Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5087:1990 (ISO 6078-1982) về chè đen – thuật ngữ và định nghĩa
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5087:1990
(ISO 6078-1982)
CHÈ ĐEN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Black Tea – Vocaburary
Tiêu chuẩn này qui định những thuật ngữ và định nghĩa áp dụng trong công nghệ và đánh giá chè đen trong thương mại.
Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này bao gồm những phần sau:
1. Chè khô
1.1. Ngoại hình
1.2. Mầu sắc
1.3. Mùi
2. Nước pha
2.1. Những đặc trưng về vị
2.2. Ngoại hình
3. Ngoại hình của bã chè
4. Phương pháp sản xuất
5. Thuật ngữ chung
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 6078 – 1982.
1. Chè khô
1.1. Ngoại hình
1.1.1. Hấp dẫn
Cánh chè được làm xoăn tốt, có màu đen đặc trưng, kích thước đồng đều và cánh chè nhỏ.
Chú thích: Thuật ngữ này không phải luôn luôn có nghĩa là chất lượng tốt.
1.1.2. Phồng rộp
Những nốt phồng của lá chè dễ nhận thấy, gây nên do khi sấy khô chè lần thứ nhất nước thoát ra quá nhanh.
Cũng sử dụng để miêu tả ngoại hình của chè có nốt phồng màu nâu do lá chè bị bệnh nốt sần.
1.1.3. To
Kích thước cánh chè lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Thuật ngữ này chỉ sử dụng khi miêu tả những lá còn nguyên vẹn hoặc chè gẫy.
1.1.4. Chai sần
Bên ngoài cánh chè hoàn toàn khô nhưng bên trong còn ướt. Điều này xảy ra do nước thoát ra quá nhanh khi sấy.
1.1.5. Mảnh
Ngoại hình của một vài loại chè sản xuất theo phương pháp truyền thống, có cho chè qua máy cắt hoặc nghiền.
Thường dùng để miêu tả ngoại hình của chè BP (xem phụ lục A2) thu được do cắt chè.
1.1.6. Sạch
Chè đồng đều, không có cẫng già, xơ râu và tạp chất.
1.1.7. Xoăn
Dạng xoăn bên ngoài của chè khô.
1.1.8. Vụn nát
Chè khô có nhiều bụi.
1.1.9. Móc câu
Cánh chè xoăn có dạng bên ngoài hình sợi nhỏ.
1.1.10. Mảnh cắt – từ đồng nghĩa với mảnh vỡ 1.1.5.
1.1.11. Bẩn
Chè chứa bụi, bẩn và hoa chè.
1.1.12. Bụi
Chè chứa nhiều bụi.
1.1.13. Đồng đều
Cánh chè có kích thước và độ xoăn tương tự nhau.
1.1.14. Xơ râu
Chè chứa nhiều xơ râu của các phần cẫng già bị nghiền nhỏ.
1.1.15. Phẳng
Chè có chứa nhiều lá chè mở, phẳng.
1.1.16. Vón hạt
Chè (F và D) có dạng ngoài kết vón thành hạt nhỏ, sạch.
1.1.17. Dạng hạt
Chè sản xuất theo phương pháp CTC, sản phẩm có dạng hạt nhỏ cùng kích thước.
1.1.18 Thô cứng
Chè (F và D) sờ có cảm giác thô cứng.
1.1.19 Xơ dài
Chè chứa nhiều xơ mảnh và dài.
1.1.20 Chắc
Chè có khối lượng thể tích lớn (ngược nghĩa với xốp nhẹ 1.1.26)
1.1.21 Không đều
Chè phân loại kém, không đồng đều.
1.1.22 Hạt tròn
Chè có kích thước đồng đều, dạng hình cầu xoăn chặt.
1.1.23 Quá cỡ
Chè có kích thước so với tiêu chuẩn đã qui định cho loại đó.
1.1.24 Nhiều mảnh thô
Chè có chứa nhiều lá có kích thước lớn hơn so với tiêu chuẩn qui định cho loại đó.
1.1.25 Dài
Chè có cánh chè mảnh và dài.
1.1.26 Nhẹ
Chè có khối lượng thể tích nhỏ (trái nghĩa với chắc 1.1.20).
1.1.27. Điển hình
Ngoại hình đặc trưng của chè được gia công.
1.1.28. Nhỏ đều
Ngoại hình của chè được nghiền cắt cẩn thận.
1.1.29. Lẫn loại
Ngoại hình không đồng nhất của chè được phân loại kém.
1.1.30. Đều
Chè có ngoại hình đồng nhất.
1.1.31. Xoè
Cánh chè mở, xoăn kém. Chủ yếu dùng để miêu tả chè lá to.
1.1.32. Bột
Bụi chè rất nhỏ, nhẹ.
1.1.33. Bờm xờm
Chè xù xì không đều.
1.1.34. Thô ráp
Chè không đều, cánh chè ráp nhám.
1.1.35. Cát
Chè có lẫn cát trong F và D.
1.1.36. Hình sò
Cánh chè có dạng hình con sò, gấp nếp, tương tự như thuật ngữ 1.1.15 phẳng nhưng dạng ngoài xoăn rất ít.
1.1.37. Xoăn chặt
Cánh chè xoăn rất chặt, chế biến tốt, cánh chè rất gọn.
1.1.38. Mịn
Cánh chè mịn, nhỏ gọn (nói chung dùng cho chè xanh).
1.1.39. Nhỏ
Cánh chè có kích thước nhỏ hơn bình thường
1.1.40. Xốp (từ tự định nghĩa)
Cảm giác khi sờ tay vào chè.
1.1.41. Lẫn cẫng
Chè lẫn nhiều cẫng cao hơn mức cho phép.
1.1.42. Trau chuốt
Chè có dạng ngoài hấp dẫn được gia công tốt.
1.1.43. Nhiều tuyết
Chè chứa nhiều tuyết
1.1.44. Tuyết
Búp và lá thứ nhất chứa dịch tế bào khi vò, sau khi sấy khô có màu vàng hoặc màu trắng bạc.
1.1.45. Xoăn
Chè được vò và héo tốt đạt tiêu chuẩn.
1.1.46. Chế biến tốt
Chè có cùng màu sắc, kích thước và đồng đều nhưng không nhất thiết khẳng định là chè có chất lượng tốt.
1.1.47. Xoăn tốt
Chè có ngoại hình thanh mảnh được vò xoăn nhiều.
1.2. Màu sắc
1.2.1. Cuối vụ
Chè có màu đỏ nhạt, được chế biến vào cuối vụ.
1.2.2. Đen
Chè màu đen được chế biến cẩn thận từ chè tươi loại tốt nhưng không nhất thiết là chè có chất lượng tốt.
1.2.3. Sáng
Màu sống động trái nghĩa với sản phẩm có màu xỉn.
1.2.4. Nâu
Chè có màu nâu, sản xuất theo phương pháp CTC từ những lá kém phát triển.
1.2.5. Xỉn
Ngoại hình của chè kém tươi sáng và sống động.
1.2.6. Xám
Màu của chè không chấp nhận được.
1.2.7. Đỏ hoặc đỏ hung
Ngoại hình của một vài loại chè sản xuất theo phương pháp CTC và phương pháp legg – cut.
1.3. Mùi
1.3.1. Mùi túi
Mùi chè không tốt, có trong một số chè được làm héo trên những tấm vải hôi hoặc được chứa trong các túi.
1.3.2. Mùi bích quy
Chè có mùi giống mùi bánh bích quy.
1.3.3. Cao lửa
Mùi không mong muốn do chè bị ảnh hưởng của nhiệt độ cao khi sấy.
1.3.4. Mùi phó mát
Chè có mùi khó chịu như mùi phó mát không thể lẫn được.
1.3.5. Mùi hòm
Mùi khó chịu như mùi nhựa trong chè do chè được chứa trong thùng gỗ xấu.
1.3.6. Mất mùi
Chè bị mất mùi thơm do bảo quản lâu ngày hoặc ở nơi bị ẩm.
1.3.7. Mùi lạ
Chè có mùi khác với mùi chè.
2. Nước pha
2.1. Những đặc tính về vị.
2.1.1. Vị hạnh nhân
Chè có vị như vị của hạnh nhân.
2.1.2. Chát xít
Nước chè chát nhưng có vị chua.
2.1.3. Tuyệt diệu
Miêu tả nước chè ngon, có chất lượng tốt.
2.1.4. Cuối vụ
Vị chè chế biến vào mùa thu ở miền Bắc ấn độ.
2.1.5. Vị cây lạ
Vị gây nên do chè lẫn lá của cây khác, chủ yếu là cây làm bóng mát.
2.1.6. Vị túi
Vị không ưa thích của các loại chè do khi làm héo trên các tấm vải chất lượng kém hoặc bảo quản trong túi.
2.1.7. Khê
Vị khó chịu do khi sấy ở nhiệt độ quá cao.
2.1.8. Vị bích quy
Vị chè giống vị bánh bích quy.
2.1.9. Rất sống động
Nước chè có vị rất tinh tế và sống động (xem 2.1.67).
2.1.10. Phúc bồn tử đen
Chỉ vị đặc biệt của một số loại chè quý. Hiếm có ở vùng Darfeeling có vị phúc bồn tử.
2.1.11. Đậm đặc
Nước chè sánh và đậm.
2.1.12. Vị tanh đồng
Vị kim loại giống vị tanh đồng do chè được làm héo tồi hoặc không được làm héo.
2.1.13. Sống động
Vị sống động, dễ chịu, trái nghĩa với nhạt nhẽo, không sống động.
2.1.14. Khét
Vị khó chịu của nước chè do khi sấy nhiệt độ quá cao, vị này tồi hơn vị khê (xem 2.1.7).
2.1.15. Vị gỗ thông
Vị chè giống như vị của gỗ thông.
2.1.16. Đặc trưng
Nước chè có vị được ưa thích nhờ đó cho phép người ta biết đến quốc gia và vùng trồng chè.
2.1.17. Vị phó mát
Vị dễ nhận, gây khó chịu giống vị phó mát, do chè chứa trong thùng làm bằng gỗ tồi hoặc chưa khô.
2.1.18. Vị gỗ hòm
Vị gây ra giống như nhựa do chè bị nhiễm khí tiếp xúc với thùng chứa bằng gỗ ẩm hoặc chất lượng gỗ tồi.
2.1.19. Trung bình, nhạt
Chỉ loại chè có vị không rõ nét, mức trung bình.
2.1.20. Thô
Vị chè hăng, không dễ chịu, đôi khi do trong chè có nhiều cẫng và xơ
2.1.21. Mùa lạnh
(Thuật ngữ chung) Chỉ vị của những loại chè được sản xuất vào mùa lạnh. Thường thường có nước pha rất sáng, sống động và có đặc tính riêng về vị.
2.1.22. Bình thường
Nước chè có chất lượng thấp, không tốt lắm.
2.1.23 Nhiễm vị lạ
Nước chè có vị lạ do chè bị đổ gần hoặc tiếp xúc với chất có mùi vị lạ như xà phòng, phó mát hương liệu hoa quả, dầu bạc hà….
2.1.24. Cháy khét
Chè bị sấy cháy tới mức không còn tính chất của chè nữa.
2.1.25. Thu hái tốt
Nước pha có màu vàng kem, đặc, sánh và sáng màu.
Chú thích: Thuộc tính của sản phẩm làm từ đọt chè phân nhánh cấp hai của giống Actam và một ít của giống Dooars sản xuất theo phương pháp truyền thống.
2.1.26. Khô
Vị gây nên cảm giác đặc biệt khi chè được sao nhẹ hoặc làm khô bị sém.
2.1.27. Vị đất
Vị không được ưa thích do chè được bảo quản trong điều kiện tồi gây nên cảm giác như vị của đất.
2.1.28. Không trọn vẹn.
Nước chè không có vị, không có chất, thiếu hoàn hảo.
2.1.29. Tuyệt vời
Nước chè có chất lượng và hương vị đặc biệt
2.1.30. Vô vị
Chỉ vị nước chè không gây hứng thú, thiếu hấp dẫn do để lâu hoặc bảo quản trong điều kiện tồi.
2.1.31. Thơm
Hương vị rất đặc trưng của chè thường có ở vùng núi cao.
Chú thích: ý nghĩa này chỉ đặc thù đối với chè. Nghĩa thông thường được xác định trong ISO 5492/1 Phân tích cảm quan – Từ vựng phần 1.
2.1.32. Vị quả chín
Thuật ngữ đã tự định nghĩa, được dùng cho nước chè có vị như quả chín.
2.1.33. Đầy đủ
Nước chè có màu sắc đậm đặc, có chất, trọn vẹn, trái nghĩa với “không trọn vẹn” (2.1.28) và “nhạt” (2.1.87).
2.1.34. Hơi cao lửa
Chè bị sấy ở nhiệt độ hơi cao.
2.1.35. Vị thiên trúc quỳ (geranium)
Vị giống như vị của cây thiên trúc quỳ, chè có chất lượng tốt.
2.1.36. Vị chè cũ
Chè sản xuất kém hoặc để quá lâu.
2.1.37. Vị cỏ xanh
Vị cỏ xanh gây nên do héo không đúng mức.
2.1.38. Vị hăng xanh
Chè có vị hăng xanh do héo không đúng mức hoặc lên men chưa đạt yêu cầu.
2.1.39. Đặc sánh
Chè có chất lượng tốt, đậm đặc, được ưa thích.
2.1.40. Chát hăng
Vị chè chát, hăng, khó chịu.
2.1.41. Đục
Nước chè sánh, đặc, màu xỉn, vị thường không được ưa chuộng.
2.1.42. Hơi già lửa
Chè bị sấy khô quá thường không được ưa thích. Nhưng có một vài loại chè ở vùng Darfeeling, vị này được coi là tốt.
2.1.43. Trống rỗng
Loại nước chè chất lượng kém.
2.1.44. Vị mực
Có vị của kim loại giống vị đắng của mực.
2.1.45. Ngon
Vị chè hoàn hảo về mọi phương diện.
2.1.46. Nghèo nàn
Vị chè bình thường, không có đặc điểm đặc biệt, thiếu chất (xem 2.1.11).
2.1.47. Sáng
Vị chè nhạt, màu nước không đạt yêu cầu nhưng có thể vẫn có hương thơm.
2.1.48. Vị mạch nha
Vị tốt của một vài loại chè được sấy khô đúng mức, có vị như mạch nha hoặc vị caramen.
2.1.49. Vị chín tới
Vị chè có chất lượng tốt hơn, sản xuất đúng kỹ thuật.
2.1.50. Vị thịt
Nước chè sánh, đặc.
2.1.51. Dễ chịu
Nước chè đạt tới độ chín toàn vẹn, trái nghĩa với sống (2.1.73)
2.1.52. Vị kim loại
Nước chè có vị kim loại, không được chuộng.
2.1.53. Vị bạc hà
Chè có vị bạc hà, thường không được ưa chuộng, trừ một số người ưa thích.
2.1.54. Vị mốc
Chè có vị mốc do bảo quản không cẩn thận.
2.1.55. Bẩn
Nước chè không trong, không thích uống, thuật ngữ này cũng được dùng để xác định ngọại hình.
2.1.56. Vị nho
Có vị giống vị nho. Dùng để tả đặc tính đặc biệt của loại chè vùng Darfeeling.
2.1.57. Nhạt
Nước chè không gây hứng thú, vị nhạt.
2.1.58. Chớm mốc
Nước chè có vị chớm bị mốc.
2.1.59. Trung tính
Nước chè không có những tính chất rõ ràng.
2.1.60. Đầu mùa
Vị của chè vùng Bănglađét, miền Bắc ấn Độ, sản xuất bằng đọt chè thu hoạch vào lứa đầu tiên của cây chè.
2.1.61. Vị hạt dẻ
Vị tốt, giống vị của hạt dẻ
2.1.62. Cũ
Vị chè do thời gian lâu đã mất chất lượng (xem 2.1.30 Vô vị).
2.1.63. Vị sơn
Có vị giống như sơn, số chè sản xuất vào cuối vụ.
2.1.64. Vị giấy
Vị chè khó chịu do tiếp xúc với giấy bị hư hỏng.
2.1.65. Vị đào
Vị thơm nhẹ, tế nhị như vị quả đào
Chú thích: Tìm thấy ở một số sản phẩm vùng Darfeeling và Dlong.
2.1.66. Bình thường
Chè nhạt, vô hại nhưng không có đặc tính rõ rệt.
2.1.67. Sống động
Vị được ưa chuộng, nước chè chát và sống động.
2.1.68. Trước mùa thu
Vị chè được ưa chuộng; vị của chè được sản xuất vào đầu mùa thu ở miền Bắc ấn Độ.
2.1.69. Chát
Nước chè có vị chát, không đắng, là vị ưa thích nhất khi uống chè.
2.1.70. Có chất lượng
Những tính chất tự nhiên ưu việt được ưa thích của chè tốt.
2.1.71. Mùa mưa
Vị của nước chè đen, xỉn được sản xuất trong mùa mưa.
2.1.72. Chua thiu
Gồm các vị không được ưa chộng của chè mà nổi bật là vị chua.
2.1.73. Chát đắng
Nước chè có vị chát đắng.
2.1.74. Giầu chất
Nước chè đặc, chè có chất lượng cao.
2.1.75. Dễ chịu
Nước chè hoàn toàn chín tới, vị nhẹ nhàng.
2.1.76. Chính phẩm
Chè nguyên gốc, thơm ngon, không cần phải pha trộn thêm trước khi đưa đi tiêu thụ.
2.1.77. Khói
Chè có vị mùi của khói, do khuyết tật của máy sấy.
2.1.78. Nhạt nhẽo
Nước chè kém sinh khí trái nghĩa với sống động (2.1.18)
2.1.79. Chua
Chè có mùi vị khó chịu, chua như có axit.
2.1.80. Hương liệu
Chè có vị, mùi của hương liệu như quế, đinh hương, đôi khi do bị nhiễm bẩn.
2.1.81. Vô vị
Chè cũ, do bảo quản lâu ngày hoặc trong điều kiện ẩm.
2.1.82. Cháy sém
Nước chè đặc có vị không được ưa chuộng do sấy không đúng kỹ thuật.
2.1.83. Mạnh
Nước chè có tính chất biểu hiện mạnh (hương, vị) nhưng không nhất thiết là đậm đặc (2.1.86) là đặc tính đáng mong muốn nhưng không phải là thuộc tính của những loại chè được ưa thích.
2.1.84. Mồ hôi
Vị không ưa thích như mồ hôi đôi khi có trong chè.
2.1.85. Biến chất
Chè có vị và mùi ngoại lai.
2.1.86. Sánh
Nước chè đặc nhưng không nhất thiết là mạnh.
2.1.87. Loãng
Nước chè không đặc và kém mạnh.
2.1.88. Mùi hộp
Chè bị hư hỏng do để lâu trong hộp kim loại không được xử lý tốt.
2.1.89. Lão hoá
Nước chè trở thành vô vị (2.1.30).
2.1.90. Thơm cao lửa
Chè bị hơi cao lửa trong khi gia công là đặc tính ưa thích của một số loại chè vùng darfeeling.
2.1.91. Rất loãng
Nước chè nhạt, rất loãng và không có đặc tính rõ rệt.
2.1.92. Mưa nhiều
Nước chè vô vị, không hấp dẫn, đặc biệt khi chè được chế biến trong mùa rất ẩm ướt.
2.1.93. Ngọt lợ
Nước chè có vị như vị nước bắp cải, không ưa chuộng.
2.1.94. Cuối vụ
Những tính chất của chè được sản xuất vào cuối vụ thu hoạch.
2.1.95. Vị rượu vang
Vị không được ưa thích, nằm giữa “cuối vụ” (2.1.94) và “vị quả chín” (2.1.32).
2.1.96. Vị gỗ
Chè có vị như mùi vị mùn cưa của gỗ, thấy được ở một số loại chè sản xuất vào cuối vụ.
2.2. Ngoại hình
2.2.1. Màu sắc nước pha
2.2.1.1. Trong sáng
Nước chè tốt, trái nghĩa với “đục” (2.2.1.4) là đặc tính được ưa thích do chè được gia công cẩn thận.
2.2.1.2. Đậm
Nước chè có màu rất mạnh.
2.2.1.3. Váng kem
Nước chè đặc, sau khi để nguội có váng như kem sữa.
2.2.1.4. Đục
Nước chè trông không có vẻ sống động, trái nghĩa với “sáng” (2.2.1.1), màu không được ưa chuộng.
2.2.1.5. Vàng ánh kim
Nước chè trong sáng, hấp dẫn, thuật ngữ này dùng cho nước chè có màu vàng sáng hơn so với nước chè bình thường.
2.2.1.6 . Bẩn
Nước chè đục.
2.2.1.7. Hồng
Nước chè màu đỏ sáng, nhìn bề ngoài dễ chịu hơn màu đậm (2.2.1.2).
2.2.1.8. Hồng nhạt
Nước chè có màu đỏ nâu nhạt, sáng.
2.2.1.9. Đen xỉn
Nước chè đục, xám, thiếu sắc khí.
2.2.2. Màu nước pha có sữa
2.2.2.1. Sáng
Tả vẻ sống động của nước pha.
2.2.2.2. Đậm
Nước chè có màu mạnh.
2.2.2.3. Xỉn
Nước chè kém tươi sáng.
2.2.2.4. Vàng ánh kim
Nước chè óng ánh mầu vàng da cam.
2.2.2.5. Mầu mực
Nước chè có mầu tối, đen và gần như tím.
2.2.2.6. Hồng
Nước chè mầu đỏ sáng.
2.2.2.7. Hồng nhạt
Nước chè mầu nâu đỏ sáng.
2.2.2.8. Đen xỉn
Nước chè mầu xám đen, thiếu sắc khí.
2.2.2.9. Nhạt
Nước chè gần như nước.
2.2.2.10 Vàng
(Thuật ngữ tự thân định nghĩa).
3. Ngoại hình của bã chè
3.1. Đen
Bã chè xỉn, tối, chè có chất lượng rất thấp.
3.2. Sáng
Bã chè sáng mầu, chè có chất lượng tốt.
3.3. Đồng đỏ
Bã chè sáng có mầu đồng đỏ, chè có chất lượng rất tốt.
3.4. Xỉn
Bã chè màu xanh tối hoặc nâu, chè có chất lượng thấp, là đặc tính không được ưa thích và ít khi cho nước pha tốt. Có thể chỉ ra bản chất nguyên thuỷ của lá chè.
3.5. Xanh
Nếu xanh sáng thì là bã chè có chất lượng tốt. Nếu xanh tối thì chè có chất lượng xấu. Đó là do lỗi của quá trình gia công hoặc do khí hậu.
3.6. Không đồng đều
Bã chè có tất cả các mầu sắc đã kể ra ở trên, là mầu sắc không được ưa chuộng.
4. Các phương pháp sản xuất chè
4.1. Chè đen
Sản phẩm thu được trên cơ sở chế biến một cách thích hợp, chủ yếu là quá trình lên men và sấy lá chè và cẫng non của giống chè Camellia Sinensis (Linuacus) O Kuntre được sản xuất với tư cách làm nước uống.
4.2. CTC
Chè được sản xuất bằng máy đặc biệt kiểu CTC ép, xé, vò xoăn lá chè sau khi làm héo chúng.
Chú thích: Thuật ngữ CTC là từ viết tắt của ba chữ Crushing (ép), tearing (cắt) và curling (vò xoăn).
Chỉ có giai đoạn cuối là duy trì phương pháp truyền thống.
4.3. Phương pháp Leeg-Cut
Chè tươi qua máy Leeg-Cut, sau khi được cắt thành mảnh, lá chè được lên men, sấy như phương pháp truyền thống hoặc phương pháp CTC.
Chú thích: Chè F, D thường được chế biến theo kiểu này.
4.4. Phương pháp LTP
Phương pháp sản xuất sử dụng máy Lawrie Tea Processor.
4.5. Phương pháp truyền thống
Chè được chế biến theo phương pháp héo – vò – lên men sấy và cuối cùng là phân loại.
4.6. Phương pháp dùng máy cắt kiểu Rotor
Lá chè héo được cắt thành mảnh nhỏ với mục đích đẩy nhanh quá trình lên men.
Chú thích: Phương pháp này thường liên quan với phương pháp CTC và phương pháp truyền thống.
5. Thuật ngữ chung
5.1. Bộ phận của lô
Số lượng kiện hàng nhất định thường là bội số của 20, chè được chế biến cùng loại, cùng hạng và cùng ghi trong hoá đơn.
5.2. Cùng cấp loại
Một lô chè khô có cùng cỡ được xác định trong khi chế biến.
5.3. Hoá đơn
Bản danh mục gồm các loại, số kiện chè thường là bội số của 20, được đóng gói khi sản xuất chè. Trong một hoá đơn có thể có nhiều loại.
5.4 Nhãn
Các loại chè được bán ra phải có tên của nơi trồng.
5.5 Ngoại lệ
Những loại chè bị hoá chua, phát hiện có nhiều nấm mốc.
5.6 Mẫu
Chè người mua lấy ra để làm mẫu so sánh chất lượng của chè với mẫu xuất khẩu.
5.7 Mẫu người mua
50 gam chè dành cho người mua chè, dùng để so sánh với mẫu “kiện”.
5.8 Mẫu xuất khẩu
Mẫu chuẩn để đưa cho người mua hàng (mẫu chào hàng) như là mẫu đại diện của các loại chè định xuất khẩu.
PHỤ LỤC
CỦA TCVN 5087 – 90
Các loại chè đen
A1. Chè nhánh
TGFOP – Chè cánh đặc biệt hoa ánh vàng màu da cam
TGBOP – Chè cánh đặc biệt tuyết vàng màu da cam
GFOP – Chè cánh đặc biệt màu da cam hoa ánh vàng
FOP – Chè cánh đặc biệt hoa vàng da cam
OP – Chè cánh đặc biệt vàng da cam
FP – Chè cánh đặc biệt hoa
P – Chè cánh đặc biệt
A2. Chè mảnh
TGFBOP – Chè mảnh đặc biệt hoa ánh tuyết vàng da cam
TGBOP – Chè mảnh đặc biệt ánh tuyết vàng da cam
GFBOP – Chè mảnh đặc biệt hoa ánh vàng da cam
TBOP – Chè mảnh đặc biệt tuyết vàng da cam
GBOP – Chè mảnh đặc biệt ánh vàng da cam
FBOP – Chè mảnh đặc biệt hoa vàng da cam
BOP – Chè mảnh đặc biệt vàng da cam
BP – Chè mảnh đặc biệt
BPS – Chè mảnh thô
PS – Chè cánh thô
S – Chè thô
BM – Chè mảnh hỗn hợp
BT – Chè gẫy
A3. Fanin (chè vụn)
TGOF – Chè vụn ánh tuyết vàng da cam
GOF – Chè vụn vàng da cam
FBOPF- Chè vụn đặc biệt hoa vàng
BOPP – Chè vụn đặc biệt vàng
FOF – Chè vụn hoa vàng da cam
OF – Chè vụn vàng da cam
OPP – Chè vụn đặc biệt vàng da cam
PF – Chè vụn đặc biệt.
FF – Chè vụn hoa
F – Chè vụn
BMF – Chè vụn gẫy hỗn hợp
A4. Dust
BOPD – Dust đặc biệt vàng da cam gẫy vụn
PD – Dust đặc biệt
D – Dust
FD – Dust mịn (đẹp)
CD – Churamon Dust
RD – Dust tơ