Tiêu chuẩn ngành 10TCN342:1998

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN342:1998
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 10/11/1998
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 342:1998 về phương pháp kiểm định ruộng giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 342:1998

PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG1

Field inspection method

1. Mở đầu:

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc chung và phương pháp đánh giá tính xác thực độ đồng nhất của lô ruộng giống cũng như các yêu cầu kỹ thuật khác đã quy định trong tiêu chuẩn chất lượng của từng loại cây trồng, để áp dụng thống nhất trong cả nước.

2. Mục đích:

Kiểm định ruộng giống nhằm xác định:

– Cây giống và toàn bộ ruộng giống đúng với giống yêu cầu kiểm định.

– Số cây khác dạng và cây khác loài không vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với từng loại cây trồng.

– Các yêu cầu khác của ruộng giống như: Cách ly tình hình sinh trưởng, cỏ dại, sâu bệnh và cây trồng vụ trước… phải đảm bảo an toàn.

– Đối với giống lai còn nhằm xác định tỷ lệ cây mẹ tung phấn, tỷ lệ cây bố khác dạng tung phấn và tỷ lệ cây mẹ khác dạng.

3. Phạm vi áp dụng:

– Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi ruộng giống cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày cần kiểm định làm cơ sở cho việc cấp chứng chỉ chất lượng lô giống.

– Tiêu chuẩn này thay thế cho các tiêu chuẩn kiểm định ruộng giống trước đây.

4. Thuật ngữ:

4.1 Lô kiểm định (Inspection field):

Là một diện tích xác định của một hoặc nhiều ruộng giống liền khoảnh có cùng tính chất đất, điều kiện thuỷ lợi, sản xuất cùng một loại giống, có cùng nguồn giống gốc, cùng cấp giống, cùng thời vụ và áp dụng một quy trình kỹ thuật, biểu hiện về sinh trưởng phát triển gần như nhau.

4.2 Cây khác dạng (Off – type plant):

Là những cây có một hoặc nhiều tính trạng khác biệt với tính trạng của giống được kiểm tra.

4.3 Cây khác loài (Other species plant):

Là cây của loài cây trồng khác không cùng loài với giống được kiểm tra.

5. Nguyên tắc:

5.1 Phương pháp kiểm định đồng ruộng trong tiêu chuẩn này chủ yếu dựa vào những đặc trưng về hình thái của giống để kiểm tra các thành phần có trong ô kiểm định, từ đó có kết luận cho cả lô ruộng giống.

5.2 Chỉ những người được cơ quan có thẩm quyền huấn luyện và cấp giấy xác nhận mới được thực hiện việc kiểm định ruộng giống. Người kiểm định phải nắm vững những đặc trưng khác biệt của giống, nhận biết được những loại sâu bệnh hại chính, có khả năng tư vấn cho người sản xuất những kinh nghiệm và biện pháp cần chú ý trong thu hoạch, phơi sấy, xử lý và bảo quản giống, người kiểm định phải nắm vững các tiêu chuẩn chất lượng và có khả năng giải thích mọi quy định về quản lý giống cây trồng.

5.3 Người sản xuất phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình của lô ruộng giống (diện tích, địa điểm, nguồn giống, quy trình sản xuất và các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng ….) cho người kiểm định.

6. Những yêu cầu chính trong kiểm định đồng ruộng:

1) Kiểm tra số điểm và số cây như ở bảng 1, các điểm kiểm định phải đại diện cho cả lô giống.

2) Kiểm tra tất cả các góc và các khu vực có vấn đề của lô giống.

3) Kiểm tra các ruộng bên cạnh để xác minh nguồn gây lẫn tạp.

4) Những ruộng giống bị đổ rạp, sâu bệnh nặng, hoặc sinh trưởng cằn cỗi thì loại bỏ.

7. Thời kỳ kiểm định và số lần kiểm định:

– Kiểm định tại những thời kỳ mà các đặc tính khác biệt của giống biểu hiện rõ rệt nhất như đã quy định trong các tiêu chuẩn hạt giống cây trồng. Đối với giống lai còn phải kiểm tra việc khử đực hoặc mức độ bất dục, tỷ lệ cây mẹ đã và đang tung phấn, tỷ lệ cây khác dạng ở các hàng bố đã và đang tung phấn, tỷ lệ cây mẹ khác dạng.

– Nếu lô giống cần được cấp chứng chỉ thì tất cả các thời kỳ kiểm định ghi trong tiêu chuẩn hạt giống là bắt buộc.

8. Tài liệu và dụng cụ:

1) Biên bản kiểm định

2) Sơ đồ và bản mô tả vị trí ruộng giống.

3) Tiêu chuẩn hạt giống

4) Bản mô tả các tính trạng đặc trưng của giống, tài liệu về bệnh, cỏ dại hoặc các thông tin nông học khác.

5) Bút viết, máy tính, thước đo…

9. Cách tiến hành:

1) Trước khi tiến hành kiểm định người kiểm định phải nắm đầy đủ các thông tin về lô ruộng giống và phải đánh giá chung toàn bộ lô ruộng giống như: tính xác thực, tình hình sinh trưởng, sâu bệnh và cách ly để quyết định có kiểm định hay không.

2) Chia lô kiểm định: Căn cứ vào các yêu cầu nêu ở mục 5.1 mà phân lô kiểm định theo quy định ở bảng 1.

3) Kiểm tra cách ly để đảm bảo rằng ruộng giống được cách ly (không gian hoặc thời gian) đúng tiêu chuẩn quy định.

4) Định vị trí các điểm lô ruộng giống theo một trong các sơ đồ được chỉ dẫn ở phụ lục 2, đảm bảo đại diện cho cả lô ruộng giống.

5) Số cây tại mỗi điểm kiểm định phải được xác định tương đối chính xác với số lượng tối thiểu như quy định ở bảng 1. Việc xác định số cây /l điểm kiểm định có thể đếm trực tiếp hoặc quy ra từ điều tra số cây/m2 hoặc số cây /mét chiều dài tuỳ theo phương thức gieo trồng.

Riêng với giống lúa lai và ngô lai số cây tại 1 điểm kiểm định như ở bảng 1 bao gồm 50% ở hàng mẹ và 50% ở hàng bố. Đối với các giống lai bố và mẹ không gieo trồng cùng nhau thì tiến hành kiểm định ruộng bố và ruộng mẹ riêng theo như tiêu chuẩn.

6) Tại mỗi điểm kiểm định cán bộ kiểm định phải: Kiểm tra và ghi chép các kết quả vào phiếu kết quả kiểm định như ở phụ lục 3.

10. Tính toán kết quả:

a) Tỷ lệ cây dạng khác (%) =

Số cây khác dạng

x 100

Tổng số cây kiểm tra

 

b) Tỷ lệ cây khác loài (%) =

Số cây loài khác

 x 100

Tổng số cây kiểm tra

 

c) Tỷ lệ cỏ dại (%) =

Số cây cỏ dại

 x 100

Tổng số cây kiểm tra + số cây cỏ dại

– Trong trường hợp sản xuất hạt giống lai cần kiểm tra các chỉ tiêu sau:

a) Tỷ lệ cây mẹ đã và đang tung phấn (%) =

Số cây mẹ tung phấn

 x 100

Tổng số cây kiểm tra

 

b) Tỷ lệ cây bố khác dạng đã và đang tung phấn (%) =

Số cây bố khác dạng tung phấn

 x 100

Tổng số cây kiểm tra

 

c) Tỷ lệ cây mẹ khác dạng (%) =

Số cây mẹ khác dạng

 x 100

Tổng số cây kiểm tra

11. Báo cáo kết quả:

Sau khi kiểm định xong, tính toán số liệu bình quân của các điểm đối với từng chỉ tiêu rồi điền vào biên bản kiểm định, so sánh với tiêu chuẩn đã quy định đối với từng cấp giống của từng loài cây trồng để đi đến kết luận lô ruộng giống có đạt yêu cầu hay không, hoặc đưa ra kiến nghị cụ thể để cơ sở sản xuất giống thực hiện tiếp trước khi có kết luận cuối cùng (phụ lục 4). Kết quả các lần kiểm định đã được tiến hành được tổng hợp trên phiếu kết quả kiểm định ruộng giống (phụ lục 5).

PHỤ LỤC 1

Bảng 1: SỐ ĐIỂM VÀ SỐ CÂY (KHÓM) KIỂM TRA Ở MỖI ĐIỂM

TT

Cây trồng

Diện tích lô kiểm định (ha)

Số điểm kiểm định(tối thiểu)

Số cây khóm kiểm định ở 1 điểm(tối thiểu)

1

Lúa

<0,5

0,5-6,0

6,1-10,0

5

8

10

Nguyên chủng: 500 khóm

Xác nhận: 200 khóm

2

Ngô, đậu tương, lạc, đậu xanh, khoai tây, sắn, khoai lang, bông, đay, thuốc lá.

<0,5

0,5-6,0

6,1-10,0

5

8

10

 

200 cây

3

Rau

<0,3

0,31-1,0

Trên 1ha cứ thêm 0,6 ha thêm 1 điểm

5

10

 

100 cây

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH Ở CÁC ĐIỂM

(Áp dụng với giống thường)

Điểm K.Đ

T. số cây kiểm tra

Số cây khác loài

Số cây khác dạng

Số cây cỏ dại

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH Ở CÁC ĐIỂM

(Áp dụng với giống lai)

Điểm K.T

T. Số cây kiểm tra

Số cây mẹ đã và đang tung phấn

Số cây bố đang và đã tung phấn

Số cây mẹ khác dạng

Số cây cỏ dại

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM KIỂM ĐỊNH

Người kiểm định căn cứ vào hình dáng kích thước của lô ruộng giống và phương thức gieo cấy mà chọn điểm và cách đi kiểm tra cho phù hợp để đảm bảo độ chính xác cao. Có thể chọn cách đi theo một trong những sơ đồ dưới đây hoặc đi theo hàng (băng) sau khi đã định vị được các điểm kiểm tra như sơ đồ.

 

1 Ban hành kèm theo Quyết định số 342 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT


1 Ban hành kèm theo Quyết định số 342 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *