Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4284:1986

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN4284:1986
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 07/08/1986
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4284:1986 về Khuyết tật thủy tinh – Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4284 – 86

KHUYẾT TẬT THỦY TINH – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Defects of glass – Terms and definitions

1. Tiêu chuẩn này quy định thuật ngữ và định nghĩa của các khuyết tật thường gặp trong sản phẩm thủy tinh nhận biết được bằng mắt thường.

Cuối tiêu chuẩn có kèm theo bản phụ lục gồm các thuật ngữ tương đương đã dùng trước đây.

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Vân

A. Cord

P. Corde

Sự không đồng nhất của thủy tinh, thể hiện dưới dạng vân chỉ, vân xoắn và vân nút.

2. Vân chỉ

A. Thread

P. Fil

Vân ở dạng chỉ mảnh, có giới hạn rõ và đáng kể

3. Vân xoắn

A. Heavy cord

P. Corde

Vân ở dạng dải xoắn, ngoằn nghoèo, dày rậm, thể hiện rõ rệt, thể hiện rõ rệt và có giới hạn đáng kể

4. Vân tóc

A. Wavy cord

P. Sirop

Vân nhỏ, có dạng tóc, thể hiện không rõ rệt, không có giới hạn đáng kể giữa chúng với thủy tinh bao quanh.

5. Vân nút

A. Knot

P. Larme

Vân có dạng búi, nút, được tạo thành từ các vân giao nhau.

6. Giọt

A. Drop

P. Goutte

Phần thủy tinh không đồng nhất, có giới hạn, thể hiện dưới dạng giọt và không có sự tham gia của các vân.

7. Đá

A. Stone

P. Pierre

Những phần tử rắn không nóng chảy, thuộc những nguồn gốc khác nhau lẫn vào trong thủy tinh.

8. Đá kết tinh

A. Devitrification stone

P. Pierre de dévitrificaion

Sản phẩm của sự kết tinh không mong muốn trong thủy tinh.

9. Bọt

A. Bubble

P.Bulle

Những khoảng rỗng có kích thước khác nhau có dạng hình tròn, hình ô van. Chúng có thể kín hoặc hở, trong suốt hoặc không trong suốt.

10. Bọt bảo quản

A. Air line

P. Bulle capillaire

Bọt ở dạng mao quản, có chiều dài không nhỏ hơn mười lần đường kính.

11. Gỉ

A. Scale

P. Pailette

Mảnh kim loại hoặc ôxyt của nó trong thủy tinh

12. Ổ mối

A. Dimming

P. Impression

Sự biến đổi bề mặt thủy tinh với các biểu hiện: mờ, nhòe hoặc có ánh ngũ sắc.

13. Nứt

A. Split

P. Fente

Sự đứt gẫy sâu của thủy tinh theo chiều dày của thành sản phẩm.

14. Rạn

A. Skin crack

P. Encisure

Sự đứt gãy nông của thủy tinh trên bề mặt sản phẩm.

15. Vết xước

A. Scratch

P.Rayure

Sự phá hỏng cơ học bề mặt thủy tinh ở dạng các vết rạch.

16. Sóng mặt

A. Chill mark

P. Frisure

Sự không bằng phẳng của bề mặt thủy tinh ở dạng gợn sóng nhỏ.

17. Nếp nhăn

A. Lap

P. Pli

Sự không bằng phẳng của bề mặt thủy tinh ở dạng những nếp gấp xù xì.

18. Bụi thủy tinh

A. Glass dust

P. Verre collé

Những phần tử thủy tinh nhỏ, bám dính trên bề mặt sản phẩm.

19. Vết bẩn

A. Dirt

P. Crosses

Sự dây bẩn bề mặt sản phẩm không thể rửa sạch được bằng nước

20. Sứt mẻ

A. Bruise

P. Choc amorcé

– Sự phá hỏng hình dạng sản phẩm do tác dụng cơ học

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG ĐÃ DÙNG TRƯỚC ĐÂY

Thuật ngữ tiêu chuẩn

Thuật ngữ đã dùng trước đây

– Vân chỉ

– Vân nhỏ như chỉ

– Vân nút

– Mỏng xoắn

– Giọt

– Vân vạc

– Đá

– Cát, sạn, xá,sa thạch

– Đá kết tinh

– Thủy tinh tái kết tinh

– Bọt mao quản

– Bọt lớn, bọt to

 

– Bọt dài, bọt tơ

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *