Tiêu chuẩn ngành TCN68-142:1995

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: TCN68-142:1995
  • Cơ quan ban hành: Tổng cục Bưu điện
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 01/08/1995
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Điện - điện tử
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành TCN 68-142:1995 về thiết bị modem tốc độ thấp trên mạng điện thoại công cộng – Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 68 – 142: 1995

THIẾT BỊ MODEM TỐC ĐỘ THẤP TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG

YÊU CẦU KỸ THUẬT

TECHNICAL STANDARD FOR IOW SPEED MODEM OVER PSTN

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Nội dung và phạm vi áp dụng bộ tiêu chuẩn

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật MODEM 1200 bit/s

2.1. Tín hiệu đường dây

2.2. Mạch trao đổi

2.3. Các chế độ, hoạt động

2.4. Khả năng kiểm tra

3. Tiêu chuẩn MODEM 2400 bit/s

3.1. Tín hiệu đường dây

3.2. Các mạch trao đổi

3.3. Các chế độ hoạt động

3.4. Các khả năng kiểm tra

4. Tiêu chuẩn MODEM 9600 bit/s

4.1. Tín hiệu đường dây

4.2. Các mạch trao đổi

4.3. Các chế độ hoạt động

5. Tiêu chuẩn MODEM 9600 bit/s

5.1 Tín hiệu đường dây

5.2 Các mạch trao đổi

5.3 Các chế độ hoạt động

Phụ lục A: Đặc trưng điện các mạch trao đổi

Phụ lục B: Kiểm tra mạch vòng MODEM

Phụ lục C: Đo thử MODEM

Phụ lục D: Mức năng lượng truyền trên mạng thoại

Tài liệu tham khảo

 

LỜI NÓI ĐẦU

TCN 68 – 142: 1995 được biên soạn dựa theo các khuyến nghị V.2, V.24, V.54, V.21, V.22, V.22bis, V.32, V.56 của CCITT nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác dịch vụ truyền số liệu trên mạng điện thoại công cộng quốc gia.

TCN 68 – 142: 1995 do Viện khoa học kỹ thuật Bưu Điện biên soạn, Vụ KHCN và HTQT đề nghị và được Tổng cục trưởng Tống cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 1035/QĐ-KHCN ngày 01 tháng 8 năm 1995.

TCN 68 – 142: 1995 được ban hành đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Bưu điện (15/8/1945 – 15/8/1995).

 

TCN 68 – 142: 1995

THIẾT BỊ MODEM TỐC ĐỘ THẤP TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG

YÊU CẦU KỸ THUẬT

TECHNICAL STANDARD FOR IOW SPEED MODEM OVER PSTN

(Ban hành theo Quyết định số 1035/QĐ-KHCN ngày 01 tháng 8 năm 1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bao gồm các chỉ tiêu kỹ thuật của các thiết bị MODEM tốc độ thấp được sử dụng để truyền số liệu trên mạng điện thoại công cộng quốc gia. Các MODEM truyền số liệu trên mạng điện thoại công cộng cần phải đạt được các chỉ tiêu này để bảo đảm không ảnh hưởng đến, mạng điện thoại và đảm bảo chất lượng truyền số liệu.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị MODEM có tốc độ 1200 bit/s, 2400 bit/s và 9600 bit/s. Tiêu chuẩn này có thể dùng làm sở cứ cho việc:

– Lựa chọn, nhập thiết bị MODEM

– Vận hành, khai thác truyền số liệu trên mạng điện thoại công cộng

– Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị MODEM.

2. Các chữ viết tắt

2.1 DTE – A. Data terminal equipment:

Thiết bị đầu cuối số liệu

2.2 DCE – A. Data circuit terminating equipment:

Thiết bị đầu cuối mạch số liệu

2.3 ON: tương với mức logic 1

2.4 OFF: tương đương với mức logic 0

3. Tiêu chuẩn MODEM 1200 bit/s

3.1 Tín hiệu đường dây

3.1.1 Tần số sóng mang và âm thanh cảnh báo.

– Tần số sóng mang là (1200 ± 0,5) Hz cho kênh thấp và (2 400 ± 1 ) Hz cho kênh cao.

– Âm thanh cảnh báo có tần số là (1800 ± 20) Hz chỉ được phát khi MODEM truyền trên kênh cao.

3.1.2 Mức tín hiệu số liệu và âm thanh cảnh báo

– Mức tín hiệu phát trên đường dây không được vượt quá 1 mW cho cả kênh thấp và kênh cao theo khuyến nghị V.2.

– Mức tín hiệu âm thanh cảnh báo 1800 Hz thấp hơn mức tín hiệu số liệu phát trên kênh cao là (6 ± 1) dB.

3.1.3 Bộ cân bằng

Trong MODEM được lắp bộ cân bằng cố định tối ưu sử dụng chung cho cả bộ phát và bộ thu.

3.1.4 Phổ và đặc trưng trễ nhóm

Hình 3.1: Giới hạn biên độ tín hiệu phát (không cân bằng)

Tín hiệu truyền có phổ tương đương với căn bậc 2 của diện tích gốc của một hình co dạng cosin với 75% cắt và trong giới hạn như trên hình vẽ 3.1. Trễ nhóm của đầu ra bộ phát trong vòng ± 50 ms cho dải tần số từ 900 đến 1500 Hz và từ 2100 đến 2700 Hz.

3.1.5 Điều chế

3.1.5.1 Tốc độ

Tốc độ/tín hiệu trên đường dây là 1200 bit/s ± 0,01% với tốc độ điều chế là 600 baud ± 0,01%.

3.1.5.2 Mã hóa các bit số liệu

Chuỗi các số liệu phát đi được chia thành nhóm hai bit liên tiếp. Mỗi nhóm được mã hóa là một sự đổi pha tương đối so với pha của phần tử nhịp trước đó. Tại bộ thu chuỗi nhóm hai bit này được giải mã và các bit được sắp xếp lại theo thứ tự như khi được phát.

Bảng 3.1: Quan hệ giữa nhóm bit và pha

Giá trị nhóm hai bit

Đổi pha (độ)

00

01

11

10

+ 90

0

+270

+180

3.1.6 Sai số tần số tín hiệu thu

Bộ thu phải thu được tín hiệu có sai số tần số trong khoảng ± 7 Hz so với tần số tín hiệu được phát đi.

3.2 Mạch trao đổi

3.2.1 Bảng các mạch trao đổi: theo bảng 3.2

Bảng 3.2: Các mạch trao đổi

Số

Tên

102

Đất tín hiệu

103

Phát số liệu

104

Thu số liệu

105

Yêu cầu phát

106

Sẵn sàng phát

109

Phát hiện sóng mang trên kênh số liệu

108

Đầu cuối số liệu sẵn sàng

125

Báo hiệu gọi đến

140

Đấu vòng/kiểm tra bảo dưỡng

141

Đấu vòng nội bộ

142

Báo hiệu kiểm tra

3.2.2 Thời gian phản ứng của mạch 106 và 109: theo bảng 3.3

Bảng 3.3: Thời gian của mạch 106 và 109

 

Đối với sóng mang cố định
ms

Đối với sóng mang điều khiển ms

Mạch 106

OFF sang ON

ON sang OFF

 

<>

<>

 

210 đến 275

<>

Mạch 109

OFF sang ON

ON sang OFF

 

từ 105 đến 205

từ 10 đến 24

 

từ 105 đến 205

từ 10 đến 24

3.2.3 Ngưỡng của mạch 109

Mạch 109 là ON khi tín hiệu trên đường dây lớn hơn âm 43 dBm.

Mạch 109 là OFF khi tín hiệu trên đường dây nhỏ hơn âm 48 dBm

3.2.4 Đặc trưng điện của mạch trao đổi

Đặc trưng điện phù hợp với khuyến nghị V.28 của CCITT với sơ đồ chân và giắc đấu nối như ISO 2110.

3.3 Các chế độ hoạt động động: MODEM phải hoạt động theo các chế độ sau:

– Chế độ 1 1200 bit/s ± 0,01% đồng bộ

– Chế độ 2 1200 bit/s dị bộ 8, 9, 10 hoặc 11 bit/1 ký tự

Tốc độ tín hiệu giữa các kí tự (tốc độ tín hiệu của bit khởi và các bit thông tin trong nội mỗi kí tự) được DTE phát ra trên mạch 103 là 1200 bit/s + 1%, và – 2,5%.

Trong chế độ 2, tốc độ kí tự (khoảng thời gian giữa các bit khởi liên tiếp) được DTE cung cấp qua mạch 103 trong giới hạn:

– Từ 150 đến 151, 1 kí tự mỗi giây đối với 8 bit/kí tự

– Từ 133,3 đến 134,7 kí tự mỗi giây đối với 9 bit/kí tự

– Từ 120,0 đến 121,2 kí tự mỗi giây đối với 10 bit/kí tự

– Từ 109,1 đến 110,2 kí tự mỗi giây đối với 11 bit/kí tự

3.4 Khả năng kiểm tra

MODEM 1200 bit/s phải cung cấp khả năng thử vòng 2 và 3 (phụ lục B) tại chỗ và từ xa như định nghĩa ở khuyến nghị V.54.

4. Tiêu chuẩn MODEM 2400bit/s

4.1 Tín hiệu đường dây

4.1.1 Tần số sóng mang và âm thanh cảnh báo

Tần số sóng mang là (1200 ± 0,5) Hz cho kênh thấp và (2400 ± 1) Hz cho kênh cao.

Âm thanh cảnh báo có tần số là (1800 ± 20) Hz. Âm thanh cảnh báo được phát đi chỉ khi MODEM truyền trên kênh cao.

4.1.2 Mức số liệu và âm thanh cảnh báo

Mức tín hiệu của âm thanh cảnh báo thấp hơn mức tín hiệu phát trên kênh cao là (6 ± 1) db. Mức tín hiệu ở kênh cao thấp hơn 1 dB so với mức tín hiệu ở kênh thấp.

4.1.3 Bộ cân bằng cố định tối ưu

Bộ cân bằng tối ưu cố định được đặt trong bộ phát của MODEM.

4.1.4 Phổ và đặc tính trễ nhóm: theo hình 4.1

Hình 4.1: Giới hạn biên độ của tín hiệu phát (không cân bằng).

Tín hiệu truyền trên đường dây, ngoài đặc tính của bộ cân bằng tối ưu cố định có phổ biên độ tần số tương đương với căn bậc 2 của diện tích gốc của một hình có dạng cosin với 75% cắt và trong giới hạn như trên hình 4.1.

Trễ nhóm của lối ra bộ phát sẽ ở trong mức ± 150 ms cho mức tần số từ 900 đến 1500 Hz và từ 2100 đến 2700 Hz.

4.1.5 Điều chế

4.1.5.1 Các tốc độ của tín hiệu

Tốc độ số liệu được phát trên đường là 2400 bit/s ± 0,01% với tốc độ điều chế là 600 baud ± 0,01%.

4.1.5.2 Mã hóa số liệu

Chuỗi số liệu phát đi được chia ra làm các nhóm 4 bit liên tiếp. Hai bit đầu của 1 nhóm 4 bit được ghi thành mã biểu thị một thay đổi cung 1/4 đối với cung 1/4 của tín hiệu nhịp trước đó. Hai bit cuối của mỗi nhóm 4 bit xác định một trong bốn yếu tố tín hiệu được kết hợp với cung 1/4 mới. Xem bảng 4.1.

Bảng 4.1: Quan hệ giữa nhóm bit và pha

Hai bit đầu của nhóm 4 bit

Thay đổi pha cung 1/4

 

Cung

Độ

00

1 ® 2

2 ® 3

3 ® 4

4 ® 1

90

01

1 ® 1

2 ® 2

3 ® 3

4 ® 4

0

11

1 ® 4

2 ® 1

3 ® 2

4 ® 3

270

10

1 ® 3

2 ® 4

3 ® 1

4 ® 2

180

4.1.6 Sai số tần số tín hiệu thu

Bộ thu phải thu được tín hiệu với sai số tần số trong khoảng ± 7 Hz so với tần số tín hiệu được phát đi.

4.2 Các mạch trao đổi

4.2.1 Những mạch trao đổi chủ yếu: theo bảng 4.2

Bảng 4.2: Các mạch trao đổi

Số

Loại (mô tả chức năng)

102

Đất tín hiệu

103

Phát số liệu

104

Thu số liệu

105

Yêu cầu phát

106

Sẵn sàng phát

107

Mạch số liệu sẵn sàng

108

Đầu cuối số liệu sẵn sàng

109

Phát hiện sóng mang trên kênh số liệu

111

Chọn tốc độ (nguồn từ DTE)

112

Chọn tốc độ (nguồn DCE)

113

Nhịp tín hiệu bộ phát (nguồn DTE)

114

Nhịp tín hiệu bộ phát (nguồn DCE)

115

Nhịp tín hiệu bộ thu (nguồn DCE)

125

Báo hiệu gọi đến

140

Đấu vòng/kiểm tra bảo dưỡng

141

Nối vòng nội bộ

142

Báo hiệu kiểm tra

4.2.2 Thời gian phản ứng của mạch 106 và 109.

Sau chuỗi bắt tay, mạch 106 sẽ chuyển từ trạng thái OFF sang trạng thái ON hoặc từ trạng thái ON sang trạng thái OFF theo sườn của mạch 105 trong vòng 3,5 ms. Chuyển từ trạng thái OFF sang tráng thái ON của mạch 109 là một phần của quá trình bắt tay.

Mạch 109 sẽ chuyển sang trạng thái OFF trong vòng từ 40 đến 60 ms sau khi mức tín hiệu thu trên đường dây của MODEM xuống dưới ngưỡng được định nghĩa ở phần 4.2.3.

Khi mất liên lạc, MODEM phải khởi tạo lại quá trình bắt tay, mạch 109 chuyển sang trạng thái ON trong vòng từ 40 đến 205 ms sau khi tín hiệu xuất hiện trên đường dây của MODEM.

4.2.3 Ngưỡng ở mạch 109

Mạch 109 là ON khi tín hiệu trên đường dây lớn hơn âm 43 dBm

Mạch 109 là OFF khi tín hiệu trên đường dây lớn hơn âm 48 dBm

4.2.4 Đặc tính điện của các mạch trao đổi

Đặc tính điện của các mạch trao đổi như khuyến nghị V.28 của CCITT.

4.3 Các chế độ hoạt động

MODEM được đặt cấu hình cho hoạt động theo các chế độ sau:

– Chế độ 1         2400 bit/s ± 0,01% đồng bộ

– Chế độ 2         2400 bit/s dị bộ 8, 9, 10 hoặc 11 bit/1 kí tự

– Chế độ 3         1200 bit/s ± 0,01% đồng bộ

– Chế độ 4         1200 bit/s dị bộ 8, 9, 10 hoặc 11 bit/1 kí tự

4.3.1 Các mức tốc độ tín hiệu cơ bản

Tốc độ tín hiệu được cung cấp bởi DTE trên mạch 103 là 2400 bit/s hoặc 1200 bit/s + 1%, và – 2,5%.

Trong chế độ 2, tốc độ kí tự (khoảng thời gian giữa các bit khởi liên tiếp) do DTE phát ra trên mạch 103 trong giới hạn:

– Từ 300 đến 303 kí tự mỗi giây đối với 8 bit/kí tự

– Từ 266,7 đến 269,3 kí tự mỗi giây đối với 9/bit kí tự

– Từ 240 đến 242,2 kí tự mỗi giây đối với 10 bit/kí tự

– Từ 218,2 đến 220,4 kí tự mỗi giây đối với 11 bit/kí tự

Trong chế độ 4 tốc độ kí tự bằng nửa tốc độ kí tự ở chế độ 2.

Tốc độ tín hiệu tạo ra cho DTE trên mạch 104 là:

– Từ 1200 đến 1221 bit/s nếu hoạt động ở chế độ 4

– Từ 2400 đến 2442 bit/s nếu hoạt động ở chế độ 2.

4.4 Các khả năng kiểm tra

MODEM 2400 bit/s phải có khả năng thử mạch vòng 2 và mạch vòng 3 (phụ lục B) theo khuyến nghị V.54 của CCITT.

5. Tiêu chuẩn MODEM 9600 bit/s

5.1 Tín hiệu đường dây

5.1.1 Tần số sóng mang

Tần số sóng mang là (1800 ± 1) Hz. Bộ thu phải thu được tín hiệu với sai số tần số trong khoảng ± 7 Hz so với tần số của tín hiệu phát.

5.1.2 Phổ tín hiệu phát

Mực năng lượng tín hiệu phát theo khuyến nghị V.2. Với các bit 1 liên tiếp được đưa vào bộ trộn, năng lượng truyền ở tần số 600 Hz và 3000 Hz có suy hao (4,5 ± 2,5 ) dB so với năng lượng tối đa của dải từ 600 đến 3 000 Hz.

5.1.3 Tốc độ điều chế

Tốc độ điều chế là 2400 baud ± 0,01%.

5.1.4 Mã số liệu

Có hai phương thức mã hóa là mã hóa không dư và mã hóa hình lưới.

5.2 Các mạch trao đổi

5.2.1 Phát số liệu

MODEM nhận số liệu đồng bộ từ DTE thông qua mạch 103 dưới sự điều khiển của 113 và 114.

5.2.2 Thu số liệu

MODEM chuyển số liệu đồng bộ sang DTE thông qua mạch 104 dưới sự điều khiển của mạch 115.

5.2.3 Mạch 106

Sau chuỗi khởi động mạch 106 phải chuyển theo trạng thái của mạch 105 trong vòng 2 ms.

5.2.4 Bảng các mạch trao đồi: theo bảng 5.1.

Bảng 5.1: Các mạch trao đổi

Số

Loại (mô tả chức năng)

102

Đất tín hiệu

103

Phát số liệu

104

Thu số liệu

105

Yêu cầu phát

106

Sẵn sàng phát

107

Mạch số liệu sẵn sàng

108

Đầu cuối số liệu sẵn sàng

109

Phát hiện sóng mang trên kênh số liệu

111

Chọn tốc độ (nguồn từ DTE)

112

Chọn tốc độ (nguồn DCE)

113

Nhịp tín hiệu phát (nguồn DTE)

114

Nhịp tín hiệu phát (nguồn DCE)

115

Nhịp tín hiệu thu (nguồn DCE)

125

Báo hiệu gọi đến

140

Đấu vòng/kiểm tra bảo dưỡng

141

Nối vòng nội bộ

142

Báo hiệu kiểm tra

5.2.5 Đặc trưng điện của các mạch trao đổi

Sử đụng các đặc trưng điện theo khuyến nghị V.28 và sơ đồ chân của ISO 2110.

5.3 Các chế độ hoạt động

MODEM có thể đặt để hoạt động ở các chế độ sau:

– Chế độ 1         9600 bit/s ± 0,00 1% đồng bộ

– Chế độ 2         9600 bit/s dị bộ 8, 9, 10 hoặc 11 bit/kí tự

– Chế độ 3         4800 bit/s ± 0,001% đồng bộ

– Chế độ 4         4800 bit/s dị bộ 8, 9, 10 hoặc 11 bit/kí tự

5.3.1 Bộ phát

Trong các chế độ đồng bộ, MODEM nhận các số liệu từ DTE thông qua mạch 103 dưới sự điều khiển của mạch 113 hoặc mạch 114.

Trong các chế độ dị bộ, MODEM nhận một dòng số liệu các kí tự ngừng khởi từ DTE với tốc độ 9600 bit/s hoặc 4800 bit/s.

Số liệu dị bộ phát đi sẽ được chuyển đổi (theo chuẩn V.14) thành một dòng số liệu đồng bộ thích hợp cho việc truyền.

5.3.2 Bộ thu

Các số liệu được giải điều chế và được giải mã sau đó được tách và chuyển đổi theo đúng chuẩn V.14 để lấy lại các kí tự dạng dị bộ. Tốc độ tín hiệu giữa các kí tự theo bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tốc độ tín hiệu giữa các kí tự

Tốc độ bit/s

Tốc độ tín hiệu bit/s

Cơ bản

Mở rộng

9600

Từ 9600 đến 9696

Từ 9600 đến 9821

4800

Từ 4800 đến 4848

Từ 4800 đến 4910

 

PHỤ LỤC A

ĐẶC TRƯNG ĐIỆN CÁC MẠCH TRAO ĐỔi (V.28)

Đặc trưng điện được áp dụng chung cho các mạch chuyển đổi với tốc độ thấp hơn 20000 bit/s.

Hình A.1: Mạch chuyển đổi tương ứng

Vo: Bộ phát điện áp hở mạch

Ro: Điện trở một chiều liên quan đến bộ phát, đo tại điểm trao đổi

Co: Điện dung liên quan đến bộ phát, đo tại điểm trao đổi

V1: Điện thế tại điểm trao đổi

C1: Điện dung tải, đo tại điểm trao đổi

R1: Điện trở tải một chiều, đo tại điểm trao đổi

E1: Điện áp tải hở mạch

Tải : Điều kiện kiểm tra để đo trở kháng tải theo hình A.2

Trở kháng tải của mạch trao đổi có điện trở một chiều là 3000 W <>1 <>

W. Điện áp Em có độ lớn từ 3 đến 15V.

Dòng đo trong giới hạn sau:

I min,max =

E1 không quá 2 V

C1 không quá 2500 pF

Hình A.2: Mạch đo thử

Mức đo cho các mạch trao đổi số liệu:

+ Giá trị nhị phân bằng 1 khi V1 nhỏ hơn âm 3 V

+ Giá trị mức nhị phân bằng 0 khi V1 lớn hơn dương 3 V

Mức cho mạch trao đổi điều khiển và nhịp:

+ ON khi V1 lớn hơn dương 3 V

+ OFF khi V1 nhỏ hơn âm 3 V

 

PHỤ LỤC B

KIỂM TRA MẠCH VÒNG CHO MODEM (V.54)

Trong nhiều trường hợp việc định vị lỗi có thể đơn giản thông qua các thủ tục mạch vòng của MODEM

B.1 Định nghĩa các vòng

– Có 4 mạch vòng (được đánh số từ 1 đến 4) và vị trí của chúng nhìn từ DTE A trong hình vẽ dưới đây. Tương tự đối xứng nếu nhìn từ DTE B.

Hình B.1: Các mạch vòng

B.1.1 Mạch vòng 1

Mạch vòng 1 kiểm tra hoạt động của DTE bằng cách kiểm tra tín hiệu phát được truyền trở lại DTE. Mạch vòng phải được thiết lập sát giao diện.

Khi DTE ở trong điều kiện thử của mạch vòng 1:

– Phát số liệu (mạch l03) được nối tới thu số liệu (mạch l04) nội tại trong DTE

– Mạch 105 phải ở trạng thái OFF.

– Mạch 103 ở trạng thái nhị phân 1.

Trạng thái ở các mạch trao đổi khác phải bảo đảm cho sự hoạt động bình thường.

B.1.2 Mạch vòng 3

Mạch vòng 2 thiết lập chế độ tương tự ở gần sát đường dây để kiểm tra sự làm việc của DCE.

Khi DCE ở chế độ thử mạch vòng 3:

– Tất cả các mạch trao đổi phải hoạt động bình thường

– Không có tín hiệu thử trên đường dây.

B.1.3 Mạch vòng 2

Vòng 2 cho phép trạm A kiểm tra sự hoạt động bình thường của đường dây và của DCE B.

Khi DCE B ở chế độ thử mạch vòng 2:

– Mạch 104 là được nối vào mạch 103 bên trong DCE.

– Mạch 104 tới DTE là được duy trì ở trạng thái ON.

– Mạch 109 được nối vào mạch 105 bên trong DCE.

– Mạch 109 tới DCE ở được duy trì ở trạng thái OFF.

– Mạch 106 tới DTE được duy trì ở trạng thái OFF.

– Mạch 107 tới DTE được duy trì ở trạng thái OFF.

B.1.4 Mạch vòng 4

Mạch vòng 4 chỉ được sử dụng trong trường hợp MODEM 4 dây.

B.2 Điều khiển mạch vòng

Có hai cách là điều khiển nhân công thông qua công tắc trên DCE và điều khiển tự động thông qua lệnh ở giao diện DCE – DTE.

Không nên kết hợp cả hai cách điều khiển. Sử dụng điều khiển mạch vòng nhân công được ưu tiên hơn điều khiển tự động cho loại DCE có cả hai phương pháp.

B.2.1 Điều khiển nhân công: xem bảng B.1

Bảng B.1: Tín hiệu cho điều khiển mạch vòng nhân công

Mạch vòng

Công tắc bật

Tín hiệu tới DTE A

Tín hiệu tới DTE B

Mạch 107

Mạch 142

Mạch 107

Mạch 142

2

DCE B

*)

*)

OFF

ON

3

DCE A

ON

ON

*)

*)

4

DCE B

*)

*)

OFF

ON

*) : không dùng

B.2.2 Điều khiển tự động thông qua giao diện DCE – DTE

Điều khiển tự động thông qua giao diện được thực hiện bằng việc sử dụng mạch 140, 141 và 142. Mạch 140 dùng để điều khiển mạch vòng 2 và 141 dùng để điều khiển mạch vòng 3. Mạch 142 chuyển sang trạng thái ON báo hiệu rằng chế độ kiểm tra đã được thiết lập.

Bảng B.2: Tín hiệu cho điều khiển mạch vòng tự động

Mạch vòng

Tín hiệu từ DTE A

Tín hiệu đến DTE A

Tín hiệu đến B

Mạch 140

Mạch 142

Mạch 107

Mạch 142

Mạch 107

Mạch 142

2

ON

OFF

ON

ON

OFF

ON

3

OFF

ON

ON

ON

*)

*)

 

PHỤ LỤC C

ĐO SO SÁNH CHO MODEM SỬ DỤNG TRÊN MẠNG THOẠI CÔNG CỘNG

C.1 Sơ đồ đo: theo hình C.1

Hình C.1: Sơ đồ thiết bị đo thử cho MODEM

C.2 Tạo ra các thông số để đo thử MODEM

C.2.1 Thông số của bộ tạo giả đặc trưng đường dây.

C.2.1.1 Méo đối xứng: theo bảng C.1 và C.2

Sai số cho tất cả các giá trị là ± 5%

Bảng C.1: Méo suy hao

Tần số

Hz

Méo suy hao

dB

800

3

≈1600

1

2500

0

Bảng C.2: Méo trễ nhóm

Tần số

Hz

Méo trễ nhóm

dB

1000

0,5

≈1800

0

2600

0,5

C.2.2 Thông số bộ tạo lỗi

– Tác động pha: với nhịp điều khiển ngoại (1, 100 Hz) điều chỉnh liên tục và từng nấc theo thước 165 độ.

– Trôi tần số cho phép: ± 5 Hz, ± 6 Hz hay ± 10 Hz

– Jitter đỉnh – đỉnh từ 0,2 đến 30 độ liên tục từ 50 tới 300 Hz

– Suy hao đột biến

– Ngắt với độ rộng cố định 1 ms trong vòng 1 s

C.2.3 Nguồn tạo nhiễu

– Nhiễu trắng

– Nhiễu xung có thể thay đổi được mức và độ rông xung trong vòng 1 s

C.2.4 Âm vọng với suy hao từ 0 đến 20 dB và thời gian trễ từ 0 đến 20 ms

C.3 Thủ tục đo

C3.1 Tỉ lệ lỗi bit là hàm số của tỷ số tín hiệu trên nhiễu (S/N) trong trường hợp nhiễu trắng khi mức tín hiệu thu được ở điểm tổng là âm 30 dBm.

C3.2 Số lỗi bit trong một giây là hàm số của lỗi và thông số nhiễu khi mức tín hiệu thu đo được ở điểm tổng là âm 30 dB.

Hình C.2: Tỷ lệ lỗi bit là hàm số của tỉ số tín hiệu/nhiễu

Hình C.3: Số bit lỗi trong 1 giây là hàm số của các thông số và nhiễu

 

PHỤ LỤC D

MÚC NĂNG LUỢNG TRUYỀN SỐ LIỆU TRÊN MẠNG THOẠI

D.1 Năng lượng tối đa phát ra đường dây không được phép vượt quá 1 mW ở mọi dải tần số.

D.2 Các hệ thống truyền tín hiệu âm thanh liên tục (đều chế tần số hoặc điều chế pha), mức năng lượng phát ra từ đầu ra của hệ thống phải đảm bảo sao cho mức tín hiệu tại đầu vào các mạch quốc tế không được vượt quá âm 13 dBm0.

D.3 Các hệ thống không truyền tín hiệu âm thanh liên tục (điều chế biên độ) đặc tính tín hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Mức tín hiệu tối đa trong vòng 1 phút không được vượt quá 13 dBm0.

– Mức tín hiệu tối đa tại một thời điểm không vượt quá 0 dBm0.

– Mức tín hiệu trong khoảng băng tần 10 Hz không vượt quá âm 10 dBm0

 

PHỤ LỤC E

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khuyến nghị CCITT sách xanh quyển VIII.I

2. Heyes modem catalog. 1993

3. Data communications IEEE. telecommunication series 21, Volume 16. 1989

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *