Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5286:1990 về trâu bò giống hướng thịt và cày kéo – Phương pháp phân cấp chất lượng
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5286:1990
TRÂU BÒ GIỐNG HƯỚNG THỊT VÀ CÀY KÉO
PHƯƠNG PHÁP PHÂN CẤP CHẤT LƯỢNG
Draught and breef breeding cattle
Method for quality assessment
Tiêu chuẩn này thay thế TVCN 1649-75 ở những điều có liên quan đến trâu bò giống không khai thác sữa.
Tiêu chuẩn này áp dụng để phân cấp chất lượng trâu bò (đực và cái) dùng làm giống không khai thác sữa từ khi cai sữa đến khi trưởng thành.
1. Quy định chung
1.1. Phân cấp chất lượng từng cá thể nuôi làm giống dựa trên các tính trạng ngoại hình thể chất, khối lượng cơ thể, khả năng sinh sản và yếu tố huyết thống (cấp chất lượng của bố và mẹ). Trên cơ sở đó đánh giá chất lượng để phân cấp chất lượng cho từng con giống trong đàn trâu bò.
1.2 Phân cấp chất lượng trâu bò giống hướng thịt và cày kéo, theo 3 cấp: đặc cấp, cấp I, cấp II, lấy cấp I làm cấp trung bình.
1.3. Trâu bò đang mắc các bệnh truyền nhiễm, không đưa vào phân cấp chất lượng.
1.4. Chỉ đưa vào phân cấp chất lượng trâu bò đực và cái có khả năng sinh sản bình thường, từ trung bình trở lên theo quy định của giống.
1.5. Hàng năm, phân cấp chất lượng đàn trâu bò vào tháng 8-9-10, vào buổi sáng
2. Chuẩn bị phân cấp chất lượng
2.1. Tổ chức hội đồng phân cấp chất lượng
2.1.1. ở các trung tâm, nông trường giống trâu bò của Nhà nước, Hội đồng phân cấp chất lượng gồm:
– Lãnh đạo đơn vị;
– Cán bộ kỹ thuật chuyên về giống của đơn vị;
– Cán bộ thú y của đơn vị;
– Chuyên viên kỹ thuật về giống trâu bò của cơ quan quản lý cấp trên.
2.1.2. ở các xã trong vùng giống trâu bò, hội đồng phân cấp chất lượng gồm:
– Cán bộ kỹ thuật chuyên về giống trâu bò của tỉnh hoặc huyện trực tiếp chỉ đạo vùng giống đó;
– Trưởng ban chăn nuôi thú y;
– Một người chăn nuôi trâu bò giỏi.
2.2. Hội đồng phân cấp chất lượng có trách nhiệm tiến hành công tác phân cấp chất lượng đàn trâu bò giống của đơn vị mình vào thời điểm quy định hàng năm, tổng hợp và báo cáo kết quả lên cơ quan chủ quản cấp trên.
2.3. Chuẩn bị đàn trâu bò để phân cấp
2.3.1. Kiểm tra phiếu lý lịch và bệnh lịch từng con.
2.3.2. Kiểm tra số hiệu hành chính và số hiệu đánh dấu (số tai) của đàn trâu bò, trường hợp mất sổ hoặc sổ không rõ phải đánh số lại và ghi chú rõ ràng.
2.3.3. Lập lịch phân cấp từng đàn, từng chuồng.
2.4. Chuẩn bị các phương tiện để phân cấp: Chuẩn bị cân (với độ chính xác ± 200 gam), biểu mẫu ghi chép, địa điểm.
2.5. Bố trí công nhân giúp việc theo lịch phân cấp chất lượng từng đàn trâu bò.
3. Phân cấp theo ngoại hình thể chất.
3.1. Phân cấp ngoại hình thể chất trâu bò theo phương pháp xem xét toàn thân và chia bộ phận cơ thể để cho điểm từng bộ phận theo thang điểm tối đa là 5. Tuỳ theo khuyết nhược điểm mà trừ bớt điểm.
3.2. Điểm của từng bộ phận được nhân với hệ số quy định cho hướng – giống và giới tính. Tổng số điểm của các bộ phận sau khi đã nhân với hệ số là điểm phân cấp ngoại hình.
3.3. Các bộ phận được chia trên cơ thể trâu bò, điểm tối đa và hệ số cho từng bộ phận được quy định theo bảng 1.
Bảng 1
Bộ phận |
Điểm cao nhất |
Hệ số |
Điểm cao nhất theo hệ số |
||
Đực |
Cái |
Đực |
Cái |
||
1. Toàn thân |
5 |
5 |
5 |
25 |
25 |
2. Phần trước (đầu và cổ) |
5 |
1 |
1 |
5 |
5 |
3. Phần giữa (vai, ngực, lưng, bụng, hông) |
5 |
5 |
4 |
25 |
20 |
4. Phần sau (mông, vú, hoặc dịch hoàn) |
5 |
4 |
5 |
20 |
25 |
5. Bốn chân |
5 |
5 |
5 |
25 |
25 |
Cộng tổng số điểm tối đa |
5 |
5 |
5 |
25 |
25 |
3.4. Tiêu chuẩn để cho điểm cao nhất từng bộ phận hướng dẫn ở mục 1 của phụ lục kèm theo
3.5. Sau khi xem xét từng bộ phận, các thành viên trong hội đồng bàn bạc và thống nhất cho điểm từng bộ phận.
3.6. Áp dụng hệ thống 100 điểm để phân cấp ngoại hình thể chất của trâu bò giống hướng thịt và cày kéo theo quy định ở bảng 2.
Thang điểm phân cấp ngoại hình thể chất
Bảng 2
Cấp ngoại hình thể chất |
Điểm ngoại hình thể chất |
|
– Đặc cấp (ĐC) |
Từ 85 điểm trở lên |
Từ 80 điểm trở lên |
– Cấp I (CI) |
70-84 điểm |
65- 79 điểm |
– Cấp II (CII) |
55-69 điểm |
50-64 điểm |
Ghi chú: Đực giống có điểm ngoại hình dưới 55 điểm, cái giống dưới 50 điểm không dùng làm giống.
3.7. Phân cấp ngoại hình thể chất trâu bò cái giống ở các lứa đẻ 1, 2 và 3. Thời gian phân cấp là sau khi đẻ 2 tháng. Cấp ngoại hình thể chất ở lứa đẻ 3 coi như là cấp ngoại hình thể chất các lứa đẻ sau đó.
Đực giống mỗi năm phân cấp một lần từ tuổi đưa vào sử dụng cho đến khi bò đực 5 tuổi, trâu đực 6 tuổi. Bê nghé phân cấp ngoại hình thể chất, trường hợp ngoại lệ khi có bê nghé nào có ngoại hình (màu sắc, hình dáng…) quá sai khác với ngoại hình đặc trưng của giống đã quy định, bê nghé đó sẽ bị loại, không dùng để làm giống.
4. Phân cấp theo khối lượng cơ thể
4.1. Xác định khối lượng cơ thể bê nghé, trâu bò bằng cân (cân treo 100kg, cân bàn loại 500 kg và cân đại gia súc loại 1500 kg)- khối lượng trâu bò được tính bằng kilôgam.
Cân trâu bò bê nghé vào buổi sáng trước khi cho ăn uống hoặc chăn thả. Riêng bê nghé sơ sinh cân trước khi cho bú sữa đầu và sau khi đã lau khô lông da.
4.2. Trường hợp không có cân đại gia súc có thể dùng công thức để tính khối lượng trâu bò trưởng thành. (Mục 2 của phụ lục kèm theo)
4.3. Xác định khối lượng cơ thể trâu bò ở các lứa tuổi sơ sinh, 6 tháng (cai sữa) 12 tháng, 18 tháng và 2, 3, 4, 5, 6 tuổi. Đối với trâu bò cái sinh sản xác định khối lượng cơ thể sau khi đẻ 2 tháng ở các lứa đẻ 1, 2, 3.
4.4. Phân cấp khối lượng cơ thể theo tiêu chuẩn tương ứng với lứa tuổi và phân giống.
5. Phân cấp theo khả năng sinh sản
5.1. Trâu bò cái sinh sản đưa vào phân cấp chất lượng phải có bộ máy sinh dục phát triển bình thường, có khả năng sinh sản từ trung bình trở lên theo quy định của giống.
5.2. Phân cấp khả năng sinh sản của trâu bò cái, dựa trên cơ sở khối lượng bê nghé lúc 6 tháng tuổi và khoảng cách lứa đẻ
5.3. Khối lượng bê nghé lúc 6 tháng tuổi (tuổi cai sữa) tính bằng kg. Khoảng cách bình quân giữa các lứa đẻ tính theo tháng, cấp chất lượng giữa khối lượng bê nghé 6 tháng tuổi và khoảng cách lứa đẻ (phương pháp toạ độ xuống gốc) là cấp khả năng sinh sản của trâu bò cái.
6. Phân cấp theo huyết thống
6.1. Đối với trâu bò đực giống ngoài việc ngoại hình thể chất, khối lượng cơ thể phải phân cấp huyết thống dựa trên cấp của bố, mẹ (áp dụng phương pháp toạ độ vuông góc để tính). Cấp của bố và mẹ dùng để tính là cấp của bố, mẹ trong lần phân cấp chất lượng sau cùng đã có sẵn khi phân cấp chất lượng trâu bò giống.
6.2. Đối với bê nghé giống, ngoài xác định khối lượng cơ thể phải phân cấp huyết thống dựa trên cấp của bố và mẹ (áp dụng phương pháp toạ độ vuông góc)
7. Phân cấp chất lượng trâu bò giống
7.1. Phương pháp phân cấp:
7.1.1. Nếu đối tượng gia súc được phân cấp theo 3 tính trạng thì cấp sơ bộ giữa hai tính trạng không đặc trưng trước sau đó phân cấp chất lượng dựa trên phân cấp sơ bộ và tính trạng đặc trưng cho năng suất của giống và hướng sản xuất.
7.1.2. Với đối tượng gia súc chỉ phân cấp theo 2 tính trạng (như bê, nghé) thì phân cấp chất lượng ngay trên cơ sở của hai tính trạng đó.
7.1.3. Dùng phương pháp toạ độ vuông góc để phân cấp sơ bộ và phân cấp chất lượng.
7.2. Trình tự phân cấp giữa các tính trạng
7.2.1. Đối với trâu bò cái giống: Phân cấp theo các tính trạng ngoại hình thể chất khối lượng cơ thể và khả năng sinh sản trình tự phân cấp như sau:
– Phân cấp sơ bộ dựa trên cấp ngoại hình thể chất và cấp khối lượng
– Phân cấp chất lượng dựa trên phân cấp sơ bộ và cấp khả năng sinh sản
Cấp chất lượng của trâu bò cái được quy định ở bảng 3 và bảng 4
Phân cấp sơ bộ giữa cấp ngoại hình thể chất và cấp khối lượng
Bảng 3
Cấp khối lượng |
Cấp ngoại hình thể chất |
||
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp II |
|
Cấp sơ bộ |
|||
Đặc cấp |
Đặc cấp |
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp I |
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp I |
Cấp II |
Cấp I |
Cấp I |
Cấp II |
Cấp chất lượng cho trâu bò cái giống
Bảng 4
Cấp sơ bộ |
Cấp sinh sản |
||
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp II |
|
Cấp chất lượng |
|||
Đặc cấp |
Đặc cấp |
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp I |
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp I |
Cấp II |
Cấp I |
Cấp I |
Cấp II |
7.2.2 Đối với trâu bò đực giống: Phân cấp theo các tính trạng ngoại hình thể chất, khối lượng cơ thể và huyết thống (bố, mẹ) trình tự phân cấp như sau:
– Phân cấp sơ bộ dựa trên cấp ngoại hình thể chất và cấp khối lượng
– Phân cấp chất lượng dựa trên phân cấp sơ bộ và cấp huyết thống, được quy định ở bảng 5 và bảng 6
Cấp chất lượng cho trâu bò đực giống
Bảng 5
Cấp sơ bộ |
Cấp huyết thống |
||
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp II |
|
Cấp chất lượng |
|||
Đặc cấp |
Đặc cấp |
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp I |
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp I |
Cấp II |
Cấp I |
Cấp I |
Cấp II |
Trường hợp trâu bò đực không xác định được huyết thống (bố, mẹ) thì cấp chất lượng dựa trên cấp ngoại hình thể chất và cấp khối lượng đã được quy định ở bảng 3
7.2.3. Đối với bê nghé:
Phân cấp theo khối lượng cơ thể và huyết thống được quy định ở bảng 6.
Bảng 6
Cấp sơ bộ |
Cấp huyết thống |
||
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp II |
|
Cấp chất lượng |
|||
Đặc cấp |
Đặc cấp |
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp I |
Đặc cấp |
Cấp I |
Cấp I |
Cấp II |
Cấp I |
Cấp I |
Cấp II |
7.3. Cấp ghi vào sổ đăng ký giống là cấp được xếp trong phân cấp sau cùng.
7.4. Việc điều chỉnh cấp chất lượng của trâu bò đực giống được thực hiện thông qua việc phân cấp chất lượng hàng năm, bò đến 5 tuổi, trâu đến 6 tuổi, tuỳ thuộc sự thay đổi về:
– Khối lượng
– Ngoại hình thể chất
– Huyết thống (cấp của bố, mẹ được nâng lên hay giảm xuống)
7.5. Điều chỉnh cấp chất lượng của trâu bò cái thực hiện thông qua việc phân cấp chất lượng hàng năm, tuỳ thuộc vào sự thay đổi về:
– Ngoại hình thể chất ( chỉ giám định đến lứa đẻ3)
– Khối lượng
– Khả năng sinh sản.
PHỤ LỤC
1. Hướng dẫn cho điểm cao nhất (5 điểm) cho từng bộ phận khi phân cấp ngoại hình thể chất trâu bò giống không vắt sữa
Bộ phận |
Tiêu chuẩn đạt 5 điểm |
|
Đối với trâu bò đực giống |
Đối với trâu bò cái giống |
|
1. Toàn thân |
Tầm vóc lớn, thể chất chắc chắn, cân đối, màu sắc đặc trưng của giống, tính nhanh nhẹn thể hiện đặc điểm giới tính, phần trước phát triển, phần sau chắc gọn |
Tầm vóc lớn, thể chất khoẻ mạnh, màu sắc đặc trưng của giống, da mỏng, lông mượt, phần thân sau phát triển hơn thân trước, tính tình hiền hậu |
2. Phần trước |
Đầu to, trán rộng, cổ đầy vạm vỡ, đầu và cổ kết hợp chặt chẽ cân đối, mắt sáng |
Đầu thanh, nhẹ, mắt sáng, cổ thanh, dài vừa phải, đầu cổ kết hợp cân đối |
3. Phần giữa |
Ngực nở, cổ vai kết hợp cân đối, lưng rộng, thẳng, bụng gọn nhỏ |
Ngực sâu rộng, vai kết hợp tốt với cổ, lưng thẳng, hông dài rộng, bụng to vừa phải. |
4. Phần sau |
Mông nở, bằng phẳng dài rộng, gốc đuôi to, dịch hoàn đủ và cân đối |
Mông nở rộng, phẳng, dốc ít, vú cân đối, da vú mỏng, đàn hồi, 4 núm vú dài đều, tĩnh mạch vú nổi rõ |
2. Công thức tính khối lượng trâu bò trong trường hợp không có cân đại gia súc
+ Khối lượng trâu = 88,4 x a2 x b
+ Khối lượng bò = 90,0 x a2 x b
Ghi chú:
– Khối lượng trâu bò tính theo kilôgam (kg);
– 88,4 và 90,0 là các hệ số;
– a là vòng ngực trâu hoặc bò, đo sát ngay sau xương bả vai, đơn vị tính bằng mét;
– b là dài thân chéo trâu bò, đo từ mỏm trước xương bả vai đến mỏm sau xương ngồi, đơn vị tính bằng mét.
– a và b được đo 3 lần, lấy trung bình cộng giữa 3 lần. Sai số cho phép giữa các lần đo là ± 2%.