Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5773:1993

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5773:1993
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 31/12/1993
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Điện - điện tử
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5773:1993 về Công nghệ thông tin – Bộ mã chuẩn 16 Bit chữ nôm dùng trong trao đổi thông tin


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5773:1993

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – B MÃ CHUẨN 16 BIT CHỮ NÔM DÙNG TRONG TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Information technology – Nom 16-bit standard coded set for information interchange

 

Lời nói đầu

TCVN 5773 – 1993 được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO /IEC6478 – 1990.

TCVN 5773 – 1993 do Tiểu ban mã chuẩn chữ Nôm thuộc Ban kỹ thuật Công nghệ thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 1847/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1993.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – B MÃ CHUẨN 16 BIT CHỮ NÔM DÙNG TRONG TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Information technology – Nom 16-bit standard coded set for information interchange

1. Phạm vi

Tiêu chun này quy định bộ mã chuẩn ch Nôm Việt (sau đây gọi tắt là ch Nôm) dùng trong xử lý và trao đổi thông tin tự động. Nó được dùng cho việc biu diễn, truyền thông, trao đổi, x lý, ghi nhớ, đưa vào và thể hiện các thông tin viết bằng chữ Nôm. Mọi chữ Nôm được trình bày trong tiêu chuẩn này đều được thừa nhận là chữ đã được dân tộc Việt Nam sử dụng và là tài sn văn hóa c của quốc gia Việt Nam.

Tiêu chuẩn này xác định cấu trúc tng thể bộ mã chuẩn chữ Nôm và

– định nghĩa các thuật ngữ được dùng

– mô tả cấu trúc tổng quát của bộ mã chuẩn chữ Nôm

– xác định các hình chữ Nôm và cách viết tương ứng trong chữ quốc ngữ.

2. Tính tuân thủ

Mọi bộ mã chữ Nôm được xem là tuân th tiêu chuẩn này nếu nó chứa các chữ Nôm có hình dáng được xác định như trong tiêu chuẩn này và có mã được quy định như trong tiêu chuẩn này.

3. Đặc trưng chm

3.1. Cấu to ch Nôm

Chữ Nôm bao gồm các ch Hán được dùng cho tiếng Việt và các chữ Nôm thuần Việt viết theo thể thức chữ Hán. Trong một văn bản chữ Nôm, thường có mặt hai loại chữ này.

3.1.1. Chữ Nôm có hình ch như chữ Hán, chủ yếu bao gm các loại sau:

a/ Mượn nguyên hình và nghĩa chữ Hán, đọc theo các cách khác nhau: âm Hán Việt, âm Việt hóa, âm thun Việt,

b/ Mượn nh chữ Hán nhưng không ly nghĩa chữ Hán, đọc theo: âm Hán Việt hoặc cách đọc trại,

c/ Hình chữ ngẫu nhiên trùng với hình chữ Hán, song âm và nghĩa là thuần Việt

3.1.2. Chữ Nôm thuần Việt có hình chữ không trùng với chữ Hán, chủ yếu bao gồm các loại:

d/ Mượn Ch Hán và cải biên hình chữ (viết tắt, thêm bớt nét…) đ biểu thị âm và nghĩa tiếng Việt,

e/ Mượn chữ Hán và ghi thêm dấu phụ đbiểu thị âm và nghĩa tiếng Việt.

f/n chữ Hán, ghép thêm các thành tố biu âm hoặc biểu nghĩa tiếng Vit.

g/ Ghép hai chữ Nôm đã có thành một chữ Nôm khác,

h/ Ghép một chữ Nôm vi một thành tố chữ Hán đ to một chữ Nôm khác.

3.2. Quan hệ hình và âm chữ Nôm

Trong các văn bản chữ Nôm, một hình chữ Nôm có thể được đọc theo nhiu âm khác nhau và ngược lại, một âm đọc có thể được ghi thành nhiều hình chữ khác nhau.

4. Trật tự chữ Nôm

Trt tự chữ Nôm trình bày trong tiêu chuẩn này được lấy theo quy định của ISO 10646.1:1993 (Bng 1).

Ngoài ra, trong tiêu chuẩn này, các chữ Nôm còn được sắp theo trật t của chữ quốc ng (quy định theo TCVN 5712:1993) tương ứng với một âm đọc tiêu biu của chữ Nôm đã cho (Bảng 2).

5. Các định nghĩa

5.1. Tổ hợp bit; bai: tập sắp thứ tự các bít biểu diễn một ký tự hay một phần của một ký tự. Trong tiêu chuẩn này giá trị bai được biu diễn theo ký pháp hệ mười sáu từ 00 đến FF.

5.2. Ký tự: thành viên của một tập các phần tử được dùng đ tổ chức, điều khin hay biểu diễn dữ liệu.

5.3. Ký tự không t hợp: thành viên của tập các chữ Nôm (trừ dấu cá và dấu nháy).

5.4. Ký tự t hợp: dấu cá và dấu nháy dùng để tổ hợp với một ký tự không tổ hợp đứng trước nó nhằm tạo ra ký tự mới.

5.5. Ký tự hình chữ: một ký tự, không giữ chức năng điều khiển, có dạng biểu diễn thấy được thông qua cách viết tay, in hay hin thị.

5.6. Ký hiệu hình chữ: dng biểu diễn thấy được của một ký tự hình chữ.

5.7. Ký tự hp thành: một ký tự hình chữ có ký hiệu hình ch được tạo ra bằng cách tổ hợp các ký hiệu hình chữ của một ký tự hình chữ khác với ký hiệu hình chữ của ký tự tổ hợp. Biểu diễn mã của một ký tự hợp thành bao gồm biểu diễn mã của ký t hình chữ cùng với biểu diễn mã của một ký tự tổ hợp.

5.8. Ký tự dựng sn: một ký tự hình chữ không hợp thành.

5.9. Bộ ký tự mã hóa: tập các quy tắc rõ ràng thiết lập ra một bộ ký tự và mi quan hệ mt-một giữa mỗi ký tự của bộ này với biểu diễn mã của nó.

5.10. Bảng mã: Bảng trình bày ký tự được gắn với mỗi t hợp bit trong một cách mã.

5.11. Chức năng điều khin: một tác động điều khiển việc ghi chép, xử lí, truyền hay thông dịch dữ liệu và có biểu diễn mã là một hay nhiều tổ hp bit.

5.12. Điểm mã: một giá trị số viết theo hệ 16 biểu thị mã hóa cho một chữ Nôm.

5.13. Chữ Nôm: Chữ Nôm là một tập hợp các ký hiệu hình bố trí trong ô vuông diễn tả cho các hình tiết tiếng Việt, biểu diễn dựa trên cơ s cách viết chữ Hán và các bộ trong chữ Hán có cải biên.

5.14. Ch Nôm thuần Việt: ch Nôm do người Việt Nam tạo nên, có hình dáng biểu diễn không trùng với bất k chữ Hán nào.

5.15. U +: Ký hiệu cho đim mã đã được quy định trong ISO 10646-1:1993.

5.16. V+: Ký hiệu cho điểm mã được quy định cho chữ Nôm thuần Việt.

6. Bộ mã chuẩn chữ Nôm

B mã chun chữ Nôm bao gồm các mã từ 4E00 – 9FE5 của ISO 10346.1:1993 và các mã từ A000 tr đi của bảng này.

Kèm theo bộ mã này là bảng tương ứng giữa chữ Nôm với cách viết theo chứ Quốc ngữ, được sắp theo trật tự của chữ quốc ngữ tương ứng với một âm đọc tiêu biểu của chữ Nôm đã cho.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *