Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1975:1977

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1975:1977
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1975:1977 về thuật ngữ trong công tác giống gia súc


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1975:1977

THUẬT NGỮ TRONG CÔNG TÁC GIỐNG GIA SÚC

Terminology of stockbreeding

1. Một số khái niệm chung

Thuật ngữ

Giải thích

Từ địa phương, từ đã dùng

Thuật ngữ Anh

1

2

3

4

1.1. Tính trạng

Trạng thái của thuộc tính; qua nó biết được sự vật sự việc.

Dấu hiệu, tính chất

Trait, character

1.2. Tính trạng số lượng

Tính trạng của gia súc có thể tính toán được, do nhiều gen quy định, có biến dị liên tục.

Các tính trạng này chủ yếu thể hiện sức sản xuất của gia súc (trứng, thịt, sữa…)

 

Quantitative trait, Quantitative character, metric character

1.3. Tính trạng chất lượng

Tính trạng của gia súc không ghi bằng con số được, do đơn gen qui định, có biến dị đứt quãng. Ví dụ: sắc lông, tính có sừng hoặc không sừng.

 

Qualitative trait, Qualitative character

1.4. Tính trội

Tính trạng biểu hiện rõ rệt, lấn át các tính trạng khác cùng loại (cùng cặp alen đối xứng) trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử.

Về mặt di truyền, tính trội được thể hiện nhiều ở F1.

Tính lấn, tính át

Dominance

1.5. Tính lặn

Tính trạng không thể hiện được vì bị các tính trạng khác cùng loại (cùng cặp alen đối xứng) lấn át trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử.

Về mặt di truyền, tính lặn chưa được thể hiện ở F1 mà được thể hiện từ F2.

Tính ẩn

Recessiveness

1.6. Tính siêu trội

Hiện tượng ưu thế lai nhận thấy ở các cá thể lai; tính trạng của cá thể này thể hiện cao hơn hẳn các tính trạng tương ứng của các nguyên liệu gốc.

Tính siêu lấn, tính siêu át

Overdominance

1.7. Kiểu di truyền, genotyp

Bản chất di truyền của tính trạng do tổ hợp gen tạo nên, thể hiện ra ngoài qua kiểu hình.

Kiểu gen

Genotype

1.8 Kiểu hình, phenotyp

Biểu hiện ra ngoài của một hay nhiều tính trạng của cá thể trong một giai đoạn phát triển nhất định.

Kiểu hình là kết quả của mối tương tác giữa kiểu di truyền và môi trường.

Kiểu biểu hiện

Phenotype

1.9. Vốn gen

Tập hợp các genotyp bẩm sinh của một quần thể gia súc.

Tiềm lực gen, quĩ gen

Genofond, genepool

1.10. Mô hình hoạt động gen

Sự hoạt động của gen theo một quy luật hay một mẫu nào đó trong quá trình hình thành tính trạng.

Mẫu hoạt động di truyền

 

1.11. Tổ hợp gen mới

Tổ hợp di truyền mới được tạo nên do sự giao phối của hai cá thể khác nhau về kiểu di truyền.

 

Recombination

1.12. Tương tác di truyền – ngoại cảnh

Tác động qua lại của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh trong quá trình hình thành hoặc thay đổi một tính trạng.

 

Genotype-environment interaction

1.13. Tương quan kiểu di truyền

Mức độ liên hệ giữa các gen quyết định bản chất một số tính trạng có liên quan của những cá thể.

 

Genotypic correlation

1.14. Tương quan kiểu hình

Mức độ liên hệ giữa các tính trạng thể hiện qua ngoại hình hoặc sức sản xuất của các cá thể.

 

Phenotypic correlation

1.15. Hệ số di truyền

Hệ số chỉ rõ mức độ di truyền cao hay thấp của một tính trạng.

Hệ số di truyền được tính bằng công thức:

Trong đó: h2: hệ số di truyền

s2G : phương sai kiểu di truyền

s2P : phương sai kiểu hình

 

Heritability

1.16. Biến dị

Sự thay đổi có mức độ của một tính trạng ở cá thể do ảnh hưởng của các yếu tố di truyền (sự tái tổ hợp các gen) hoặc do ảnh hưởng của môi trường khác nhau.

Biến đổi

Variation

1.17. Đột biến

Sự thay đổi đột ngột của một tính trạng ở cá thể do thay đổi cấu trúc di truyền.

 

Mutation

1.18. Sức sống

Khả năng tăng thêm sức khoẻ, sức kháng bệnh, sức sản xuất… của cá thể lai.

Sinh lực

Survival

1.19. Ưu thế lai

Hiện tượng sức sống ở cá thể lai, biểu hiện cao hơn so với một hoặc hai dạng bố mẹ.

 

Heterosis

1.20. Di truyền trung gian

Tính di truyền của một tính trạng ở cá thể lai biểu hiện tính trung gian giữa hai dạng bố và mẹ; thông thường thiên nhiều hơn về giống gốc cao sản.

 

 

1.21. Di truyền nhiều gen

Tính di truyền của một tính trạng do nhiều gen qui định.

Di truyền đa gen

Poligenic inheritance

1.22. Quần thể tự nhiên

Tập hợp động vật cùng loài cùng giống, được hình thành không qua hoặc chưa chịu ảnh hưởng đáng kể của sự chọn lọc của con người.

Tổng thể tự nhiên

Natural population

1.23. Quần thể chọn lọc

Tập hợp gia súc được chọn lọc theo những chỉ tiêu nhất định như chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản, sản xuất, hướng sản xuất…

Tổng thể chọn lọc

Selected population

1.24. Di truyền học quần thể

Môn khoa học nghiên cứu các quy luật di truyền của một quần thể trong nhiều thế hệ.

 

Population genetics

1.25. Giống

Quần thể gia súc cùng loài, cùng nguồn gốc, có các đặc tính, thể chất, sản xuất… giống nhau, gồm một số lượng lớn cá thể, được phân bố trên địa bàn rộng.

Giống là sản phẩm của lao động con người.

Phẩm giống

Breed

1.26. Giống gốc

Giống thuần tham gia vào sự hình thành một giống mới.

 

 

1.27. Giống nền

Những giống chính được qui hoạch tham gia vào cấu trúc tập đoàn giống của một vùng, một nước; hiểu rộng hơn, giống nền là các loại gia súc cái dùng sinh sản đại trà, phục vụ theo kế hoạch sản xuất, có thể nằm trong hệ thống thuần chủng hoặc lai.

 

 

1.28. Giống địa phương

Những giống được hình thành và tiếp tục tồn tại ở một địa bàn nhất định.

Giống địa phương có thể chưa phải là giống cao sản.

 

Native breed

1.29. Giống nhập

Giống đưa từ một nước này, vùng này sang một nước khác, vùng khác.

Giống nhập có thể là một giống hoàn toàn mới.

 

Imported breed

1.30. Giống thích nghi

Giống nhập vào một địa phương, được công nhận là quen với khí hậu, chế độ nuôi dưỡng và giữ nguyên được hướng sản xuất và trình độ cao sản của giống đó trong hoàn cảnh mới

 

 

1.31. Giống nguyên thuỷ

Giống đã có lâu đời, thích nghi hoàn toàn với một địa phương, được hình thành chủ yếu do chọn lọc tự nhiên.

 

Primitive breed

1.32. Giống dùng cải tiến

Giống có năng suất cao hơn hoặc có một tính trạng đặc biệt dùng để cải tiến một giống khác.

Giống cải tiến, giống cải thiện

 

1.33. Giống được cải tiến

Giống có năng suất cao hơn hoặc một tính trạng tốt hơn so với giống gốc cũ sau khi đã được cải tiến.

Giống được cải thiện, giống được cải tạo

Improved breed

1.34. Nhóm giống

Quần thể gia súc được hình thành theo hướng sản xuất một giống nhưng chưa đạt đầy đủ một số chỉ tiêu quy định cho giống mới; ví dụ chưa đạt được yêu cầu cần thiết về số lượng đầu con.

 

 

1.35. Dòng

Tập hợp gia súc cùng giống, được chọn lọc theo những chỉ tiêu mong muốn, mang huyết thống của đực hoặc cái đầu dòng.

Dòng xuất phát từ một đực giống cao sản được gọi là dòng đực. Dòng phát sinh từ một cái giống cao sản được gọi là dòng cái.

Tông

Line

1.36. Dòng nhánh

Dòng phát sinh từ một dòng chính.

Dòng bên

 

1.37. Dòng thuần

Dòng bao gồm những cá thể thuần chủng: có cùng kiểu di truyền của những tính trạng chủ yếu.

Dòng thuần được gọi chung cho cả dòng đực và dòng cái.

 

 

1.38. Dòng lai

Dòng bao gồm những cá thể lai, được tạo nên do phối hai dòng thuần cùng giống.

 

 

1.39. Dòng họ gần

Dòng bao gồm những cá thể được tạo nên do chọn phối gần nhằm củng cố những tính trạng mong muốn.

Dòng cận huyết, tông cận giao

Inbred line

1.40. Lai

Cho giao phối những cá thể khác loài, khác giống, khác dòng với nhau để tạo ra những cá thể lai với mục đích kinh tế và tạo giống.

Lai giống, tạp giao

Cross, crossing

1.41. Lai khác loài

Cho giao phối những cá thể khác loài với nhau để tạo ra những cá thể lai.

Lai xa

Species hybridisation

1.42. Con lai

Cá thể được tạo ra do lai giữa hai loài, hai giống, hai dòng khác nhau.

 

Hybrid, crossbred

1.43. Giao tiếp

Sự kết hợp giữa các thể nhiễm sắc của hai tế bào sinh dục đực và cái.

Tiếp hợp

Conjugation

1.44. Thuần hoá

Quá trình tác động của con người (bằng nuôi dưỡng, chăm sóc là chủ yếu) để biến con vật từ dạng hoang thành dạng nuôi.

Thuần dưỡng, gia hoá

Domestication

1.45 Thích nghi khí hậu

Trạng thái sinh lý của gia súc trở lại bình thường theo mức ổn định của giống đó sau khi được chuyển sang địa bàn có kiểu khí hậu mới.

 

Acclimatisation

1.46. Thích ứng về giống

Khả năng phù hợp hoàn toàn của toàn bộ giống gia súc đối với môi trường mới.

Giống gia súc đã thích ứng, không nhất thiết phải giữ nguyên được sức sản xuất cũ; song về bản chất di truyền, thì không được thay đổi hướng sản xuất của giống gốc.

 

Adaptation

1.47. Vùng phân bố

Giới hạn địa lý về sự có mặt của một giống gia súc nhất định.

Địa bàn phân bố

Distribution

1.48. Hình dạng

Dạng nhìn bao quát bên ngoài của một cá thể, chủ yếu đề cập hình thù, mức độ kích thước…

Hình thù

 

1.49. Ngoại hình

Đặc điểm về hình dáng dễ thấy bên ngoài, mô tả về một cơ thể (như màu sắc lông da, sự cân đối thân thể, đặc điểm giống…)

 

Conformation

1.50.Nội tạng

Các bộ phận, các thành phần bên trong cơ thể (hiểu theo nghĩa tính trạng và sinh lý của các bộ phận đó trong công tác giống)

Kết cấu bên trong

 

1.51. Tính chu kỳ

Tính diễn biến, có tính chất lặp lại theo một thời gian nhất định (chu kỳ) của một tính trạng.

 

Periodicity

1.52. Động thái

Biểu hiện biến đổi của một tính trạng theo thời gian, theo sự phát triển…

 

Dynamica

1.53. Khuyết tật

Những thiếu sót bẩm sinh về ngoại hình, thể chất của cá thể.

Tật

Defect

1.54. ấu trạng

Trạng thái, thể chất của cá thể tuy tuổi lớn, tầm vóc lớn nhưng có dáng dấp như còn non, một nguyên nhân của hiện tượng này là nuôi dưỡng kém khi còn nhỏ.

ấu hình, ấu trĩ

Infantilism

1.55. Phôi trạng

Trạng thái, thể chất của cá thể tuy tuổi lớn, tầm vóc lớn nhưng còn mang một số dấu vết bẩm sinh. Một nguyên nhân của hiện tượng này là nuôi dưỡng kém con mẹ khi mang thai.

Phôi hình, tính phôi

 

1.56. Hồi tổ

Hiện tượng sinh vật học, trong đó có tính trạng của cá thể biểu hiện quay lại thời kỳ tổ tiên xa xưa.

Lai giống

Atavism

1.57. Tính trạng sản xuất

Tính trạng biểu hiện sức sản xuất của cá thể, thường là tính trạng số lượng.

 

Economic trait

2. Chọn giống gia súc

2.1. Thể trạng

Mức độ gầy béo của cơ thể gia súc ở thời điểm nhất định.

 

 

2.2. Thể chất

Biểu hiện tổng quát về sức khoẻ, nội tạng liên quan tới sản xuất khi quan sát phần ngoại hình.

 

Constitution

2.3. Thuộc tính

Đặc tính di truyền và sản xuất của một giống gia súc, của một cá thể nhất định.

 

 

2.4. Đặc trưng

Đặc tính hoặc dấu hiệu tiêu biểu, phân biệt của cá thể, của giống, loài.

 

Characteristic

2.5. Đặc điểm

Những điểm đặc biệt, dễ thấy qua quan sát ngoại hình.

 

 

2.6. Sinh trưởng

Quá trình lớn lên của cá thể về mặt kích thước, khối lượng cơ thể.

Sức lớn

Growth

2.7. Phát triển

Quá trình thay đổi không ngừng của cơ thể, chủ yếu về chất lượng (từ tế bào thành thai cho tới lúc kết thúc sự sống).

Phát dục

Development

2.8. Chọn giống, chọn lọc

Quá trình chọn lọc và giữ lại những cá thể có tính năng, tính trạng… nhất định có lợi và phù hợp với yêu cầu con người.

 

Selection

2.9. Loại thải

Loại bỏ đi những cá thể không đạt yêu cầu và tiêu chuẩn chọn giống.

Thải loại, loại trừ

Elimination

2.10. Hướng sản xuất

Chọn và nhân giống theo một định hướng về nhu cầu sản xuất.

Ví dụ: hướng chuyên dụng; kiêm dụng…

Phương hướng sản xuất

 

2.11. Phân loại giống

Xếp loại kỹ thuật giống gia súc chủ yếu dựa vào trình độ kỹ thuật tác động tới và một phần vào trình độ sức sản xuất.

Giống được phân loại thành giống nguyên thuỷ, giống quá độ và giống gây thành.

Xếp loại giống

 

2.12. Bình tuyển giống

Đánh giá và chọn lọc gia súc giống trong sản xuất với ý nghĩa đại trà, dùng phương pháp phổ cập, sơ bộ để xếp loại (tốt, xấu, trung bình).

 

 

2.13. Giám định giống

Đánh giá và chọn lọc gia súc giống, dựa vào các tiêu chuẩn giám định để xếp cấp giống (đặc cấp, cấp I, cấp II…).

 

 

2.14. Tiêu chuẩn giám định

Văn bản kỹ thuật quy định các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, xếp cấp gia súc giống.

 

 

2.15. Cấp giống gia súc

Bậc, hạng của gia súc giống được xác định theo tiêu chuẩn giám định giống.

 

 

2.16. Đặc trưng loại thải

Dấu hiệu và tính năng đặc thù, tiêu biểu cho giống. Nếu cá thể thiếu chúng thì coi như không thuần chủng hoặc sẽ bị loại thải (mặc dù sức sản xuất có thể cao).

Dấu hiệu

 

2.17. Đực giống

Gia súc đực được chọn lọc nhằm sử dụng trong quá trình tái sản xuất.

 

 

2.18. Đực làm việc

Đực giống được sử dụng chính thức để lấy tinh, phối giống.

 

 

2.19. Đực dự bị

Đực được dự kiến sẽ thay thế đực làm việc khi thiếu đực làm việc.

 

 

2.20. Đực giống cơ bản

Đực làm việc, đã qua kiểm tra về khả năng sản xuất, di truyền… và đã ổn định cấp giống.

 

 

2.21. Đực kiểm tra

Đực đang được kiểm tra về khả năng sản xuất, di truyền… chưa được xếp cấp giống chính thức.

 

 

2.22. Đực hậu bị

Đực được chọn nuôi nhằm gây thành đực làm việc.

 

 

2.23. Cái giống

Gia súc cái đã được giám định xếp cấp, được sử dụng để sản sinh ra đàn hậu bị.

 

 

2.24. Cái giống hạt nhân

Cái giống được chọn lọc, nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất, cho sinh sản để chọn đời sau gây thành con giống bổ sung và phát triển cho đàn giống ở cơ sở cấp I và cấp II.

 

 

2.25.Cái cơ bản

Cái giống đã sinh sản và qua kiểm tra năng suất được xếp cấp ổn định.

Ví dụ: Lợn đã đẻ 2 lứa, nếu tốt được giữ lại sinh sản.

 

 

2.26. Cái kiểm tra

Cái sinh sản đang ở giai đoạn kiểm tra sức sản xuất, chưa xếp cấp ổn định.

Cái kiểm định

 

2.27.Cái hậu bị

Gia súc cái chưa sinh sản, đang được gây nuôi thành cái sinh sản.

 

 

2.28. Cái sinh sản thương phẩm

Gia súc cái chỉ dùng sinh sản ra đời con làm sản phẩm tiêu dùng; không giữ lại gây thành hậu bị giống.

 

 

2.29. Hệ phả

Hệ thống họ hàng, huyết thống của gia súc giống qua các đời.

Hệ phả thường được vẽ thành sơ đồ.

 

Pedigree

2.30. Lý lịch giống

Bản theo dõi, ghi chép các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất… của một gia súc giống. ở phần hệ phả ít nhất ghi đến ba đời.

 

 

2.31. Huyết thống

Quan hệ họ hàng, tính ước lệ bằng độ máu có liên quan giữa các cá thể trong quần thể, được dùng làm một căn cứ để tiến hành chọn phối.

 

 

2.32. Đồng huyết

Mức độ họ hàng trong một hệ thống sinh sản giữa các cá thể có liên quan về huyết thống.

Khái niệm này chỉ mức độ quan hệ giữa các cá thể có tổ tiên chung trong vòng 7 đời.

 

Inbreeding

2.33. Huyết thống rất gần

Huyết thống có liên quan ở mức độ: đời I – đời II, đời II – đời I (bố – con; mẹ – con); đời I – đời III, đời III – đời I (ông – cháu, bà – cháu); đời II – đời II (anh – em, chị – em).

Cận huyết

 

2.34. . Huyết thống gần

Huyết thống liên quan ở mức độ: đời II- đời III; đời III – đời II (con – cháu); đời III- đời IV; đời IV- đời III (cháu – chắt).

Cận thân

 

2.35. Huyết thống hơi xa

Huyết thống liên quan ở mức độ: đời I – đời V; đời III – đời IV, đời IV – đời IV.

Trung thân

 

2.36. Huyết thống xa

Huyết thống liên quan ở mức độ: đời III – đời V; đời II – đời VI; đời I – đời VII.

Viễn thân

 

2.37. Hệ số đồng huyết

 

Hệ số chỉ rõ mức độ đồng huyết của các cá thể cùng huyết thống .

Hệ số đồng huyết được tính bằng công thức:

Trong đó:

Fx: hệ số đồng huyết

n: số đời từ tổ tiên chung đến bố

n’: số đời từ tổ tiên chung đến mẹ

 FA: hệ số đồng huyết tổ tiên trong số tổ tiên chung

Hệ số giao phối đồng huyết

Inbreeding coefficient

2.38. Suy thoái đồng huyết

Hiện tượng giảm sức sống do ảnh hưởng đồng huyết gần.

 

Depression inbreeding

2.39. Sức sinh trưởng tuyệt đối

Mức tăng khối lượng trong một đơn vị thời gian của giai đoạn nhất định.

Sức sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng công thức:

Trong đó:

A: sức sinh trưởng tuyệt đối

 Po: khối lượng gia súc lúc bắt đầu khảo sát

 P1: khối lượng gia súc lúc kết thúc khảo sát

t: thời gian khảo sát.

 

 

2.40. Sức sinh trưởng tương đối

Tỷ số phần trăm mức tăng chiều đo (hoặc khối lượng) của gia súc so với trị số ban đầu của chiều đo (hoặc khối lượng) trong thời gian khảo sát.

Sức sinh trưởng tương đối được tính bằng công thức:

Trong đó:

R: Sức sinh trưởng tương đối

Vo: Chiều đo (hoặc khối lượng) gia súc lúc bắt đầu khảo sát.

V1: Chiều đo (hoặc khối lượng) gia súc lúc kết thúc khảo sát.

 

 

2.41. Đồ thị sức sinh trưởng gia tăng

Đồ thị biểu diễn mức gia tăng của sinh trưởng, trong đó trục tung biểu diễn sức sinh trưởng gia tăng, trục hoành biểu diễn thời gian.

 

 

2.42. Sức tiết sữa (của lợn)

Chỉ tiêu xác định khả năng cho sữa của lợn mẹ, quy ước bằng khối lượng toàn ổ lợn con cân ở thời điểm 21 ngày tuổi (ở một vài nước là 30 ngày tuổi).

 

 

2.43. Mức tiêu tốn thức ăn

Số đơn vị thức ăn gia súc cần dùng để có được 1 kg tăng trọng.

 

 

2.44. Chiều đo gia súc

Trị số đo thực tế ở một số bộ phận cơ thể gia súc, có ý nghĩa sản xuất, để tham gia vào việc đánh giá con giống.

Kích thước gia súc

 

2.45. Chiều đo vòng ngực

Chu vi vòng ngực, đo nơi tiếp giáp xương bả vai.

 

 

2.46. Chiều đo vòng ống

Chu vi xương bàn chân trước chỗ nhỏ nhất (thường ở 1/3 phía trên của xương bàn chân).

 

 

2.47. Rộng trán

Đường nối ngoài cùng của hai hốc mắt.

 

 

2.48. Rộng ngực

Khoảng cách hai bên phần ngực, phía sau gần sát xương bả vai.

 

 

2.49. Rộng hông

Khoảng cách ngoài cùng của hai đầu xương hông.

 

 

2.50. Rộng xương ngồi

Khoảng cách sau cùng của hai u ngồi.

 

 

2.51. Rộng mông

Khoảng cách ngoài cùng của hai xương đùi chân.

 

 

2.52. Cao vây

Khoảng cách từ mặt đất tới đỉnh cao nhất của vai.

Cao vai

 

2.53. Cao khum

Khoảng cách từ mặt đất tới đỉnh xương khum cao nhất .

 

 

2.54. Sâu ngực

Khoảng cách từ giữa đốt xương sống đầu tiên tới xương ngực.

 

 

2.55. Dài thân chéo

Khoảng cách từ phía trước của đầu xương khớp bả vai – cánh tay đến đầu xương ngoài cùng của xương u ngồi.

 

 

2.56. Dài thân thẳng

Đối với trâu bò: Từ xương u ngồi, kéo thẳng song song với mặt đất đến trục giao với đường thẳng phía trước khớp bả vai – cánh tay chiếu lên.

Đối với lợn: Từ trung điểm đường nối 2 gốc tai đến khấu đuôi.

Đối với gia cầm: Từ khoanh cổ đo theo cột sống đến phần mông hoặc từ xương quai xanh đến xương ngồi.

 

 

2.57. Chỉ số chọn giống

Tỷ lệ giữa một số chiều đo có tương quan nhất định với nhau. Từ đó có thể biết được sự cân đối cơ thể, hướng sản xuất và dự đoán một phần sức sản xuất của gia súc.

 

Selection index

2.58. Chỉ số cao chân

Chỉ số dài chân

 

2.59. Chỉ số to ngực

Chỉ số lồng ngực

 

2.60. Chỉ số to xương

 

 

2.61. Chỉ số dài mình

Chỉ số dài thân

 

2.62. Chỉ số chắc mình

 

 

2.63. Chỉ số tròn mình

 

 

2.64. Khối lượng sống

Khối lượng gia súc sống cân ở những thời điểm khác nhau.

Cân hơi

Live weight

2.65. Khối lượng sống lúc sơ sinh

Khối lượng gia súc mới đẻ quy ước cân không muộn quá từ 12-18 giờ sau khi được đẻ ra (đối với lợn).

 

Birth weight

2.66. Khối lượng sống lúc tách mẹ

Khối lượng gia súc con, cân lúc tách khỏi mẹ.

Khối lượng lúc cai sữa

Weaning weight

2.67. Khối lượng sống lúc mổ

Khối lượng sống cân không quá 12 giờ trước lúc mổ.

Khối lượng xuất chuồng

 

2.68. Khối lượng móc hàm

Khối lượng gia súc cân sau khi mổ, đã bỏ tiết, lông, nội tạng.

 

 

2.69. Khối lượng thịt xẻ

Khối lượng móc hàm, cắt bỏ thêm đầu, bốn chân đến “khoeo”.

 

 

2.70. Tỷ lệ móc hàm (%)

Tỷ lệ giữa khối lượng móc hàm với khối lượng sống lúc mổ.

 

 

2.71. Tỷ lệ thịt xẻ (%)

Tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ với khối lượng móc hàm.

 

 

2.72. Tỷ lệ thịt nạc (%)

Tỷ lệ giữa khối lượng thịt nạc với khối lượng thịt xẻ.

 

 

2.73. Tỷ lệ mỡ (%)

Tỷ lệ giữa khối lượng mỡ (gồm cả mỡ lá) với khối lượng thịt xẻ.

 

 

2.74. Tỷ lệ da (%)

Tỷ lệ giữa khối lượng da đã cạo lông với khối lượng thịt xẻ.

 

 

2.75. Tỷ lệ xương (%)

Tỷ lệ giữa khối lượng xương các loại so với khối lượng thịt xẻ.

 

 

2.76. Độ dày khổ mỡ

Một chỉ tiêu dùng tính toán mức độ mỡ, mức độ béo (chủ yếu cho lợn), để kiểm tra phẩm chất thân thịt, quy ước hướng sản xuất gia súc (là nạc hay mỡ).

 

 

2.77. Thân thịt

Phần thịt gia súc sau khi đã bỏ đầu, bỏ 4 chân đến “khoeo”, bỏ nội tạng (đối với bò phải lột da, đối với lợn phải cạo lông).

 

 

2.78. Nửa thân thịt

Nửa phần thịt thu được khi cưa đôi thân thịt, dọc theo xương sống.

 

 

3. Truyền giống gia súc và chăn nuôi sinh sản

3.1. Nhân giống

Quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những gia súc giống.

 

Breeding

3.2. Nhân giống thuần

Chỉ cho các cá thể thuần chủng (có cùng kiểu di truyền) giao phối với nhau để tạo ra các cá thể đời con có cùng kiểu di truyền ấy.

Trong công tác giống, thuật ngữ này được hiểu rộng hơn, là phương pháp nhân giống, chỉ cho giao phối những cá thể đực cái cùng giống nhằm củng cố tính đồng nhất về các tính trạng của giống.

 

Pure breeding

3.3. Sinh sản

Quá trình nhân từ một cá thể đực với một cá thể cái thành nhiều cá thể đời con cháu.

 

Reproduction

3.4. Giới tính

Tính đực hoặc cái của các cá thể.

Tính biệt, tính đực, tính cái

Sex

3.5. Thụ thai

Quá trình phối hợp và đồng hoá giữa hai giao tử thành hợp tử.

 

Fertitization, fecondation

3.6. Giao tử

Tế bào sinh dục đực hoặc cái (tinh trùng của cá thể đực hoặc trứng của cá thể cái).

 

Gamete

3.7. Hợp tử

Tế bào tạo ra do tinh trùng và trứng phối hợp với nhau.

 

Zygote

3.8. Phôi

Hợp tử đã phát triển có các lá mầm và lá phôi. Giai đoạn kỹ thuật này tính từ khi trứng được thụ tinh đến khi hợp tử bám được vào niêm mạc tử cung.

 

Embryo

3.9. Thai

Thể sống chính thức ở giai đoạn trong bụng mẹ.

Giai đoạn kỹ thuật này bắt đầu tính từ khi hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung tới lúc đẻ.

 

Fetus

3.10. Phối giống tự nhiên

Sự giao phối trực tiếp của gia súc đực với gia súc cái.

Nhẩy trực tiếp

 

3.11. Phối giống nhân tạo

Phối giống không có sự tiếp xúc giữa hai cá thể đực cái; con người lấy tinh dịch cá thể đực pha chế và dẫn vào đường sinh dục cá thể cái.

Thụ tinh nhân tạo, gieo tinh nhân tạo

Artificial insemination

3.12. Mùa phối giống

Thời gian trong năm, gia súc cái động dục và phối giống với gia súc đực ở mức độ tập trung nhiều.

 

Breeding season, mating season

3.13. Chu kỳ sinh dục

Khoảng thời gian giữa hai lần rụng trứng liên tiếp.

 

 

3.14. Phản xạ sinh dục

Phản ứng của gia súc trong thời gian động dục dưới sự tác động qua lại của hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.

 

 

3.15. Gây động dục nhân tạo

Bằng những phương pháp thích hợp kích thích gia súc cái động dục (lúc cần thiết) hoặc làm rõ triệu chứng động dục ở những con chỉ có biểu hiện ẩn nhằm kế hoạch hoá thời gian sinh sản và tăng tỷ lệ thụ thai.

 

 

3.16. Cấy hợp tử`

Phẫu thuật chuyển hợp tử từ gia súc cái này sang gia súc cái khác (có thể cùng loài hoặc khác loài).

 

Implantation of zygote

3.17. Bất dục

Gia súc đực và cái mất khả năng sinh sản từ bẩm sinh.

Thuật ngữ này dùng rộng cho gia súc cái, sau một vài lứa đẻ, không có khả năng đẻ tiếp tục được nữa.

Vô sinh, nân sổi (con cái)

Sterility, infertility

3.18. Thiến

Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn hoặc buồng trứng; cách xử lý làm đình chỉ chức năng sinh sản của gia súc nhằm làm cho chúng dễ béo hơn, làm việc với năng suất cao hơn, tính thuần hơn.

 

Castration

3.19. Tỷ lệ thụ thai

Tỷ lệ giữa số gia súc cái thụ thai so với tổng số gia súc cái được phối (trong phối giống nhân tạo, người ta tính lần phối thứ nhất).

 

Conception rate after first insemination, conception on first insemination

3.20. Tỷ lệ đẻ trứng

Tỷ lệ giữa số mái gia cầm đẻ trứng so với tổng số mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian qui định.

 

 

3.21. Tỷ lệ mỡ sữa

Tỷ lệ mỡ được tách ra khỏi sữa hoặc phân tích được từ sữa.

 

Tỷ lệ bơ

Buterfat percentage

3.22. Sữa tiêu chuẩn

Sản lượng sữa được đánh giá qui ra sữa có tỷ lệ mỡ sữa tiêu chuẩn, quy ước thông dụng là 4%.

Công thức Gainer để chuyển sữa có tỷ lệ mỡ sữa bất kỳ về sữa tiêu chuẩn:

FMC = (M x 0,04) + ( F x 15)

Trong đó:

FMC: sữa tiêu chuẩn

M: lượng sữa cần tính

F: tỷ lệ mỡ sữa ở trong sữa cần tính.

 

fat corrected milk (FMC)

3.23. Thời điểm sơ sinh (ở lợn)

Thời điểm nằm trong khoảng từ 12-18 giờ sau khi con lợn con cuối cùng trong ổ ra đời.

 

 

3.24. Thời điểm tách mẹ (ở lợn)

Thời điểm tách mẹ để nuôi riêng lợn con.

Thời điểm cai sữa

 

3.25. Chu kỳ sữa

Thời gian đại gia súc cái cho sữa kể từ sau khi đẻ đến khi thôi vắt.

Chu kỳ sữa của bò cái qui ước là 300 ngày.

 

Lactation

3.26. Giai đoạn cạn sữa

Thời gian thôi vắt sữa trước khi đẻ (khoảng 2 tháng).

 

 

3.27. Tuổi dậy thì

Thời điểm gia súc bắt đầu động dục, nếu cho giao phối thì có thể thụ thai (khác với thời điểm định hướng cho phối có lợi).

 

Puberty

3.28. Tinh hoàn

Cơ quan sản xuất tinh trùng.

 

Testis

3.29. Phó tinh hoàn

Nơi tinh trùng tập trung trưởng thành, chờ lúc tạo tinh dịch và xuất ra ngoài.

 

Epididymis

3.30. Tuyến sinh dục phụ

Các tuyến sản sinh ra tinh thanh, cần thiết cho quá trình tạo thành tinh dịch.

 

Accesory sexual glands

3.31. Tinh trùng

Tế bào sinh dục đực, được hình thành trong các tinh hoàn.

 

Sperm, spermatozoa

3.32. Tinh dịch

Sản phẩm hỗn hợp giữa tinh trùng và tinh thanh.

 

Semen, sperma

3.33. Quá trình sinh tinh trùng

Quá trình hình thành tinh trùng từ các tế bào phôi nguyên thủy (ở các tiểu quản gấp khúc của tinh hoàn).

 

Spermatogenesis

3.34. Quá trình tinh trùng trưởng thành

Quá trình tinh trùng trưởng thành xảy ra chủ yếu ở bộ phận phó tinh hoàn. 

 

 

3.35. Quá trình tạo tinh dịch

Quá trình hình thành tức thời khi xuất tinh: trộn tinh thanh với tinh trùng thành tinh dịch, chuẩn bị xuất ra ngoài.

 

 

3.36. Quá trình xuất tinh dịch

Giai đoạn phóng tinh khi phối giống hoặc khi kích thích nhân tạo để lấy tinh.

 

Ejaculation

3.37. Lượng tinh xuất “V”

Thể tích tinh dịch của mỗi lần xuất.

 

Volume of semen

3.38. Nồng độ tinh trùng “C”

Số tinh trùng chứa trong một đơn vị thể tích tinh dịch.

 

Concentration of spermatozos

3.39. Hoạt lực tinh trùng “A”

Tỷ lệ tinh trùng có sức hoạt động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng khảo sát.

 

Progressive motion of sperm, progressively motil spermatozoa

3.40. Sức kháng tinh trùng “R”

Khả năng chịu đựng của lớp lipoprotein ở vỏ tinh trùng chống lại tác động hoà tan của dung dịch NaCl 1%.

 

Resistance

3.41. Chỉ số đường fructoza

Mức tiêu thụ đường frructoza của tỷ tinh trùng, trong 1 giờ ở nhiệt độ 37oC.

 

Fructolisis index

3.42. Tỷ lệ pha loãng tinh dịch

Số đơn vị thể tích môi trường dùng pha loãng 1 đơn vị thể tích tinh dịch.

 

Rate of dilution, degree of dilution

3.43. Môi trường tổng hợp pha tinh

Môi trường pha loãng tinh dịch điều chế theo công thức tổng hợp nhiều chất được tính toán nồng độ phù hợp với tinh dịch của từng loài gia súc.

 

 

3.44. Môi trường dinh dưỡng

Một loại môi trường tổng hợp nhằm tăng thêm năng lượng cho tinh trùng trong quá trình bảo tồn tinh dịch.

 

 

3.45. Môi trường bảo vệ

Một loại môi trường tổng hợp, dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn (được tính toán để phù hợp với độ pH, với áp suất thẩm thấu…) để bảo tồn tinh dịch.

 

 

3.46. Khả năng tiềm sinh

Khả năng sống kéo dài khi tinh trùng giảm hoạt động trong điều kiện kém phù hợp.

 

Anabiosis, quiescent stage of sperm metabolism

3.47. Phục hồi hoạt lực

Hiện tượng tinh trùng từ trạng thái tiềm sinh trở lại trạng thái hoạt động bình thường.

 

Reactivation

3.48. Đông lạnh tinh dịch

Phương pháp bảo tồn tinh dịch bằng nitơ lỏng hoặc băng khô (đối với tinh dịch bò, làm hạ nhiệt độ tinh dịch xuống từ -160oC đến -196 oC ).

 

Semen freezing

3.49. Phương pháp dẫn tinh

Bằng các dụng cụ và kỹ thuật thích hợp, đưa tinh dịch của gia súc đực vào đường sinh dục của gia súc cái.

 

Insemination methods

3.50. Định liều tinh dẫn

Định thể tích tinh dịch cần dẫn trong một lần phối, tuỳ theo từng loài, từng giống gia súc để có tỷ lệ thụ thai cao.

 

 

3.51. Âm đạo giả

Dụng cụ có chức năng như âm đạo gia súc cái, để gây kích thích và hứng tinh dịch của gia súc đực.

 

Artificial vagina

3.52. ống dẫn tinh

Dụng cụ dẫn tinh, dùng để đưa tinh dịch của gia súc đực vào bộ phận sinh dục cái.

 

Catheter

3.53. Đực thí tinh

Gia súc đực có dương vật bị đặt lệch bằng phẫu thuật, dùng để phát hiện tình hình động dục trong đàn cái.

 

Teaser male, spotter male

4. Chọn phối

4.1. Chọn lọc tự nhiên

Quá trình đào thải chọn lọc trong điều kiện tự nhiên, tồn tại lại những cá thể có tính năng, tính trạng thích hợp.

 

Natural selection

4.2. Chọn lọc nhân tạo

Quá trình chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành, nhằm chọn ra những cá thể có tính năng tính trạng mong muốn.

 

Artificial selection

4.3. Chọn lọc cá thể

Quá trình chọn lọc từng con một, căn cứ vào những chỉ tiêu nhất định để chuẩn bị ghép đôi. Muốn chọn lọc cá thể phải tiến hành đánh giá trên ba mặt: đánh giá qua tổ tiên, đánh giá bản thân và đánh giá qua đời con.

 

Individual selection

4.4. Chọn lọc theo nhóm

Quá trình chọn lọc và sử dụng theo nhóm, căn cứ vào những chỉ tiêu nhất định tính chung cho toàn nhóm.

 

 

4.5. Chọn lọc theo kiểu hình

Chọn các cá thể, chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu về ngoại hình, sức sản xuất, sức sinh sản … của chúng.

 

Phenotypic selection

4.6. Đánh giá qua tổ tiên

Phương pháp đánh giá cá thể dựa trên các chỉ tiêu nhất định (cấp giống, sức sản xuất…) của tổ tiên cá thể – thường là bố mẹ, ông bà – đã được ghi trong lý lịch.

 

 

4.7. Đánh giá qua đời con

Qua các chỉ tiêu về sinh trưởng, sinh sản, sức sản xuất… của đời con thừa kế từ bố mẹ, để xác định giá trị về giống của bố mẹ.

 

Progeny test

4.8. Đánh giá “so sánh mẹ – con gái”

Phương pháp đánh giá con đực bằng cách so sánh các chỉ tiêu sản xuất trung bình của các cặp mẹ – con.

Nếu chỉ tiêu trung bình của mẹ hơn của đàn con, thì con đực có phẩm chất kém, và ngược lại.

 

 

4.9. Đánh giá “so sánh các con cùng mẹ khác bố” (hoặc “so sánh các con cùng bố khác mẹ”)

Phương pháp đánh giá con đực bằng cách so sánh các chỉ tiêu sản xuất tương ứng giữa các con anh – em, chị – em cùng mẹ khác bố. (Để đánh giá con cái, dùng “so sánh các con cùng bố khác mẹ”).

 

 

4.10. Chọn phối

Dùng các con đực đã được chọn lọc cho giao phối với các con cái nhất định, để đời con của chúng thừa kế, phát huy được các đặc tính tốt của bố mẹ.

Chọn đôi giao phối

 

4.11. Chọn phối đồng chất

Chọn phối những cá thể, những dòng cùng hướng sản xuất, cùng có tính trạng tốt giống nhau để tiếp tục nhân giống theo hướng đó hoặc để ổn định những tính trạng này.

 

 

4.12. Chọn phối dị chất

Chọn phối những cá thể, những dòng có hướng sản xuất khác nhau, hoặc cùng hướng sản xuất nhưng có những tính trạng nào đó khác nhau để mong muốn kết hợp và có được những tính trạng mới.

 

 

4.13. Phương pháp “con tốt với con tốt”

Phương pháp chọn phối chỉ dùng con đực tốt phối với con cái tốt, tạo ra đời con tốt hơn bố mẹ.

 

 

4.14. Chọn phối theo phẩm chất

Chọn phối những cá thể có đặc tính cao sản để củng cố và phát triển thêm những tính trạng này.

 

 

4.15. Lai kinh tế

Phương pháp lai, sản xuất và chỉ sử dụng đời F1 (F1 theo công thức lai đơn giản hoặc phức tạp) làm sản phẩm hàng hoá, tiêu dùng với lợi ích kinh tế cao nhất.

Lai công nghiệp

Commercial crossing

4.16. Lai luân chuyển

Phương pháp lai sử dụng nhiều đực giống thuộc các giống khác nhau, cho giao phối lần lượt với những con cái lai qua các thế hệ… cho tới khi con lai có được các tính trạng đạt yêu cầu.

 

Rotation crossing

4.17. Lai cải tạo

Phương pháp lai, dùng một giống cao sản, tốt hơn nhiều mặt, cho giao phối với một giống kém hơn để cải tạo giống sau.

 

Grading up

4.18. Lai gây thành

Phương pháp lai dùng nhiều giống tốt, phối hợp lại, để tạo nên giống mới có các tính trạng tốt hơn các giống gốc tham gia.

 

Crossing for creating new breeds

4.19. Pha máu

Phương pháp lai, dùng một giống có tính trạng mong muốn, cho giao phối với một giống không có tính trạng này, để cải tiến một bước nhất định chất lượng của giống sau, nhưng cơ bản, giống sau không thay đổi.

Sung huyết

Crossing for improving local breeds, outcrossing

4.20. Hồi giao

Cho con lai giao phối trở lại với một trong các dạng của giống gốc.

Ví dụ: lấy con lai của hai giống A và B cho giao phối với đực của giống A hoặc đực của giống B.

Phản giao, lai ngược, lai trở lại

Back crossing, criss crossing

4.21. Hồi giao lặp lại

Sự hồi giao thực hiện lại sau một số thế hệ nhất định.

 

Repeated backcross

4.22. Giao dòng

Cho giao phối hai dòng với nhau – “lai dòng”- để tạo nên dòng mới, có các tính trạng bổ sung, phối hợp từ hai dòng gốc.

Các phương pháp giao dòng:

– Dùng hai dòng đồng huyết rất gần khác nhau trong cùng giống giao phối với nhau.

– Dùng đực đồng huyết rất gần giao phối với cái không đồng huyết cùng giống.

– Dùng đực đồng huyết rất gần giao phối với cái không đồng huyết khác giống.

– Dùng hai dòng đồng huyết rất gần nhưng khác giống giao phối với nhau

 

Cross – crossing

 

 

Inbreeding-crossing

Top – crossing

 

Top – crossbreeding

 

Incross- breeding

4.23. Tổ hợp lai tối ưu

Khả năng do lai giữa những cá thể, những dòng, những giống nhất định để có được kết quả cao hơn so với những cặp lai khác.

 

 

4.24. Giao phối ngẫu nhiên

Hiện tượng một cá thể có thể giao phối tự nhiên với bất cứ cá thể nào trong cùng quần thể theo một xác suất như nhau.

Ngẫu giao, hỗn giao.

Panmixia, random mating

4.25. Lai đơn

Phương pháp lai, sử dụng trong phạm vi hai giống, cùng cặp tính trạng.

 

 

4.26. Lai kép

Phương pháp lai, sử dụng trong phạm vi nhiều giống, nhiều cặp tính trạng (từ 2 giống với 2 cặp tính trạng trở lên).

 

 

 

PHỤ LỤC

(tham khảo)

BẢNG TRA CÁC THUẬT NGỮ XẾP THEO BẢNG CHỮ CÁI

Thuật ngữ

Mục

Thuật ngữ

Mục

Âm đạo giả

3.51

Chọn giống chọn lọc

2.8

ấu trạng

1.54

Chọn lọc nhân tạo

4.3

Bất dục

3.17

Chọn lọc theo kiểu hình

4.5

Biến dị

1.16

Chọn lọc theo nhóm

4.4

Bình tuyển giống

2.12

Chọn lọc tự nhiên

4.1

Cái cơ bản

2.25

Chọn phối

4.10

Cái giống

2.23

Chọn phối dị chất

4.12

Cái giống hạt nhân

2.24

Chọn phối đồng chất

4.11

Cái kiểm tra

2.26

Chọn phối theo phẩm chất

4.14

Cái sinh sản thương phẩm

2.28

Chu kỳ sinh dục

3.13

Cao khum

2.53

Chu kỳ sữa

3.25

Cao vây

2.52

Dài thân chéo

2.55

Cấp giống gia súc

2.15

Dài thân thẳng

2.56

Cấy hợp tử

3.16

Di truyền học quần thể

1.24

Con lai

1.42

Di truyền nhiều gen

1.21

Chỉ số cao chân

2.58

Di truyền trung gian

1.20

Chỉ số chắc mình

2.62

Dòng

1.35

Chỉ số chọn giống

2.57

Dòng họ gần

1.39

Chỉ số dài mình

2.61

Dòng lai

1.38

Chỉ số đường fructoza

3.41

Dòng nhánh

1.36

Chỉ số to ngực

2.59

Dòng thuần

1.37

Chỉ số to xương

2.60

Đánh giá qua đời con

4.7

Chỉ số tròn mình

2.63

Đánh giá qua “so sánh mẹ-con gái”

4.8

Chiều đo gia súc

2.44

Đánh giá qua “so sánh các con cùng mẹ khác bố”

4.9

Chiều đo vòng ngực

2.45

Đánh giá qua tổ tiên

4.6

Chiều đo vòng ống

2.46

Đặc điểm

2.5

Đặc trưng

2.4

Hệ số đồng huyết

2.37

Đặc trưng loại thải

2.16

Hình dạng

1.48

Định liều tinh dẫn

3.50

Hồi giao

4.20

Đồ thị sức sinh trưởng gia tăng

2.40

Hồi giao lặp lại

4.21

Độ dày khổ mỡ

2.76

Hồi tổ

1.56

Đông lạnh tinh dịch

3.48

Hoạt lực tinh trùng

3.39

Đồng huyết

2.32

Hợp tử

3.7

Động thái

1.52

Hướng sản xuất

2.10

Đột biến

1.17

Huyết thống

2.31

Đực dự bị

2.19

Huyết thống gần

2.34

Đực giống

2.17

Huyết thống hơi xa

2.35

Đực giống cơ bản

2.20

Huyết thống rất gần

2.33

Đực hậu bị

2.22

Huyết thống xa

2.36

Đực kiểm tra

2.21

Khả năng tiềm sinh

3.46

Đực làm việc

2.18

Khối lượng móc hàm

2.68

Đực thí tinh

3.53

Khối lượng sống

2.64

Gây động dục nhân tạo

3.15

Khối lượng sống lúc mổ

2.67

Giai đoạn cạn sữa

3.26

Khối lượng sống lúc sơ sinh

2.65

Giám định giống

2.13

Khối lượng sống lúc tách mẹ

2.66

Giao dòng

4.22

Khối lượng thịt xẻ

2.69

Giao phối ngẫu nhiên

4.24

Khuyết tật

1.53

Giao tử

3.6

Kiểu di truyền

1.7

Giao tiếp

1.43

Kiểu hình

1.8

Giới tính

3.4

Lai

1.40

Giống

1.25

Lai cải tạo

4.17

Giống dùng cải tiến

1.32

Lai đơn

4.25

Giống địa phương

1.28

Lai gây thành

4.18

Giống được cải tiến

1.33

Lai kép

4.26

Giống gốc

1.26

Lai khác loài

1.41

Giống nền

1.27

Lai kinh tế

4.15

Giống nguyên thuỷ

1.31

Lai luân chuyển

4.16

Giống nhập

1.29

Loại thải

2.9

Giống thích nghi

1.30

Lượng tinh xuất

3.37

Hệ phả

2.29

Lý lịch giống

2.30

Hệ số di truyền

1.15

Rộng mông

2.51

Mô hình hoạt động gen

1.10

Rộng ngực

2.48

Môi trường bảo vệ

3.45

Rộng trán

2.47

Môi trường dinh dưỡng

3.44

Rộng xương ngồi

2.50

Môi trường tổng hợp pha tinh

3.43

Sâu ngực

2.54

Mùa phối giống

3.12

Sinh sản

3.3

Mức tiêu tốn thức ăn

2.43

Sinh trưởng

2.6

Ngoại hình

1.49

Sữa tiêu chuẩn

3.22

Nhân giống

3.1

Sức kháng tinh trùng

3.40

Nhân giống thuần

3.2

Sức sinh trưởng tương đối

2.40

Nhóm giống

1.34

Sức sinh trưởng tuyệt đối

2.39

Nội tạng

1.50

Sức sống

1.18

Nồng độ tinh trùng

3.38

Sức tiết sữa

2.42

Nửa thân thịt

2.78

Suy thoái đồng huyết

2.38

ống dẫn tinh

3.52

Thai

3.9

Pha máu

4.19

Thân thịt

2.77

Phản xạ sinh dục

3.14

Thể chất

2.2

Phát triển

2.7

Thể trạng

2.1

Phân loại giống

2.11

Thích nghi khí hậu

1.45

Phó tinh hoàn

3.29

Thích ứng về giống

1.46

Phôi

3.8

Thiến

3.18

Phối giống nhân tạo

3.11

Thời điểm sơ sinh

3.23

Phối giống tự nhiên

3.10

Thời điểm tách mẹ

3.24

Phôi trạng

1.55

Thụ thai

3.5

Phục hồi hoạt lực

3.47

Thuần hoá

1.44

Phương pháp “con tốt với con tốt”

4.13

Thuộc tính

2.3

Tiêu chuẩn giám định

2.14

Phương pháp dẫn tinh

3.49

Tinh dịch

3.32

Quá trình sinh tinh trùng

3.33

Tinh hoàn

3.28

Quá trình tạo tinh dịch

3.35

Tinh trùng

3.31

Quá trình tinh trùng trưởng thành

3.34

Tính chu kỳ

Tính lặn

1.51

1.5

Quá trình xuất tinh dịch

3.36

Tính siêu trội

1.6

Quần thể chọn lọc

1.23

Tính trạng

1.1

Quần thể tự nhiên

1.22

Tính trạng chất lượng

1.3

Rộng hông

2.49

Tính trạng sản xuất

1.57

Tính trạng số lượng

1.2

Tỷ lệ đẻ trứng

3.20

Tính trội

1.4

Tỷ lệ mỡ

2.73

Tổ hợp gen mới

1.11

Tỷ lệ mỡ sữa

3.21

Tổ hợp lai tối ưu

4.23

Tỷ lệ móc hàm

2.70

Tuổi dậy thì

3.27

Tỷ lệ pha loãng tinh dịch

3.42

Tuyển sinh dục phụ

3.30

Tỷ lệ thịt nạc

2.72

Tương quan kiểu di truyền

1.13

Tỷ lệ thịt xẻ

2.71

Tương quan kiểu hình

1.14

Tỷ lệ thụ thai

3.19

Tương tác di truyền-ngoại cảnh

1.12

Tỷ lệ xương

2.75

Tỷ lệ da

2.74

Vốn gen

1.9

 

 

Vùng phân bố

1.47

 

 

Ưu thế lai

1.19

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *