Tiêu chuẩn ngành TCN 68-143:1995 về thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao) – Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn ngành TCN 68– 143:2003 về thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao) – yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành TCN 68-143:1995 về thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao) – Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành
TIÊU CHUẨN NGÀNH
TCN 68 – 143: 1995
THIẾT BỊ ĐIỆN THOẠI KHÔNG DÂY (LOẠI KÉO DÀI THUÊ BAO)
YÊU CẦU KỸ THUẬT
CORDLESS TELEPHONE EQUIPMENT
TECHNICAL STANDARD
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Định nghĩa, thuật ngữ, chữ viết tắt
3. Yêu cầu chung
3.1 Định nghĩa
3.2 Yêu cầu chung về chất lượng đối với thiết bị
3.3 Yêu cầu cơ bản về cấu trúc thiết bị
3.4 Các phương thác khai thác thiết bị
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị kéo dài thuê bao điện thoại cự ly nhỏ hơn 200 m
4.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị kéo dài thuê bao điện thoại cự ly nhỏ hơn 50 km
4.3 Tiêu chuẩn giao diện phối ghép với đường dây thuê bao của PSTN
5. Đo, kiểm tra phần vô tuyến
5.1 Đo độ ổn định tần số
5.2 Đo công suất phát
5.3 Đo độ nhậy máy thu
Phụ lục A: Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
TCN 68-143:1995 được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị, báo cáo của Ủy ban tư vấn Quốc tế về vô tuyến CCIR (CCIR Rep 1024 – 1/1988, GAS7), các khuyến nghị của CCITT, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy điện thoại tự động do Tổng cục Bưu điện ban hành năm 1994.
TCN 68-143:1995 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế đề nghị và được Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành theo quyết định số 1035/QĐ-KHCN ngày 01 tháng 8 năm 1 995.
TCN 68-143:1995 được ban hành đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Bưu điện (15/8/1945 – 15/8/1995).
TCN 68 – 143: 1995
THIẾT BỊ ĐIỆN THOẠI KHÔNG DÂY (LOẠI KÉO DÀI THUÊ BAO)
YÊU CẦU KỸ THUẬT
CORDLESS TELEPHONE EQUIPMENT
TECHNICAL STANDARD
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị kéo dài thuê bao, điện thoại khai thác trên mạng viễn thông quốc gia, bao gồm thiết bị kéo dài thuê bao cự ly nhỏ hơn 200 m và loại thiết bị kéo dài thuê bao cự ly nhỏ hơn 50 km.
Tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc:
– cho phép đấu nối thiết bị vào mạng viễn thông quốc gia;
– lựa chọn thiết bị nhập;
– chế tạo, lắp ráp;
– vận hành, khai thác, bảo dưỡng;
– đo kiểm tra.
2. Định nghĩa, thuật ngữ, chữ viết tắt
2.1 A. Transmitter Power – Công suất phát: là công suất đo được tại đầu ra của máy phát chưa qua các bộ rẽ nhánh hoặc bộ lọc.
2.2 A. Frequency Stability – Độ ổn định tần số: là độ lệch cực đại tần số so với tần số danh định trong khoảng thời gian xác định trước.
2.3 A. Receiver Sensitivity – Độ nhậy máy thu: là mức tín hiệu nhỏ nhất để đảm bảo mức ra danh định với tỷ số S/N cho trước của máy thu.
2.4 Mã báo hiệu đa tần: mỗi một số và dấu được biểu thị bởi hai tần số hình sin, trong đó một tần số thuộc nhóm tần số cao và tần số kia thuộc nhóm tần số thấp. Những tần số này được tạo thành những đôi tần số như hình 1.
Hình 1 : Các đôi tần số đa tần
2.5 Các thành phần tần số ký sinh: là các thành phần tần số khác với tần số báo hiệu đa tần sinh ra trong khi phát số đa tần.
2.6 Mức dò tần số đa tần: là công suất tín hiệu báo hiệu đa tần mức thấp do phần trung tâm của thiết bị phát ra trước hay sau khi phát, trong khoảng thời gian giữa các số.
2.7 Các chữ viết tắt
Chữ viết tắt |
Tiếng Anh |
Tiếng Việt |
AC 1 BU CT DC DTMF FM GSM HS INTERCOM LED PM PPS PSTN SINAD
TX RX |
Alternative current Base unit Cordless telephone Direct current Dual tone multiple frequency Frequecy modulation Group special mobile Handset Interoffice communication Light emision diode Phase modulation Pulse per second Public swiched telephone network Signal + Noise + Distortion/ Noise + Distortion Transmitter Receiver |
Dòng xoay chiều Phần trung tâm Điện thoại vô tuyến kéo dài Dòng một chiều Báo hiệu đa tần Điều tần Hệ thống điện thoại GSM Máy cầm tay Thông tin nội bộ Diode phát quang Điều pha Xung trên giây Mạng điện thoại công cộng Tỷ số SINAD
Máy phát Máy thu |
3. Yêu cầu chung
3.1 Định nghĩa
Thiết bị kéo dài thuê bao điện thoại là thiết bị gồm có 2 phần:
– BU (còn được gọi là Trạm mẹ hay Trạm gốc) được đấu nối với đôi dây điện thoại của PSTN;
– phần thuê bao được đặt cố định hoặc di động, mang số điện thoại của BU.
3.2 Yêu cầu chung về chất lượng đối với thiết bị
Thiết bị kéo dài thuê bao điện thoại khai thác trên mạng viễn thông quôc gia phải thỏa măn các yêu cầu cơ bản sau:
a) sử dụng hiệu quả nhất phát tần đã được phân bố;
b) có kết cấu Modun, gọn, nhẹ, dễ lắp đặt sử dụng, phù hợp với điều kiện di động;
c) chất lượng truyền thoại cao;
d) các chỉ tiêu kỹ thuật phải tương đương với máy điện thoại tiêu chuẩn, các chỉ tiêu phối ghép đường dây phải phù hợp với các tiêu chuẩn đường thuê bao hai dây của PSTN; .
e) bảo đảm an toàn thông tin, ngăn chặn được các thiết bị khác sử dụng đường dây thuê bao của BU.
3.3 Yêu cầu cơ bản về cấu trúc thiết bị
3.3.1 Thiết bị phải có cấu trúc Modun và gọn nhẹ.
3.3.2 BU phải dùng nguồn điện lưới AC thông qua bộ phối hợp nguồn bên ngoài (hoặc bên trong thiết bị nếu có) với khả năng chuyển đôi nhiều nấc điện áp khác nhau: 100/120/220/240 VAC.
3.3.3 Phần thuê bao (nếu là HS) phải dùng ACCU có tuổi thọ cao, khả năng nạp lại nhanh, nên sử dụng loại ACCU NiCd (Nickel Cadimum).
3.3.4 Thiết bị phải có tối thiểu các loại chỉ thị sau:
3.3.4.1 BU
– chỉ thị nguồn khi BU được đấu nối với nguồn điện lưới;
– chỉ thị thoại nội bộ hoặc kết nối với PSTN;
– chỉ thị nạp ACCU khi HS được nạp trên BU (đối với thiết bị kéo dài cự ly ngắn: từ 50 đến 200 m.
3.3.4.2 Phần thuê bao
– chỉ thị trạng thái khai thác;
– chỉ thị mức nguồn ACCU.
3.3.5 Thiết bị phải có tối thiểu các núm, công tắc chuyển đổi sau:
Chuyển mạch: PULSE/DTMF, INTERCOM, âm lượng, quay lại số, ngắt đường và các số địa chỉ từ 0 đến 9, #, *.
3.3.6 Thiết bị phải có hệ thống an toàn để ngăn chặn các thiết bị khác chiếm đường dây.
3.3.7 Thiết bị phải cố anten đa hướng (TELESCOPIC) có độ nhậy cao, có, thể thay đổi một cách linh hoạt khi cần thiết.
3.3.8 Fiđơ, các đầu nối phải phù hợp với tiêu chuẩn ngành.
3.3.9 Dễ lắp đặt, sử dụng như máy điện thoại thông thường.
3.4 Các phương thức khai thác thiết bị
3.4.1 Thiết bị phải bảo đảm các chức năng cơ bản sau:
– thoại, song công;
– có thể thoại nội bộ giữa BU và phần thuê bao;
– có khả năng quay số cuối cùng khi đường dây bận bằng cách ấn nút “gọi lại”.
3.4.2 Phương thức khai thác
3.4.2.1 Phần trung tâm BU được đấu nối với đôi dây điện thoại của PTSN.
Phần thuê bao: Có thể được đặt cố định hoặc di động với một bán kính xác định, bán kính này phụ thuộc vào công suất bức xạ của máy phát, độ nhậy máy thu, địa hình khai thác… như qui định trong phần tiêu chuẩn kỹ thuật. Cấu hình khai thác thiết bị như hình 2.
Hình 2: Cấu hình khai thác thiết bị
Hình 3: Sơ đồ khối thiết bị
trong đó:
Tx : Máy phát
H : Khối đường dây
Rx: Máy thu
S: Bộ lọc song công
R: Tổ hợp nghe nói
3.4.2.2 Để đảm bảo vùng phủ sóng tối đa, anten của BU phải đặt cách xa các vật kim loại lớn. Thiết bị phải đặt trong môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cho phép như quy định trong phần yêu cầu kỹ thuật.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Thiết bị kéo dài thuê bao điện thoại cự ly nhỏ hơn 200 m: theo bảng 1
Bảng 1- Chỉ tiêu thiết bị kéo dài thuê bao điện thoại cự ly nhỏ hơn 200 m
4.2 Thiết bị kéo dài thuê bao điện thoại cự ly nhỏ hơn 50 km: theo bảng 2
Bảng 2- Chỉ tiêu thiết bị kéo dài thuê bao diện thoại cự ly nhỏ hơn 50 km
Bảng 2- Chỉ tiêu thiết bị kéo dài thuê bao điện thoại cự ly nhỏ hơn 50 km (tiếp theo)
4.3 Tiêu chuẩn giao diện phối ghép với đường dây thuê bao của PSTN: theo bảng 3.
Bảng 3 – Chỉ tiêu giao diện ghép nối với đường dây thuê bao của PSTN
5. Đo, kiểm tra phần vô tuyến
5.1 Đo độ ổn định tần số: theo sơ đồ hình 4
5.1.1 Yêu cầu:
– thời gian đo tổng thể: đo liên tục trong một khoảng thời gian cho trước (ngày, tháng hoặc năm);
– mức tín hiệu ra phải lớn hơn hoặc bằng mức vào của máy đếm;
– máy đếm phải có chuyển mạch thay đổi trị số;
– tải phù hợp.
5.1.2 Xử lý kết quả đo:
– đếm tất cả những thay đổi tần số cực đại trong thời gian đo;
– lấy giá trị lệch tần số lớn nhất trong các kết quả trên và tính.
(ngày/tháng/năm)
Hình 4 – Sơ đồ khối đo độ ổn định tần số
5.2 Đo công suất phát: theo sơ đồ hình 5
5.2.1 Yêu cầu:
– máy đo công suất phải có thang đo thích hợp và nằm trong dải tần cần đo;
– bộ suy hao có thể thay đổi được để bảo vệ máy đo công suất.
5.2.2 Cách đo
a) đặt mức suy hao của bộ suy hao ở mức cực đại;
b) điều chỉnh máy phát cần đo ở chế độ phát sóng mang và mức công suất cực đại;
c) điều chỉnh bộ suy hao cho đến khi đồng hồ công suất chỉ thị.
d) thời gian đo là một phút.
e) Ptx = Psuy hao + P chỉ thị của đồng hồ.
Hình 5 – Sơ đồ khối đo công suất phát
5.3. Đo độ nhậy máy thu: theo hình 6
5.3.1 Yêu cầu
– máy tạo sóng có tần số và mức phát nằm trong dải tần của máy thu cần đo;
– bộ suy hao biến đổi được và có trở kháng phù hợp với đầu ra của máy tạo sóng và đầu vào của máy thu;
– máy tạo sóng có mức phát thay đổi đến : -120 dBv;
– thiết bị đo mức có thể là vôn mét điện tử hoặc máy hiện sóng.
5.3.2 Cách đo:
– máy tạo sóng phát tần số trùng với tần số máy thu, điều chỉnh bộ suy hao cực đại.
– giảm dần mức suy hao cho đến khi đầu ra của máy thu chỉ thị các thông số danh định (trên vôn mét điện tử hoặc máy hiện sóng), thỏa mãn tỷ số S/N.
– kết quả đo đọc trên vôn mét điện tử hoặc máy hiện sóng.
Hình 6 – Sơ đồ khối đo độ nhạy máy thu
5.4 Đo, kiểm các chỉ tiêu kỹ thuật ở giao diện phối ghép với đường dây thuê bao của PSTN
Tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị ở phần giao diện phối ghép với đường đây thuê bao của PSTN qui định trong bộ tiêu chuẩn này được đo kiểm như với máy điện thoại tự động thông thường (bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của máy điện thoại tự động – Tổng cục Bưu điện ban hành năm 1994).
PHỤ LỤC A
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Telecommunication, November 1991
2. CCIR Rep 10241/1988
3. GAS 7 Re CCITT
4. Tamagawa Electric Co Ltd – Cordless Telephone
5. SENAO Communications Enterprise Corp
6. Techno Factor Ltd
7. SANYO Electric Ltd
8. BRG – Budapes
9. Telecommunications, February 1993
10. Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy điện thoại tự động – 1994.