Tiêu chuẩn ngành 10TCN91:1988

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN91:1988
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 91:1988 về quy phạm kiểm tra kỹ thuật cho động cơ và máy kéo dùng trong nông nghiệp


TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 91:1988

QUY PHẠM KIỂM TRA KỸ THUẬT CHO ĐỘNG CƠ VÀ MÁY KÉO DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Quy định chung

1.1. Kiểm tra kỹ thuật cho động cơ và máy kéo nhằm:

* Nắm được tình trạng kỹ thuật của máy để xác định khả năng làm việc, ngăn chặn các hư hỏng, mức độ nội dung cần sửa chữa và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng hay sửa chữa, cung ứng vật tư.

* Đôn đốc thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm và quy trình về sử dụng, chăm sóc, sửa chữa và bảo quản máy, bảo đảm máy móc và lao động an toàn, có năng suất chất lượng và hiệu quả cao.

1.2. Phương pháp kiểm tra:

Không tháo nhiều chi tiết và bộ phận máy mà thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật của máy để đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy. Việc kiểm tra được tiến hành theo hai bước:

* Nhận định tình trạng máy qua sổ sách theo dõi và báo cáo của công nhân sử dụng.

* Kiểm tra thực tế.

1.3. Có ba loại kiểm tra kỹ thuật:

* Kiểm tra kỹ thuật trước thời vụ.

* Kiểm tra kỹ thuật trong thời vụ.

* Kiểm tra kỹ thuật sau thời vụ.

Động cơ và máy kéo làm việc có thời vụ thì thực hiện cả ba loại kiểm tra kỹ thuật. Nếu làm việc không có thời vụ thì kết hợp với chu kỳ chăm sóc kỹ thuật mà kiểm tra máy theo nội dung kiểm tra kỹ thuật sau thời vụ.

1.4. Thời điểm kiểm tra kỹ thuật trước thời vụ muộn nhất là 7 ngày trước khi bắt đầu cho máy làm việc; sau thời vụ muộn nhất là 5 ngày sau khi máy đã làm việc xong.

1.5. Mỗi đơn vị phải tổ chức một đoàn (đội, tổ) kiểm tra kỹ thuật chuyên trách có trang bị đủ dụng cụ cần thiết. Nhiệm vụ của đoàn là thực hiện các quy định ở điều 1.2 và điều 1.3.

1.6. Những thủ tục cần làm:

* Đơn vị sử dụng phải chuẩn bị theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, phải làm đủ nội quy chăm sóc cho máy trước khi kiểm tra.

* Kiểm tra máy nào phải có mặt cán bộ phụ trách và công nhân sử dụng máy ấy.

* Sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra ghi kết luận, kiến nghị về các mặt kỹ thuật, các biện pháp xử lý vào biên bản và lý lịch máy.

* Biên bản kiểm tra gửi về lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp. Các kiến nghị của đoàn phải được khẩn trương giải quyết.

1.7. Quy phạm này áp dụng trong các đơn vị quốc doanh và tập thể có sử dụng động cơ và máy kéo dùng trong nông nghiệp. Các chủ máy tư nhân có nhiệm vụ thực hiện quy phạm này, khi cần thiết cơ quan quản lý cơ điện nông nghiệp tại địa phương tiến hành kiểm tra máy móc tư nhân theo quy phạm này để đảm bảo sử dụng tốt thiết bị và an toàn cho người lao động.

2. Nội dung kiểm tra kỹ thuật

2.1. Kiểm tra kỹ thuật trước thời vụ:

2.1.1. Kiểm tra kỹ thuật trước thời vụ nhằm xác định tình trạng kỹ thuật máy đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất là cơ sở giao loại công việc, khối lượng công việc, chuẩn bị vật tư phụ tùng và các biện pháp tra kỹ thuật trước thời vụ:

TT

Vị trí kiểm tra

Việc kiểm tra

Tiêu chuẩn kỹ thuật phải đạt được

1

2

3

4

A. Cho các loại máy kéo

1

Toàn máy

Trước khi phát động máy:

– Tình trạng đầy đủ các chi tiết trên máy, đồ nghề, sổ sách

– Tình trạng siết chặt các chi tiết, bộ phận

– Tình trạng rò rỉ dầu mỡ, nước, nhiên liệu

– Tra dầu mỡ, nước, nhiên liệu

 

– Đủ theo quy định


– Siết chặt đầy đủ

– Không rò rỉ

– Đúng quy định

2

Ắc quy

– Độ sạch và tình trạng siết chặt các cực

– Mức dung dịch

– Thế hiệu trong ngăn có tải

– Các cực phải bắt chặt; Không sunfat hoá

– Đúng mức

– 1,5 V

3

Dây curoa

– Độ căng

Đúng quy định

4

Ly hợp, phanh tay lái

– Hành trình tự do

Trong giới hạn quy định

5

Hệ thống di động

Máy kéo 4 bánh:

– Độ chụm bánh trước;

– Áp suất không khí trong bánh;

– Khe hở dọc trục ổ bi bánh trước;

 

Máy kéo hai bánh:

– Áp suất không khí trong bánh

 

Máy kéo bánh xích:

– Độ căng, giải xích

– Độ đồng tâm các bánh

– Khe hở các moay ơ bánh

 

– Trong giới hạn quy định;

– Trong giới hạn quy định.

– Kích bánh, quay được nhẹ nhàng, không có khe hở.

 

– Đúng quy định. Trong giới hạn quy định

 

 

nt

nt

nt

6

Động cơ

– Quay trơn động cơ

Không vướng kẹt

7

Động cơ máy kéo làm việc ở ruộng nước

– Máy phát điện, rơ le, máy khởi động điện

– Các lỗ đáy ly hợp, cầu trước, cầu sau

– Có che chắn bùn nước

– Có nút kín sát chặt chẽ không có nước lọt vào

8

Máy khởi động xăng (nếu có)

Khi động cơ không hoạt động

– Động cơ và truyền lực của máy khởi động

Khởi động đủ số vòng quay để khởi động máy lớn, ly hợp không trượt, bộ phận gài tự tách ra sau khi động cơ lớn nổ

9

Máy khởi động điện (nếu có)

– Tình trạng mạch điện

– Khởi động điện bằng khoá điện, đủ vòng quay khởi động máy lớn, tự tách ra khi máy lớn đã nổ

10

Các thiết bị báo hiệu

– Khả năng làm việc

Tốt

11

Động cơ chính

– Áp suất dầu nhờn

– Tiếng gõ

– Khí xả

– Nhiệt độ

– Khả năng ổn định

– Công suất

– Chi phí nhiên liệu

– Rò rỉ dầu, nước, nhiên liệu

– Đúng quy định

– Bình thường

– Không màu

– Đúng quy định

– Không rú máy

– 85%

– Không quá quy định

– Không rò rỉ

12

Hệ thống điện (nếu có)

– Máy phát điện

– Rơ le

– Đèn còi

– Có điện, ổn định

– Hoạt động tốt

– Hoạt động tốt

13

Hệ thống thuỷ lực

– Khả năng làm việc

– Hoạt động tốt.

14

Hệ thống truyền lực và di động

– Khả năng làm việc

– Khả năng gài số

 

– Khả năng lái

 

– Khả năng hãm

– Nhiệt độ

– Tiếng kêu

– Rò rỉ dầu

– Hoạt động tốt

– Dễ dàng, êm, không tự động ra số

– Nhẹ, độ giơ vô lăng đúng, đi và vòng tốt

– Nhanh và chắc chắn

– Bình thường

– Bình thường

– Không có.

B. Cho các loại động cơ tĩnh tại

Trước khi nổ máy

1

Toàn máy

– Tình trạng đầy đủ: đồ nghề, sổ sách, các phương tiện an toàn.

– Có đầy đủ theo quy định

2

Toàn máy

– Tình trạng siết chặt các chi tiết trên máy và bắt máy với bệ máy

– Lắp ghép chặt

3

Toàn máy

– Tình trạng rò rỉ dầu, nước, nhiên liệu

– Không rò rỉ

4

Toàn máy

– Tra dầu, mỡ, nhiên liệu

– Đầy đủ

5

Hệ thống phân phối hơi và thanh truyền

– Tình trạng móng hãm và vòng hãm duôi xupáp (nếu có)

– Việc điều chỉnh nhiệt xupáp và cơ cấu giảm áp

– Tình trạng bu lông, biên


– Quay trục khuỷu trơn

– Đảm bảo chắc chắn


– Điều chỉnh đúng quy định

– Đảm bảo siết chặt và hãm tốt

– Nhẹ nhàng, không kẹt

6

Hệ thống bôi trơn

Khả năng làm việc của bơm dầu

– Quay nhanh trục khuỷu bằng tay thấy có biểu hiện dầu được cung cấp vào mạch dầu chính.

7

Hệ thống nhiên liệu

– Tình trạng cơ cấu điều hoà

 

 

– Khả năng cung cấp nhiên liệu

– Góc cung cấp nhiên liệu

– Chắc chắn, không rạn nứt, tay thước nhẹ nhàng.

– Quay trục cơ nghe tiếng két két ở vòi phun.

– Đảm bảo đúng quy định

Khi động cơ hoạt động

8

Động cơ

– Khả năng khởi động

– Áp suất dầu trong mạch dầu chính


– Tiếng gõ

– Khói


– Số vòng quay cực đại chạy không

– Khả năng ổn định

– Động cơ dễ nổ

– Không thấp hơn 0,5 + 1 kG/cm2

– Bình thường

– Không có khói mầu và dầu phun ra ở ống xả

– Không quá quy định

– Không rú

2.2. Kiểm tra kỹ thuật trong thời vụ:

2.2.1. Kiểm tra kỹ thuật trong thời vụ nhằm đảm bảo việc sử dụng, chăm sóc máy đúng quy định, ngăn ngừa và khắc phục những hiện tượng hư hỏng bất thường.

2.2.2. Kiểm tra trong thời vụ có thể tiến hành bất thường hay định hạn. Kiểm tra xong nếu có sai sót, hư hỏng phải được khắc phục ngay.

2.2.3. Nội dung kiểm tra kỹ thuật trong thời vụ:

TT

Vị trí kiểm tra

Việc kiểm tra

Tiêu chuẩn kỹ thuật đạt được

1

 

Biện pháp an toàn

– Có đủ các trang bị an toàn

– Không để máy bị đổ, lật

– Không bị sa lầy, hoả hoạn

2

Chăm sóc kỹ thuật

 

 

– Xiết chặt

– Bôi trơn

– Nhiên liệu

– Làm mát

 

– Hành trình ly hợp phanh

– Thuỷ lực

– Hệ thống điện

– Bộ phận làm sạch không khí

– Dụng cụ

– Gian cách nối dụng cụ chăm sóc

– Các chỗ lắp ghép được xiết chặt tốt

– Dầu mỡ đúng chất lượng tốt

– Không rò rỉ

– Nước sạch, đúng nhiệt độ

– Không rò rỉ

– Hoạt động tốt, đúng quy định

– Dầu đúng, đủ, sạch, làm việc tốt

– Trang bị đủ, có che chắn làm việc tốt

– Sạch, kín sát

– Đủ, chất lượng tốt

– Đúng, đủ, kịp thời

3

Kỹ thuật sử dụng

 

 

– Phát hành

– Di chuyển

– Liên hiệp máy

– Phương pháp hoạt động

– Quy trình

– Đúng trình tự, thao tác, thời gian

– Đúng trình tự, thao tác, thời gian

– Đúng, đủ trang bị, làm việc tốt

– Đúng trình tự, thao tác, thời gian

– Đúng và có kết quả

4

Chất lượng công việc

Đúng yêu cầu và bảo đảm máy tốt

5

Quản lý

– Sổ sách

– Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

– Đủ và ghi chép đúng

– Đạt định mức

2.3. Kiểm tra kỹ thuật sau thời vụ:

2.3.1. Kiểm tra kỹ thuật sau thời vụ nhằm:

Xác định tình trạng và mức độ hao mòn của các chi tiết máy để xét khả năng làm việc tiếp tục hoặc mức độ và nội dung cần sửa chữa.

Qua kiểm tra phải phân loại được:

a) Động cơ hoặc máy kéo tiếp tục làm việc được;

b) Động cơ hoặc máy kéo phải sửa chữa nhỏ;

c) Động cơ hoặc máy kéo phải sửa chữa lớn.

2.3.2. Nội dung kiểm tra kỹ thuật để quyết định cho động cơ và máy kéo phải sửa chữa nhỏ.

TT

Vị trí kiểm tra

Việc kiểm tra

Tiêu chuẩn kỹ thuật cần có

A) Cho máy kéo các loại

1

Toàn máy

– Nghe báo cáo, xem sổ sách

 

– Tiếng kêu

– Khí xả

– 3 chỉ tiêu (khối lượng công việc, nhiên liệu tiêu thụ, giờ máy đã làm) đến mức tiểu tu

– Khác thường

– Có màu

2

Động cơ

Độ mòn nhóm pít tông, xi lanh và vòng quay

– Tiêu hao dầu nhờn quá 5% so với nhiên liệu

– Áp suất nén trong xi lanh thấp hơn quy định

3

Hệ thống cung cấp

Độ mòn của cặp pít tông bơm cao áp

Áp suất phun theo quy định không đạt

4

Hệ thống điện (nếu có)

Tình trạng máy phát, rơ le

Làm việc không tốt

5

Các hệ thống thủy lực (nâng, hạ, lái)

Năng suất bơm

Thấp hơn quy định

6

Hệ thống làm mát

Cụm cánh quạt

Bị lắc đảo

7

Bộ phận ly hợp

Khả năng truyền lực

Dính hay trượt

8

Hộp số

Khả năng gài số, tiếng kêu, độ nóng

– Khó gài số

– Bất thường, lớn (khi có tải hoặc không), nóng quá quy định

9

Cầu sau

Tiếng kêu, độ nóng

– Bất thường, lớn

– Nóng quá quy định

10

Bộ phận lái và di động

– Khả năng truyền

– Các gối đỡ, moay ơ

– Đi thẳng hoặc vòng không tốt

– Giơ, dịch dọc lớn

B) Cho động cơ tĩnh tại (cơ khí nhỏ)

1

Toàn máy

Nghe báo cáo và xem sổ sách ghi chép, tình trạng kỹ thuật máy. Xác định tổng số giờ máy làm việc và tổng số nhiên liệu tiêu thụ

Xác định 2 chỉ tiêu nhiên liệu tiêu thụ và giờ làm việc đã đến kỳ tiểu tu 

 

 

 

 

2

Toàn máy

Xác định tình trạng đầy đủ chi tiết; rò rỉ, dẫn nước, nhiên liệu; rạn nứt gãy vỡ các chi tiết

Xác định các chi tiết thiếu, rạn nứt, hư hỏng cần thay

3

Toàn máy

Tiếng kêu

Khác thường ở các bộ phận máy

4

Hệ thống thanh truyền

Độ mòn nhóm pít tông xi lanh, vòng găng

Tỷ lệ tiêu hao dầu nhờn của động cơ quá 5% so với nhiên liệu tiêu thụ

5

Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Độ mòn cặp pít tông xi lanh, bơm cao áp

Áp suất nhiên liệu thấp hơn 250 kG/cm2 (ở số vòng quay khởi động)

2.3.3. Nội dung kiểm tra kỹ thuật để quyết định cho máy kéo hay động cơ phải sửa chữa lớn:

TT

Vị trí kiểm tra

Việc kiểm tra

Tiêu chuẩn kỹ thuật

1

Vòng găng động cơ

Tỷ lệ tiêu hao dầu nhờn so với nhiên liệu tiêu thụ, số lần thay thế vòng găng

Tỷ lệ tiêu hao dầu nhờn so với nhiên liệu tiêu thụ đạt 5%

2

Trục khuỷu và giá đỡ của trục

Khe hở giữa cổ trục khuỷu và giá đỡ

– Khe hở đã tới giới hạn quy định

– Áp suất dầu trong mạch dầu chưa giảm xuống dưới giới hạn quy định

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *