Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5131:1993 về ấm điện -Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5131 – 1993
ẤM ĐIỆN
PHƯƠNG PHÁP THỬ
Lời nói đầu
TCVN 5131 – 1993 thay thế cho TCVN 5131 – 1990.
TCVN 5131 – 1993 do Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng biên soạn, Tổng cục tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành theo quyết định số 321 ngày 13 tháng 7 năm 1993.
ẤM ĐIỆN
PHƯƠNG PHÁP THỬ
Electric kettles
Test method
1. Xem xét bên ngoài
1.1. Xem xét sự hợp bộ của các chi tiết.
1.2. Xem xét sự phù hợp của nhãn, bao gói.
1.3. Xem xét độ kín của ấm bằng cách đổ nước vào và quan sát.
1.4. Xem xét về cấp bảo vệ chống điện giật, kết cấu của ấm, kết cấu của vòi và nắp ấm, quai ấm.
2. Kiểm tra các chỉ tiêu chức năng
2.1. Kiểm tra dung tích của ấm điện bằng cách đổ nước vào ấm cách mép trên của miệng ấm là 10 mm. Đo lượng nước trong ấm bằng dụng cụ có sai số không quá 10%. Sai lệch cho phép so với dung tích danh định – 10%.
2.2. Để xác định thời gian đun sôi nước cần đổ nước vào ấm với dung tích danh định sau đó cắm điện với điện áp danh định. Nhiệt độ ban đầu của nước là 20 ± 20C. Thời gian đun nước được tính kể từ khi cắm điện đến khi nước sôi hoặc lớn hơn 950C. Nhiệt độ của nước được đo bằng cặp nhiệt độ hoặc nhiệt kế thủy ngân. Vị trí đo cách phần tử đốt nóng ít nhất là 6 mm. Thời gian đo bằng dụng cụ có sai số không lớn hơn 1%. Đồng thời đo nhiệt độ của quai ấm (trên bộ phận tay nắm).
Sau đó để nước tiếp tục sôi, quan sát để kiểm tra hơi nước thoát ra tại các vị trí khác nhau của vung ấm. Hơi nước thoát ra không được thổi vào tay khi sử dụng. Đồng thời kiểm tra xem nước sôi có bị bắn ra ngoài không bằng cách đặt dưới ấm một tờ giấy rộng hơn so với mép của ấm không ít hơn 15 cm. Để nước sôi trong 2 min. Ngắt điện, bỏ tờ giấy ra, trên tờ giấy không được có vết của nước bắn vào.
2.3. Công suất tiêu thụ của ấm đo sau khi sôi với một lượng nước bằng dung tích danh định. Có thể đo bằng phương pháp Vôn – Ampe. Cấp chính xác của dụng cụ đo không kém hơn 2, giá trị lớn nhất của thang đo không lớn hơn 1,5 lần trị số đo danh định.
2.4. Kiểm tra dây cắm của ấm điện bằng cách đổ đầy nước vào ấm, cắm điện cho đến khi sôi. Sau khi sôi, ngắt điện và rút dây cắm ra rồi đặt lên vỏ ấm hoặc vung ấm. Dây cắm không được có hỏng hóc nhìn thấy được.
– Chiều dài của dây cắm đo bằng dụng cụ có vạch chia không hơn 5 mm;
– Đường kính của dây dẫn (phần dẫn điện) được đo bằng thước cặp có cấp chính xác không kém hơn 2.
3. Kiểm tra cách điện
3.1. Thử độ bền điện của cách điện ở trạng thái nguội bằng cách đặt điện áp xoay chiều tần số công nghiệp trong 1 min. Trị số điện áp đặt là 1250 V đối với cách điện chính và 4000 V đối với cách điện tăng cường và cách điện kép. Công suất của nguồn điện áp không nhỏ hơn 0,5 kVA. Trị số điện áp đặt ban đầu không lớn hơn 0,5 lần điện áp thử.
3.2. Đo điện trở cách điện và thử độ bền điện của cách điện ở trạng thái nóng được tiến hành bằng cách đổ nước nguội vào ấm với lượng nước vừa đủ, cắm điện để nước sôi, sau 2 min nước sôi, ngắt điện. Đo điện trở cách điện bằng Megaommet một chiều điện áp 500 V. Sau đó đặt điện áp thử tần số công nghiệp trong một phút trị số điện áp thử là 1000 V đối với cách điện chính và 3500 V đối với cách điện tăng cường và cách điện kép.
Ấm điện được coi là chịu được điện áp thử nếu không có phóng điện bề mặt hoặc đánh thủng cách điện. Phóng điện mà không làm sụt áp thì vẫn coi là đạt yêu cầu. Điện trở cách điện không nhỏ hơn 2 MΩ.
3.3. Dòng điện rò được đo sau khi nước sôi
Sơ đồ đo dòng điện rò đối với cách điện chính, như hình 1
Hình 1.
Sơ đồ đo dòng điện rò đối với cách điện kép, cách điện tăng cường như hình 2.
1 Bộ phận chạm tới được;
2 Lớp kim loại không chạm tới được;
3 Cách điện chính;
4 Cách điện kép và tăng cường.
Hình 2
Điện trở mạch đo là 2000 ± 100 Ω. Dụng cụ đo có cấp chính xác không kém hơn 2. Dòng điện rò đo ở cả hai vị trí của đầu cực. Trị số đo lớn nhất được coi là kết quả đo và không được vượt quá trị số quy định.
4. Kiểm tra cơ cấu khống chế nhiệt độ và cơ cấu ngắt điện
4.1. Thử cơ cấu khống chế nhiệt độ bằng cách đổ một ít nước đủ để đun sôi, sau khi sôi nước cạn dưới mức của phần tử đốt nóng. Cơ cấu khống chế nhiệt độ phải tác động để bảo vệ phần tử đốt nóng. Trong trường hợp này phần tử đốt nóng không được hư hỏng, bề mặt bên trong của ấm không có dấu hiệu bị hỏng nhìn thấy được. Cho phép kiểm tra cơ cấu khống chế nhiệt độ mà không cần đổ nước vào ấm. Phép thử được tiến hành 10 lần. Thời gian giữa các lần thử không quy định.
Sau khi ấm điện đã nguội, kiểm tra lại dòng điện rò như ở điều 3.3 của tiêu chuẩn này.
4.2. Thử cơ cấu ngắt điện tự động bằng cách đổ một lượng nước danh định vào ấm. Cho ấm hoạt động với điện áp danh định. Sau khi nước sôi không quá 2 min cơ cấu ngắt điện tự động phải ngắt điện. Khi cơ cấu ngắt điện đóng điện trở lại, nhiệt độ của nước không được thấp hơn 800C.