Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4167:1985

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN4167:1985
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 31/12/1985
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Điện - điện tử
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4167:1985 (ST SEV 1612 – 79) về Điện trở – Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8095-521:2009 (IEC 60050-521 : 2002) về Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 521: Linh kiện bán dẫn và mạch tích hợp .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4167:1985 (ST SEV 1612 – 79) về Điện trở – Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4167 – 85

ĐIỆN TRỞ – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Resistors – Terms and Definitions

Tiêu chuẩn này quy định thuật ngữ, định nghĩa và các khái niệm chính của các điện trở dùng trong các thiết bị vô tuyến điện tử.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ST SEV 1612 – 79.

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. KHÁI NIỆM CHUNG

1.1. Điện trở

Phần tử của mạch điện được dùng với mục đích sử dụng trị số điện trở của nó

1.2. Trị số điện trở

Thông số đặc trưng cho khả năng hạn chế dòng điện chạy qua điện trở và biến đổi năng lượng điện thành năng lượng nhiệt.

1.3. Điện trở có cách điện

Điện trở có lớp phủ cách điện hoặc nằm trong vỏ bọc mà lớp phủ hay vỏ bọc ấy cho phép các bộ phận dẫn điện của thiết bị tiếp xúc với bề mặt của điện trở.

1.4. Điện trở không có cách điện

Điện trở không có lớp phủ hoặc tuy có lớp bọc nhưng không cho phép tiếp xúc giữa bề mặt của điện trở với phần dẫn điện của thiết bị.

1.5. Điện trở kín

Điện trở có cấu tạo loại trừ khả năng lưu thông giữa không gian bên trong của nó với môi trường xung quanh.

1.6. Phần tử cản của điện trở

Phần tử dẫn điện của điện trở xác định trị số điện trở của nó.

1.7. Đầu tiếp xúc di động của biến trở

Đầu tiếp xúc di động dọc theo phần tử cản.

1.8. Hệ thống di động của biến trở

Cơ cấu dùng để di chuyển đầu tiếp xúc di động.

2. NHỮNG KHÁI NIỆM CHÍNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LOẠI ĐIỆN TRỞ

2.1. Điện trở không đổi

Điện trở có trị số điện trở cố định từ khi chế tạo và không thể điều chỉnh được khi sử dụng nó.

2.2. Biến trở (điện trở biến đổi)

Điện trở mà trị số điện trở giữa đầu tiếp xúc di động và đầu ra của phần tử cản có thể thay đổi bằng phương pháp cơ học.

2.3. Điện trở điều chỉnh

Điện trở biến đổi dùng để điều chỉnh nhiều lần các thông số của mạch điện.

2.4. Điện trở hiệu chỉnh

Biến trở dùng để hiệu chỉnh các thông số của mạch điện, trong đó số lần di chuyển phần động của điện trở này ít hơn nhiều so với điện trở điều chỉnh.

2.5. Điện trở màng

Điện trở mà có phần tử cản là một màng mỏng phủ kín lên một nền cách điện.

Chú thích: Tùy theo chất liệu của phần tử cản có thể chia điện trở màng ra các loại, than hợp kim bột chịu nhiệt, oxit kim loại mạ kim loại và hỗn hợp.

2.6. Điện trở hỗn hợp

Điện trở có phần tử cản là hỗn hợp của vật liệu dẫn điện và điện môi.

2.7. Điện trở dạng khối

Điện trở có phần tử cản là dạng khối.

2.8. Điện trở dây

Điện trở có phần tử cản dạng dây.

2.9. Điện trở nhiệt

Điện trở bán dẫn có đặc điểm là trị số điện trở biến đổi theo nhiệt độ khi thay đổi.

2.10. Điện trở nhiệt có hệ số điện trở nhiệt âm

Điện trở nhiệt mà trong vùng nhiệt độ làm việc xác định trị số điện trở của nó sẽ giảm khi nhiệt độ tăng.

2.11. Điện trở nhiệt có hệ số điện trở nhiệt dương

Điện trở nhiệt mà trong vùng nhiệt độ làm việc xác định trị số điện trở của nó tăng khi nhiệt độ của nó tăng.

2.12. Điện trở nhiệt đốt nóng trực tiếp

Điện trở nhiệt mà trị số điện trở của nó thay đổi khi có dòng điện chạy qua chính phần tử cản nhiệt và khi nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi.

2.13. Điện trở nhiệt đốt nóng gián tiếp

Điện trở nhiệt mà trị số điện trở của nó thay đổi khi có dòng điện chạy qua bộ đốt nóng và (hoặc) khi nhiệt độ của môi trường xung quanh thay đổi.

2.14. Varisto

Điện trở bán dẫn có đặc điểm là trị số điện trở biến đổi lớn khi thay đổi điện áp vào.

2.15. Varisto biến đổi

Varisto, khi di động một hoặc vài tiếp điểm di động của nó thì điện áp ra sẽ được điều chỉnh.

3. NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT, CÁC TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA ĐIỆN TRỞ

3.1.Công suất tiêu tán danh định của điện trở

Công suất lớn nhất của điện trở có thể tiêu tán ở những điều kiện xác định mà vẫn giữ được các thông số ở giới hạn cho phép trong suốt thời gian làm việc (tuổi thọ)

3.2. Trị số điện trở danh định

Trị số điện trở được ghi trên điện trở hoặc trong tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật và là giá trị dùng làm căn cứ để tính độ lệch cho phép.

3.3. Nhiệt độ danh định của điện trở

Nhiệt độ cao nhất của môi trường xung quanh mà điện trở có thể tiêu tán công suất danh định.

3.4. Độ lệch cho phép của trị số điện trở danh định

Giá trị sai lệch lớn nhất cho phép giữa trị số điện trở đo được và trị số điện trở danh định, thường được thể hiện bằng phần trăm so với trị số điện trở danh định.

3.5. Hệ số nhiệt điện trở

Sự biến đổi tương đối của trị số điện trở khi nhiệt độ của môi trường xung quanh thay đổi 10C (0K)

3.6. Điện áp làm việc giới hạn của điện trở

Điện áp một chiều hoặc xoay chiều cao nhất được phép đặt vào các đầu của điện trở.

3.7. Mức tạp âm của điện trở

Tỷ số điện áp tạp âm xuất hiện trong điện trở khi có dòng điện một chiều chạy qua với điện áp đặt vào hai đầu điện trở.

3.8. Điện áp tạp âm khi chuyển hệ thống di động của điện trở.

Điện áp tạp âm ở đầu ra khi dịch chuyển cơ cấu di động.

3.9. Dòng điện giới hạn của tiếp điểm di động của biến trở.

Dòng điện lớn nhất cho phép đi qua giữa phần tử cản và tiếp điểm di động.

3.10. Tính liên tục tiếp xúc điện của biến trở.

Sử duy trì tiếp điểm điện liên tục giữa phần tử cản và đầu tiếp xúc di động khi di chuyển.

3.11. Điện trở tiếp xúc của tiếp điểm di động của biến trở.

Điện trở đo được giữa phần tử cản và tiếp điểm di động của biến trở.

3.12. Điện trở lớn nhất của biến trở

Điện trở giữa các đầu cùng của biến trở được đo bằng dòng điện hoặc điện áp một chiều.

3.13. Trị số điện trở sử dụng của biến trở

Phần tổng trở trên đoạn phần tử cản mà trong phạm vi đoạn có đặc trưng hàm đã cho được tái tạo.

3.14. Trị số điện trở tối thiểu của biến trở

Trị số điện trở giữa một đầu biến trở và một đầu của tiếp điểm di động khi di chuyển nó vào chỗ định vị tương ứng của biến trở.

Chú thích: Đối với các biến trở không có trụ dịch vị thì điện trở tối thiểu tương ứng với giá trị điện trở nhỏ nhất đo được giữa đầu của tiếp xúc di động với đầu tận cùng của biến trở.

3.15. Đặc trưng hàm của biến trở

Quan hệ giữa trị số điện trở của biến trở với vị trí của tiếp điểm di động.

3.16. Sai lệch cho phép của đặc trưng hàm của biến trở

Quan hệ bằng số thể hiện độ chính xác của đặc trưng hàm thực tế và đặc trưng hàm lý thuyết.

3.17. Khả năng phân giải điện của biến trở

Sự thay đổi trị số điện trở hoặc điện áp giữa đầu ra của tiếp điểm di động và đầu tận cùng của biến trở gây ra khi di chuyển không đáng kể tiếp điểm di động.

3.18. Góc quay (điện) hiệu dụng của hệ thống di động của biến trở.

Góc quay của hệ thống di động mà trong phạm vi đo đặc trưng hàm đã cho được tái tạo.

3.19. Góc quay (điện) không hiệu dụng của hệ thống di động của biến trở.

Góc quay của hệ thống di động mà trong phạm đo đặc trưng hàm đã cho không tái tạo được.

3.20. Góc quay cơ học toàn phần của hệ thống di động của biến trở

Góc quay toàn phần của hệ thống di động từ chỗ định vị này đến chỗ định vị kia.

Chú thích: Đối với những biến trở không định vị, góc quay cơ học toàn phần bằng góc lớn nhất giữa hai vị trí của hệ thống di động tương ứng với điện trở tối thiểu giữa đầu của tiếp điểm di động và đầu tận cùng của biến trở.

3.21. Đặc tuyến Von Ampe tĩnh của điện trở nhiệt (đối với điện trở nhiệt có hệ số điện trở nhiệt âm)

Quan hệ giữa điện trở áp đặt vào các đầu của điện trở nhiệt và dòng điện chạy qua nó khi có cân bằng nhiệt giữa điện trở nhiệt và môi trường xung quanh.

3.22. Hệ số nhiệt điện trở của điện trở nhiệt

Tỷ số giữa đạo hàm bậc nhất của điện trở theo nhiệt độ của điện trở nhiệt ở nhiệt độ đã cho và giá trị điện trở của nó ở nhiệt độ này.

3.23. Hệ số liên hệ nhiệt của điện trở nhiệt đốt nóng gián tiếp

Tỷ số giữa công suất tiêu tán của phần tử cản nhiệt và công suất tiêu tán bởi bộ phận đốt nóng. Các công suất này cần thiết để đốt nóng phần cản nhiệt cùng nhiệt độ khi đốt nóng trực tiếp và gián tiếp tương ứng.

3.24. Hằng số nhiệt thời gian của điện trở nhiệt.

Đại lượng đặc trưng quán tính nhiệt của điện trở nhiệt.

3.25. Hệ số tiêu tán công suất của điện trở nhiệt.

Tỷ số giữa công suất tiêu tán trên điện trở nhiệt và thay đổi nhiệt độ của phần cản nhiệt ở nhiệt độ xác định của môi trường xung quanh.

3.26. Công suất tiêu tốn lớn nhất của điện trở nhiệt.

Công suất tiêu tán lớn nhất cho phép ở nhiệt độ đã đo trong không khí tĩnh ở nhiệt độ đó trong khoảng thời gian quy định các thông số của điện trở nhiệt nằm trong giới hạn cho phép.

3.27. Hệ số phi tuyến của Varisto.

Tỷ số giữa điện trở của Vristo với dòng điện một chiều và trở kháng vi phân của nó ở điểm quy định trên đường đặc tuyến của Von – Ampe.

3.28. Đặc tuyến Von-Ampe của Varisto

Quan hệ giữa dòng điện chạy qua Varisto với điện áp đặt trên nó.

3.29. Đặc tuyến Vôn – Fara của Varisto

Quan hệ giữa điện dung vi phân của varisto với điện áp của chiều đặt trên nó.

3.30. Hệ số nhiệt dòng điện của Varisto

Sự thay đổi tương ứng của dòng điện chạy qua Varisto khi nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi 10C (0K) và điện áp đặt trên Varisto không đổi.

3.31. Hệ số nhiệt điện áp của Varisto

Sự thay đổi tương đối của điện áp giữa các đầu của Varisto khi nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi 10C (0K) và dòng điện chạy qua Varisto không đổi.

3.32. Độ bền xung điện của Varisto

Khả năng của Varisto duy trì các thông số điện trong giới hạn cho phép khi có tác động của điện áp xung.

3.33. Điện áp phân cấp của Varisto

Điện áp ở đó có dòng điện đã định (cho trước) chạy qua Varisto.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *