tẩm trong chân không, để đạt hiệu quả, bền chắc không vỡ;
– lớp hàn được coi là một trong hai lớp bao phủ, nếu như nó không bị hư hỏng trong khi hàn.
4.8.1.6. Phần dẫn điện nhô ra khỏi lớp cách điện (như các cọc) là phần không được bao phủ cần có các biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ chỗ gắn không vỡ.
Khi có phần tử trần mang điện nhô lên khỏi lớp bao phủ, chỉ số chịu xâm thực (viết tắt CTI) nêu ở bảng 2 được áp dụng cho cả lớp cách điện và lớp bao phủ.
Bảng 2 – Khoảng cách rò và khoảng cách xuyên qua vật liệu đổ đầy
Điện áp đỉnh, V |
Khoảng cách rò, mm |
Trị số nhỏ nhất, CTI |
Khoảng cách rò dưới lớp bao phủ, mm |
Khoảng cách xuyên qua vật liệu đổ đầy, mm |
10 |
1,5 |
– |
0,6 |
1,5 |
30 |
2 |
100 |
0,7 |
1,5 |
60 |
3 |
100 |
1 |
1,5 |
90 |
4 |
100 |
1,3 |
2 |
190 |
8 |
175 |
2,6 |
3 |
375 |
10 |
175 |
3,3 |
3 |
550 |
15 |
175 |
5 |
3 |
750 |
18 |
175 |
6 |
5 |
1 000 |
25 |
175 |
8,3 |
5 |
1 300 |
36 |
175 |
12 |
10 |
1 575 |
49 |
175 |
13,3 |
10 |
Các giá trị điện áp đỉnh lớn hơn 1 575 V thường coi là sự cố.
Chú thích – Với các giá trị điện áp đỉnh dưới 10 V, chỉ số CTI của vật liệu cách điện không quy định.
4.8.2. Khí cụ bảo vệ để giới hạn nhiệt độ
Khí cụ bảo vệ bằng điện hoặc nhiệt được dùng để giới hạn nhiệt độ bên trong hoặc bên ngoài vỏ. Các khí cụ này không được tự phục hồi.
Khi dùng cầu chảy làm khí cụ bảo vệ, dây chảy phải được bọc trong vỏ gốm hoặc ống thủy tinh. Đối với các giá trị điện áp trên 60 V, cầu chảy phải có công suất cắt phù hợp với IEC 127-1 hoặc IEC 269-1.
4.8.3. Dòng ngắn mạch dự báo của nguồn điện
Thiết bị điện đổ đầy cát, những phần tử trong thiết bị điện và những bộ phận có dạng bảo vệ Ex đổ đầy cát được thiết kế để nối với nguồn điện xoay chiều bên ngoài không quá 250 V phải chịu được dòng ngắn mạch dự báo 1 500 A, trừ khi nhãn có ghi trị số cho phép khác của dòng ngắn mạch này. Các dòng ngắn mạch dự báo với trị số lớn hơn 1 500 A có thể gặp ở một vài thiết bị, ví dụ như thiết bị cao áp.
Nếu cần có khí cụ nhằm giới hạn dòng điện ngắn mạch này với trị số không lớn hơn dòng điện cắt định mức của cầu chảy, thì khí cụ đó phải có điện trở phù hợp với 4.8.1.1 và trị số định mức phải là:
– 1,5 dòng điện định mức x 1,7 x In của cầu chảy;
– điện áp lớn nhất Um cấp từ bên ngoài;
– 1,5 công suất định mức x (1,7 x In của cầu chảy)2 x điện trở của khí cụ giới hạn.
5. Phương pháp thử
5.1. Các dạng thử nghiệm
5.1.1. Thử áp lực đối với vỏ
Vỏ phải chịu được thử với áp lực lớn hơn 0,5 bar (50 000 Pa) mà không có bất kỳ kích thước nào bị biến dạng vĩnh viễn quá 0,5 mm; không phụ thuộc vào thể tích của nó. Áp lực thử cần duy trì trong thời gian 60 s.
Đối với những vỏ đổ đầy cát, không có cơ cấu xả khí hoặc khe hở xả khí, có chứa các tụ điện không phải loại tụ giấy, tụ gốm hoặc tụ mica và khi thể tích vật liệu đổ đầy nhỏ hơn tám lần thể tích của các tụ điện, phải thử với áp lực lớn hơn 15 bar (1,5 MPa) trong thời gian duy trì là 60 s.
Việc thử phải tiến hành trong điều kiện bình thường của thiết bị, song có thể không có vật liệu đổ đầy.
5.1.2. Thử cấp bảo vệ của vỏ
Cấp bảo vệ của vỏ phải thử theo phương pháp nêu trong IEC 529. Các cơ cấu thoát khí phải đặt ở vị trí thông thường. Thử nghiệm này phải tiến hành sau thử áp lực trong 5.1.1.
5.1.3. Tính dễ bốc lửa của vật liệu
Phải tuân theo những quy định về tính dễ bốc lửa của các vật liệu trong TCVN 7079-1.
5.1.4. Thử độ bền điện của vật liệu đổ đầy
Đặc tính cách điện của vật liệu đổ đầy phải được thử trước khi đổ vào vỏ bằng cách dùng mẫu thử. Điện cực được bố trí như mô tả trên hình 1. Các điện cực phải được phủ vật liệu đổ đầy về mọi hướng với độ dày tối thiểu là 10 mm.
Đưa điện áp một chiều 1000 V vào các điện cực. Mẫu thử được giữ trong 24 h ở nhiệt độ 23oC ± 2oC; độ ẩm tương đối từ 45 % đến 55 %.
Vật liệu đổ đầy đạt yêu cầu nếu dòng điện rò không quá 10-6 A. Nếu vật liệu không đạt, không được phép tái chế và thử nghiệm lại.
5.1.5. Nhiệt độ lớn nhất
Khi sử dụng cầu chảy bảo vệ để giới hạn nhiệt độ, nhiệt độ lớn nhất trong tình trạng sự cố phải đo ứng với dòng điện liên tục có giá trị không quá 1,7 lần dòng điện In đi qua mạch điện lắp cầu chảy.
Chú thích – Mô phỏng tình trạng sự cố có thể gây nên nhiệt độ cao hơn khi vận hành bình thường, tùy thuộc vào việc sử dụng nguồn điện lắp trong thiết bị và nguồn cấp điện lớn nhất. Các phần tử như vậy chọn và đặt trong thiết bị, phải tương đương về đặc tính nhiệt của các phần tử mà chúng thay thế.
5.2. Thử nghiệm thường kì
5.2.1. Thử nghiệm thường kì chịu áp lực của vỏ
Vỏ có thể tích lớn hơn 100 cm3 phải chịu được thử nghiệm thường kì với áp lực lớn hơn 0,5 bar (50 000 Pa) mà không có bất kì kích thước nào bị biến dạng vĩnh cửu quá 0,5 mm. Áp suất thử phải duy trì trong thời gian
|
60 s.
Việc thử phải tiến hành trong điều kiện bình thường của thiết bị, song có thể không có vật liệu đổ đầy.
Thử nghiệm thường kỳ về áp lực có thể bỏ qua khi vỏ đã qua bốn lần thử nghiệm với áp lực qui đổi (0,5 bar hoặc 15 bar) nêu trong 5.1.1.
5.2.2. Thử độ bền điện của vật liệu đổ đầy
Đặc tính cách điện của vật liệu đổ đầy phải được thử trước khi đổ vào vỏ bằng cách dùng mẫu thử. Để đạt mục đích trên, bố trí điện cực được mô tả như hình 1. Các điện cực phải được phủ vật liệu đổ đầy về mọi hướng với độ dày tối thiểu là 10 mm. Điện áp một chiều thử nghiệm là 1000 V với điều kiện môi trường sau đây:
– nhiệt độ 23oC ± 2oC;
– độ ẩm tương đối từ 45 % đến 55 %.
Vật liệu đổ đầy đạt yêu cầu nếu dòng điện rò không quá 10-6 A.
Nếu thử lần đầu vật liệu không đạt, có thể sấy khô và thử nghiệm lại.
6. Ghi nhãn
Ghi nhãn phải phù hợp với TCVN 7079-0 và phải bổ sung những thông tin phụ sau đây:
Ghi thêm vào nhãn:
– “VỎ ĐÃ GẮN KÍN. CẤM MỞ!”;
– mỗi cọc đấu nối với bên ngoài phải ghi rõ điện áp và dòng điện danh định (ví dụ “24 V một chiều, 200 mA”; “230 V, 100 mA”.
– trị số danh định của cầu chảy bên ngoài, nếu dạng bảo vệ đòi hỏi phải đấu qua cầu chảy như thế, ví dụ “Cầu chảy bên ngoài: 315 mA”.
– dòng ngắn mạch dự báo cho phép của nguồn điện cấp từ bên ngoài, nếu thiết bị được thiết kế với dòng ngắn mạch khác với 1 500 A theo 4.8.3, ví dụ “Dòng ngắn mạch nguồn cho phép: 35 A”.
Kích thước tính bằng milimét với dung sai ± 1,0 mm
Hình 1 – Bố trí thí nghiệm để thử độ bền điện của vật liệu đổ đầy