Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1758:1986

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1758:1986
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1758:1986 về gỗ xẻ – phân hạng chất lượng theo khuyết tật


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1758 – 86

GỖ XẺ – PHÂN HẠNG CHẤT LƯỢNG THEO KHUYẾT TẬT

Sawn wood – Specifications Based on its defects

1. Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1758-75, áp dụng đối với các loại gỗ xẻ lá rộng dùng trong xây dựng, giao thông vận tải và sản xuất đồ gỗ, không áp dụng đối với các loại gỗ xẻ chuyên dùng như gỗ xẻ làm tà vẹt, nhạc cụ, dụng cụ thể thao…

2. Dựa vào mức độ khuyết tật, gỗ xẻ được phân thành các hạng A, B, C theo quy định trong bảng sau:

Khuyết tật

Giới hạn cho phép

Hạng A

Hạng B

Hạng C

(1)

(2)

(3)

(4)

A. Khuyết tật do sinh vật phá hoại

 

 

 

1. Mức xét tỷ lệ giữa diện tích vết mục, so với bề mặt gỗ xẻ tính theo %, không lớn hơn

Không được phép

5

5

2. Mắt chét, mắt dò (hoặc lô hà, mạch trạch)

 

 

 

– Tỷ lệ giữa đường kính lớn nhất của mắt so với chiều rộng gỗ xẻ tính theo %, không lớn hơn

5

10

– Số mắt có đường kính từ 3mm trở lên trên 1m dài gỗ xẻ, không lớn hơn

1

3

5

3. Lỗ mọt:

 

 

 

Số lỗ mọt trên 1m dài gỗ xẻ (có chiều rộng 400 mm) không lớn hơn

5

15

4. Mốc, biến màu:

 

 

 

Tỷ lệ giữa diện tích mốc, biến màu, so với bề mặt gỗ xẻ, tính theo %, không lớn hơn

10

20

40

B. Khuyết tật do kỹ thuật gia công gỗ

 

 

 

1. Nứt:

 

 

 

Chiều dài vết nứt (vết nứt hoặc vỏ cây bị kẹt trong gỗ có chiều rộng lớn hơn 3 mm) so với chiều dài gỗ xẻ tính theo % không lớn hơn

5

15

2. Cong:

 

 

 

– Cong khác chiều

Không cho phép

– Độ cong theo chiều dài tấm gỗ xẻ (trừ ván mỏng dưới 15mm và gỗ thanh có kích thước 60 x 60 mm trở xuống tính bằng %, không lớn hơn

1

2

3

3. Vênh: Độ vênh tính bằng %, không lớn hơn

Không được phép

4

6

4. Phe, lẹm:

 

 

 

Tỷ lệ giữa đường kính (vuông góc với chiều dài gỗ xẻ) của vết lẹm sâu nhất, so với bề mặt gỗ xẻ tính theo %, không lớn hơn

10

30

50

5. Độ nhám bề mặt:

 

 

 

Độ sâu vết cườm (do mở răng cưa không đều), độ cao gợn sóng (do xẻ bị lượn), mm, không được lớn hơn

Sai lệch cho phép về chiều dày và chiều rộng quy định trong TCVN 1075-71 đã sửa đổi

C. Khuyết tật tự nhiên

 

 

 

1. Mắt sống:

 

 

 

Tỷ lệ giữa đường kính lớn nhất của mắt, so với chiều rộng gỗ xẻ (tại chỗ có mắt) tính theo %, không lớn hơn

10

30

50

– Số lượng mắt trên 1 m dài gỗ xẻ, không lớn hơn

2

4

6

2. Xoắn thớ:

 

 

 

Độ xiên của thớ gỗ tính theo %, không lớn hơn

10

20

Chú thích:

1. Độ song song từng đôi một của các mặt gỗ xẻ không được lớn hơn các sai lệch cho phép về chiều dày, chiều rộng quy định trong TCVN 1075-71 đã sửa đổi.

2. Các giới hạn cho phép của các khuyết tật trong tiêu chuẩn này quy định cho gỗ xẻ có độ ẩm từ 18% trở xuống.

3. Phương pháp xác định các khuyết tật của gỗ theo TCVN 1757-85 đã sửa đổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *