Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN11917-2:2017

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN11917-2:2017
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11917-2:2017 (IEC 62552-2:2015) về Thiết bị lạnh gia dụng – Đặc tính và phương pháp thử – Phần 2: Yêu cầu về tính năng


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11917-2:2017

IEC 62552-2:2015

THIẾT BỊ LẠNH GIA DỤNG – ĐẶC TÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: YÊU CẦU VỀ TÍNH NĂNG

Household refrigerating appliancesCharacteristics and test methodsPart 2: Performance requirements

Lời nói đầu

TCVN 11917:2017 thay thế TCVN 7627:2007 (ISO 15502:2005);

TCVN 11917-2:2017 hoàn toàn tương đương với IEC 62552-2:2015;

TCVN 11917-2:2017 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1SC5 Hiệu suất năng lượng của thiết bị lạnh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11917 (IEC 62552) Thiết bị lạnh gia dụngĐặc tính và phương pháp thử, gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015), Phần 1: Yêu cầu chung;

– TCVN 11917-2:2017 (IEC 62552-2:2015), Phần 2: Yêu cầu về tính năng;

– TCVN 11917-3:2017 (IEC 62552-3:2015), Phần 3: Tiêu thụ năng lượng và dung tích.

 

THIẾT BỊ LẠNH GIA DỤNG – ĐẶC TÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: YÊU CẦU VỀ TÍNH NĂNG

Household refrigerating appliancesCharacteristics and test methodsPart 2: Performance requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính quan trọng của thiết bị lạnh gia dụng, làm mát bằng đối lưu tự nhiên hoặc cưỡng bức, và quy định các phương pháp thử để kiểm tra các đặc tính này.

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp đ xác định các yêu cầu về tính năng. Mặc dù có một vài sự tương đồng trong việc thiết lập các thử nghiệm khác nhau (và có thể là ưu điểm nếu áp dụng tất cả chúng trên một mẫu kiểm tra), nhưng có nhiều thử nghiệm riêng biệt để đánh giá các đặc tính c thể của mẫu cần thử nghiệm. Tiêu chuẩn này không cụ thể hóa các quy trình để khái quát các kết quả từ các kết quả thử nghiệm mẫu nhằm dự đoán các đặc tính của cả loạt sản xuất mà từ đó mẫu thử được chọn ra.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mi nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015), Thiết bị lạnh gia dụngĐặc tính và phương pháp thửPhần 1: Yêu cầu chung

TCVN 11917-3:2017 (IEC 62552-3:2015), Thiết bị lạnh gia dụngĐặc tính và phương pháp thử-Phần 3: Tiêu thụ năng lượng và dung tích

3  Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu

Áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

4  Yêu cầu về tính năng và thử nghiệm

4.1  Quy định chung

Tiêu chuẩn này thiết lập các thử nghiệm để đánh giá tính năng của các thiết bị lạnh gia dụng và thiết bị lạnh tương tự. Các thử nghiệm này không bắt buộc phải sử dụng, nhưng khi đã sử dụng thì phải được thực hiện đúng như quy định.

4.2  Thử nghiệm khả năng bảo quản

Thử nghiệm khả năng bảo quản được sử dụng để kiểm tra khả năng thiết bị lạnh có thể duy trì nhiệt độ bảo quản trong dải các điều kiện môi trường xung quanh được xác định trong các vùng khí hậu. Xem Điều 6.

4.3  Thử nghiệm năng suất lạnh

Thử nghiệm năng suất lạnh được sử dụng để đo khả năng xử lý tải của ngăn thực phẩm tươi bằng cách xác định thời gian để giảm một tải thử nghiệm quy định từ nhiệt độ môi trường xuống nhiệt độ quy định. Xem Điều 7.

4.4  Thử nghiệm năng suất kết đông

Thử nghiệm năng suất kết đông được sử dụng để đo khả năng xử lý tải của ngăn đông bằng việc xác định thời gian đ giảm một tải thử nghiệm quy định từ nhiệt độ môi trường xuống nhiệt độ quy định. Thử nghiệm này nhằm thiết lập xem một ngăn đông có đạt tiêu chuẩn về thông số đặc trưng của ngăn 4 sao hay không. Xem Điều 8.

4.5  Thử nghiệm năng suất làm đá tự động

Thử nghiệm năng suất làm đá tự động được sử dụng để xác định lượng đá viên mới có thể được tạo ra trong một khoảng thời gian quy định. Xem Điều 9.

4.6  Các thử nghiệm khác

Các thử nghiệm khác mà có thể không bắt buộc thực hiện được cho trong các phụ lục.

Các thử nghiệm này là:

a) Thử nghiệm giảm nhiệt độ (Phụ lục A): Thử nghiệm này dùng để đo năng suất lạnh dự trữ của một thiết bị lạnh.

b) Thử nghiệm bảo quản rượu (Phụ lục B): Thử nghiệm này dùng để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này ở nhiệt độ môi trường thích hợp đối với các vùng khí hậu khác nhau.

c) Thử nghiệm tăng nhiệt độ (Phụ lục C): Thử nghiệm này dùng để xác định thời gian cần thiết để nâng nhiệt độ của một mẫu thử ấm nhất từ -18 °C đến -9 °C sau khi ngắt nguồn điện. Thử nghiệm được áp dụng đối với các thiết bị lạnh có một hoặc nhiu ngăn 3 sao hoặc 4 sao.

d) Thử nghiệm ngưng tụ hơi nước (Phụ lục D): Thử nghiệm này dùng để xác định mức độ ngưng tụ hơi nước trên bề mặt bên ngoài của thiết bị lạnh ở điều kiện môi trường quy định.

4.7  Tóm tắt các thử nghiệm

Bảng 1 đưa ra bảng tóm tắt các thử nghiệm cần thực hiện.

Bảng 1 – Tóm tắt nội dung của các thử nghiệm

Điều/Phụ lục và thử nghiệm

Nhiệt độ môi trường

 

Ngăn đựng thức ăn và ngăn đồ uống

Ngăn thực phm tươi

Ngăn nhiệt độ thấp

0 sao

1 và 2 sao

3 và 4 sao

Yêu cầu nhiệt độ sau khi thử nghiệm bt đầu

Điều 6

Khả năng bảo quản

Thay đổi

Gói thử

Không

Không

Có

Giữ nguyên nhiệt độ ban đầu

Nhiệt độ ban đầu

Trung bình

Tức thời

Trung bình

Lớn nhất

Điều 7

Năng suất lạnh

25 °C

Gói thử

Không

Chỉ dành cho thử nghiệm tải cuối cùng

Nhiệt độ ban đầu

Bảng 2

+4 °C ± 0.5 K

Bảng 2

Lớn nhất/ Nhỏ nhất

Trung bình / Nhỏ nhất

 

Điều 8

Năng suất kết đông

25 °C

Gói thử

Chỉ gói M

Không

Có dao động và cuối cùng

Nhiệt độ ban đầu

Bảng 2

Không đo

Lớn nhất/Nhỏ nhất

Điều 9

Khả năng làm đá tự động

25 °C

Gói thử

Không

Không

Nhiệt độ ban đầu

Như cho Bảng 2

Cao nhất/thấp nhất

Phụ lục A

Thử nghiệm giảm nhiệt độ

43 °C

Gói thử

Không

Chỉ cuối cùng

Nhiệt độ ban đầu

43 °C

Phụ lục C

Thử nghiệm tăng nhiệt độ

25 °C

Gói thử

Như kiểm định khả năng bảo quản

Ch cho ngăn
-18 °C

Nhiệt độ ban đầu

Không cụ thể

-18 °C

Phụ lục D

Thử nghiệm ngưng tụ hơi nước

25 °C cho SN và N, 32°C cho ST và T

Gói thử

Không

Giữ nguyên nhiệt độ ban đầu

Nhiệt độ ban đầu

Nhỏ hơn hoặc bằng nhiệt độ thử nghiệm như trong Bảng 1 của TCVN 11917-3:2017 (IEC 62552-3:2015)

CHÚ THÍCH 1: Các định nghĩa và ký hiệu, xem 3.7 trong TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

CHÚ THÍCH 2: Dữ liệu trong các bước thực hiện thử nghiệm đơn lẻ được ưu tiên hơn, nếu có sự sai lệch với dữ liệu trong bảng này.

CHÚ THÍCH 3: Thử nghiệm bảo quản rượu được nêu cụ thể trong Phụ lục B.

Bảng 2 – Nhiệt độ ngăn

Nhiệt độ, °C

Kiểu ngăn

Thực phẩm tươi

 

3 và 4 sao

2 sao

1 sao

0 sao

Ngăn nhiệt độ thấp

Ngăn đồ uống

Ngăn đựng thức ăn

T1m, T2m, T3m

Tma

T***a

T**a

T*a

Tzma

Tcci

Tcma

Tpma

0 ≤ T1m, T2m, T3m ≤ +8

+4

-18b

-12b

≤ –6

≤ 0

-3 Tcci +3

+2 Tcma ≤ +14

+14 Tpma +20

Trung bình

Trung bình

Lớn nhất

Lớn nhất

Lớn nhất

Trung bình

Tức thời

Trung bình

Trung bình

a Dấu hoa thị bên trên ký hiệu T tương ứng với nhiệt độ của ngăn 3 sao và 4 sao, 2 sao hoặc 1 sao.

b Trong giai đoạn x băng và phục hi, các nhiệt độ bảo quản của thiết bị lạnh không đóng băng chỉ được phép tăng không quá 3 K.

CHÚ THÍCH: Các định nghĩa của các ký hiệu, xem 3.7 trong TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

5  Điều kiện thử nghiệm chung

Nếu không có lưu ý khác, bố trí phòng thử nghiệm và dụng cụ đo phải như quy định trong Phụ lục A của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Nếu không có chú thích khác, lắp đặt và bố trí các giá đỡ, ngăn kéo, thùng đựng, nắp, bộ điều khiển, v.v phải như quy định trong Phụ lục B của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

6  Thử nghiệm khả năng bảo quản

6.1  Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là kiểm tra khả năng giữ nhiệt độ bên trong quy định của thiết bị lạnh tại các nhiệt độ môi trường khác nhau.

Trong các điều kiện quy định trong điều này (Điều 6) và tại các nhiệt độ môi trường cho từng vùng khí hậu tương ứng như quy định trong A.3.2.3 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015), thiết bị lạnh phải có khả năng duy trì đồng thời nhiệt độ ngăn yêu cầu (trong giới hạn sai lệch nhiệt độ cho phép của giai đoạn xả băng và phục hồi) như cho trong Bảng 2.

Đ đáp ứng các yêu cầu này của thử nghiệm, đối với mỗi nhiệt độ môi trường phải có ít nhất một điểm đặt điều khiển mà tại đó tất cả các ngăn đạt được nhiệt độ bên trong xác định. Tuy nhiên, (các) cơ cấu điều khiển đó có thể bị điều chnh để thử nghiệm ở các điều kiện môi trường khác nhau.

CHÚ THÍCH: Vì việc nạp tải của ngăn đông gần giống với việc nạp ti cho thử nghiệm năng suất kết đông, nên sẽ thuận lợi khi tiến hành các thử nghiệm này liên tiếp nhau.

6.2  Chuẩn bị thiết bị lạnh

Môi trường phòng thử nghiệm phải như quy định cụ thể trong A.3.2.3 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Thiết bị lạnh phải được lắp đặt trong phòng thử theo Phụ lục B của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Thiết bị lạnh có các bộ sưởi chống ngưng tụ hoạt động thường xuyên trong quá trình sử dụng thông thường sẽ được thử nghiệm với (các) bộ sưi được cho làm việc.

Bộ sưởi chống ngưng tụ có thể điều khiển thủ công bởi người dùng thì phải được bật, và nếu có thể điều chỉnh được, chúng phải được đặt ở mức phát nhiệt tối đa.

Bộ sưởi chống ngưng tụ điều khiển tự động phải được cho làm việc bình thường.

Đ thiết bị lạnh ở trạng thái rỗng và cho hoạt động đến khi đạt trạng thái cân bằng tại hoặc gần với nhiệt độ quy định trong Bảng 2.

Máy làm đá tự động bất kỳ được đặt đ không có đá mới được tạo thành trong quá trình thử nghiệm nhưng vẫn giữ ở chế độ đang hoạt động. Tuy nhiên, sự kết nối với nguồn nước có thể bỏ qua nếu có thể khẳng định được rằng, việc có hay không có kết nối này không làm sai lệch kết quả của thử nghiệm.

6.3  Vị trí của cm biến nhiệt độ không khí, nạp gói thử và gói M

6.3.1  Ngăn không đông (trừ ngăn nhiệt độ thấp và ngăn bảo quản rượu)

Để xác định nhiệt độ bảo quản của các ngăn, các cảm biến nhiệt độ không khí phải được đặt theo D.2.2 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục B, Các thiết bị và ngăn bảo quản rượu; thử nghiệm khả năng bảo quản.

6.3.2  Ngăn nhiệt độ thấp

6.3.2.1  Quy định chung

Tất cả các gói thử và gói M phải như quy định trong Điều C.2 b) của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Để xác định nhiệt độ bảo quản của ngăn nhiệt độ thấp bất kỳ, tải bảo quản phải theo 6.3.2.2.

Nhiệt độ Tcci (xem Bảng 2) phải được đo tại các gói M được đặt hoặc treo để bề mặt lớn nhất của chúng nm ngang. Chúng có thể được đặt trực tiếp trên sàn của ngăn/ngăn kéo, nhưng luôn cách ti thiểu 15 mm so với tất cả các tường, trần và các gói thử khác của tải thử nghiệm.

Trong các ngăn này, gói M được đặt ở những góc đối diện theo đường chéo.

Trong trường hợp ngăn có phần chia đặc biệt (các giá đỡ, v.v.) là một phần của thiết kế, nếu kích thước quá nhỏ để đặt gói M nằm ngang thì cho phép đặt gói M ở vị trí thẳng đng.

Nếu kích thước quá nhỏ để đặt gói M (ví dụ giá đỡ trên cửa) thì giá đỡ đặc biệt được sử dụng để đặt gói M cạnh giá đỡ và càng gần càng tốt với lớp lót cửa.

Nhiệt độ của ngăn nhiệt độ thấp là nhiệt độ tức thời của gói M bất kỳ trong ngăn đó. Phải áp dụng nhiệt độ và các điều kiện quy định trong Bảng 2.

6.3.2.2  Tải bảo quản ngăn nhiệt độ thấp

Ngăn được nạp tải bằng một lượng các gói thử quy định trong Bảng 3.

Luôn phải có tối thiểu hai gói M và các gói thử có thể được thay bởi các gói M.

Bảng 3 – Ti bảo quản ngăn nhiệt độ thấp

Dung tích V của ngăn nhiệt độ thấp
L

Số lượng gói thử

V < 10

2

10 ≤ V < 20

3

20 ≤ V < 30

4

30 ≤ V < 40

5

40 ≤ V < 50

6

50 ≤ V < 60

7

60 ≤ V < 70

8

70 ≤ V < 80

9

V ≥ 80

10

6.3.3  Ngăn/khu vực đông

6.3.3.1  Quy định chung

Nhiệt độ được đo trong các gói M, được phân bố ở khắp tải của gói thử như quy định tại vị trí các gói thử (6.3.3.3). Các gói M phải được đặt như trong 6.3.3.4.

Nhiệt độ của mỗi khu vực hoặc ngăn là nhiệt độ lớn nhất của gói M bất kỳ trong khu vực hoặc ngăn đó. Áp dụng nhiệt độ và các điều kiện quy định trong Bảng 2.

6.3.3.2  Gói thử và gói M

Tất cả gói thử và gói M phải như quy định trong Phụ lục C của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Các gói này phải được đưa về nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ ngăn như nêu trong Bảng 2.

Không được phép làm ướt các gói để bề mặt chúng không bị kết đông và dính với nhau, nhưng để giữ chúng xếp thẳng thành một cụm, có thể sử dụng dây buộc phi kim để buộc chúng lại với nhau.

Cho phép sử dụng các miếng đệm để duy trì không khí giữa cụm các gói với điều kiện các miếng đệm có tiết diện nhỏ nhất có thể, có nhiệt khối thấp và độ dẫn nhiệt thấp, được đặt sao cho không ảnh hưởng đến lưu thông không khí bình thường. Một vài hạt nhựa hình cầu đường kính 15 mm được xâu chuỗi dọc theo cụm của các gói thử có thể đáp ứng các yêu cầu này.

6.3.3.3  Bố trí gói thử

6.3.3.3.1  Quy định chung

Các gói thử phải được đặt như sau:

a) Ngăn (bao gồm giá đỡ bảo quản trên cửa bất kỳ) phải được xếp đầy các gói thử đến mức có thể trong khi vẫn đảm bảo các yêu cầu về lưu thông không khí và khe h không khí trong 6.3.3.3.2 và 6.3.3.3.3.

b) Các gói thử trên giá đỡ phải được đặt sao cho mặt trước của hàng ngoài cùng thẳng với mặt trước của giá đỡ và được bố trí đi xng với đường tâm từ trước ra sau của giá đỡ. Nếu trong ngăn không có đối xứng, cụm các gói thử phải được bố trí đối xứng nhất có thể.

c) Các cụm nên được đặt trực tiếp trên mỗi bề mặt nằm ngang cho mục đích bảo quản (xem Hình 1 và Hình 2). Các gói thử được xếp thẳng đứng (nghĩa là với mỗi gói bao phủ hoàn toàn gói ở dưới mà không có phần thừa ra trong các cụm).

– Ngoại trừ giá đỡ bảo quản trên cửa, các gói phải được đặt với bề mặt rộng nhất theo phương nằm ngang.

Các giá đỡ có gân, v.v. được coi là mặt phẳng nằm ngang. Nếu cần, có thể sử dụng miếng đệm tại các chỗ lõm của giá đỡ để thăng bằng các cụm.

d) Các gói trong giá đỡ bảo quản trên cửa phải được đặt sao cho khoảng không khí tự do giữa các gói và bề mặt trong của cửa, và giữa các gói và phần chặn là bằng nhau.

– Đối với giá đỡ bảo quản trên cửa, nếu không có đủ không gian để đặt các gói thử nằm ngang thì có thể đặt thẳng đứng. Nếu không đủ chiều cao, các gói thử có sẵn được xếp đứng chồng lên nhau (xem Hình 2 e).

Nếu có yêu cầu, do hình dạng đáy của các giá đỡ bảo quản trên cửa, bao gói nhỏ nhất có thể sử dụng đ giữ các gói thử ở tâm và thẳng đứng.

e) Khi bề mặt thẳng đứng là bề mặt bên trong của cửa, cụm các gói thử phải được nạp như sau:

– nếu có đường giới hạn chất tải được đánh dấu, các gói thử sẽ được nạp tới các đường đó (xem Hình 1 a);

nếu không có đường giới hạn chất tải được đánh dấu, nhưng có một giới hạn chất tải tự nhiên, các gói thử sẽ được nạp tới giới hạn đó (xem Hình 1 b).

Cửa bên trong, cạnh của các giá đỡ, giỏ và các nắp được coi là giới hạn chất tải tự nhiên.

f) Khi phần giao nhau giữa bề mặt mang tải nằm ngang và bề mặt thẳng đứng là đường cong, gói thử ở đáy của cụm gói thử bt kỳ được đặt tiếp xúc trực tiếp với bề mặt mang tải nằm ngang (xem Hình 1e)).

g) Nếu một ngăn nhỏ được cung cấp riêng cho việc làm và bảo quản đá không tự động và không tháo ra được khi không sử dụng dụng cụ, thì các khay đá được đổ đầy nước và đông đá, và đặt vào đúng vị trí trước khi ngăn được nạp các gói thử; nếu không thì khay đựng đá và ngăn nhỏ được tháo ra và toàn bộ ngăn được nạp các gói thử.

h) Trong thiết bị lạnh có máy làm đá tự động, thùng trữ đá chuyên dụng bất kỳ được đặt đúng vị trí và được xếp đầy các gói thử.

6.3.3.3.2  Khoảng trống bên cạnh

Khong trống tối thiểu 15 mm phải được tính từ các kích thước danh nghĩa của gói thử và được để lại giữa các cụm liền kề của các gói thử và giữa các cụm gói thử và vách của ngăn và ống dẫn, v.v. (xem Hình 1). Trong trường hợp khả thi, không gian giữa các gói thử phải cân bằng với mỗi kích thước ngang.

Khi có thùng đựng để bảo quản, các gói thử được xếp thẳng tới vách bên trong của thùng đựng nhiều nhất có thể giới hạn bởi đường cong bên trong.

Trong một vài trường hợp các gói thử khi kết đông có kích thước lớn hơn một chút so với kích thước danh định, thì không gian thực tế cho phép nhỏ hơn 15 mm. Xem Phụ lục C của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015) đối với dung sai cho phép của kích thước gói thử.

6.3.3.3.3  Khoảng trống phía trên

Khoảng trống thẳng đứng giữa mặt trên của gói thử cao nhất và giới hạn chất ti giá đỡ, hoặc bề mặt nằm ngang ở ngay phía trên phải nhỏ hơn 60 mm nhưng không nhỏ hơn 10 mm (tức là 10 mm ≤ khoảng trống < 60 mm).

Tương tự như vậy, đối với một ngăn loại cửa trên không có đường giới hạn chất tải, khoảng trống thẳng đứng giữa mặt trên của gói thử cao nhất và bề mặt trong của nắp trên cũng cn nằm trong khoảng từ 10 mm đến 60 mm.

Có một ngoại lệ duy nhất khi các ngăn có chiều cao không quá 60 mm và được công bố ở dạng dung tích thì khoảng trống thẳng đứng giữa mép trên của gói thử cao nhất và mặt phng nằm ngang ngay phía trên cho phép nhỏ hơn 10 mm (nhưng gói thử vẫn không chạm tới trần).

Tất cả các kích thước nằm ngang được đánh dấu phải lớn hơn hoặc bằng 15 mm.

Tất cả các khe hở không khí thẳng đứng phải lớn hơn hoặc bằng 10 mm và nhỏ hơn 60 mm.

Hình 1 – Vị trí của các gói thử trong ngăn đông, có thể hiện các khoảng trống

6.3.3.4  Bố trí gói thử

6.3.3.4.1  Ngăn có cửa m phía trước

Gói M phải được thay cho các gói thử như thể hiện trong Hình 2a), b), c), d), và e).

Cách bố trí chung là đặt 2 gói M tại các góc đối diện theo đường chéo ở lớp trên và hai gói M tại các góc đối diện theo đường chéo ở lớp đáy.

Nếu một ngăn có cửa mở phía trước có chiều cao cửa mở 1 m hoặc lớn hơn, một gói M được thay thế một gói thử khác tại điểm giữa hình học của các cụm phía trước.

Đối với ngăn đáy của buồng lạnh và có một bậc chiếm chỗ bởi máy nén, một gói M khác sẽ thay thế gói thử thấp nhất mà gần như là ngay phía trên máy nén.

Trong trường hợp có các gói thử ở giá đỡ bảo quản trên cửa, một gói M phải được thay cho gói thử trên cùng ở phía đối diện của buồng lạnh với gói thử phía trước tại giá đỡ trên cùng. Một gói M khác sẽ thay cho gói thử thấp nhất tại giá đỡ bảo quản trên cửa ở phía đối diện với gói M phía trước thấp nhất. Nếu không gian của bảo quản cao hơn 1 m, gói M phía trước ở giữa được đặt vào vị trí tương ứng với giá đỡ bảo quản trên cửa mà không đặt trong buồng lạnh (vị trí TMP8 thay cho TMP8 trong Hình 2 e)).

Trong trường hợp không thể đặt các gói M theo số lượng hoặc vị trí quy định, chúng phải được nạp theo số lượng và vị trí càng gần càng tốt với vị trí quy định đó và ở vị trí mà sẽ cho kết quả tương đương.

Nếu một ngăn quá nhỏ để đặt các gói M theo khoảng trống yêu cầu, một số lượng gói thử ít hơn sẽ được sử dụng.

Trong tất cả các trường hợp mà số lượng hoặc vị trí của các gói M khác với quy định, chi tiết của các phương án thay thế được ghi lại cho báo cáo thử nghiệm bất kỳ sau này.

6.3.3.4.2  Ngăn loại cửa trên bao gồm cả tủ đông loại cửa trên

Gói M thay thế các gói thử ở bốn góc và giữa đnh, giữa đáy và đỉnh của máy nén. Nếu không có bậc máy nén thì gói thử này được đặt ở góc đáy hoặc vị trí cuối cùng mà có thể ấm nhất (xem Hình 2 f) và Hình 2 g)).

Hình 2 – Vị trí các gói thử và gói M trong ngăn đông

Hình 2 (tiếp theo)

CHÚ DN

Ngăn cửa trước

TMP1 gói M tráia trước trên

TMP2 gói M phảia sau trên

TMP3 gói M phảia trước dưới

TMP4 gói M tráia sau dưới

TMP5 gói M trên máy nén

TMP6 gói M phảia trên cửa (phải khi cửa đóng)

TMP7 gói M tráia dưới cửa (trái khi cửa đóng)

TMP8 gói lừng chừng cao, lừng chừng rộng khi chiều cao mở 1 m

TMP8 vị trí thay thế cho TMP8 khi ngăn cao có giá đỡ bảo quản trên cửa

Ngăn cửa trên

TMP9 gói M trước trái trên

TMP10 gói M sau trái trên

TMP11 gói M trước phải trên

TMP12 gói M sau phải trên

TMP13 trên giữa

TMP14 dưới giữa

TMP15 trên máy nén hoặc góc dưi hoặc đáy có nhiều khả năng ấm nht

 

a Nếu việc không đi xứng làm cho đt TMP1 trong góc phải trước trên là tốt hơn (ví dụ như Hình 2 d), thì tt cả các gói M khác cũng phải được hoán đổi sang phía đối diện (tức là tất cả trái tr thành phải và tt cả phải trở thành trái)).

Trái và phải khi được nhìn từ phía trước của tủ với các cửa được đóng.

Hình 2 (kết thúc)

6.4  Quy trình thử nghiệm

6.4.1  Tổng quan

Một khi tất cả nhiệt độ đáp ứng theo Bảng 2, giai đoạn thử nghiệm thường kéo dài tới khoảng 24 h. Một thử nghiệm đạt yêu cầu về nhiệt độ phải đáp ứng theo Bảng 2 (bao gồm các dao động cho phép) trong suốt quá trình thử nghiệm và nhiệt độ trung bình của mỗi gói thử trong 3 h lúc kết thúc (giai đoạn E) không được ấm hơn đáng kể so với nhiệt độ trung bình trong 3 h lúc bắt đầu (giai đoạn S) (xem Hình 3).

Nếu thiết bị lạnh có một chu kỳ điều khiển xả băng thì ít nhất một giai đoạn xả băng và phục hồi phải nằm trong giai đoạn S E.

6.4.2  Chi tiết

Thử nghiệm sẽ bắt đầu sau khi tất cả nhiệt độ đều đáp ứng yêu cầu trong Bảng 2.

Bảng 4 quy định các vị trí của giai đoạn SE và độ dài của hai giai đoạn này.

Bảng 4 – Các yêu cầu đối với giai đoạn SE

Hạng mục

Có chu kỳ điều khiển nhiệt độ không?

Không có chu kỳ điều khiển xả băng

Vi hơn một chu kỳ điều khiển x băng khi động trong vòng 24 h thử nghiệm

Với chỉ một chu kỳ điều khiển x băng khi động trong vòng 24 h thử nghiệm

Độ dài của giai đoạn S E

Không

Mi giai đoạn kéo dài ít nhất 3 h

Mỗi giai đoạn bao gồm số chu kỳ điều khiển nhiệt độ như nhau, mà tổng số không nhỏ hơn 3 h

Vị trí của giai đoạn S

Không

Bất kể thời gian thuận tiện nào

Giai đoạn S kết thúc ngay trước khi một giai đoạn xả băng và phục hồi bắt đầu

Vị trí giai

đoạn E

Không

Giai đoạn E kết thúc tối thiểu 24 h trước khi giai đoạn S bắt đầu

Giai đoạn E kết thúc ngay trước khi bắt đầu giai đoạn xả băng và phục hồi cuối cùng trong vòng 24 h của việc khởi động giai đoạn S

Giai đoạn E kết thúc ít nhất 24 h sau khi giai đoạn S bắt đầu và trước khi bắt đầu giai đoạn x băng và phục hồi kế tiếp

Giai đoạn E kết thúc vi một chu kỳ điều khiển nhiệt độ diễn ra ít nhất 24 h sau khi bắt đầu giai đoạn S

Giai đoạn E kết thúc với một chu kỳ điều khiển nhiệt độ cuối cùng hoàn thành trước khi bắt đầu giai đoạn xả băng và phục hồi cuối cùng trong vòng 24 h từ lúc khi động giai đoạn S

Giai đoạn E kết thúc với một chu kỳ điều khiển nhiệt độ diễn ra ít nhất 24 h sau khi giai đoạn S và trước khi bắt đầu giai đoạn xả băng và phục hồi kế tiếp

VÍ DỤ 1: Đối với một thiết bị lạnh với chu kỳ điều khiển xả băng là 10 h, nếu giai đoạn S kéo dài 3 h, giai đoạn xả băng và phục hồi thứ 2 sẽ bắt đầu 13 h từ lúc bắt đầu thử nghiệm và giai đoạn xả băng và phục hồi thứ 3 sẽ bắt đầu 23 h từ lúc bắt đầu thử nghiệm. Do đó, thử nghiệm đó sẽ bao gồm hai chu kỳ điều khiển xả băng trọn vẹn và kết thúc khoảng 23 h sau khi giai đoạn S bắt đầu.

VÍ DỤ 2: Đối với một thiết bị lạnh với chu kỳ điều khiển xả băng là 11 h, nếu giai đoạn S kéo dài 3 h, giai đoạn xả băng và phục hồi thứ 2 sẽ bắt đầu 14 h từ lúc bắt đầu thử nghiệm và lần thứ 3 sẽ bắt đầu 25 h tính từ lúc bắt đầu  thử nghiệm. Do đó, thử nghiệm đó sẽ bao gồm một chu kỳ điều khiển xả băng trọn vẹn và kết thúc khoảng 14 h sau khi giai đoạn S bắt đầu.

VÍ DỤ 3: Đối với một thiết bị lạnh với chu kỳ điều khiển xả băng là 22 h, nếu giai đoạn S kéo dài 3 h, giai đoạn xả băng và phục hồi thứ 2 sẽ bắt đầu 25 h từ lúc bắt đầu thử nghiệm. Do đó, thử nghiệm đó sẽ bao gồm chỉ một chu kỳ điều khiển xả băng trọn vẹn và kết thúc khoảng 24 h sau khi giai đoạn S bắt đầu.

Đối với các thiết bị lạnh với các chu kỳ không đều, độ dài của giai đoạn SE và thời gian giữa chúng có thể tăng lên.

Hình 3 – Trình tự thử nghiệm khả năng bảo quản

6.4.3  Tiêu chí phù hợp

Trong suốt giai đoạn thử nghiệm còn lại, tất cả các nhiệt độ phải đáp ng yêu cầu của Bảng 2 (bao gồm cả dao động cho phép của giai đoạn xả băng và phục hồi).

Nhiệt độ trung bình khi không có gói thử trong giai đoạn E có thể cao hơn 0,2 K so với nhiệt độ trung bình của nó trong giai đoạn S.

6.5  Nhiệt độ bảo quản

Thiết bị lạnh phải duy trì đồng thời nhiệt độ bảo quản yêu cầu trong các ngăn khác nhau (và các sai lệch nhiệt độ được phép trong suốt giai đoạn xả băng và phục hồi) như cho trong Bảng 2.

6.6  Dữ liệu cần ghi lại

Các dữ liệu sau phải được ghi lại cho mỗi thử nghiệm (nếu thuộc đối tượng áp dụng):

a) nhiệt độ môi trường xung quanh:

b) (các) cài đặt của thiết bị điều chnh nhiệt độ bất kỳ bởi người sử dụng và các bộ điều chỉnh khác bởi người sử dụng, cửa gió, v.v.;

c) nhiệt độ của ngăn thực phẩm tươi Tma và của T1m, T2m, T3m;

d) đối với những ngăn kết đông, nhiệt độ lớn nhất của gói M ấm nhất (xem k) trong giai đoạn S (nhiệt độ chuẩn), khoảng thời gian tăng nhiệt độ trên nhiệt độ chuẩn trong giai đoạn xả băng và nhiệt độ lớn nhất tăng hơn nhiệt độ chuẩn trong suốt giai đoạn này;

e) nhiệt độ trung bình và nhiệt độ lớn nhất của mỗi gói M trong giai đoạn E và giai đoạn S;

f) nhiệt độ bảo quản 0 sao Tzma và giá trị của T1m, T2m, T3m;

g) nhiệt độ tối đa và tối thiu ghi lại được ở ngăn nhiệt độ thấp Tcci và giá trị nhiệt độ Tccim của mỗi gói M;

h) nhiệt độ ngăn đồ uống Tcma Tc1m, Tc2m, Tc3m tương ứng;

i) nhiệt độ của ngăn đựng thức ăn Tpma Tp1m, Tp2m, Tp3m tương ứng;

j) biểu đồ của bố trí tải bảo quản mô tả vị trí của các gói thử và gói M ở tất cả các ngăn khi được áp dụng;

k) biểu đồ hoặc bảng biểu mô tả vị trí của các gói M tại nhiệt độ lớn nhất ở mỗi ngăn và ở khu vực 2 sao bất kỳ, và vị trí của gói M ở nhiệt độ cao nhất trong bất kỳ độ lệch nhiệt độ nào của chu kỳ điều khiển xả băng;

l) thông số đặc trưng của ngăn (hoặc các phần của ngăn) theo chủng loại.

7  Thử nghiệm năng suất lạnh

7.1  Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là đo khả năng làm lạnh của các ngăn đựng thực phẩm tươi bằng cách xác định thời gian cần thiết để làm lạnh một tải 4,5 kg trên 100 L dung tích tủ được làm lạnh từ +25 °C xuống +10 °C.

7.2  Quy trình thiết lập

7.2.1  Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường phải là +25 °C (xem A.3.2.3 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)).

7.2.2  Lắp đặt

Thiết bị lạnh được lắp đặt theo Phụ lục B của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Thiết bị lạnh có bộ sưởi chống ngưng tụ luôn được bật trong sử dụng bình thường phải được thử nghiệm với bộ sưởi được cho làm việc.

Bộ sưởi chống ngưng tụ có thể điều khiển được bởi người sử dụng phải được bật, và nếu điều chỉnh được, chúng sẽ được đặt ở mức sưởi tối đa.

Bộ sưởi chống ngưng tụ tự động được cho làm việc bình thường.

Tất cả các phụ kiện bên trong được cung cấp cùng thiết bị lạnh phải được đặt ở các vị trí tương ứng của chúng.

Trước khi đưa tải thử nghiệm vào, tất cả các ngăn phải để trống. Nhiệt độ của chúng được xác định như quy định trong Phụ lục D của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Sau khi đạt các điều kiện vận hành ổn định, tt cả các ngăn ngoại trừ ngăn thực phẩm tươi (xem 7.3) đều phải có nhiệt độ phải tuân thủ theo Bảng 2, trừ những ngoại lệ sau:

• Nhiệt độ ban đầu trung bình của ngăn bất kỳ không có (các) giới hạn nhiệt độ dưới quy định trong Bảng 2 không được thấp hơn quá 2 K so với nhiệt độ mục tiêu.

• Trong trường hợp nhiệt độ các ngăn của thiết bị lạnh không thể điều chỉnh độc lập, nếu việc cài đặt là không thể thực hiện thì các ngăn không phù hợp có nhiệt độ thấp hơn giới hạn dưới phải được đặt ở mức ấm nhất có thể.

• Đối với các ngăn đông, nhiệt độ mục tiêu phải đạt tới bởi nhiệt độ trung bình của ngăn (Tfma) thay vì nhiệt độ ấm nhất của các gói M.

7.2.3  Điều chnh các ngăn

Trong trường hợp dung tích của ngăn đồ uống hoặc ngăn nhiệt độ thấp và ngăn thực phẩm tươi có thể được điều chỉnh tương đối với nhau bởi người sử dụng, thì ngăn thực phẩm tươi phải được điều chỉnh đến dung tích lớn nhất có thể. Dung tích này được dùng làm cơ sở cho thử nghiệm.

7.2.4  Bố trí các giá đỡ

Nếu có thể điều chỉnh được, giá đỡ được bố trí tại mỗi mức trong ba mức sao cho tâm của các gói M đặt trực tiếp trên các giá đỡ (hoặc đáy của gi, v.v.) có khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất có thể tới các điểm đo nhiệt độ TMP1, TMP2 TMP3 như quy định trong Phụ lục D của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Các gói thử không được đặt trong các ngăn đựng rau hoặc ngăn chứa tương tự. Tuy nhiên, khi các ngăn hoặc ngăn chứa đó chiếm toàn bộ hay phần lớn không gian của ngăn thực phẩm tươi thì đáy của các ngăn hoặc ngăn chứa đó được coi như là các giá đỡ. Các gói phải được đặt trong các ngăn kéo này ở các vị trí quy định dưới đây.

CHÚ THÍCH: Đối với các ngăn không có ngăn đựng rau hoặc ngăn chứa tương tự, đáy bên trong của ngăn chứa hay bt kỳ vách nào phân chia ngăn cũng được coi như là giá đỡ thp nht.

Nếu không tìm được vị trí thích hợp cho 3 mức trong thiết bị lạnh có độ cao nhỏ ( dụ: dàn bay hơi dạng hộp như trong a) của Hình D.3 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)) thì chỉ các mức TMP1 và TMP2 được sử dụng cho thử nghiệm.

Các giá đỡ có thể điều chỉnh vị trí và không được sử dụng để mang tải phải được phân bố đều trong thiết bị lạnh và thận trọng để các vị trí được chọn có ảnh hưởng ít nhất có thể đến thời gian làm lạnh gói thử.

Gói thử phải cách giá đỡ (hay giỏ) đt bên trên một khoảng tối thiểu là 15 mm.

7.3  Quy trình thử nghiệm

7.3.1  Quy định chung

Ngăn thực phẩm tươi có nhiệt độ trung bình Tma = +4 °C ± 0,5 K điều kiện hoạt động ổn định. Nếu nhiệt độ trung bình không thể điều chỉnh trong giới hạn này, kết quả được xác định t việc nội suy hai phép đo mà nhiệt độ trong một thử nghiệm này là lạnh hơn và nhiệt độ trong một thử nghiệm khác là nóng hơn nhiệt độ mục tiêu. Sự khác biệt giữa hai nhiệt độ thử nghiệm này không được quá 4 K.

Trừ trường hợp được nêu dưới đây, các thay đổi của việc cài đặt các thiết bị điều khiển là không được phép một khi nhiệt độ ổn định theo yêu cầu của Bảng 2 đã đạt được vào lúc bắt đầu thử nghiệm.

Nếu thiết bị lạnh có chức năng làm lạnh nhanh, chế độ này nên được kích hoạt theo các hướng dẫn ở thời điểm đưa tải vào thiết bị.

CHÚ THÍCH: Để xác định chức năng làm lạnh nhanh, việc hoạt động của chức năng này sẽ tự động chm dứt thời điểm sau đó. Điều chnh bằng tay bộ ổn định nhiệt độ lạnh hơn và sau đó nóng hơn thì không được gọi là chức năng làm lạnh nhanh.

Các gói thử và gói M, được nêu trong Phụ lục C của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015), được sử dụng để làm tải.

Trước khi được xếp vào thiết bị lạnh, các gói thử và gói M được giữ ổn định ở nhiệt độ +25 °C ± 0,5 K.

Đối với các thiết bị có chu kỳ điều khiển xả băng, các gói thử được đưa vào khi đã đạt được ổn định và tiêu chí về nhiệt độ đã được đáp ứng sau giai đoạn xả băng và phục hồi. Thử nghiệm không nên trùng lặp với giai đoạn xả băng và phục hồi.

Các gói thử phải nhanh chóng đặt vào các ngăn. Trong trưng hợp cần thiết khi nạp tải, các thiết bị đo tại các điểm đo TMP1, TMP2 và TMP3 thể được tháo ra hoặc dịch chuyển sang bên cạnh.

Nhiệt độ của gói M được ghi lại cho đến khi trung bình số học của nhiệt độ tức thời tất cả các gói M đạt đến nhiệt độ +10 °C. Thời gian cần thiết để đạt đến nhiệt độ này phải được ghi lại.

7.3.2   Vị trí đặt tải trong ngăn thực phẩm tươi

Khối lượng của các gói thử là -4,5 kg/100 I dung tích ngăn thực phẩm tươi. Khối lượng gói thử tính được có thể được làm tròn đến 0,5 kg gần nhất.

Khi có thể, cùng một số lượng các gói thử được đặt lên trên các giá đỡ. Khi số lượng các gói thử không thể chia đều cho tất cả các giá đỡ, gói thử bất kỳ được thêm vào được xếp bắt đầu từ giá đỡ dưới lên trên (nghĩa là, sự khác biệt giữa tải cuối cùng trên các giá đỡ không lớn hơn một gói thử).

Các gói thử sẽ được đặt nằm ngang trong thiết bị lạnh (tức là với mặt tiếp xúc lớn nhất của chúng trên giá đỡ thích hợp, hoặc đáy của ngăn, giỏ hoặc ngăn cha).

Trong chừng mực có thể, khoảng cách giữa các gói thử là đều nhau theo kích thước nằm ngang. Khoảng trống nhỏ nhất giữa các cạnh và từ trước ra sau là 15 mm phải được duy trì giữa các gói thử và giữa gói thử và vách ngăn hoặc thành cứng của thùng đựng. Các lỗ thông gió chuyên dụng trong các giá đỡ không được bị che phủ. Các gói thử không được đặt nhô ra khỏi các giá đỡ.

Lớp đầu tiên của các gói thử phải được bố trí đều nhau ngang qua chiều rộng và chiều sâu của mỗi giá đỡ và được bố trí đối xứng từ trước ra sau theo đường tâm (xem Hình 4). Trong trường hợp không có dạng đối xứng, tải phải được đặt càng gần đối xứng càng tốt.

Nếu việc nạp tải ở mức bất kỳ bị cản trở từ việc bố trí như quy định (ví dụ: nếu một lớp được yêu cầu ở mức tại đó việc chứa được cung cấp bởi hai thùng chứa có chiều rộng bằng nhau có thể không cho phép đặt hàng ở giữa, hoặc nơi có chiều sâu của giá đỡ nhỏ hơn 360 mm phía trước bậc chiếm chỗ bởi máy nén) thì vị trí thay thế được chọn để phù hợp nhất với cách bố trí quy định. Vị trí thay thế này phải được ghi lại.

Các gói thử được bố trí tối đa theo dạng 3×3, tức là không được xếp quá quá 9 gói thử vào một lớp bất kỳ.

Nếu phi xếp tối đa số gói thử vào lớp đầu tiên trên giá đỡ mà vẫn còn các gói thử khác được yêu cầu xếp thêm, thì lớp thứ hai phải được xếp thẳng hàng với lớp đầu tiên. Các gói thử ở lớp sau bất kỳ phải được xếp thành cụm theo chiều thẳng đứng (nghĩa là mỗi gói thử phải che ph gói thử ngay bên dưới nó).

CHÚ THÍCH: Các nội dung trong điều này mô tả cách chọn vị trí các gói thử, không nhất thiết phải là trình tự nạp tải cho một thử nghiệm.

7.3.3  Gói M

Nếu tổng lượng tải không nhỏ hơn 3 kg, phải sử dụng sáu gói M cho tất c các loại thiết b lạnh. Nếu tổng lượng tải là 3 kg hoặc nhỏ hơn, phải sử dụng một mình gói M. Tối đa 2 gói M được đặt ở lớp đáy của từng mức trong ba mức.

Đối với việc nạp hơn 3 gói thử, gói M được bố trí chéo ở các vị trí phía ngoài như Hình 4.

Gói M chỉ được sử dụng ở các lớp đáy của các mức liên quan. Lớp tiếp theo cần thiết bất kỳ chỉ bao gm các gói thử.

Các vị trí đối diện theo đường chéo đối với gói M phi được chọn thay cho các các giá đỡ đặt trực tiếp lên nhau.

Tất cả các kích thước được đánh dấu phải lớn hơn hoặc bằng 15 mm.

Hình 4 – Điền đầy các giá đỡ bằng các gói thử và gói M đối với thử nghiệm năng suất lạnh

7.4  Dữ liệu cần ghi lại

Các dữ liệu dưới đây phải được ghi lại:

a) khối lượng tải, đo bằng kilogam (kg):

b) dung tích ngăn thực phẩm tươi dùng cho thử nghiệm;

c) thời gian làm lạnh, đo bằng h (lấy đến 1 số thập phân);

d) giá đỡ, ngăn kéo hoặc ngăn chứa bất kỳ khác với quy định ban đầu;

e) vị trí của gói bất kỳ khác với quy định ban đầu;

f) cài đặt của chức năng làm lạnh nhanh bất kỳ được sử dụng.

8  Thử nghiệm năng suất kết đông

8.1  Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là đo năng suất kết đông của (các) ngăn kết đông. Nếu năng suất này đủ lớn, thì ngăn có thể được xếp là ngăn 4 sao.

8.2  Tổng quan về phương pháp

Ngoài không gian đối với tải ngọn, các gói nền được nạp vào các ngăn đông như với thử nghiệm khả năng bảo quản (Điều 6). Thiết bị lạnh làm việc cho đến khi nhiệt độ ổn định và phù hợp với Bảng 2. Sau đó ti là các gói thử ở nhiệt độ +25 °C được đưa vào. Các tải này được gọi là tải ngọn đại diện cho ti thực phẩm cần xử lý. Tải này tính bằng 3,5 kg/100 I dung tích của các ngăn làm việc ở -18 °C. Đo thời gian để kết đông tải này xuống -18 oC. Khi thời gian làm lạnh không quá 24 h và các điều kiện dao động nhiệt độ tối đa khác đạt được trong thời gian này, khi đó ngăn này đạt tiêu chuẩn ngăn 4 sao.

CHÚ THÍCH: Vì việc nạp ngăn đông tương tự với việc nạp cho thử nghiệm khả năng bảo quản, nên tiến hành các thử nghiệm này liên tiếp nhau.

8.3  Quy trình thiết lập

8.3.1  Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường phải là +25 °C(xem A.3.2.3 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)).

8.3.2  Chuẩn bị thiết bị lạnh

8.3.2.1  Quy định chung

Thiết bị lạnh được lắp đặt theo Phụ lục B của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Nếu cấu hình của thiết bị lạnh có thể thay đổi bởi người sử dụng, thì cu nh với dung tích lớn nhất ở nhiệt độ thấp nhất sẽ được sử dụng cho thử nghiệm này.

Thiết bị lạnh có bộ sưởi chống ngưng tụ phải được kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

Bộ sưởi có thể điều khiển được bởi người sử dụng phải được bật, và nếu điều chnh được, chúng sẽ được đặt ở mức sưởi tối đa.

Bộ sưởi chống ngưng tụ tự động được cho làm việc bình thường.

Thiết bị lạnh để rỗng được thiết lập và cho hoạt động đến khi đạt được cân bằng tại hoặc gần với nhiệt độ quy định trong Bảng 2.

8.3.2.2  Đo nhiệt độ của ngăn nhiệt độ thp và tất cả các ngăn hoạt động trên 0 °C

Trong suốt thời gian thử nghiệm, không đo nhiệt độ của ngăn nhiệt độ thấp, nhưng các ngăn này vẫn được mang tải là các gói thử như đối với đo nhiệt độ bảo quản (xem 6.3.2). Để xác định nhiệt độ bảo quản của các ngăn mà bình thường làm việc trên 0 °C, các điểm đo phi như quy định trong Phụ lục D của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015), nhưng sử dụng gói M thay cho các khối trụ.

8.3.3  Quá trình nạp tải của thiết bị lạnh

8.3.3.1  Ngăn đông – ti nền

8.3.3.1.1  Quy định chung

Ngoài không gian cho tải ngọn trong ngăn -18 °C thích hợp, các gói thử nền được đưa đến nhiệt độ xấp xỉ của ngăn và được nạp vào ngăn đông như đối với thử nghiệm khả năng bảo quản (Điều 6).

Trong (các) ngăn nhiệt độ -18 °C, có thể b ra nhiều nhất 3 gói tải nền để có chỗ cho mỗi gói tải ngọn.

Nếu ch dẫn có nêu cụ thể một khu vực riêng biệt cho thực phẩm kết đông, khu vực này phải được sử dụng cho tải ngọn.

8.3.3.1.2  Dịch chuyển gói M trong tải nền để có chỗ cho tải ngọn

Các gói M trong tải nền được đặt như đối với thử nghiệm kh năng bảo quản ngoài các vị trí phải sử dụng cho tải ngọn. Trong trường hợp đó, gói M được đặt ở vị trí gần nhất tương ứng với vị trí trong thử nghiệm khả năng bảo quản và vị trí mới này phải được ghi lại. Nếu có cụm các gói tải nền bên cạnh tải ngọn, một gói M cũng thay thế cho gói thử trên cùng ở tối thiu một gói thử của các cụm trên mỗi mặt của tải ngọn. Nếu tải nền ở trên tải ngọn, một gói M sẽ thay thế gói thử tại trung tâm của lớp ở ngay trên tải ngọn. Nếu tải nền ở dưới tải ngọn, một gói M sẽ thay thế gói thử tại trung tâm của lớp ở ngay dưới tải ngọn.

8.3.3.2  Thiết bị lạnh có ngăn 3 sao riêng biệt

Nếu thiết bị lạnh có một ngăn 3 sao riêng biệt với cửa hoặc np riêng bên ngoài, và có ch dẫn rằng, trước khi kết đông, thực phẩm đông lạnh vừa bảo quản được đặt vào ngăn này trong khi để lại khoảng trống trong ngăn kết đông để nhận tải kết đông (nghĩa là ngăn 3 sao được coi như sự mở rộng của ngăn kết đông), thời gian kết đông cần thiết theo phương pháp này trong sử dụng được cho phép với điều kiện:

a) khi được thử nghiệm theo phương pháp sử dụng này, thời gian làm lạnh công bố được xác định và các yêu cầu về nhiệt độ đối với các ngăn khác (xem như 8.5 a) đến g)), nếu có thể áp dụng, được đáp ứng trong suốt quá trình thử nghiệm năng suất kết đông;

b) tải ngọn được sử dụng trong ngăn kết đông tối thiểu phải tương ứng là 3,5 kg/100 I dung tích kết hợp của ngăn 3 sao và ngăn kết đông.

Để đáp ứng yêu cầu không quá 3 gói tải nền bị bỏ ra để có chỗ cho mỗi gói tải ngọn, một số tải nền sẽ cần giữ lại trong ngăn kết đông.

8.4  Quy trình thử nghiệm

8.4.1  Điều kiện khởi động

Sau khi tt cả các thiết bị điều khiển liên quan được điều chỉnh theo yêu cầu, thiết bị lạnh đã nạp tải được cho chạy cho đến khi đạt được điều kiện vận hành ổn định.

Sau khi đạt được điều kiện vận hành ổn định, nhiệt độ bên trong phải đáp ứng yêu cầu trong Bảng 2, ngoại trừ nhiệt độ khởi động của ngăn bất kỳ không có (các) giới hạn nhiệt độ dưới quy định trong Bảng 2 phải thấp hơn nhiệt độ mục tiêu không quá 2 K.

Trong trường hợp nhiệt độ ngăn của thiết bị lạnh không thể điều khiển một cách độc lập, nếu việc cài đặt này là không thể, các ngăn không phù hợp thấp hơn giới hạn dưới phải được đặt ở nhiệt độ ấm nhất có thể.

Việc hiển thị nhiệt độ liên tiếp từ trái qua phải trong Bảng 2 cũng thể hiện th tự ưu tiên trong trường hợp có một vài khả năng nhiệt độ khác nhau.

Trong một số trường hợp, có thể không cần thực hiện việc ổn định quy định ở đây trước ổn định quy định trong 8.4.2.

8.4.2  Cài đặt thiết bị điều khiển

Nếu thiết bị lạnh được cung cấp bởi các phương tiện hoạt động cho việc kết đông sơ bộ (kết đông nhanh hoặc kết đông rất nhanh), sau khi đạt điều kiện vận hành ổn định theo 8.4.1, thiết bị lạnh phải được cho hoạt động ở trạng thái kết đông sơ bộ theo các chỉ dẫn. Sau đó, phải thực hiện quy trình quy định trong 8.4.3.

Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt đối với việc kết đông sơ bộ, quy trình theo 8.4.3 được tiến hành sau khi thiết bị lạnh đạt điều kiện vận hành ổn định theo các yêu cầu nhiệt độ của 8.4.1.

8.4.3  Kết đông của tải ngọn

Sau khi đạt được các điều kiện quy định trong 8.4.2, tải ngọn phải được đưa vào. Đối với thiết bị có chu kỳ điều khiển xả băng, tải ngọn được thêm vào khi đạt được điều kiện ổn định và tiêu chuẩn nhiệt độ sau giai đoạn xả băng và phục hồi. Thử nghiệm này không được trùng lặp với giai đoạn xả băng và phục hồi. Khi sự ổn định đạt được trước khi đưa tải ngọn vào, ngoại trừ trong 8.4.2, thay đổi cài đặt bằng tay các bộ điều khiển điều chnh được là không được phép nữa.

Tải ngọn là 3,5 kg/1001 dung tích tổng của tất cả các ngăn (ngoại trừ khu vực 2 sao) được đánh giá đối với 4 sao. Tải tính được được làm tròn đến 0,5 kg gần nhất trừ trường hợp tải nhỏ hơn 2,0 kg.

Tải ngọn được làm từ các gói thử đã đạt đến nhiệt độ +25 °C ± 1 K.

Các gói thử sử dụng làm tải ngọn được đặt phng và ở các vị trí được có tính đến các chỉ dẫn và yêu cầu của bố trí tải bảo quản (xem Điều 6). Nếu không có chỉ dẫn, các gói thử được đặt ở vị trí mà chúng kết đông nhanh nhất có thể.

Gói thử làm tải ngọn phải được đặt cách tối thiểu 15 mm so với gói thử làm tải nền. Ch được phép sử dụng các miếng đệm giữa cụm các gói thử liền kề, mà không cho phép sử dụng các phương pháp tạo khoảng cách khác (xem 6.3.3.2).

Gói M được phân bố đều theo tải ngọn với tối thiểu một gói gần với tâm hình học nhất có thể. Phải có một gói M trên mỗi 3 kg tải ngọn, với tối thiểu 2 gói M.

8.4.4  Dữ liệu thử nghiệm trung gian cần ghi lại

Nhiệt độ của các gói M trong tải nền và tải ngọn được ghi lại cùng với nhiệt độ của gói M ở các ngăn khác (nếu có thể). Việc này được thực hiện cho đến khi trung bình (số học) nhiệt độ tức thi của tất cả gói M ở tải ngọn đạt -18 °C. Thời gian cần thiết để đạt nhiệt độ này cần được ghi lại.

8.5  Tiêu chí để đạt thông số đặc trưng của ngăn 4 sao

Một ngăn đạt được thông số đặc trưng của 4 sao nếu nhiệt độ trung bình tức thời của tất các gói M trong tải ngọn ≤ -18 °C trong không quá 24 h và:

a) nếu giai đoạn xả băng và phục hồi không trùng lặp với thử nghiệm, nhiệt độ lớn nhất của bất kỳ gói M nào ở tải nền duy trì ≤ -15 °C và tại lúc kết thúc thử nghiệm thì nhiệt độ tối đa của gói M ấm nhất ở tải nền là ≤ -18 °C;

b) nếu giai đoạn xả băng và phục hồi trùng lặp với thử nghiệm, nhiệt độ lớn nhất của bất kỳ gói M nào ở tải nền giữ ≤ -12 °C trong suốt giai đoạn xả băng và phục hồi và tại lúc kết thúc thử nghiệm thì nhiệt độ tối đa của gói M ấm nhất ở tải nền là ≤ -18 °C;

c) nhiệt độ tối đa của gói M ấm nhất trong bất kỳ ngăn 3 sao riêng rẽ nào không được sử dụng cho tải nền theo 8.3 3.2 giữ ≤ -18 °C (cộng với dao động cho phép trong bất kỳ giai đoạn xả băng và phục hồi nào như được nêu trong Bảng 2);

d) nhiệt độ tối đa của gói M ấm nhất trong bất kỳ khu vực 2 sao nào hoặc ngăn giữ ≤ -12 °C (cộng với dao động cho phép trong bất kỳ giai đoạn xả băng và phục hồi nào như được nêu trong Bảng 2):

e) nhiệt độ tối đa của gói M ấm nhất của bất kỳ ngăn 1 sao nào giữ ≤ -6 oC;

f) nhiệt độ trung bình tức thời Ta của ngăn thực phẩm tươi trong suốt thử nghiệm không vượt quá +7 °C, với mỗi giá trị T1, T2, T3 giữ trong khoảng từ -1 °C đến +10 °C;

g) nhiệt độ tức thời Tc1, Tc2, Tc3 thích hợp của ngăn đồ uống không xuống thấp hơn 0 °C.

8.6  Dữ liệu cần ghi lại

a) khối lượng, đo bằng kilogam (kg), của tải nền;

b) khối lượng, đo bằng kilogam (kg), của tải ngọn;

c) thời gian kết đông, đo bằng h, của tải ngọn;

d) dung tích của các ngăn liên quan;

e) nhiệt độ cao nhất được đo trong các gói M ở tải nền lưu lại trong thử nghiệm năng suất kết đông với tải ngọn, cùng với nhiệt độ ấm nhất của gói M bất kỳ ngăn 3 sao, khu vực 2 sao nào hoặc ngăn và ngăn 1 sao nào, và khoảng thời gian của độ lệch nhiệt độ trên -18 °C (hoặc -12 °C khi thích hợp) và thời gian của bất kỳ chu kỳ điều khiển xả băng (xem Bảng 2);

f) giá trị cao nhất và thấp nhất của T1, T2, T3Tc1, Tc2, Tc3, nếu có thể áp dụng được;

g) cài đặt các thiết bị điều khiển nhiệt độ, bao gồm đồng hồ thời gian, nếu có;

h) biểu đồ của bố trí tải bảo quản đối với thiết bị lạnh mô tả vị trí của các gói M và vị trí của gói M ấm nhất ở cả tải nền và tải ngọn;

i) nếu thiết bị lạnh được thiết kế phù hợp với một thiết bị nhằm để đặt quá trình làm lạnh của ngăn kết đông thành hoạt động liên tục khi kết đông và sau đó chuyển tự động sang vận hành ổn nhiệt, thời gian trước khi chuyển sang vận hành điều khiển ổn nhiệt bình thường được ghi lại;

j) có hay không, với tải ngọn tối thiểu 3,5 kg của gói thử trên 100 l dung tích, không trường hợp nào nhỏ hơn 2 kg và thời gian kết đông không quá 24 h;

k) năng suất kết đông riêng (x) tính bằng [kg/12h] =

trong đó:

Ml: tải ngọn (kilogam (kg))

Δtf: thời gian kết đông (h).

9  Thử nghiệm năng suất làm đá tự động

9.1  Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là xác định năng suất làm đá của các máy làm đá tự động trong thiết bị lạnh.

9.2  Quy trình

9.2.1  Nhiệt độ môi trường và nhiệt độ nước

Nhiệt độ môi trường và nhiệt độ nước cung cấp là 25 °C (xem A.3.2.3 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)).

Nếu thiết bị lạnh được kết nối với nguồn nước, nhiệt độ của nước phải được đo tại điểm kết nối với thiết bị lạnh.

9.2.2  Chuẩn bị thiết bị lạnh

Thiết bị lạnh nên được lắp đặt theo Phụ lục B của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Tất cả các ngăn để trống. Nhiệt độ không khí trung bình của chúng được xác định như trong Phụ lục D của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Thiết bị lạnh có bộ sưởi chống ngưng tụ phải được kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

Bộ sưởi điều khiển được bởi người sử dụng phải được bật, và nếu có thể điều chỉnh được, chúng sẽ được đặt mức sưởi nhiệt tối đa.

Bộ sưởi chống ngưng tụ tự động được cho hoạt động bình thường.

Tất cả phụ kiện bên trong cung cấp cùng với thiết bị lạnh phải được đặt ở các vị trí tương ứng của chúng, ngoại trừ các khay đựng đá được đổ đầy bng tay thì được tháo ra.

Sau khi đạt được các điều kiện vận hành n định, nhiệt độ bên trong phải theo Bảng 2, ngoài ra nhiệt độ ban đầu trung bình của ngăn bất kỳ không có giới hạn nhiệt độ dưới quy định trong Bảng 2 phải nhỏ hơn nhiệt độ mục tiêu không quá 2 K.

Trong trường hợp thiết bị lạnh mà nhiệt độ các ngăn không thể điều khiển được một cách độc lập, nếu việc cài đặt là không thể, các ngăn thấp hơn giới hạn dưới phải được đặt ở nhiệt độ ấm nhất có thể.

Ngăn đồ uống phải được điều chỉnh nhỏ nhất có thể (nếu kích cỡ điều chỉnh được) với thiết bị điều khiển nhiệt độ (nắp, v.v.) được đặt theo các chỉ dẫn hoặc nếu không có chỉ dẫn nào, thì được đặt để đạt được các nhiệt độ trong Bảng 2.

Thiết bị lạnh có chu kỳ điều khiển xả băng phải được cho hoạt động trong thử nghiệm này nhưng thử nghiệm năng suất làm đá không trùng với giai đoạn xả băng và phục hồi.

9.2.3  Quy trình thử nghiệm

9.2.3.1  Kiểu nối nguồn nước trực tiếp

Máy làm đá tự động của kiểu nối nguồn nước trực tiếp được nối theo như những chỉ dẫn về nước cấp có nhiệt độ 25 °C ± 1 K. Trước khi thiết lập thử nghiệm năng suất làm đá, máy làm đá tự động được hoạt động đủ thời gian để đảm bảo việc vận hành đúng. Không có dấu hiệu về việc nước xâm nhập vào thùng chứa.

Đối với các máy làm đá theo chu kỳ, thử nghiệm sẽ bắt đầu tại lúc hoàn thành phần đổ đầy nước của một chu kỳ. Đối với thiết bị làm đá liên tục (không có chu kỳ), thử nghiệm có thể bắt đầu tại bất kỳ thời điểm nào sau khi đạt được trạng thái vận hành ổn định. Thùng chứa đá phải để trống rỗng và c định lại tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm.

Thử nghiệm được tiến hành liên tục trong khoảng thời gian tối thiểu 12 h đối với máy làm đá liên tục và 12 h cộng với thời gian thêm cần thiết để hoàn thành toàn bộ số chu kỳ đối với máy làm đá theo chu kỳ. Nếu thùng chứa rỗng trong suốt thử nghiệm để đảm bảo hoạt động không giá đỡ đoạn, đá sinh ra được cân và lượng đá b ra đó phải cộng thêm với lượng đá trong thùng chứa khi thử nghiệm kết thúc.

Khi hoàn thành thử nghiệm, đá trong thùng chứa sẽ được cân. Nếu có du hiệu nước bên ngoài đã vào thùng chứa, thử nghiệm phải được tiến hành lại tối thiểu một lần. Nếu điều này tái diễn, thử nghiệm sẽ bị kết thúc và được đưa vào biên bản.

Thời gian của thử nghiệm sẽ được ghi lại cho việc tính toán năng suất làm đá tính theo đơn vị kilogam (kg) trên 24 h.

9.2.3.2  Kiu có hộp chứa nước

Để đảm bảo việc vận hành đúng, trước khi bắt đầu thử nghiệm năng suất làm đá, máy làm đá tự động có 300 g nước với nhiệt độ ban đầu là 25 °C ± 1 K ở trong hộp và hoạt động ít nhất 12 h cho tới khi đạt được mức nước thấp nhất và không có thêm đá được tạo thành. Không có dấu hiệu về việc nước xâm nhập vào thùng chứa đá.

Cửa của thùng chứa đá sẽ được mở và đá trong thùng chứ được lấy ra. Cửa sẽ được để mở trong 1 min.

Hộp chứa được đổ nước ở mức tối đa với nhiệt độ là 25 °C ± 1 K theo hướng dẫn. Sau đó nó được lắp lại. Khoảng thời gian từ khi tháo hộp chứa nước và lắp lại phải dưới 1 min. Cửa của ngăn tiếp nối với hộp chứa nước phải mở trong 1 min.

Thử nghiệm bắt đầu vào thời điểm của việc đổ đầy nước vào trong khuôn đá tự động sau khi hộp chứa được lắp lại.

Thử nghiệm được tiến hành liên tục trong 12 h đối với việc làm đá liên tục và trong 12 h cộng với thời gian thêm cần thiết để hoàn thành toàn bộ số chu kỳ đối với máy làm đá theo chu kỳ. Khi hoàn thành thử nghiệm, lượng đá được tạo ra trong thùng chứa đá sẽ được cân.

Chu kỳ được phát hiện bằng cách kiểm tra nhiệt độ dưới đáy khuôn đá tự động.

Thời gian của thử nghiệm sẽ được ghi lại cho việc tính toán năng suất làm đá tính theo đơn vị kilogam (kg) trên 24 h.

9.3  Dữ liệu được ghi lại

Các dữ liệu sau phải được ghi lại đối với mỗi thử nghiệm (nếu có thể áp dụng được):

a) kiểu, số mẫu (model) và s seri của máy làm đá;

b) nhiệt độ trung bình ngăn tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm;

c) năng suất làm đá tính bằng kilogam (kg)/24 h;

d) cài đặt điều khiển nhiệt độ.

 

Phụ lục A

(quy định)

Thử nghiệm giảm nhiệt độ

A.1  Quy định chung

Mục đích của thử nghiệm này là xác định năng suất dự trữ của thiết bị lạnh, đặc biệt cho các môi trường nhiệt độ cao. Thử nghiệm này không áp dụng cho các thiết bị bảo quản rượu độc lập hoặc các ngăn bo quản rượu bên trong thiết bị lạnh.

A.2  Tổng quan về phương pháp

Phần giảm nhiệt độ của thử nghiệm bt đầu khi toàn bộ thiết bị lạnh, k cả bên trong, cân bằng nhiệt với phòng thử ở nhiệt độ 43 °C. Thiết bị lạnh sau đó được bật và chạy để xác định thời gian cần thiết để giảm nhiệt độ xuống như quy định trong Bảng A.1.

A.3  Quy trình thiết lập

A.3.1  Nhiệt độ môi trường phòng thử nghiệm

Nhiệt độ của phòng thử phải được đặt ở 43 °C trong suốt giai đoạn n định nhiệt độ và trong quá trình thử nghiệm. Nhiệt độ này phải được duy trì ở 42,5 °C hoặc m hơn, ngoại trừ khi kiểm tra xác nhận tính năng theo công bố của nhà cung cấp thì sẽ được giữ ở 43 °C ± 0,5 K.

A.3.2  Lắp đặt

Thiết bị lạnh được lắp đặt theo Phụ lục B của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

A.3.3  Ngắt thiết bị

Thiết bị bảo vệ quá tải máy nén không được ngắt hoặc bắc cầu. Bất kỳ thiết bị khác mà có thể ngăn việc vận hành liên tục của hệ thống lạnh trong quá trình thử nghiệm giảm nhiệt độ và bị kiểm soát bởi người sử dụng, phải làm mt hiệu lực hoặc được cài đặt để hệ thống lạnh hoạt động liên tục trong quá trình thử nghiệm. Bộ điều khiển nhiệt độ được đặt (hoặc bắc cầu), nếu có thể và cần thiết, hệ thống xả băng tự động được làm mất hiệu lực để đảm bảo hoạt động liên tục đối với thử nghiệm. Nếu hệ thống xả băng không thể vô hiệu mà không ảnh hưởng bất lợi đến tính năng, các bộ điều khiển phải được đặt như mặc định của nhà chế tạo hoặc vị trí khuyến cáo.

A.3.4  Đặc tính có thể điều chỉnh bởi người dùng

Các van đổi hướng có thể điều chnh bởi người dùng và bộ điều khiển được đặt theo yêu cầu để giữ một kết quả tối ưu.

Điều này bao gồm các ngăn đa chức năng, nếu có, khi sự thay đổi này không làm cho tính năng về nhiệt độ của ngăn nằm ngoài dải quy định đối với các chức năng lạnh nhất được công bố.

Điu này không bao gồm các van đổi hướng và bộ điều khiển trong khoang tiện ích. Các van và bộ điều khiển này phải được đặt ở mức lạnh nhất.

A.3.5  Các bộ phận bên trong

Bt k thiết bị trữ nhiệt nào (vi dụ như viên đá hoặc tương tự) có thể tháo ra mà không phải sử dụng dụng cụ thì phải được tháo ra đối với tất cả các thử nghiệm bất kể hướng dẫn.

Tất cả các bộ phận bên trong khác được bố trí (hoặc tháo ra) như quy định trong B.2.5.1 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Tất cả các khay đá còn lại phải đ rỗng trong thời gian thử nghiệm.

A.3.6  Xác định nhiệt độ của ngăn

Cảm biến nhiệt độ không khí được đặt trong tt cả các ngăn như quy định trong Phụ lục D của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015), ngoại trừ các ngăn 0 sao, nơi không yêu cầu đo nhiệt độ.

A.4  Quy trình thử nghiệm

A.4.1  Quy định chung

Quy trình thử nghiệm phải như sau.

A.4.2  Thấm nhiệt

Với môi trường nhiệt độ phòng thử là 43 °C, thiết bị lạnh được cắt điện, mở tất cả các cửa, ngăn kéo và nắp trên thiết bị lạnh, và đặt đứng để toàn bộ thiết bị lạnh đạt đến nhiệt độ môi trường.

CHÚ THÍCH: Kinh nghiệm cho thấy phải mất ít nhất 6 h mở cửa thiết bị lạnh trong phòng thử để có thể đạt được các yêu cầu cân bằng dưới đây.

Đóng các cửa nhưng không bật thiết bị lạnh. Thiết bị lạnh đạt đến điều kiện khởi động yêu cầu cho thử nghiệm giảm nhiệt độ khi, trong khoảng thời gian 30 min, đạt một trong hai điều sau:

a) Nhiệt độ trung bình của mỗi ngăn không thay đổi quá 0,3 °C

hoặc

b)

i. Đối với thử nghiệm để xác định tính năng của thiết bị lạnh, nhiệt độ trung bình của mỗi ngăn không xuống dưới 43 °C

ii. Đối với thử nghiệm để kiểm tra xác nhận tính năng theo công bố, nhiệt độ trung bình của mỗi ngăn không tăng trên 43 °C.

A.4.3  Giảm nhiệt độ

Khởi động thiết bị lạnh và vận hành cho đến khi nhiệt độ không khí trung bình trong tất cả các ngăn cùng lúc bằng hoặc dưới mức giảm nhiệt độ trong Bảng A.1.

CHÚ THÍCH: Khi nhiệt độ ngăn giảm liên tục trong quá trình thử nghiệm giảm nhiệt độ, nhiệt độ tức thời ngăn tại bt kỳ thời điểm nào là trung bình (số học) của nhiệt độ không khí của tt cả các điểm đo trong ngăn hoặc ngăn phụ tại thời điểm đó.

A.5  Điểm kết thúc thử nghiệm

Thử nghiệm có thể bị kết thúc khi nhiệt độ không khí trung bình ở tất cả các ngăn đồng thời bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ giảm của chúng.

Nhiệt độ giảm phải như quy định trong Bảng A.1.

Bảng A.1 – Nhiệt độ giảm đối với các ngăn

Loại ngăn

Nhiệt độ không khí trung bình, oC

Đựng thức ăn

20

Đ uống

15

Thực phẩm tươi

8

Nhiệt độ thấp

6

0 sao

Không yêu cầu

1 sao

-1

2 sao

-7

3 và 4 sao

-12

A.6  Dữ liệu cần ghi lại

Các dữ liệu sau phải được ghi lại đối với từng thử nghiệm (nếu có thể áp dụng):

a) Giai đoạn từ lúc bắt đầu thử nghiệm cho đến khi tất cả các ngăn nhiệt độ thấp đồng thời bằng hoặc dưới nhiệt độ mục tiêu ở trong Bảng A.1.

b) Nhiệt độ không khí trung bình đạt được ở mỗi ngăn.

c) Nếu có thể áp dụng được, bất kỳ những vị trí thay thế cho cảm biến nhiệt độ (tất cả theo Phụ lục D của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)).

d) Chức năng được lựa chọn cho mỗi ngăn đa chức năng.

e) Vị trí của mỗi van đổi hướng điều chnh được bởi người dùng có thể ảnh hưởng tới nhiệt độ vận hành của bất kỳ không gian nào trong thiết bị lạnh (bao gồm không gian ở trong những khoang tiện ích cũng như trong các ngăn).

f) Cài đặt của tất cả các bộ điều khiển nhiệt độ điều khiển bởi người dùng.

g) Cài đặt của tất cả các công tắc và bộ điều khiển điều khiển bởi người dùng.

h) Bất kỳ việc ngắt kết nối, kết nối hoặc thay đổi nào trong bt kỳ cách thức của thiết bị nào đối với thử nghiệm.

 

Phụ lục B

(quy định)

Thiết bị bảo quản rượu và các ngăn; thử nghiệm khả năng bảo quản

B.1  Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là kiểm tra khả năng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này tại các nhiệt độ môi trường khác nhau (xem A.3.2.3 trong TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)) tương ứng với các vùng khí hậu thích hợp.

B.2  Yêu cầu về nhiệt độ bảo quản

Trong các điều kiện quy định trong điều này và đối với mỗi vùng khí hậu được công bố, thiết bị bảo quản rượu phải có khả năng duy trì đồng thời nhiệt độ bảo quản yêu cầu ở tất cả các ngăn (và sai lệch nhiệt độ cho phép trong giai đoạn xả băng và phục hồi) như được xác định dưới đây.

Yêu cầu về nhiệt độ bảo quản:

Phạm vi vận hành được phép đối với một ngăn bảo quản rượu:

Twim: +5 °C ≤ Twim 20 °C

Nhiệt độ cho một ngăn bảo quản rượu có thể hoạt động giảm xuống:

Twma +12 °C

Nếu một thiết bị hoặc ngăn bảo quản rượu không thể đạt được nhiệt độ +12 °C trong thử nghiệm này, nó sẽ được phân loại và thử nghiệm như một ngăn đựng thức ăn. Ngăn đó không được công nhận là ngăn bảo quản rượu theo tiêu chuẩn này.

Nếu có hai hoặc nhiều hơn hai ngăn bảo quản rượu trong một thiết bị lạnh, dải nhiệt độ cài đặt có thể được chia nhỏ thành một phần của di nhiệt độ trong mỗi ngăn bảo quản rượu. Ví dụ, một thiết bị bảo quản rượu có hai ngăn, một ngăn danh định từ +6 °C đến +14 °C và ngăn khác từ +10 °C đến +18 °C có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Trong suốt giai đoạn xả băng và phục hồi, nhiệt độ Twma của bất kỳ ngăn bảo quản rượu nào không được phép tăng hơn 1,5 K so với nhiệt độ trung bình của ngăn.

CHÚ THÍCH 1: Đây là một sự dao động nhỏ hơn giá trị cho phép tại chú thích b của Bảng 2.

CHÚ THÍCH 2: Ví dụ của chu kỳ điều khiển xả băng đối với một tủ lạnh không đóng băng được nêu trong Hình 1 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

B.3  Đo nhiệt độ ngăn

Để xác định nhiệt độ bảo quản của các ngăn này, gói M phải được đặt theo như Điều G.6 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

B.4  Chuẩn bị thiết bị lạnh

Thiết bị bảo quản rượu được chuẩn bị trong phòng thử theo Phụ lục B của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015). Nếu thiết bị bảo quản rượu có thiết bị điều khiển nhiệt độ bằng tay, chúng sẽ được đặt ở những vị trí theo chỉ dẫn được kiến nghị là mức sử dụng thông thường đối với nhiệt độ môi trường thích hợp. Khi thiết bị không thể điều chỉnh được bởi người dùng, việc đo đạc sẽ được tiến hành trên thiết bị lạnh. Việc điều chỉnh lại của các bộ điều khiển nhiệt độ bằng tay là được phép.

Nếu thiết bị bảo quản rượu bao gồm nhiều hơn một ngăn bảo quản rượu và dung tích của các ngăn đó có thể thay đổi liên quan tới một ngăn khác bởi người dùng, những ngăn đó được điều chỉnh để ngăn với nhiệt độ chênh lệch nhất từ phòng thử xung quanh có dung tích lớn nhất.

Nếu dung tích của ngăn bảo quản rượu có thể điều chỉnh liên quan với một ngăn khác lạnh hơn như được nêu trong Bảng 2 thì ngăn đó được điều chỉnh tới dung tích nhỏ nhất.

Khi các ngăn chứa có các cài đặt lựa chọn cho cả nhiệt độ đồng đều và vùng nhiệt độ khác nhau thì cài đặt nhiệt độ đồng đều được lựa chọn cho thử nghiệm.

Thiết bị bảo quản rượu và những ngăn với bộ sưởi chống ngưng tụ mà dùng thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng thông thường thì sẽ được thử nghiệm với sự vận hành của bộ sưởi.

Bộ sưởi chống ngưng tụ điều khiển được bởi người dùng phải được bật lên, và nếu có thể điều chỉnh được, chúng sẽ được đặt ở mức sưởi nhiệt tối đa.

Bộ sưởi chống ngưng tụ tự động được phép hoạt động bình thường.

B.5  Phép đo

B.5.1  Quy định chung

Đối với nhiệt độ môi trường thích hợp, các thiết bị điều khiển nhiệt độ và bộ điều khiển khác được điều chỉnh tới một vị trí mà có thể đưa ra nhiệt độ bảo quản tuân theo các yêu cầu của điều này, sau khi các điều kiện vận hành ổn định được xác lập.

B.5.2  Điều kiện chứng tỏ sự phù hợp

Các điều kiện sau phải được đáp ứng để chứng tỏ sự phù hợp:

– ngoại trừ trong bất kỳ thử nghiệm năng suất lạnh hoặc kết đông nào, trung bình của tất cả biên độ nhiệt độ tại mỗi điểm đo trong mỗi ngăn bảo quản rượu Twi trong toàn bộ giai đoạn thử nghiệm ở trong ± 0,5 K (xem Điều G.7 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)).

– trong bất kỳ thử nghiệm năng suất lạnh hoặc kết đông nào, trung bình của tất cả biên độ nhiệt độ tại mỗi điểm đo trong mỗi ngăn bảo quản rượu Twi trong toàn bộ giai đoạn thử nghiệm ở trong ± 1,5 K (xem Điều G.7 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)).

– nhiệt độ trung bình theo thời gian của Twim phải nằm trong khoảng +5 °C và +20 °C. Trung bình số học Twma của Tw1m, Tw2m, Tw3m phải bằng hoặc nhỏ hơn +12 oC (G.3.1 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)).

B.6  Dữ liệu cần ghi lại

Các dữ liệu sau được ghi lại đối với mỗi thử nghiệm (nếu có thể áp dụng):

a) nhiệt độ môi trường;

b) đối với mỗi điều kiện xung quanh, việc cài đặt của các thiết bị điều khiển nhiệt độ và bộ điều khiển khác, nếu có thể điều chỉnh bởi người dùng;

c) đối với mỗi điều kiện xung quanh, giá trị của nhiệt độ bảo quản Twma và giá trị của Tw1m, Tw2mTw3m;

d) đối với mỗi điều kiện xung quanh, trung bình của tất cả các biên độ nhiệt độ tại mỗi điểm đo;

e) đối với mỗi điều kiện xung quanh, độ ẩm trung bình theo thời gian của ngăn;

f) số lượng các chai tiêu chuẩn có thể chứa (xem G.5.2 trong TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)).

 

Phụ lục C

(quy định)

Thử nghiệm tăng nhiệt độ

C.1  Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để kiểm tra thời gian tăng nhiệt độ của các gói thử trong thiết bị lạnh với một hoặc nhiều ngăn 3 sao hoặc 4 sao.

C.2  Quy trình

C.2.1  Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường là 25 oC (xem A.3.2.3 của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015)).

C.2.2  Chuẩn bị thiết bị lạnh

Thiết bị lạnh được lắp đặt theo Phụ lục B của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Thiết bị lạnh được chuẩn bị, ổn định và nạp tải với các gói thử và gói M như với thử nghiệm bảo quản (xem Điều 6).

C.2.3  Vận hành thiết bị lạnh

Các bộ điều khiển được cài đt và thiết bị lạnh hoạt động cho đến khi tt cả các ngăn kết đông bng hoặc lạnh hơn nhiệt độ quy định trong Bảng 2.

C.3  Thời gian thử nghiệm và đo

Cắt nguồn cấp điện cho thiết bị lạnh khi đạt được các điều kiện vận hành ổn định. Đối với các thiết bị lạnh xả băng tự động, điều này diễn ra trong suốt phần ổn định của chu kỳ điều khiển xả băng.

Thời gian được ghi lại khi gói M đầu tiên trong bất kỳ ngăn 3 sao hoặc 4 sao nào đạt tới -18 °C và khi gói M đầu tiên trong bất kỳ các ngăn này đạt -9 °C trước tiên.

CHÚ THÍCH: Gói M đầu tiên đạt -18 °C có thể không phải là gói đầu tiên đạt -9 °C.

C.4  Thời gian tăng nhiệt độ

Thời gian này khác giữa hai lần đã ghi chú trong Điều C.3.

C.5  Dữ liệu cần ghi lại

Các dữ liệu sau được ghi lại đối với mỗi thử nghiệm (nếu có thể áp dụng được):

a) Nhiệt độ môi trường;

b) Thời gian tăng nhiệt độ từ -18 °C đến -9 °C.

 

Phụ lục D

(quy định)

Thử nghiệm ngưng tụ hơi nước

D.1  Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này để xác định mức độ ngưng tụ hơi nước trên bề mặt bên ngoài của thiết bị lạnh ở các điều kiện môi trường quy định.

D.2  Quy trình

D.2.1  Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường là

+25 °C với thiết bị lạnh vùng SN và N

+32 °C với thiết bị lạnh vùng ST và T

D.2.2  Độ m tương đối

Độ m tương ứng với giá trị trung bình theo thời gian của nhiệt độ điểm sương là

+19 °C ± 0,5 K với thiết bị lạnh vùng SN và N

+27 °C ± 0,5 K với thiết bị lạnh vùng ST và T

Hai lần độ lệch chuẩn của nhiệt độ điểm sương ghi lại trong quá trình thử nghiệm nhỏ hơn 0,5 K.

Nhiệt độ điểm sương, độ ẩm tương đối và nhiệt độ bầu ướt được chuyển đi như sau (xem Bảng D.1):

Bảng D.1 – Chuyển đi nhiệt độ

Môi trường

Điểm sương

Độ ẩm tương đối

Bầu ướt tại 1013,25 mb

32 °C

27 °C

75%

28,3 °C

25 °C

19 °C

69,3%

21,3 °C

D.2.3  Chuẩn bị thiết bị lạnh

Thiết bị lạnh được lắp đặt theo Phụ lục B của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015).

Nhiệt độ không khí trung bình ngăn được xác định như quy định trong Phụ lục D của TCVN 11917-1:2017 (IEC 62552-1:2015) và thông qua thử nghiệm, nhiệt độ không khí ngăn bằng hoặc dưới nhiệt độ mục tiêu đối với thử nghiệm năng lượng trong Bảng 1 của TCVN 11917-3:2017 (IEC 62552-3:2015).

D.2.4  Vận hành thiết bị lạnh

Nếu các bộ sưởi chống ngưng tụ có thể tắt hoặc bật bởi người dùng, chúng sẽ được tắt. Tuy nhiên, nếu có nước xuất hiện trên bề mặt ngoài của thiết bị lạnh, thử nghiệm được lặp lại với bộ sưởi chống ngưng tụ được bật, và nếu có thể điều chỉnh, chúng đặt ở chế độ sưởi lớn nhất. Bộ sưởi chống ngưng tụ tự động được phép hoạt động bình thường.

Việc cài đặt điều khiển hoặc điều chỉnh bộ sưởi chống ngưng tụ đối với thiết bị lạnh có bộ sưởi chống ngưng tụ bất kỳ được điều khiển tự động một phần phải được đặt theo yêu cầu của người có thẩm quyền yêu cầu thử nghiệm.

D.2.5  Thời gian thử nghiệm

Sau khi đạt được các điều kiện vận hành ổn định, tt cả bề mặt ngoài của thiết bị lạnh được lau khô cẩn thận với một miếng vi sạch và thử nghiệm tiếp tục trong vòng 24 h. Thời gian quan sát được chọn khi hiện tượng ngưng tụ xảy ra.

D.3  Quan sát

Trong suốt giai đoạn thử nghiệm, những khu vực bề mặt ngoài thể hiện đọng sương, giọt nước hoặc nước chảy sẽ được vạch ra và mã hóa bằng các ký tự “A”, “B” và “C” tương ứng. Xem Hình D.1.

D.4  Ghi lại dữ liệu

Các dữ liệu sau được ghi lại đối với mỗi thử nghiệm (nếu có thể áp dụng được):

a) Một bn phác thảo có thể được tạo ra để biểu diễn khu vực nước chảy xuất hiện trong lúc thử nghiệm tại tất cả bề mặt bên ngoài. Mã C được biu diễn trong Hình D.1 có thể sử dụng để biểu thị điều này. Mã A và B cũng có thể bao gồm trong đó;

b) Giai đoạn thử nghiệm được lựa chọn;

c) Khoảng thời gian của giai đoạn quan sát;

d) Bộ chuyển đổi thủ công cho bộ sưởi chng ngưng tụ đã bật hay tắt theo D.2.4;

e) Bộ điều khiển bán tự động bộ sưởi chống ngưng tụ có hay không, nó được đặt ra sao và có chức năng như thế nào;

f) Bộ điều khiển tự động bộ sưởi chống ngưng tụ có hay không, nó có chức năng như thế nào.

CHÚ DẪN

A Đọng sương

B Giọt nước

C Nước chảy

Hình D.1 – Các ký hiệu ngưng tụ

 

Mục lục

Lời nói đầu 

1  Phạm vi áp dụng 

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu về tính năng và thử nghiệm

5  Điều kiện thử nghiệm chung

6  Thử nghiệm khả năng bảo quản

7  Thử nghiệm năng suất lạnh

8  Thử nghiệm năng suất kết đông

9  Thử nghiệm năng suất làm đá tự động

Phụ lục A (quy định) – Thử nghiệm giảm nhiệt độ

Phụ lục B (quy định) – Thiết bị bảo quản rượu và các ngăn; thử nghiệm khả năng bảo quản

Phụ lục C (quy định) – Thử nghiệm tăng nhiệt độ

Phụ lục D (quy định) – Thử nghiệm ngưng tụ hơi nước

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *