Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành TCN 68-139:1995 về hệ thống thông tin cáp sợi quang – Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành
TIÊU CHUẨN NGÀNH
TCN 68 – 139: 1995
HỆ THỐNG THÔNG TIN CÁP SỢI QUANG
YÊU CẦU KỸ THUẬT
OPTICAL FIBER TRANSMISSION SYSTEMS
TECHNICAL STANDARDS
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng.
2. Định nghĩa, thuật ngữ .
3. Yêu cầu kỹ thuật
3.1 Tốc độ truyền dẫn
3.2 Các tiêu chuẩn của phần giao diện .
3.3 Các chỉ tiêu về rung pha
3.4 Tiêu chuẩn về xác định và báo sự cố
3.5 Suy hao dự phòng hệ thống
3.6 Các chỉ tiêu về lỗi bit
3.7 Dải bước sóng công tác
3.8 Các chỉ tiêu bộ ghép nối
3.9 Chỉ tiêu chuẩn cấp nguồn
Phụ lục A
A.1 Sơ đồ thao tác của hệ thống thông tin quang
A.2 Suy hao dự phòng của hệ thống.
Phụ lục B: Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
TCN 68 – 139: 1995 được biên soạn dựa theo các khuyến nghị G. 821, G.823, G.921, G.956 và G.703 của CCITT nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn, lắp đặt bảo dưỡng các hệ thống thông tin cáp quang trên mạng viễn thông quốc gia.
TCN 68 – 139: 1995 do Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ KHCN và HTQT đề nghị và được Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 1035/QĐ-KHCN ngày 01 tháng 8 năm 1995.
TCN 68 – 139: 1995 được ban hành vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Bưu điện (15/8/1945 – 15/8/1995).
TCN 68 – 139: 1995
HỆ THỐNG THÔNG TIN CÁP SỢI QUANG
YÊU CẦU KỸ THUẬT
OPTICAL FIBER TRANSMISSION SYSTEMS
TECHNICAL STANDARDS
(Ban hành theo Quyết định số 1035/QĐ-KHCN ngày 01 tháng 8 năm 1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này bao gồm các chỉ tiêu và yêu cầu kỹ thuật cần thiết đối với các tuyến thông tin cáp sợi quang đang được sử dụng và sẽ được xây dựng trong mạng viễn thông Việt Nam. Tiêu chuẩn này làm cơ sở kỹ thuật cho việc đánh giá các tuyến truyền dẫn cáp sợi quang khi lắp đặt, nghiệm thu cũng như bảo dưỡng.
Tiêu chuẩn này đảm bảo chất lượng đường truyền và tính tương thích của tuyến truyền dẫn quang đối với việc ghép nối các thiết bị đầu cuối (như các thiết bị ghép kênh, tổng đài…).
Tiêu chuẩn này chỉ giới hạn đối với các hệ thống thông tin cáp sợi quang làm việc với bước sóng 850 nm, 1300 nm, phù hợp với khuyến nghị G.651 và G.652 của CCITT và không bao gồm các hệ thống thông tin cáp sợi quang sử dụng kỹ thuật ghép bước sóng và khuếch đại quang.
2. Định nghĩa, thuật ngữ
a) A. Jitter – Rung pha
Là những biến đổi ngắn của vị trí xuất hiện bit quanh vị trí chuẩn theo thời gian.
b) BER – A. Bit error ratio – Tỉ số bit lỗi
Là tỉ số giữa số bit mắc lỗi trên số bit truyền đi.
c) DM – A. Degraded Minute – Phút suy giảm chất lượng
Là phút trong khoảng thời gian khả dụng tín hiệu có tỉ số bit lỗi nằm trong khoảng từ 1×10-6 đến 1×10-3
d) ES – A. Errored Second – Giây mắc lỗi
Là giây trong khoảng thời gian khả dụng tín hiệu có tỉ số bit lỗi lớn hơn 0.
e) SES – A. Severely Errored Second – Giây mắc lỗi nghiêm trọng
Là giây trong khoảng thời gian khả dụng tín hiệu có tỉ số bit lỗi lớn hơn 10-3.
g) CMI – A. Coded mark inversion
h) UI – A. Unit Interval – Một khoảng đơn vị
k) DC – A. Constant current – Dòng một chiều
i) A. Dispersion – Tán sắc
j) A. Connecter – Bộ ghép nối
f) A. Return loss – Suy hao phản xạ
3. Yêu cầu kỹ thuật
3.1 Tốc độ truyền dẫn
Các tuyến thông tin quang phải có khả năng truyền các tín hiệu với các tốc độ danh định và mức độ sai số của nó như trong bảng 1.
Bảng 1: Sai số cho phép của các tốc độ truyền dẫn
Tốc độ danh định kbit/s |
2048 |
8448 |
34369 |
139264 |
Sai số cho phép, phần triệu – ppm |
50 |
30 |
20 |
15 |
3.2 Các tiêu chuẩn của phần giao diện điện
3.2.1 Đối với tốc độ 2048 kbit/s
3.2.1.1 Các đặc tính chung
Tốc độ: 2048 kbit/s ± 50 ppm.
Mã: HDB3
3.2.1.2 Các chỉ tiêu của tín hiệu đầu ra
Các tín hiệu đầu ra giao diện 2048 kbit/s phải thỏa mãn các điều kiện trong bảng 2.
Bảng 2: Đặc tính của tín hiệu điện 2048 kbit/s
Dạng xung (xung vuông danh định ) |
Các xung phải nằm trong đường hình bao giới hạn trên hình 1 không phụ thuộc vào cực tính |
|
Đầu nối tín hiệu vào và ra |
Đôi dây đồng trục |
Đôi dây đối xứng |
Trở kháng, W |
75 |
120 |
Điện áp đỉnh danh định của xung, V |
2,37 |
3,00 |
Điện áp cực đại ứng với mức không, V |
0 ± 0,273 |
0 ± 0,300 |
Độ rộng xung danh định, ns |
244 |
|
Tỷ lệ giữa biên độ xung dương và âm đo tại điểm giữa của xung |
0,95 ÷ 1,05 |
|
Tỳ lệ độ rộng xung dương và âm đo tại nửa mức biên độ xung |
0,95 ÷ 1,05 |
Hình 1: Đường bao giới hạn của xung tín hiệu 2048 kbit/s
3.2.1.3 Các tiêu chuẩn tín hiệu đầu vào
a) Các thiết bị đầu cuối có giao diện 2048 kbit/s trong hệ thống thông tin cáp sợi quang phải có khả năng tiếp nhận tín hiệu đầu vào có đặc tính như tín hiệu đầu ra (phần 3.2.1.2) bị biến dạng qua cáp nối có đặc tính suy hao tỷ lệ với và mức suy hao tại tần số 1024 kHz từ 0 đến 6 dB.
b) Suy hao phản xạ tại đầu vào giao diện 2048 kbit/s của các thiết bị đầu cuối trong hệ thống thông tin quang phải lớn hơn các giá trị trong bảng 3.
Bảng 3: Suy hao phản xạ nhỏ nhất tại đầu vào 2048 kbit/s
Dải tần số kHz |
Suy hao phản xạ dB |
51 ÷ 102 102 ÷ 2048 2048 ÷ 3072 |
12 18 14 |
3.2.2 Đối với tốc độ 8448 kbit/s
3.2.2.1 Các đặc tính chung
Tốc độ: 8448 kbit/s ± 30 ppm.
Mã: HDB3.
3.2.2.2 Các chỉ tiêu của tín hiệu đầu ra giao diện 8448 kbit/s phải thỏa mãn các điều kiện trong bảng 4.
Bảng 4: Đặc tính cửa tín hiệu điện 8448 kbit/s
Dạng xung (Xung vuông danh định) |
Các xung phải nằm trong đường bao giới hạn trên hình 2 không phụ thuộc vào cực tính |
Đầu nối tín hiệu vào và ra |
Đôi dây đồng trục |
Trở kháng, W |
75 |
Điện áp đỉnh danh định của xung, V |
2,37 |
Điện áp cực đại ứng với mức 0, V |
0 ± 0,273 |
Độ rộng xung danh định, ns |
59 |
Tỷ lệ giữa biên độ xung dương và âm đo tại điểm giữa của xung |
0,95 ± 1,05 |
Tỷ lệ độ rộng xung dương và âm đo tại nửa biên độ xung |
0,95 ± 1,05 |
Hình 2: Đường bao giới hạn của xung tín hiệu 8448 kbit/s
3.2.2.3 Các tiêu chuẩn của tín hiệu đầu vào điện
a) Các thiết bị đầu cuối của giao diên 8448 kbit/s trong hệ thống thông tin cáp sợi quang phải có khả năng tiếp nhận tín hiệu đầu vào có các đặc tính như tín hiệu đầu ra (phần 3.2.2.2.) bị biến dạng qua cáp nối có đặc tính suy hao tỷ lệ với , và mức suy hao tại tần số 4228 kHz từ 0 đến 6 dB.
b) Suy hao phản xạ tại đầu vào của giao diện 8448 kbit/s của các thiết bị đầu cuối trong hệ thống thông tin cáp sợi quang phải lớn hơn các giá trị trong bảng 5.
Bảng 5: Suy hao phản xạ nhỏ nhất tại đầu vào 8448 kbit/s
Dải tần số kHz |
Suy hao phản xạ dB |
211 ÷ 422 422 ÷ 8448 8448 ÷ 12672 |
12 18 14 |
3.2.3 Đối với tốc độ 34 Mbit/s.
3.2.3.1 Đặc tính chung
Tốc độ: 34369 kbit/s ± 20 ppm.
Mã: HDB3.
3.2.3.2 Các tiêu chuẩn của tín hiệu đầu ra điện
Các tín hiệu đầu ra của thiết bị đầu cuối quang có giao diện độ 34 Mbit/s phải thỏa mãn các điều kiện trong bảng 6.
Bảng 6: Đặc tính của tín hiệu điện 34 Mbit/s
Dạng xung (danh định vuông) |
Các xung phải nằm trong đường bao giới hạn trên hình 3 |
Đầu nối tín hiệu vào và ra, W |
Đôi dây đồng trục 75 |
Điện áp cực đại tại mức không, V |
0 ± 0,1 |
Độ rộng xung danh định, ns |
14,55 |
Tý lệ giữa biên độ xung dương và âm đo tại điểm giữa xung |
0,95 ÷ 1,05 |
Tỷ lệ biên độ rộng xung dương và âm đo tại mức 1/2 biên độ xung |
0,95 ÷ 1,05 |
Điện áp đỉnh danh định của xung, V |
10 |
Hình 3: Đường bao giới hạn của xung tín hiệu điện 34 Mbit/s
3.2.3.3 Các tiêu chuẩn của tín hiệu vào điện
a) Các thiết bị đầu cuối quang tốc độ 34 Mbit/s phải có khả năng tiếp nhận tín hiệu vào có đặc tính như tín hiệu đầu ra (phần 3.2.1.2) bị biến dạng qua cáp nối có đặc tính suy hao , và mức suy hao tại tần số 17184 kHz từ 0 đến 12 dB.
b) Suy hao phản xạ tại đầu vào của thiết bị đầu cuối quang phải lớn hơn các giá trị trong bảng 7.
Bảng 7: Suy hao phản xạ nhỏ nhất tại đầu vào 34 Mbit/s
Dải tần số, kHz |
Suy hao phản xạ, dB |
860 ÷ 1720 1720 ÷ 34 368 34368 ÷ 51550 |
12 18 14 |
3.2.4 Đối với tốc độ 140 Mbit/s
3.2.4.1 Các đặc tính chung
Tốc độ: 139264 kbit/s ± 15ppm.
Mã: CMI
3.2.4.2 Các tiêu chuẩn của tín hiệu đầu ra điện
Các tín hiệu đầu ra điện của thiết bị đầu cuối quang có giao diện 140 Mbit/s phải thỏa mãn các điều kiện trong bảng 8.
Bảng 8: Đặc tính của tín hiệu điện 140 Mbit/s
Dạng xung (danh định vuông) |
Các xung phải nằm trong đường bao giới hạn trên hình 4 và 5 |
Đầu nối tín hiệu vào và ra, W |
Cáp đồng trục 75 |
Điện áp đỉnh – đỉnh, V |
1,0 ± 0,1 |
Thời gian lên của xung (từ 10 đến 90% của biên độ xung), ns |
≤ 2 |
Suy hao phản xạ, dB |
≥ 15 (trong dải tần số 7 ÷ 210 MHz) |
Hình 4: Đường bao giới hạn của tín hiệu nhị phân “0” đối với tốc độ 140 Mbit/s
Hình 5: Đường bao giới hạn của tín hiệu nhị phân “1” đối với tốc độ 140 Mbit/s
3.2.4.3 Các đặc tính của tín hiệu đầu vào điện
a) Các thiết bị đầu cuối quang có giao diện 140 Mbit/s phải có khả năng tiếp nhận tín hiệu đầu vào có đặc tính như mức tín hiệu đầu ra bị biến dạng qua cáp nối có đặc tính suy hao , và mức suy hao tại tần số 70 MHz từ 0 đến 12 dB.
b) Suy hao phản xạ tại đầu vào của thiết bị đầu cuối quang có giao diện 140 Mbit/s phải thỏa mãn yêu cầu như đối với đầu ra. Xem bảng 8.
3.3 Các chỉ tiêu về rung pha
3.3.1 Rung pha tại đầu ra tín hiệu điện
Rung pha cực đại tại đầu ra tín hiệu điện phải thỏa mãn các giới hạn cho trong bảng 9.
Bảng 9: Rung pha cực đại cho phép
|
Giới hạn cực đại, UI |
Băng thông của bộ lọc băng |
|||||||||||||
Các tham số tốc độ, kbit/s |
B1. |
B2. |
Bộ lọc băng có tần số cắt thấp f1 hoặc f3 và tần số cắt cao f4.
|
||||||||||||
2048 8448 34368 139264 |
15 15 1,5 1,5 |
0,2 0,2 0,15 0,075 |
|
Trong đó UI là một khoảng đơn vị
– Đối với tốc độ 2 Mbit/s UI = 488 ns;
– Đối với tốc độ 8 Mbit/s UI = 118 ns;
– Đối với tốc độ 34 Mbit/s UI = 29,1 ns;
– Đối với tốc dộ 140 Mbit/s UI = 7,18 ns.
B1 và B2 được xác định tại 2 đầu B1 và B2 trên sơ đồ hình 6.
Hình 6: Sơ đồ đo xác định biên độ rung pha
3.3.2 Rung pha cho phép tại đầu vào tín hiệu điện
Các thiết bị đầu cuối quang phải có khả năng tiếp nhận tín hiệu điện bị rung phá có biên độ rung pha tối thiểu như trên hình 7 và bảng 10.
Tần số rung pha
Hình 7: Giới hạn dưới của rung pha đầu vào cho phép
Bảng 10: Giá trị các tham số rung pha đầu vào điện
Tham số tốc độ |
Biên độ đỉnh – đỉnh |
Tần số |
PRBS |
||||||
A0 |
A1 |
A2 |
f0, Hz |
f1, Hz |
f2, Hz |
f3, Hz |
f4, Hz |
||
2048 |
36,9 |
1,5 |
0,2 |
1,2×10-5 |
20 |
2,4 |
18 |
100 |
215-1 |
8448 |
1,52 |
1,5 |
0,2 |
1,2×10-5 |
20 |
0,4 |
3 |
100 |
215-1 |
34386 |
|
|
|
|
100 |
1 |
10 |
800 |
223-1 |
139264 |
|
1,5 |
0,07 |
|
100 |
0,5 |
10 |
3500 |
223-1 |
3.3.3 Tiêu chuẩn rung pha đầu ra khi không có rung pha đầu vào
Rung pha đầu ra khi tín hiệu đầu vào không bị rung pha không được vượt quá các giới hạn cho trong bảng 11.
Bảng 11: Rung pha đầu ra cực đại khi tín hiệu đầu vào không bị rung pha
Tốc độ kbit/s |
Chiều dài tuyến |
Rung pha đầu ra cực đại, UI |
Băng thông bộ lọc Bộ lọc băng có tần số cắt dưới f1 hoặc f3 và tần số cắt trên f4 |
|||
B1 |
B2 |
f1, Hz |
f3, Hz |
f4, Hz |
||
2048 |
50 |
0,75 |
0,2 |
20 |
18 |
100 |
8448 |
50 |
0,75 |
0,2 |
20 |
3 |
400 |
34386 |
280 |
0,75 |
0,15 |
100 |
10 |
800 |
139264 |
280 |
0,75 |
0,075 |
200 |
10 |
3500 |
3.4 Tiêu chuẩn về xác định và báo sự cố
Các thiết bị đầu cuối quang phải có khả năng xác định và báo các sự cố sau:
– Sự cố về nguồn nuôi của thiết vị đầu cuối
– BER > 1×10-3 và BER > 1×10-6 .
– Mất tín hiệu đầu thu quang
Ghi chú: Yêu cầu này có thể bỏ qua nếu cảnh báo BER > 1×10-3 chỉ thị khi mất tín hiệu thu
– Mất tín hiệu đồng bộ.
Ghi chú: Yêu cầu này có thể bỏ qua nếu BER > 1×10-3 chỉ thị khi mất tín hiệu đồng bộ.
– Mất tín hiệu đầu vào điện.
3.5 Suy hao dự phòng hệ thống (xem phụ lục B)
3.5.1 Suy hao dự phòng thiết bị
Suy hao dự phòng thiết bị không được nhỏ hơn 3 dB.
3.5.2 Suy hao dự phòng cáp
Suy hao dự phòng trên 1 km cáp khộng được nhỏ hơn suy hao của một mối hàn cáp đo tại bước sóng công tác.
3.6 Các chỉ tiêu về lỗi bit
3.6.1 Các hệ thống thông tin quang phải đáp ứng các chỉ tiêu về lỗi bit như bảng 12.
Bảng 12: Giới hạn của các tham số lỗi bit
Tham số lỗi bit |
Ứng với 1 km đường truyền |
% DM (BER ≥ 10-6) |
≤ 1,6×10-4 |
% SES (BER ≥ 10-3) |
≤ 1,6×10-6 |
% ES |
≤ 1,6×10-4 |
Để xác định chỉ tiêu cho một chiều dài cụ thể phải nhân trị số trong cột 2 với chiều dài của tuyến tính bằng km.
Ghi chú: Giá trị tính được là giá trị ứng với các tham số lỗi bit tính cho luồng 64 kbit/s theo khuyến nghị G.821.
3.6.2 Suy hao lớn nhất có thể có giữa điểm S và R (xem phụ lục A) phải không nhỏ hơn các giá trị trong bảng 13 đối với sợi đa mốt và bảng 14 đối với sợi đơn mốt với điều kiện BER <>-10
3.6.3 Băng tần tối thiểu cho một khoảng lặp quang đối với sợi đa mốt được cho trong bảng 13.
Độ tán sắc cực đại cho một khoảng lặp quang đối với sợi đơn mốt được cho trong bảng 14.
Bảng 13: Các chỉ tiêu về suy hao và băng tần đối với một khoảng lặp dùng sợi đa mốt
Mức bit danh định kbit/s |
Bước sóng danh định nm |
Loại nguồn quang |
Chỉ tiêu cho phép giữa điểm S và R với BER ≤ 10-10 |
|
Suy hao cực đại, dB |
Băng tần -3dB nhỏ nhất, MHz |
|||
2048 |
850 |
Laser |
51 |
10 |
|
|
|
||
LED |
|
10 |
||
1300 |
Laser |
46 |
10 |
|
|
|
|
||
LED |
30 |
10 |
||
8448 |
850 |
Laser |
47 |
20 |
34368 |
850 |
Laser |
41 |
50 |
1300 |
Laser |
35 |
50 |
|
|
|
|
||
LED |
22 |
50 |
||
139264 |
850 |
Laser |
35 |
100 |
1300 |
Laser |
27 |
100 |
|
|
|
|
||
LED |
18 |
100 |
Bảng 14: Các chỉ tiêu về suy hao và tán sắc đối với một khoảng lặp dùng sợi đơn mốt
Mức bit danh định kbit/s |
Bước sóng danh định nm |
Loại nguồn phát |
Chỉ tiêu cho phép giữa điểm S và R với BER ≤ 10-10 Suy Tán sắc hao cực cực đại, đại, dB ps/nm |
2048 |
1300 |
Laser |
46 |
8448 |
1300 |
Laser |
40 |
34386 |
1300 |
Laser |
35 |
139264 |
1300 |
Laser |
28 300 |
4×139264 |
1300 |
Laser |
24 120 |
3.7 Dải bước sóng công tác
Bước sóng công tác của tuyến thông tin quang phải nằm trong dải từ 820 nm đến 910 nm ứng với hệ thống có bước sóng danh định là 850 nm.
Bước sóng công tác của tuyến thông tin quang phải nằm trong dải từ 1270 nm đến 1330 nm ứng với hệ thống có bước sóng danh định là 1300 nm.
3.8 Các chỉ tiêu đối với bộ ghép nối
Các bộ ghép nối phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Suy hao xen cực đại từ 0,5 đến 1 dB;
– Suy hao phản hồi nhỏ nhất từ 23 đến 30 dB;
– Suy hao mối hàn phải nhỏ hơn 0,1 dB/1 mối đối với sợi đơn mốt và nhỏ hơn 0,2 dB/1 mối đối với sợi đa mốt.
3.9 Chỉ tiêu chuẩn cấp nguồn
Cấp nguồn tại chỗ cho các thiết bị đầu cuối quang phải là nguồn một chiều. Trong trường hợp cấp nguồn từ xa cho các trạm lặp chỉ được cấp nguồn dòng một chiều.
PHỤ LỤC A
A.1 Sơ đồ tham chiếu của hệ thống thông tin quang
(khuyến nghị G.956 của CCITT)
Hệ thống thông tin quang có thể được biểu diễn như trên hình A1. Trong hệ thống có thể không có trạm lặp trung gian như trong hình A1.a, có một hoặc nhiều trạm lặp trung gian như hình A1.b.
Hình A1: Sơ đồ tham chiếu hệ thống thông tin quang
T, T: là giao diện của thiết bị theo khuyến nghị G.703, CCITT
S: là điểm trên sợi quang ngay sau bộ nối quang của đầu phát hay trạm lặp
R: là điểm trên sợi quang ngay trước bộ nối quang của đầu thu hay của trạm lặp.
A.2 Suy hao dự phòng hệ thống
Suy hao dự phòng hệ thống hay suy hao dự phòng của khoảng lặp được chia thành 2 phần như trên hình A2: Mc và Me.
Hình A2: Phân bố suy hao dự phòng hệ thống
a) Suy hao dự phòng cáp (Mc) nhằm mục đích:
– Thay đổi cấu trúc cáp trong tương lai (thêm mối hàn, tăng chiều dài cáp…)
– Phù hợp với độ biến đổi đặc tính cáp do điều kiện ngoại cảnh.
– Tăng suy hao của điểm nối giữa hai điểm R và S.
b) Suy hao dự phòng thiết bị (Me) để đáp ứng các ảnh hưởng của thời gian và điều kiện ngoại cảnh đến các tham số của thiết bị (công suất phát, độ nhạy thu, sự giảm chất lượng các bộ nối của thiết bị).
PHỤ LỤC B
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CCITT Blue Book. Digital network, digital sections and digital line systems. Rec. G.821; G.823; G.921; G.956:
2. CCITT Blue Book. General aspects of digital transmission systems; terminal equipments. Geneva 1 989.
Rec. G.703.
3. Optical fibres Systems Planning Guide
CCITT. Geneva 1989.
4. Optical fibres for Telecommunications
CCITT. Geneva 1984.
5. Telecommunications, the Indian Journal of telecommunications since 1951 August 1989.
6. Presentation on T-V-H Optical submarine cable system.
7. Marconi S_p_a Instruction manual edition 1
April 1 99 1. ML 23 34 Mb/s optical line (1300 nm) system with automatic change over.