Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3627:1981

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN3627:1981
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3627:1981 về máy nghiền thức ăn gia súc – sàng


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3627:1981

MÁY NGHIỀN THỨC ĂN GIA SÚC – SÀNG

Grinder for animal foodstuff – Sifter

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sàng của máy nghiền thức ăn gia súc theo nguyên lý búa đập.

1. Phân loại và kích thước cơ bản

1.1. Sàng của máy nghiền thức ăn gia súc được chế tạo theo hai loại:

a) Sàng lỗ tròn, có kích thước đường kính lỗ 2 mm (f = 2mm);

b) Sàng lỗ chữ nhật có kích thước (dài x rộng) 10 x 0,6 mm.

Kích thước vị trí, lỗ sàng được ghi trên hình vẽ.

1.2. Chiều dày của sàng phải trong khoảng từ 1 ¸ 3 mm.

1.3. Ký hiệu quy ước sàng có đường kính lỗ f = 2mm, S – f2 TCVN 3627 – 81.

Tương tự đối với lỗ vòng chữ nhật có kích thước 10 x 0,6 mm:

S10 x 0,6 TCVN 3627 – 81.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Tất cả các loại sàng của máy nghiền thức ăn gia súc phải được chế tạo theo đúng các bản vẽ kỹ thuật đã được duyệt và theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này.

2.2. Sàng máy nghiền thức ăn gia súc phải được chế tạo bằng các loại thép ít cac bon như CT2, CT3.

Chú thích: Tạm thời dùng ký hiệu vật liệu theo tiêu chuẩn hiện hành của Liên Xô cho đến khi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về ký hiệu vật liệu.

2.3. Sàng phải được thấm cacbon, chiều sâu của lớp thấm không nhỏ hơn 0,25mm, bề mặt làm việc của sàng phải có độ cứng 40 ¸ 50 HRC.

2.4. Sai lệch cho phép khi gia công lỗ sàng f 2 không lớn hơn 0,2 mm. Sai lệch cho phép với kích thước danh nghĩa của chiều dài, chiều rộng lỗ sàng không quá + 0,1 mm.

2.5. Khi uốn sàng, ria thừa của lỗ sàng phải nằm trên bề mặt làm việc, sàng không được có vết rạn nứt, vặn.

3. Phương pháp thử

3.1. Phương pháp thử độ cứng của sàng sau khi nhiệt luyện phải theo đúng TCVN 257 – 67

3.2. Kiểm tra hệ số rơi của sàng bằng công thức:

Trong đó:

C – hệ số rơi của bột;

s – diện tích của lỗ sàng (mm2);

n – tổng số lỗ sàng trên một chiếc (lỗ);

S – diện tích làm việc của sàng (mm2).

4. Bao gói ghi nhãn

4.1. Khi xuất xưởng, sàng phải được bao gói theo thứ tự hệ lỗ, thành từng gói riêng biệt và được bôi dầu mỡ để chống gỉ.

4.2. Mỗi lô hàng khi xuất xưởng phải làm theo phiếu chứng nhận chất lượng của cơ sở sản xuất với nội dung:

– Tên bộ hoặc cơ quan chủ quản;

– Tên cơ sở sản xuất;

– Tên, số lượng ký hiệu sản phẩm;

– Số hiệu của tiêu chuẩn.

4.3. Khi vận chuyển sàng phải được bao gói, bôi dầu mỡ chống gỉ. Khối lượng mỗi hòm không quá 50 kg và phải có phiếu kèm theo với nội dung:

– Tên cơ sở sản xuất;

– Tên, số lượng ký hiệu sản phẩm;

– Số hiệu của tiêu chuẩn;

– Năm sản xuất;

– Khối lượng toàn bộ của hòm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *