Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10TCN 295:1997 về máy nông nghiệp – Phay đất – Phương pháp thử
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 295:1997
MÁY NÔNG NGHIỆP
PHAY ĐẤT – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Agricultural machines
Rotary Tillers – Test method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các yêu cầu kỹ thuật và an toàn đối với các loại phay đất dùng trong nông nghiệp phù hợp với 10TCN 294-97 (Máy nông nghiệp – Phay đất – Yêu cầu kỹ thuật chung).
2. Lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu thử theo quy định ở điều 2.2 của 10TCN 294-97 Máy nông nghiệp – Phay đất – Yêu cầu kỹ thuật chung.
3. Tiến hành thử
3.1. Kiểm tra các yêu cầu về kết cấu và an toàn:
3.1.1. Kiểm tra tính đồng bộ các thông số cơ bản của phay đất bằng quan sát, thống kê, đo đạc đối chiếu với hồ sơ kỹ thuật của đơn vị thiết kế chế tạo. Thành lập bảng đặc tính kỹ thuật của phay đất. Kết quả ghi vào bảng 1.
3.1.2. Chất lượng bề mặt, độ chính xác ren và biện pháp phòng sự nới lỏng của các mối ghép ren được kiểm tra bằng mắt thường hoặc bằng dụng cụ đo ren hay bằng chìa vặn đo lực.
3.1.3. Chất lượng bề mặt của mối hàn được kiểm tra bằng mắt thường.
3.1.4. Chất lượng chế tạo các bộ phận truyền động của phay đất (các đăng, bánh răng và đĩa xích) và của dao phay: trước hết phải được kiểm tra, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp, sau đó tiến hành đo đạc so sánh với các mẫu chuẩn hoặc những quy định kỹ thuật và trong trường hợp cần thiết thì đưa kiểm tra ở trong phòng thí nghiệm về vật liệu. Thí dụ: kiểm tra vết nứt bằng phương pháp từ tính.
3.1.5. Đánh giá khả năng tự mài sắc trong quá trình làm việc của dao phay trước và sau khi phay đất đã làm việc có tải 25 ha phay một lượt ứng với một mét bề rộng làm việc của phay đất.
3.1.6. Đánh giá kết cấu của phay đất theo yêu cầu quy định của TCN 294-97. Máy nông nghiệp – Phay đất – Yêu cầu kỹ thuật chung, được thực hiện như sau:
Trước hết liên hợp phay với máy kéo, thực hiện các điều chỉnh cân bằng theo đúng hướng dẫn sử dụng.
3.1.6.1. Sử dụng cơ cấu điều khiển thuỷ lực hạ nhẹ phay lên trên một mặt bê tông phẳng. Thực hiện điều chỉnh thay đổi độ sâu phay lần lượt từ 0 đến độ sâu phay lớn nhất. Theo dõi nhận xét mức độ nhẹ nhàng, thuận tiện khi thực hiện điều chỉnh.
3.1.6.2. Điều chỉnh thuỷ lực nâng phay lên khỏi mặt nền 20 cm tính từ điểm thấp nhất của phay đất. Dùng tay quay trống phay để kiểm tra mức độ quay trơn và khả năng có thể vướng kẹt của các bộ phận máy khi làm việc.
3.1.6.3. Gài truyền động từ máy kéo, cho phay quay không tải, lần lượt điều khiển thay đổi cấp tốc độ quay từ thấp đến cao. Quan sát, lắng nghe và đánh giá mức độ quay trơn, ổn định, rung động, tiếng ồn…
3.1.6.4. Nâng phay lên vị trí cao nhất. Đo khoảng cách đất an toàn khi vận chuyển.
3.1.6.5. Cho phay làm việc quá tải tức thời (phay sâu trên đất nặng) để kiểm tra tác dụng của bộ phận an toàn tự ngắt khi quá tải.
Chú ý: để đảm bảo an toàn không nên kéo dài phép thử này.
3.1.7. Đánh giá chất lượng sơn và các lớp chống gỉ bằng mắt thường và tiếp tục theo dõi đánh giá trong suốt quá trình làm việc ở ruộng khô và ruộng nước,…
3.1.8. Cân và đo kích thước ban đầu của những chi tiết chịu mài mòn nhiều trong quá trình làm việc như dao phay, bánh răng, xích truyền động.v.v…
3.2. Đánh giá chất lượng làm đất của phay:
3.2.1. Điều kiện thử
3.2.1.1. Phay đất phải được thử trong những điều kiện phù hợp với các tính năng kỹ thuật được đặt ra khi thiết kế.
3.2.1.2. Việc sử dụng và chăm sóc kỹ thuật cho phay đất trong quá trình thử phải theo đúng những quy định của ngành chế tạo máy.
3.2.1.3. Ruộng để thử phải đạt yêu cầu sau:
a/ Cùng một loại đất và đồng đều về tình trạng đất. Mức chênh lệch về độ ẩm, độ cứng của đất không vượt quá 10%.
* Đối với ruộng khô: đất thịt trung bình có độ ẩm thích hợp từ 25 đến 27%;
* Đối với ruộng nước: đất liền bùn, mức nước từ 10¸15 cm. Độ cứng của nền ³ 50N/cm2 (5 kg/cm2).
b/ Ruộng phải bằng phẳng ít lồi lõm, lớp cỏ dại hoặc lớp rạ ở bề mặt ruộng phải đồng đều và có mật độ trung bình, chiều dài không quá 25 cm.
c/ Kích thước của phần ruộng để đo các chỉ tiêu (không tính dải quay máy) như sau:
* Chiều dài 30m với tốc độ máy kéo khi phay £ 1 m/s;
* Chiều dài 50m với tốc độ máy kéo khi phay > 1 m/s;
* Chiều rộng đủ để thực hiện các công việc: phay thử, đánh giá chất lượng làm đất, đánh giá năng lượng.
3.2.1.4. Đánh giá chất lượng làm việc của phay đất trong điều kiện thí nghiệm được thực hiện với quy trình phay trực tiếp một lượt trên đất chưa cày ở độ sâu theo yêu cầu nông học và số truyền làm việc hợp lý nhất của máy kéo theo quy định của đơn vị thiết kế chế tạo.
3.2.1.5. Mọi chế độ thử được thực hiện ít nhất bằng hai đường phay theo mỗi hướng xuôi và ngược.
3.2.1.6. Lấy mẫu để xác định những đặc điểm của ruộng thí nghiệm ở 5 vị trí phân bố đều theo hai đường chéo ruộng thí nghiệm.
3.2.1.7. Đo độ sâu phay, độ nhỏ của đất, độ vùi lấp cỏ dại được thực hiện 5 lần nhắc lại phân bố trên đường phay theo hai hướng xuôi và ngược.
* Đo bề rộng làm việc của phay đất tại vị trí các cọc ngắn cắm trên ruộng theo sơ đồ quy định;
* Đo độ nhuyễn của đất từ 15 đến 20 điểm phân bố đều trên ruộng thí nghiệm.
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ đo: theo quy định ở phụ lục 1.
3.2.3. Chuẩn bị thử:
3.2.3.1. Bố trí ruộng thí nghiệm theo sơ đồ ở phụ lục 2.
3.2.3.2. Tất cả các thiết bị và dụng cụ đo phải được kiểm tra hiệu chỉnh trước khi thử.
3.2.3.3. Xác định các đặc điểm ruộng thí nghiệm bao gồm:
a/ Đối với ruộng khô:
* Loại đất và thành phần cơ giới;
* Độ cứng của đất, N/m2;
* Độ ẩm của đất, %;
* Độ cỏ dại, gốc rạ, kg/m2;
* Chiều dài cỏ dại, gốc rạ, cm.
b/ Đối với ruộng nước:
* Loại đất và thành phần cơ giới;
* Độ cứng của nền, N/m2;
* Độ cỏ dại, gốc rạ kg/m2;
* Mức nước, mức bùn, cm;
* Chiều dài cỏ dại, gốc rạ, cm.
Cách xác định cụ thể tiến hành theo 10TCN 168-92 (Máy nông nghiệp – Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá nông học).
3.2.3.4. Tiến hành phay ở trên nền ruộng dành riêng để phay thử. Trong quá trình phay phải theo dõi kiểm tra thực hiện những điều chỉnh đảm bảo sao cho phay làm việc ổn định ở chế độ thử.
3.2.4. Tiến hành thử:
Tiến hành thử theo các điều kiện quy định ở điều 3.2.1.
3.2.4.1. Sau khi phay một lượt với độ sâu trung bình 7 cm: đánh giá chung mức độ phay đều và san phẳng mặt ruộng bằng mắt thường;
Tiến hành đo độ sâu phay và bề rộng làm việc của phay đất. Cách đo theo TCVN 4373-86.
3.2.4.2. Xác định độ nhỏ của đất ở ruộng khô và độ vùi lấp cỏ rạ theo TCN 168-92;
Quan sát xác định mức độ băm đứt hết và vùi lấp cỏ dại bằng mắt thường.
3.2.4.3. Xác định độ nhuyễn của đất ở ruộng nước sau khi phay hai lần bằng cách dùng một dụng cụ đo chuyên dùng (phụ lục 3 của tiêu chuẩn này) thả cho rơi tự do theo phương thẳng đứng từ độ cao cách mặt ruộng 100 cm. Tiến hành đo độ cắm sâu của đầu đo vào đất.
3.2.4.4. Chụp ảnh phay đất đang làm việc, mặt ruộng trước và sau khi phay.
3.3. Xác định chi phí năng lượng:
Đo chi phí năng lượng cho phay đất được thực hiện khi phay lần một trên đất chưa cày: dùng mô men kế điện đo mô men xoắn trục các đăng truyền lực từ trục trích công suất của máy kéo đến phay. Cách xác định cụ thể theo 10TCN 169-92 (Máy kéo nông nghiệp – Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá chi phí năng lượng). Kết quả ghi vào bảng 5.
3.4. Đánh giá độ tin cậy và độ bền
3.4.1. Việc đánh giá độ tin cậy và độ bền của phay đất được tiến hành trong điều kiện sản xuất đồng thời với đánh giá công nghệ sử dụng và thực hiện việc giám định kỹ thuật trong khi thử và giám định kỹ thuật kết luận.
Yêu cầu phải theo dõi chung phay đất làm việc trong sản xuất đại trà với diện tích phay ít nhất là 50 ha phay lần một ứng với 1 m bề rộng làm việc của phay đất (quy ước 1 ha phay lần 2 tính bằng 0,6 ha phay lần 1) và theo dõi kiểm tra chi tiết từ 3¸5 ngày làm việc ở các thời điểm khác nhau ở mỗi vụ. Yêu cầu thời gian làm việc thực tế trên đồng mỗi ngày ít nhất là 6 giờ.
3.4.2. Khi thử phải thực hiện đúng quy định ở các điều 3.2.1.1 và 3.2.1.2.
3.4.3. Cách tiến hành theo dõi kiểm tra ngày làm việc của phay đất và theo dõi trong đại trà sản xuất thì thực hiện theo TCVN 1773-91.
Việc kiểm tra kỹ thuật trong quá trình thử và thẩm tra kỹ thuật kết luận đối với phay đất thì thực hiện theo 10TCN 170-92 (Máy kéo máy nông nghiệp – Phương pháp giám định kỹ thuật). Các kết quả theo dõi và tổng hợp ghi vào bảng 3, 6, 7 và 8.
4. Các công thức tính toán
4.1. Các chỉ tiêu chất lượng làm việc theo yêu cầu nông học:
4.1.1. Công thức tính độ sâu phay trung bình và bề rộng làm việc trung bình của phay đất theo TCVN 4373-86.
4.1.2. Công thức tính độ vùi lấp cỏ rạ và độ nhỏ của phay đất theo 10TCN 168-92.
4.1.3. Độ nhuyễn của đất – độ cắm sâu trung bình của dụng cụ đo vào đất (h), cm.
Trong đó: hi – độ cắm sâu của dụng cụ đo vào đất tại điểm đo i, cm ;
n – số điểm đo.
4.2. Các chỉ tiêu động học và chi phí năng lượng:
4.2.1. Tốc độ làm việc của liên hợp máy (v), km/h.
Bảng 1
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
Phay đất: (nhãn hiệu, kiểu,…)………………………………………………………
Cơ sở chế tạo:……………………………………………………………………….
Năm sản xuất:……………………………………………………………………….
Địa điểm và thời gian thử:…………………………………………………………..
TT |
Danh mục các chỉ tiêu |
Số liệu |
|
Thiết kế, chế tạo |
Thực tế kiểm tra |
||
1
2 3 4
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 |
Kích thước chung của phay đất, mm: * Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao Khối lượng cấu tạo của phay đất, kg Khối lượng sử dụng của phay đất, kg Đường kính, mm * Trống phay * Đĩa lắp dao Số lượng đĩa lắp dao Số lưỡi dao Số dao trên mặt phẳng dọc Dạng dao Cách bố trí dao Độ phay sâu, mm Kết cấu truyền động (bánh răng, xích,…) Tốc độ quay của trục trống phay, vg/ph Liên hợp với động lực (nhãn hiệu máy kéo) Công suất yêu cầu cho phay làm việc, kW Tốc độ làm việc của liên hợp máy, km/h Năng suất phay trung bình, ha/h |
|
|
Bảng 2
ĐO XÁC ĐỊNH ĐỘ MÒN CỦA CÁC CHI TIẾT
Phay đất: (nhãn hiệu, kiểu,…)………………………………………………………
Cơ sở thiết kế chế tạo:………………………………………………………………
Địa điểm và thời gian thử:…………………………………………………………..
Chi tiết đã làm việc, ha:……………………………………………………………..
Tên chi tiết và sơ đồ đo |
Thời điểm đo |
Vị trí đo |
Kích thước (mm) hoặc góc đo (độ) |
Khối lượng (kg) |
|||
a1 |
a2 |
a3 |
a4 |
||||
|
Trước khi thử |
I-I II-II |
|
|
|
|
|
|
Sau khi thử |
I-I II-II |
|
|
|
|
|
|
Hao mòn |
|
|
|
|
|
|
Bảng 3
TỔNG HỢP NHỮNG CHI TIẾT HƯ HỎNG PHẢI SỬA CHỮA HOẶC THAY THẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỬ
Phay đất: (nhãn hiệu)……………………………………………………………….
Ngày tháng |
Tên chi tiết máy |
Khối lượng công việc đã làm được (ha) |
Đặc điểm sai lệch hoặc hư hỏng |
Nguyên nhân hư hỏng |
Biện pháp khắc phục |
Số lần hư hỏng |
Thời gian để khắc phục (h) |
Nhóm phức tạp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LÀM VIỆC
Phay đất: (nhãn hiệu, kiểu…)……………………………………………………….
Danh mục các chỉ tiêu |
Trị số |
1) Đặc điểm điều kiện thử – Ngày… tháng – Địa điểm thử – Cơ sở thiết kế chế tạo – Liên hợp với máy kéo (nhãn hiệu) – Loại đất và thành phần cơ giới – Địa hình – Độ ẩm của đất ở các lớp đất, %: 0 ¸ 5 cm 5 ¸ 10 cm 10 ¸ 20 cm – Độ chặt của đất ở các lớp đất, N/m2 0 ¸ 10 cm 10 ¸ 20 cm – Mức nước, cm – Mức bùn, cm – Độ cứng của nền ruộng, N/m2 – Độ cỏ rạ, kg/ha – Chiều cao cỏ rạ, cm 2) Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng làm việc – Tốc độ làm việc của phay đất, km/h – Độ sâu phay trung bình, cm – Độ lệch trung bình – Hệ số biến động, % – Bề rộng làm việc trung bình, cm – Độ vùi lấp cỏ rạ, % – Mức độ bằng phẳng của mặt đất phay – Độ nhỏ của đất (theo kích thước của thỏi đất), % dmax £ 3 cm dmax > 5 cm – Độ nhuyễn – Độ cắm sâu trung bình của dụng cụ đo vào đất, cm |
|
Bảng 5
TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ NĂNG LƯỢNG
Phay đất: (nhãn hiệu, kiểu)………………………………………………………….
Đơn vị thiết kế chế tạo:……………………………………………………………..
Địa điểm và thời gian thử:…………………………………………………………..
Danh mục các chỉ tiêu |
Trị số |
– Đặc điểm ruộng thí nghiệm – Liên hợp với máy kéo (nhãn hiệu) – Số truyền làm việc của máy kéo – Tốc độ làm việc của liên hợp máy, km/h – Bề rộng làm việc của phay đất, cm – Độ sâu phay, cm – Chi phí công suất cho phay , kW – Chi phí công suất cho 1 m bề rộng làm việc của phay, kW/m – Chi phí công suất cho một đơn vị thể tích phay được, kWs/m3 |
|
Bảng 6
TỔNG HỢP THEO DÕI NGÀY LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
Phay đất: (nhãn hiệu, kiểu)………………………………………………………….
Danh mục các chỉ tiêu |
Giá trị các chỉ tiêu trong ngày làm việc |
|||
Ngày 1 |
Ngày 2 |
Ngày n |
Tổng cộng |
|
– Ngày quan sát – Địa điểm làm việc – Máy kéo (nhãn hiệu,…) – Khâu công việc (phay lần 1, lần 2,…) – Đặc điểm ruộng canh tác: + Loại đất và thành phần cơ giới + Địa hình + Tình hình canh tác vụ trước + Tình trạng ruộng – Bề rộng làm việc của phay đất, cm – Độ sâu phay, cm – Tốc độ làm việc, km/h – Thời gian làm việc trong ngày, h – Diện tích đã phay được, ha + Lần 1 + Lần 2 – Nhiên liệu tiêu thụ trong ngày, kg – Thời gian làm việc thuần tuý, h – Các thời gian khác, h (theo xếp loại trong TCVN 1773-91) |
|
|
|
|
Bảng 7
TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
Phay đất: (nhãn hiệu, kiểu)………………………………………………………….
TT |
Các chỉ tiêu |
Trị số |
1
2
3 4 |
Tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi ngày làm việc: – Tổng diện tích đất đã phay được, ha – Tổng thời gian làm việc, h – Tổng thời gian làm việc thuần tuý, h – Tổng nhiên liệu đã tiêu thụ, kg. Năng suất: – Giờ thuần tuý, ha/h – Giờ làm việc trên đồng, ha/h Suất tiêu thụ nhiên liệu, kg/ha Các hệ số: – Phục vụ công nghệ sử dụng – Tin cậy của công nghệ sử dụng. |
|
Bảng 8
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VÀ ĐỘ TIN CẬY
Phay đất: (nhãn hiệu, kiểu)………………………………………………………….
TT |
Các chỉ tiêu |
Trị số |
1 2
3 4 5 6 7 8 |
Tổng diện tích đất đã phay được, ha Tổng số lần hư hỏng: Trong đó bao gồm số lần hư hỏng của từng nhóm phức tạp: Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng thời gian để khắc phục các hư hỏng, h Tổng thời gian để thực hiện chăm sóc kỹ thuật định kỳ, h Diện tích phay trung bình của một lần hư hỏng, ha/1 lần hư hỏng Thời gian trung bình một lần khắc phục hư hỏng, h Hệ số tin cậy sử dụng Hệ số sử dụng kỹ thuật |
|
PHỤ LỤC 1
BẢNG KÊ THIẾT BỊ DỤNG CỤ ĐỂ THÍ NGHIỆM
Danh mục các thiết bị |
Độ chính xác đo |
– Đồng hồ đeo tay có kim giây – Đồng hồ bấm giây – Cân kỹ thuật 500 g – Cân treo 20 kg – Cân đĩa 10 kg – Cân bàn 1000 kg – Dụng cụ lấy mẫu để xác định độ ẩm – Hộp nhôm lấy mẫu đất – Tủ sấy – Nhiệt kế thuỷ ngân – Máy đo độ cứng của đất – Cọc gỗ dài 0,6 m ; 1,5 m ; 2 m. – Thùng kim loại không đáy cao 35¸40 cm, diện tích đáy 0,25 m2 để lấy mẫu đất xác định độ vỡ – Khung vuông 1 m x 1 m – Bộ dụng cụ tháo lắp – Dụng cụ đo và vẽ kỹ thuật – Thước chữ A khoảng đo 2 m – Thước cuộn 2 m và 30 m – Bộ Panme 0 ¸ 200 mm – Bộ thước cặp 0 ¸ 200 mm – Thước cặp đo răng (bánh răng) – Thước đo khe hở (thước lá) – Thước đo bước ren – Thước cứng dài 0,5 m và 1 m có vạch chia đến mm – Thước gỗ dài 2B + 1m và 2 giá đỡ để đo độ sâu phay (B: bề rộng làm việc của phay) – Bộ thiết bị ten xơ đo mô men xoắn trục truyền lực cho phay để đánh giá chi phí năng lượng – Máy ảnh |
± 5 0,2 s ± 20 mg ± 100 g ± 50 g
± 2 cm ± 1 cm 0,01 0,02 mm 0,02 mm 0,01 mm |
PHỤ LỤC 2
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ RUỘNG THÍ NGHIỆM
PHỤ LỤC 3
DỤNG CỤ ĐO ĐỘ NHUYỄN ĐẤT BÙN