Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5587:1991

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5587:1991
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 12/12/1991
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Điện - điện tử
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5587:1991 về Sào cách điện do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5587 – 1991

SÀO CÁCH ĐIỆN

Lời nói đầu:

TCVN ….. do Viện Năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 833/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1991.

 

SÀO CÁCH ĐIỆN

Dielectric handle rod

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sào cách điện dùng để thao tác các thiết bị đóng cắt và thao tác nối đất cho các thiết bị điện một chiều và xoay chiều tần số công nghiệp.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Sào cách điện phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí hậu của môi trường theo TCVN 1443 – 73.

– Nhiệt độ đến 40oC

– Độ ẩm tương đối đến 98% ở nhiệt độ 25oC.

– Độ cao so với mặt biển không lớn hơn 1000 m.

1.2. Sào cách điện được chế tạo với ba phần chính:

– Phần làm việc

– Phần cách điện

– Phần tay cầm

1.3. Cấu trúc phần làm việc cần đảm bảo có thể gắn chắc với các thiết bị và phần cách điện khi thao tác.

1.4. Phần cách điện nằm giữa phần làm việc và tay cầm cần được chế tạo bằng các vật liệu cách điện có tính chất cách điện và cơ học cao.

1.5. Sào làm bằng ống cách điện phải đảm bảo không cho hơi ẩm và bụi lọt vào phía trong.

1.6. Các chi tiết kim loại phải được chế tạo từ vật liệu không rỉ hoặc được bảo vệ bề mặt.

1.7. Cấu tạo và khối lượng của sào cách điện phải đảm bảo thuận lợi cho một người thao tác.

1.8. Kích thước cơ bản của sào cách điện không được nhỏ hơn các kích thước của bảng 1 và bảng 2.

Bảng 1

Điện áp danh định của thiết bị điện, kV

Chiều dài, mm

Phần cách điện

Phần tay cầm

Đến 1

Từ 2 đến 15

Trên 15 đến 35

Trên 35 đến 110

        150

        220

       330

Trên 330 đến 500

Không qui định

700

1100

1400

2000

2500

3000

4000

Không qui định

300

400

600

800

800

800

1000

Bảng 2

Loại sào cách điện

Chiều dài, mm

Phần cách điện

Phần tay cầm

Để nối đất cho trạm đến 1000 V

Để nối đất cho trạm 2 kV – 500 kV

Để nối đất cho đường dây đến 35 kV

Để nối đất cho đường dây trên không 110 kV đến 220 kV chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu cách điện

Không qui định

Theo bảng 1

1400

Không qui định

Theo bảng 1

Theo bảng 1

1.9. Sào cách để nối đất cho đường dây trên không điện áp đến 10 kV phải chịu được lực kéo 100 kG trong một phút. Các loại sào cách điện dùng để thao tác và nối đất khác phải chịu kéo 150 kG trong một phút.

1.10. Khả năng chịu uốn tính bằng phần trăm của sào được xác định theo tỉ số giữa bán kính cong tại điểm đặt lực uốn và chiều dài phần cách điện, không được quá 10% đối với sào cách điện điện áp đến 200 kV và 20% đối với sào chịu điện áp cao hơn, dưới tác động của chính khối lượng của sào (loại sào thao tác) hoặc khối lượng của sào cộng với khối lượng của dây nối đất (loại sào dùng để nối đất) hoặc hai lần khối lượng phần làm việc với khối lượng của cầu chì bảo vệ.

1.11. Độ bền cách điện

Đối với sào đến cấp điện áp 110 kV phải chịu được điện áp xoay chiều tần số công nghiệp có giá trị bằng ba lần điện áp dây trong thời gian 5 min, nhưng không nhỏ hơn 40 kV còn cấp điện áp lớn hơn 110kV phải bằng 3 lần điện áp pha trong thời gian 5 min.

1.12. Tại chỗ tiếp giáp giữa tay cầm với phần cách điện cần có vòng giới hạn bằng vật liệu cách điện. Đường kính ngoài của vòng giới hạn cần lớn hơn đường kính phần tay cầm không ít hơn 10 mm.

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Kiểm tra kích thước của sào với dụng cụ sai số đến 1,0 mm.

2.2. Kiểm tra các yêu cầu ở điều 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 bằng cách xem xét.

2.3. Kiểm tra độ bền cơ lý theo TCVN 4760-89.

2.3.1. Kiểm tra độ bền kéo đứt. Sào được cố định phần làm việc, lực tác dụng ở phần tay cầm hướng dọc theo sào, giá trị lực kéo theo qui định ở điều 1.9.

2.3.2. Kiểm tra độ bền uốn sào bằng cách đặt sào theo phương nằm ngang, cố định sào tại điểm mút của tay cầm và vòng giới hạn. Giá trị lực uốn theo qui định ở điều 1.10. điểm đặt lực tại điểm làm việc của phần làm việc.

2.4. Kiểm tra độ bền cách điện theo TCVN 2329 – 78 và TCVN 2330 – 78.

Điện áp thử được đặt giữa phần làm việc và điện cực tạm thời của vòng giới hạn từ phía phần cách điện.

Sào cách điện được coi là chịu được thử nghiệm nếu không xảy ra đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt hoặc đốt nóng cục bộ do tổn hao cách điện.

3. GHI NHÃN, BAO GÓI VÀ BẢO QUẢN

3.1. Nhãn được in bằng mực không phai hoặc in nổi trên bìa kim loại không rỉ, được gắn chặt vào phần cách điện cách đầu mút phía làm việc 100 mm.

Trên nhãn cần ghi rõ:

a) Tên và ký hiệu sản phẩm;

b) Cơ sở chế tạo;

c) Điện áp sử dụng;

d) Tháng, năm xuất xưởng;

đ) Kí hiệu tiêu chuẩn hiện hành.

3.2. Mỗi sào hoặc khóm sào được đặt trong bao da, đóng gói bằng hòm gỗ với trọng lượng không quá 50 kG. Mỗi hòm phải gắn phiếu ghi rõ:

a) Tên và ký hiệu sản phẩm;

b) Cơ sở chế tạo;

c) Điện áp sử dụng;

d) Số lượng;

đ) Ngày, tháng, năm đóng gói;

e) Kí hiệu tiêu chuẩn hiện hành.

3.3. Sào phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của dung môi có hại như xăng, dầu, axít v.v…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *