Tiêu chuẩn ngành TCN68-156:1996

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: TCN68-156:1996
  • Cơ quan ban hành: Tổng cục Bưu điện
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 03/12/1996
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Điện - điện tử
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành TCN 68-156:1996 về thiết bị vi ba số 34 Mbit/s – yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 68-156:1996

LỜI NÓI ĐẦU

TCN 68-156:1996 được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị của ITU-T và ITU-R.

TCN 68-156:1996 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế đề nghị và Tổng cục Bưu điện ban hành theo quyết định số 897/QĐ-KHCN ngày 3/12/1996.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Mục lục

Thiết bị vi ba số 34 Mbit/s – yêu cầu kỹ thuật

1. Phạm vi áp dụng

2. Định nghĩa thuật ngữ

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu kỹ thuật kết nối tại băng gốc

3.2. Tín hiệu điều chế vô tuyến

3.3. Chỉ tiêu kỹ thuật các kênh nghiệp vụ băng tần gốc

3.4. Chỉ tiêu kỹ thuật phần vô tuyến

3.5. Chỉ tiêu kỹ thuật phần phát vô tuyến

3.6. Chỉ tiêu kỹ thuật phần thu vô tuyến

3.7. Chỉ tiêu kỹ thuật chuyển mạch bảo vệ

3.8. Chỉ tiêu kỹ thuật nguồn

3.9. Chỉ tiêu kỹ thuật phần anten, phiđơ

3.10. Môi trường hoạt động

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 68-156:1996

Thiết bị viba số 34 Mbit/s

Yêu cầu kỹ thuật

34 Mbit/s Microwave Equipment

Technical Standard

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này dùng cho thiết bị vi ba số 34 Mbit/s sử dụng trên mạng lưới Viễn thông quốc gia

Tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc:

– Lựa chọn, bảo dưỡng;

– Đo kiểm tra đánh giá chất lượng;

– Thiết kế chế tạo thiết bị viba số 34 Mbit/s;

2. Định nghĩa và thuật ngữ

2.1. Rung pha-A. Jitter: là sự biến thiên nhanh vị trí của tín hiệu số so với các vị trí lý tưởng của chúng.

2.2. Mã lưỡng cực mật độ cao bậc ba HDB3

– A. High Density Bipolar of order 3

2.3. C / I là tỷ số của công suất trung bình của sóng mang tín hiệu trên công suất tạp âm đo tại đầu vào của bộ giải điều chế.

2.4. C / N là tỷ số công suất sóng mang trên công suất tạp âm tại đầu vào của máy thu, tính bằng tỷ số PT/PN với PT là công suất sóng mang trung bình và PN là công suất tạp âm trong băng tần bằng 2 lần độ rộng băng NYQUIST.

2.5. Độ nhậy máy thu: là mức tín hiệu nhỏ nhất để máy thu hoạt động bình thường và đảm bảo tỷ số lỗi bit xác định trước.

2.6. Công suất ra của máy phát: là công suất đo được tại đầu ra của máy phát chưa qua các bộ rẽ nhánh hoặc bộ lọc.

2.7. Hệ số VSWR: là hệ số sóng đứng.

2.8. Các chữ viết tắt

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

PCM

PSK

QAM

UI

Pulse Code Modulation

Phase Shift keying

Quadrature Amplitude Modulation

Unit interval

Điều chế xung mã

Dịch pha nhị phân

Điều chế biên độ cầu phương

Khoảng đơn vị

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu kỹ thuật ghép nối tại băng gốc

3.1.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với giao diện 34Mbit/s:

a. Tốc độ bit = 34.368 kbit/s ± 2 x 10-5;

mã HDB-3;

b. Các đặc tính đầu ra của tín hiệu 34.368 kbit/s như trong bảng 1.

Bảng 1 – Các đặc tính đầu ra của tín hiệu 34.368 kbit/s

Dạng xung

Xung vuông tuân theo mẫu như hình 1

Các cặp dây nối trên từng hướng

Cáp đồng trục

Trở kháng tải thử Ω

75

Điện áp danh định mức cao khi có xung, V

1

Điện áp danh định mức thấp khi không có xung, V

0 ± 0,1

Độ rộng xung danh định, ns

14,55

Tỷ số biên độ của xung dương và xung âm tính tại điểm giữa xung

Từ 0,95 đến 1,05

Tỷ số độ rộng xung dương và xung âm tại điểm giữa của biên độ

Từ 0,95 đến 1,05

Jitter đỉnh – đỉnh cực đại tại đầu ra

– Không vượt quá 1,5 UI trong băng tần từ 100 đến 800 kHz

– Không vượt quá 0,15 UI trong băng tần từ 10 kHz đến 800 kHz

c. Các đặc tính đầu vào của tín hiệu

Tín hiệu số tại đầu vào phải thoả mãn các chỉ tiêu nêu trong bảng 1 và các yêu cầu sau:

– suy hao cáp nối tuân theo luật . Suy hao tại tần số 17 184 kHz phải nằm trong khoảng từ 0 đến 12 dB;

– suy hao phản xạ tại đầu vào phải lớn hơn các giá trị trong bảng 2;

Bảng 2 – Giá trị cực tiểu suy hao phản xạ tại đầu vào

Dải tần

kHz

Suy hao phản xạ

dB

Từ 860 đến 1 720

Từ 1 720 đến 34 368

Từ 34 368 đến 51 550

12

18

14

Hình 1. Mặt nạ xung tại giao diện 34 Mbit/s

– Độ chịu đựng rung pha tối thiểu tại đầu vào:

≥ 1,5 UI trong băng tần từ 100 Hz đến 800 kHz;

≥ 0,15 UI trong băng tần từ 10 đến 800 kHz.

1 UI = 29.1 ns

Hình 2. Độ chịu đựng rung pha tối thiểu tại đầu vào giao diện 34 Mbit/s

3.1.2. Chỉ tiêu kỹ thuật tại giao diện 8 Mbit/s:

a. tốc độ bit: 8 448 kbit/s ± 3.10-5

Mã HDB-3

b. các đặc tính đầu ra như nêu trong bảng 3

Bảng 3 – Các đặc tính đầu ra tại giao diện 8 Mbit/s

Dạng xung

Xung vuông theo mẫu như hình 2

Các cặp dây nối trên từng hướng

Cáp đồng trục

Trở kháng tải thử Ω

75

Điện áp đỉnh danh định mức cao khi có xung, V

2,37

Điện áp đỉnh danh định mức thấp khi không xung, V

0 ± 0,237

Độ rộng xung danh định, ns

59

Tỷ số biên độ giữa xung dương và âm tính tại điểm giữa xung

Từ 0,95 đến 1,05

Tỷ số độ rộng xung dương và xung âm tại điểm giữa của biên độ danh định

Từ 0,95 đến 1,05

c. Các đặc tính đầu vào

– Tín hiệu tại đầu vào phải thỏa mãn các chỉ tiêu trong bảng 3 và các yêu cầu sau:

+ suy hao cáp nối tuân theo quy luật ;

+ suy hao tại tần số 4 224 kHz phải nằm trong khoảng từ 0 đến 6 dB.

– Suy hao phản xạ tại đầu vào phải lớn hơn các giá trị cho trong bảng 4.

Bảng 4 – Giá trị cực tiểu suy hao phản xạ tại đầu vào

Dải tần, kHz

Suy hao phản xạ, dB

Từ 211 đến 422

Từ 422 đến 8 448

Từ 8 448 đến 12 672

12

18

14

– Độ chịu đựng rung pha tối thiểu tại đầu vào:

≥ 1,5 UI trong băng tần từ 20 đến 400 Hz;

≥ 0,2 UI trong băng tần từ 400 Hz đến 400 kHz.

1 UI = 118 ns

Hình 3. Giới hạn tối thiểu độ chịu đựng rung pha đầu vào giao diện 8 Mbit/s

Hình 4. Mặt nạ xung tại giao diện 8 Mbit/s

3.1.3. Chỉ tiêu kỹ thuật tại giao diện 2 Mbit/s

a. Tốc độ bit: 2.048 kbit/s ± 5.10-5

Mã đường truyền: HDB-3.

b. Các chỉ tiêu kỹ thuật của tín hiệu đầu vào

– Suy hao phản xạ tại đầu vào phải có các giá lớn hơn các giá trị trong bảng 5.

Bảng 5 – Giá trị cực tiểu suy hao phản xạ tại đầu vào

Dải tần

kHz

Suy hao phản xạ

dB

Từ 51 đến 102

Từ 102 đến 2 048

Từ 2 048 đến 3 072

12

18

14

c. Chỉ tiêu của tín hiệu tại đầu ra

Các tín hiệu đầu ra giao diện 2.048 kbit/s phải thoả mãn các điều kiện trong bảng 6

Bảng 6 – Các đặc tính của tín hiệu 2 Mbit/s

Dạng xung

Xung vuông theo mẫu như hình 3

Các cặp dây nối trên từng hướng

Một đôi dây đồng trục

Một đôi dây đối xứng

Trở kháng tải thử Ω

75

120

Điện áp đỉnh danh định mức cao khi có xung, V

2,37

3

Điện áp đỉnh khi không xung, V

0 ± 0,237

0 ± 0,3

Độ rộng xung danh định, ns

244

Tỷ số biên độ của các xung dương và xung âm tính ở giữa xung

Từ 0,95 đến 1,05

Tỷ số độ rộng các xung dương và âm tính tại điểm giữa biên độ danh định

Từ 0,95 đến 1,05

Rung pha đỉnh – đỉnh cực đại tại đầu ra

– Không được vượt quá 1,5 UI trong băng tần 20 Hz đến 2400 Hz

– Không được vượt quá 0,2 UI trong băng tần 18 kHz đến 100 kHz

– 1 UI = 488 ns

Suy hao cáp nối tuân theo luật ;

Hình 5. Mặt nạ xung tại giao diện 2 Mbit/s

3.2. Tín hiệu điều chế vô tuyến

Thiết bị vi ba ngoài luồng tín hiệu 34 Mbit/s phải có các tín hiệu sau:

a. Các bit khung: dùng để sắp xếp cấu trúc của luồng tín hiệu;

b. Các bit phân biệt kênh: dùng để phân biệt hiện tượng tín hiệu thu giả do nhiễu giao thoa.

c. Các bit dịch vụ: dùng cho các kênh nghiệp vụ giám sát và kiểm tra từ xa của hệ thống vô tuyến;

d. Các bit kiểm tra chất lượng;

e. Các bit lệnh chuyển kênh: sử dụng đối với cấu hình dự phòng N + 1.

f. Các bit chèn.

Tất cả sự tăng tốc độ băng tần gốc không vượt quá 4% tốc độ cơ bản (34 368 kbit/s).

3.3. Chỉ tiêu kỹ thuật các kênh nghiệp vụ băng tần gốc

3.3.1. Các kênh nghiệp vụ được dùng cho bảo dưỡng, giám sát và điều khiển hệ thống vi ba.

3.3.2. Các kênh nghiệp vụ không kết nối với mạng điện thoại công cộng.

3.3.4. Các loại kênh nghiệp vụ:

Kênh thoại giữa tất cả các trạm.

Kênh giám sát

Kênh điều khiển hoạt động hệ thống.

3.3.5. Kênh thoại nghiệp vụ có các chỉ tiêu sau.

Dải tần                                      từ 300 đến 3300 Hz

Mức vào                                   ≤ 0 dBm

Mức ra                                      ≤ 0 dBm

Trở kháng                                 600 Ω

Tỷ số tín hiệu trên tạp âm ≥ 40 dB.

3.3.6. Kênh dịch vụ phi thoại:

Theo tiêu chuẩn kỹ thuật của giao diện 64 kbit/s

3.3.7. Cổng truyền số liệu:

Cổng truyền số liệu tốc độ 1200 bit/s: Theo chuẩn RS-232

Cổng truyền số liệu tốc độ 9600 bit/s: Theo chuẩn RS-232

3.4. Chỉ tiêu kỹ thuật phần vô tuyến

3.4.1. Phân bố kênh tần số vô tuyến

Thiết bị vi ba dung lượng 34 Mbit/s hoạt động trong các băng tần 2, 4, 7, 8 và 13 GHz

3.4.1.1. Phân bố kênh tần số vô tuyến hệ thống vi ba dung lượng 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần 2 GHz

a. Kênh tần số vô tuyến của hệ thống vi ba hoạt động trong băng tần này được xác định theo quan hệ:

Nửa dưới của băng: fn = fo – 108,5 + 14n ,MHz

Nửa trên của băng: f’n = fo + 10,5 + 14n ,MHz

Với: n = 1, 2, 3, 4, 5 hoặc 6

fo: tần số trung tâm của dải 200 MHz

fn: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa dưới của băng (MHz).

f’n: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa trên của băng (MHz).

b. Tần số trung tâm của băng được lựa chọn:

fo = 1808 MHz cho băng từ 1700 đến 1900 MHz

fo = 2000 MHz cho băng từ 1900 đến 2100 MHz

fo = 2203 MHz cho băng từ 2100 đến 2300 MHz

fo = 2586 MHz cho băng từ 2500 đến 2700 MHz

Hình 6. Phân bố kênh tần số vô tuyến của hệ thống vi ba 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần 2 GHz

c. Khoảng cách giữa hai kênh lân cận                 XS = 14 MHz.

Khoảng cách kênh giữa băng                             YS = 49 MHz

d. Đối với các kênh lân cận cùng một nửa băng, thông thường lần lượt sử dụng phân cực ngược; tức là nếu các kênh lẻ được dùng phân cực H(V) thì các kênh chẵn được dùng phân cực V(H).

3.4.1.2. Phân bố kênh tần số vô tuyến của thiết bị vi ba dung lượng 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần 4 GHz

a. Sự phân bố kênh tần số vô tuyến của hệ thống vi ba hoạt động trong dải tần này được chỉ trên hình 5 và được xác định theo quan hệ sau:

Nửa dưới của băng: fn = fo – 208 + 29n ,MHz

Nửa trên của băng: f’n = fo + 5 + 29n ,MHz

Với: n = 1, 2, 3, 4, 5 hoặc 6

fo: tần số trung tâm của băng, MHz

fn: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa dưới của băng, MHz.

f’n: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa trên của băng, MHz.

b. Tần số trung tâm fo = 4003,5 MHz

Hình 7. Phân bố kênh tần số vô tuyến của hệ thống vi ba hoạt động trong băng tần 4 GHz

c. Khoảng cách giữa hai kênh lân cận                 XS = 29 MHz.

Khoảng cách kênh giữa băng                             YS = 68 MHz

d. Đối với các kênh lân cận trên cùng một nửa băng, thông thường lần lượt sử dụng phân cực ngược; tức là nếu các kênh lẻ được dùng phân cực H(V) thì các kênh chẵn được dùng phân cực V(H).

3.4.1.3. Phân bố kênh tần số vô tuyến của thiết bị vi ba dung lượng 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần 7GHz

a. Áp dụng cho vi ba 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần từ 7.425 đến 7.725 MHz.

b. Sự phân bố kênh tần số vô tuyến được chỉ ra trong bình 6 Và được xác định theo quan hệ sau:

Nửa dưới của băng: fn = fo – 161 + 28n ,MHz

Nửa trên của băng: f’n = fo – 7 + 28n , (MHz)

Với: n = 1, 2, 3, 4 hoặc 5

fo: tần số trung tâm của băng, MHz

fn: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa dưới của băng, MHz.

f’n: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa trên của băng, MHz.

Hình 8. Phân bố kênh tần số vô tuyến dung lượng 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần 7 GHz (Tất cả các tần số được tính theo MHz).

c. Tần số thu và tần số phát phải nằm trên hai nửa của băng.

d. Tần số trung tâm fo = 7.575 MHz.

e. Khoảng cách giữa hai kênh lân cận                 XS = 28 MHz.

Khoảng cách kênh tính giữa băng                      YS = 48 MHz

3.4.1.4. Phân bố kênh tần số vô tuyến thiết bị vi ba dung lượng

34 Mbit/s hoạt động trong băng tần 8 GHz.

a. Áp dụng cho thiết bị vi ba dung lượng 34 Mbit/s hoạt động trong băng từ 8.275 đến 8.500 MHz.

b. Phân bố kênh tần số vô tuyến được chỉ ra trong hình 9 và các kênh riêng rẽ được xác định theo quan hệ sau:

Nửa dưới của băng: fn = fo – 108,5 + 14n , (MHz)

Nửa trên của băng: f’n = fo + 10,5 + 14n , (MHz)

Với: n = 1, 2, 3, 4, 5 hoặc 6

fo: tần số trung tâm của băng, MHz

fn: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa dưới của băng, MHz.

f’n: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa trên của băng, MHz.

c. Tần số thu và tần số phát phải nằm trên hai nửa của băng

d. Tần số trung tâm fo = 8387,5 MHz.

Hình 9. Phân bố kênh tần số vô tuyến dung lượng 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần 8GHz (Tất cả các tần số được tính theo MHz)

c. Khoảng cách giữa hai kênh lân cận                 XS = 28 MHz.

Khoảng cách kênh giữa băng                             YS = 49 MHz

Khoảng bảo vệ hai biên của băng                      ZS = 18 MHz

3.4.1.5. Phân bố kênh tần số vô tuyến hệ thống vi ba dung lượng 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần 13 GHz

a. Áp dụng cho thiết bị vi ba dung lượng 34 Mbit/s hoạt động trong băng từ 12,75 đến 13,25 GHz.

b. Phân bố kênh tần số vô tuyến được xác định theo quan hệ sau và được minh họa trong hình 8:

Nửa trên của băng: fn = fo – 259 + 28n , (MHz)

Nửa dưới của băng: f’n = fo + 7 + 28n , (MHz)

Với: n = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 hoặc 8

fo: tần số trung tâm của băng, (MHz)

fn: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa dưới của băng, (MHz).

f’n: tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa trên của băng, (MHz)

.

Hình 10. Phân bố kênh tần số vô tuyến thiết bị vi ba 34 Mbit/s trong băng tần 13 GHz. (Các tần số tính theo MHz)

b. Tất cả các kênh đi phải nằm trên một nửa của băng và các kênh về phải nằm trên nửa kia của băng.

c. Tần số trung tâm: fo = 12.996 MHz

d. Khoảng cách giữa hai kênh lân cận                XS = 28 MHz.

Khoảng cách kênh giữa băng                             YS = 70 MHz

Khoảng bảo vệ biên trên của băng                     ZS 1 = 23 MHz

Khoảng bảo vệ biên dưới của băng                   ZS 2 = 15 MHz

3.5. Chỉ tiêu kỹ thuật phần phát vô tuyến

Công suất phát, dBm:

Băng tần 2 và 4 GHz: từ 25 đến 33

Băng tần 7 và 8 GHz: từ 23 đến 30

Băng tần 13 GHz: từ 17 đến 27.

Loại điều chế:

Phương thức điều chế:

Kiểu 1: Điều chế tại trung tâm

Kiểu 2: Điều chế trực tiếp tại cao tần

Độ rộng băng tần: Xem bảng 7.

Bảng 7 – Độ rộng băng

Hệ thống

 

Độ rộng băng

PSK

8 PSK Giải điều chế coherent

B/3

QAM

16 QAM Giải điều chế coherent

B/4

(B: Tốc độ bit truyền dẫn)

Hệ số sử dụng phổ, bit/s/Hz:

Loại điều chế 8 PSK 2,8

Loại điều chế 16 QAM 3,0

Độ ổn định tần số, ppm:

Dải tần 2 và 4 GHz: ± 50.

Dải tần 7 và 8 GHz: ± 40.

Dải tần 13GHz: ± 35.

Suy hao hài bậc 2, dB.

Dải tần 2 và 4 GHz: > 70.

Dải tần 7 và 8 GHz: > 50.

Dải tần 13GHz: > 40.

Trở kháng cao tần ra, Ω 50.

Bước xạ giả từ máy phát, dBm ≤ -90.

Hệ số tạp âm, dB:

Dải tần 2 và 4 GHz: ≤ 5,5

Dải tần 7 và 8 GHz: ≤ 6,5.

Dải tần 13GHz: ≤ 7.

Tăng ích của hệ thống, dB: ≥ 100.

3.6. Chỉ tiêu kỹ thuật phần thu vô tuyến:

Giải điều chế coherent

Mức ngưỡng thu với BER = 10-3, dBm:

Loại 1 x 34 Mbit/s từ -77 đến -83

Loại 2 x 34 Mbit/s từ -74 đến -80.

Mức thu với BER = 10-6, dBm:

Loại 1 x 34 Mbit/s từ -74 đến -80

Loại 2 x 34 Mbit/s từ -70 đến -80.

Độ ổn định tần số dao động nội, ppm:

Dải tần 2 và 4 GHz: ± 30.

Dải tần 7 và 8 GHz: ± 25.

Dải tần 13GHz: ± 20.

Tần số trung tần, MHz: 70.

Bức xạ giả từ máy thu, dBm: ≤ -100

Trở kháng cao tần vào, Ω: 50

Suy hao hài bậc 2, dB: ≥ 90.

Tỷ số sóng mang trên tạp âm, dB:

Loại điều chế 8 PSK 13,8

Loại điều chế 16 QAM 17.

Suy hao phản xạ tại đầu nối anten, dB ≥ 23.

3.7. Chỉ tiêu kỹ thuật chuyển mạch bảo vệ

Khối chuyển mạch bảo vệ cho phép tăng khả năng sẵn sàng của đường truyền

Điều kiện chuyển mạch:

Hướng phát:

Nhân công (Tại chỗ hoặc điều khiển từ xa)

Tự động: Chuyển mạch sẽ chuyển sang trạng thái khi có cảnh báo tổng thể (như cảnh báo công suất, cảnh báo máy phát,…).

Hướng thu:

Nhân công (Tại chỗ hoặc điều khiển từ xa)

Tự động khi có tỷ lệ sai lỗi 10-3 hoặc 10‑6

Thời gian chuyển mạch, ns: ≤ 50.

Thời gian làm việc của chuyển mạch bảo vệ, μs: ≤ 10

Khả năng khôi phục bit cực đại, bit: 14

Khả năng khôi phục tự động dịch pha cực đại, bit: ± 5.

3.8. Chỉ tiêu kỹ thuật nguồn

Thiết bị hoạt động nguồn: 48VDC (Danh định)

Cực tính: Dương nguồn đấu đất.

Dải điện áp làm việc, V từ 38 đến 75 VDC.

Mạch bảo vệ:                            – Quá áp đầu vào.

                                                – Quá dòng đầu vào.

                                                – Cực tính

Chỉ thị: có các loại chỉ thị sau:

Điện áp vào, ra.

Dòng tiêu thụ

3.9. Chỉ tiêu kỹ thuật anten, phiđơ.

3.9.1. Anten:

– Anten parabol phân cực đơn hoặc phân cực kép.

– Trở kháng anten: 50Ω

– Có khả năng chịu được gió 200 Km/h.

Bảng 8 mô tả các tham số của một loại anten điển hình.

3.9.2. Cáp đồng trục ống dẫn sóng.

– Cáp đồng trục dùng cho thiết bị hoạt động trong băng tần 2 GHz

– Ống dẫn sóng sử dụng với thiết bị hoạt động trong băng lớn hơn 2 GHz.

3.9.2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp đồng trục:

– Trở kháng, Ω

– Điện trở thuần, Ω/100m

Loại cáp 7/8”: 1,05

Loại cáp 1 – 1/4“: 0,75

– Điện dung, pF/m 75

Loại cáp 7/8”: 75

Loại cáp 1 – 1/4“: 75

– Điện cảm, μH/m:

Loại cáp 7/8”: 0,187

Loại cáp 1 – 1/4“: 0,184

– Hệ số VSWR: trong giải tần 1,7 đến 2,3 GHz

– Suy hao (xem bảng 9)

Bảng 9 – Suy hao do cáp đồng trục

Tần số, MHz

Loại cáp

Suy hao, dB/100m

1700

7/8”

1 – 1/4“

5,87

4,31

2000

7/8”

1 – 1/4“

6,64

4,77

2300

7/8”

1 – 1/4“

7,46

5,18

3.9.2.2. Yêu cầu kỹ thuật ống dẫn sóng

Loại ống dẫn sóng: ống dẫn sóng elip.

Bảng 10 mô tả các tham số của một số loại ống dẫn sóng điển hình.

3.10. Môi trường hoạt động

Thiết bị vi ba 34 Mbit/s phải đảm bảo được các tiêu chuẩn môi trường sau:

– Khoảng nhiệt độ làm việc oC: từ +5 đến +40 với độ ẩm 85%

– Khoảng nhiệt độ tới hạn oC: từ -5 đến +55 với độ ẩm 95%

Khi vận chuyển hoặc để trong kho thiết bị phải chịu được các điều kiện sau:

– Nhiệt độ, oC ≤ 70

– Độ ẩm, % ≤ 90.

Bảng 8 – Thông số kỹ thuật của anten

Tần số, GHz

Đường kính, m

Độ tăng ích, dBi

Độ rộng búp sóng

Độ PBPC*, dB

Tỷ số F/B dB

Hệ số VSWR

Giữa băng

Đỉnh băng

1,9 – 2,3

Phân cực

đơn

phân cực

kép

1,2

1,8

2,4

2,4

3,0

25,8

29,5

32,0

32,0

33,9

26,7

30,4

32,9

32,9

34,8

8,2

5,5

4,1

4,1

3,3

30

30

30

28

28

33

37

40

43

45

1,10

1,10

1,10

1,10

1,10

3,7 – 4,2

Phân cực

đơn

phân cực

kép

1,8

2,4

3,0

3,0

3,7

35,0

37,3

39,3

39,3

41,0

35,5

37,8

39,8

39,8

41,1

3,0

2,4

1,8

1,8

1,5

30

30

30

30

30

40

42

47

45

48

1,06

1,06

1,06

1,06

1,06

7,1 – 7,7

Phân cực

đơn

phân cực

kép

1,2

1,8

2,4

1,8

2,4

37,0

40,5

43,0

40,4

42,9

37,3

40,9

43,3

40,7

43,2

2,2

1,3

1,1

1,5

1,1

30

30

30

30

30

46

48

50

48

50

1,04

1,04

1,04

1,04

1,04

8,2 – 8,5

Phân cực

đơn

phân cực

kép

1,8

2,4

3,0

1,8

2,4

40,8

43,5

45,5

41,1

43,8

41,0

43,7

45,7

41,2

43,9

1,5

1,1

0,9

1,3

1,0

30

30

30

30

30

48

50

58

48

55

1,04

1,04

1,04

1,06

1,06

12 – 13,2

Phân cực

đơn

phân cực

kép

1,2

1,8

2,4

1,2

1,8

41,5

45,1

47,6

40,7

44,8

49,0

45,4

47,9

40,9

45,0

1,4

0,9

0,7

1,4

0,9

30

30

30

25

25

49

53

55

52

51

1,01

1,01

1,01

1,01

1,01

Chú thích: *: PBPC – Phân biệt phân cực.

Bảng 10 – Thông số kỹ thuật của ống dẫn sóng elip

Băng tần GHz

Trở kháng Ω

Suy hao

Hệ số VSWR

Tần số GHz

Suy hao dB/100m

4

50

3,7

3,8

3,9

4,0

4,1

4,2

2,23

2,19

2,16

2,13

2,11

2,09

1,08

7

50

7,1

7,2

7,3

7,4

7,5

7,6

7,7

4,09

4,88

4,83

4,79

4,76

4,73

4,70

1,06

8

50

8,2

8,3

8,4

8,5

5,86

5,64

5,61

5,58

1,06

13

50

12,0

12,1

12,2

12,3

12,4

12,5

12,6

12,7

12,8

12,9

13,0

13,1

13,2

12,05

11,98

11,93

11,86

11,80

11,74

11,69

11,64

11,59

11,54

11,49

11,45

11,40

1,08

 

PHỤ LỤC

1. Phân bố kênh tần số vô tuyến thiết bị vi ba 34 Mbit/s hoạt động trong băng 7,125 đến 7,7525 GHz

1.1. Thiết bị vi ba 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần này có kênh tần số vô tuyến được xác định theo quan hệ sau minh họa hình 12.

Nửa dưới băng fn = fo – 154 + 7n, (MHz)

Nửa trên băng f’n = fo – 154 + 7n, (MHz)

Với n = 1, 2, 3…, 20.

fo: Tần số trung tâm của băng (MHz)

fn: Tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa dưới của băng (MHz)

f’n: Tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa trên của băng (MHz).

1.2. Các tần số trung tâm

fo = 7275 MHz

fo = 7400 MHz

fo = 7575 MHz

Hình 12. Phân bố kênh tần số vô tuyến hoạt động trong băng tần 7,125 đến 7,725 GHz

1.3. Khoảng cách giữa 2 kênh lân cận:               XS = 7 MHz

Khe trung tâm:                                                  YS = 28 MHz

Khoảng bảo vệ hai biên của băng                      ZS = 3 MHz

1.4. Khoảng song công: 161 MHz

2. Phân bố kênh tần số vô tuyến hoạt động trong băng 17,7 đến 19,7 GHz

2.1. Thiết bị viba 34 Mbit/s hoạt động trong băng tần này có kênh tần số vô tuyến được xác định theo quan hệ sau, minh họa trong hình 13.

Nửa dưới băng fn = fo – 1000 + 110n, (MHz)

Nửa trên băng f’n = fo + 10 + 110n, (MHz)

Với n = 1, 2, 3…, 35.

fo: Tần số trung tâm của băng (MHz)

fn: Tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa dưới của băng (MHz)

f’n: Tần số trung tâm của một kênh vô tuyến trong nửa trên của băng (MHz).

2.2. Tần số trung tâm fo = 18700 MHz.

Hình 13. Phân bố kênh tần số vô tuyến hoạt động trong băng tần 17,7 đến 19,7 GHz

2.3. Khoảng cách giữa 2 kênh lân cận:               XS = 27,5 MHz

Khe trung tâm:                                                  YS = 47 MHz

Khoảng bảo vệ hai biên của băng                      ZS = 27,5 MHz

2.4 Khoản song công 1010 MHz

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. CCIR Recomendation, 1990

Volume IX – Part 1

Fixed service using Radio – Relay Systems

2. Report of the CCIR 1990

Volume IX – Part 1

Fixed service using Radio – Relay Systems

3. Digital line of Sight radio links

4. Tài liệu kỹ thuật Thiết bị vi ba 34 Mbit/s SIS

5. Tài liệu kỹ thuật Thiết bị vi ba 34 Mbit/s SAT

6. Tài liệu kỹ thuật thiết bị vi ba 34 Mbit/s ATFH

7. Communication transmission systems – Product catalog 1991 – 1992

                                                            – Siemens.

8. CCITT: Recommendation G 703

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *