Tiêu chuẩn ngành 10TCN301:1997

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN301:1997
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 301:1997 về phân tích phân bón – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu – Yêu cầu kỹ thuật


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 301:1997

PHÂN TÍCH PHÂN BÓN

 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU

(YÊU CẦU KỸ THUẬT)

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu cho các loại phân bón thể rắn để kiểm nghiệm chất lượng trong phòng thí nghiệm.

2. Nguyên tắc:

 Lấy mẫu là khâu có ý nghĩa quyết định độ chính xác của công việc phân tích. Mẫu trung bình phải đại diện được tính chất của khối lượng sản phẩm trong phạm vi lô mẫu chung và được xử lý, bảo quản đúng quy cách, không làm thay đổi hàm lượng cần kiểm nghiệm của sản phẩm.

3. Các thuật ngữ:

3.1. Lô mẫu chung là số lượng sản phẩm cùng một loại được xác định để lấy một mẫu chung làm đại diện.

3.2. Mẫu ban đầu là mẫu lấy đầu tiên trên một đơn vị bao gói hay tại một vị trí của khối sản phẩm để rời.

3.3. Mẫu chung hay mẫu hỗn hợp là sản phẩm gộp tất cả các mẫu ban đầu thuộc phạm vi lô mẫu chung.

3.4. Mẫu trung bình là mẫu được chuẩn bị từ mẫu chung, trộn đều và tách dần theo nguyên tắc đường chéo góc đến một khối lượng quy định.

3.5. Mẫu trung bình thí nghiệm là mẫu được chuẩn bị từ mẫu trung bình đáp ứng được các yêu cầu của công tác phân tích trong phòng thí nghiệm.

4. Thiết bị và dụng cụ:

4.1. ống thăm mẫu có thể kéo dài để xuyên hết đường kính bao hoặc độ sâu của đống sản phẩm. Đường kính rãnh ống thăm phải tối thiểu gấp 3 lần đường kính phổ biến của hạt hoặc viên sản phẩm.

4.2. Bao và bình đựng mẫu sạch, khô, kín.

4.3. Rây cỡ lỗ 0,5mm (hoặc cỡ số tương đương) làm bằng kim loại không rỉ hoặc bằng nhựa.

4.4. Chày, cối tán bằng sứ hoặc máy nghiền chuyên dụng.

5. Phương pháp lấy mẫu:

5.1. Mẫu ban đầu:

5.1.1. Các mẫu ban đầu phải được lấy ngẫu nhiên đại diện cho các vị trí trên, dưới, giữa, trong, ngoài. Tránh các bao hoặc vị trí đặc thù (như bao bị rách, vị trí sản phẩm bị ẩm…)

5.1.2. Số lượng tối thiểu mẫu ban đầu lấy cho một lô mẫu chung là 5 mẫu, khối lượng mỗi mẫu tối thiểu là 200g.

* Các trường hợp cỡ hạt lớn, độ đồng đều cỡ hạt thấp, hàm lượng thành phần xác định nhỏ cần thiết phải tăng số mẫu ban đầu và khối lượng của mẫu ban đầu.

** Nếu khối lượng bao sản phẩm nhỏ hơn khối lượng tối thiểu mẫu ban đầu thì lấy toàn bộ khối lượng sản phẩm của 1 bao làm 1 mẫu ban đầu.

5.2. Mẫu chung:

5.2.1. Khối lượng tối đa quy định cho một lô mẫu chung là 100 bao cho sản phẩm đóng bao và 10 tấn cho sản phẩm đề rời.

5.2.2. Khối lượng tối thiểu của mẫu chung là 1000g. Trường hợp chưa đủ cần lấy thêm mẫu ban đầu cho đủ khối lượng.

5.3. Mẫu trung bình:

5.3.1. Sau khi có mẫu chung cần tiến hành lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc đường chéo góc, trộn đều và loại bỏ dần cho đến khi được mẫu trung bình đồng nhất có khối lượng tối thiểu là 500g.

5.3.2. Mẫu trung bình được đóng thành 2 mẫu như nhau, mỗi mẫu 250g đựng trong bình hoặc túi sạch, khô, kín có nhãn ghi các ký hiệu và các yêu cầu cần thiết. Bảo quản mẫu nơi khô mát, sạch (một mẫu gửi phòng thí nghiệm, một mẫu lưu)

6. Chuẩn bị mẫu trong phòng thí nghiệm để phân tích:

6.1. Nghiền nhanh toàn bộ mẫu và rây nhanh qua rây có cỡ lỗ 0,5mm. Nghiền hết toàn bộ và rây qua rây 0,5mm.

6.2. Trộn nhanh thật kỹ càng (hàng chục lần theo đủ các phía). Tiến hành lấy mẫu trung bình thí nghiệm như 5.3.1. Cho đến khi còn lại khối lượng khoảng 100g. Cho mẫu vào bình khô, sạch, kín. Dán nhãn có ghi kí hiệu như 5.3.2.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *