Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1773-9:1999

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1773-9:1999
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-9:1999 (ISO 789-9:1996) về máy kéo nông nghiệp – phương pháp thử – phần 9: công suất kéo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-9:1999

ISO 789-9:1990

MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 9: CÔNG SUẤT KÉO
Agricultural tractors-Test procedures – Part 9: Power tests for drawbar

Soát xét lần 3

TCVN 1773-9:1999 phù hợp với ISO 789-9:1990.

TCVN 1773-9:1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 2.11 và 3.8 TCVN 1773-1991.

TCVN 1773:1999 gồm có 18 phần.

TCVN 1773-9: 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông – lâm nghiệp biên soạn. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bô Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 1773 quy định các phương pháp thử để xác định công suất có được tại móc kéo của các máy kéo nông nghiệp kiểu bánh hơi, kiểu xích và kiểu nửa xích.

Việc công bố về công suất kéo định mức được quy định điều 6.4.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 612: 1978 Xe chạy trên đường- Các kích thước xe chạy động cơ và xe được kéo – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 1773-1: 1999 (ISO 789-1:1990) Máy kéo nông nghiệp – phương pháp thử – Thử công suất của trục trích công suất.

ISO 4251-1: 1988 Lốp và vành bánh (loại đang có) cho máy kéo và máy nông nghiệp – Tên gọi và kích thước của lốp.

3. Định nghĩa

Phần này của TCVN 1773 sử dụng các định nghĩa sau:

3.1. Chiều dài cơ sở: Xem TCVN 1773-3: 1999 (ISO 612)

3.2. Khối lượng máy kéo

3.2.1. Khối lượng cơ sở của máy kéo (máy kéo không chất tải): Khối lượng của máy kéo trong điều kiện làm việc có các bình chứa và bộ tản nhiệt nạp đầy, không lắp các bộ phận tăng trọng phía trước và phía sau, tăng trọng lốp, người lái, nông cụ treo, thiết bị treo hoặc bất cứ bộ phận chuyên dùng nào.

3.2.2. Khối lượng máy kéo có tăng trọng (máy kéo có chất tải): Khối lượng máy kéo được tăng trọng nêu trong điều 5.7 về thử tính năng máy kéo được ghi ở điều 6.

3.3. Tốc độ định mức của động cơ: Tốc độ động cơ do nhà chế tạo quy định cho động cơ làm việc liên tục khi toàn tải.

3.4. Công suất kéo: Công suất đo được tại móc kéo có thể duy trì ít nhất trong 20s hoặc duy trì được trong thời gian cần thiết để máy chạy được ít nhất 20m.

3.5. Lực kéo lớn nhất: Lực kéo theo phương nằm ngang lớn nhất tại điểm treo móc kéo do nhà chế tạo quy định và phải tuân theo những giới hạn để đề ra trong điều 5.7, 6.1 và 6.2 mà một máy kéo có thể duy trì được theo trục dọc của nó.

3.6. Suất tiêu thụ nhiên liệu: Khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trên 1 đơn vị công.

3.7. Chỉ số kính động lực học: Bán kính hữu hiệu tương ứng với khoảng cách máy kéo di chuyển được trong vòng 1 vòng quay của bánh chủ động (nghĩa là khoảng cách này đem chia cho 2 ) khi máy kéo không có tải ở móc và được chuyển động ở vận tốc khoảng 3,5 km/h (xem ISO 4251-1).

4. Các đơn vị đo và dung sai cho phép.

Các đơn vị đo và dung sai dưới đây được dùng cho phần này của TCVN 1773:

– Tần số quay, tính bằng số vòng quay trong 1 phút                                   ± 0,5%

– Thời gian, tính bằng giây                                                                      ± 0,2s

– Khoảng cách, tính bằng mét hoặc milimét                                              ± 0,5%

– Lực, tính bằng niutơn                                                                           ± 1%

– Khối lượng tính bằng kilôgam                                                               ± 0,5%

– Tiêu thụ nhiên liệu, tính bằng kilôgam/kilôwat giờ                                    ± 1%

– Áp suất khí quyển, tính bằng kilôpascal                                                 ± 0,2kPa

– Áp suất lốp (hiệu chuẩn), tính bằng kilôpascal                                        ± 5%

– Nhiệt độ nhiên liệu, vv, tính bằng độ bách phân                                       ± 20C

– Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bầu ướt và khô, tính bằng độ bách phân          ± 0,50

5. Yêu cầu chung

5.1. Đặc điểm

Máy kéo được thử phải phù hợp với các thông số kỹ thuật nêu trong báo cáo kết quả thử (xem phụ lục A) và phải sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà máy chế tạo để máy hoạt động bình thường.

5.2. Chạy rà và điều chỉnh ban đầu

Máy kéo phải được chạy rà trước khi thử đối với các động cơ đốt cháy bằng tia lửa điện có lắp thiết bị để người vận hành thay đổi tỉ lệ hỗn hợp nhiên liệu và không khí thì khi thử phải đặt ở tỷ lệ được quy định để máy hoạt động bình thường. Việc điều chỉnh bộ chế hòa khí hoặc bơm cao áp phải giống như việc điều chỉnh khi thử công suất tại trục trích công suất (PTO) (xem TCVN 1773-1). Phải chạy rà ở chế độ mà bộ điều tốc giữ bướm ga mở hoàn toàn và động cơ chạy ở tốc độ định mức. Việc lắp đặt, điều chỉnh nhiên liệu không được thay đổi với cùng một máy kéo đem thử kéo và thử công suất tại trục trích công suất [xem TCVN 1773-1(ISO 789-1)].

5.3. Nhiên liệu và chất bôi trơn

Nhiên liệu dùng để thử động cơ đốt cháy bằng sức nén (diezen phải là nhiên liệu chuẩn chỉ dẫn  của CEC, loại CEC-RF-03-A-84. Đối với động cơ xăng đốt cháy bằng tia lửa điện, nhiên liệu dùng để thử phải là nhiên liệu chỉ dẫn của CEC, loại CEC-RF-01-A-80 đối với xăng pha chì CEC-RF-08-A-85 đối với xăng không pha chì và (xem các phụ lục tương ứng C, D và E).

Các chất bôi trơn dùng trong khi thử phải có đặc điểm phù hợp với quy định của nhà chế tạo và phải biết rõ: tên thương phẩm loại và cấp độ nhớt. Nếu máy dùng nhiều loại chất bôi trơn khác nhau thì phải thông báo chính xác vị trí chúng được sử dụng (động cơ, truyền lực…)

Nếu chất bôi trơn phù hợp với những tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế khác thì cần phải có giấy chứng nhận rõ ràng

5.4. Thiết bị phụ trợ.

Đối với mọi phép thử, các phụ kiện như bơm nâng hạ thủy lực hay bộ nén khí, chỉ nên phân khai nếu người lái máy thấy như vậy thì phù hợp với công việc thực tế, phù hợp với sổ tay sử dụng và không cần dùng đến đồ nghề, trừ trường hợp quy định trong một phép thử đặc biệt nào đó còn ngoài ra, các phụ kiện nêu trên cần được duy trì ở thế gài và hoạt động ở mức tải nhỏ nhất.

Nếu máy kéo được trang bị các thiết bị tiêu tốn công suất phụ thêm khác như quạt làm mát thay đổi được tốc độ, hoặc chạy hệ thống thủy lực hoặc điện mà không cần dùng liên tục thì không được ngắt các thiết bị đó ra hoặc thay đổi chúng để đạt yêu cầu thử. Nếu thực tế người lái thấy cần ngắt thiết bị đó ra như đã nêu trong sổ tay hướng dẫn sử dụng thì có thể tách thiết bị đó ra để đạt mục đích thử. Trong trường hợp đó cần ghi lại đầy đủ vào báo cáo kết quả thử.

Những biến đổi công suất trong quá trình thử do các thiết bị trên gây ra mà vượt quá ±5% thì phải ghi lại trong báo cáo kết quả thử dưới dạng phần trăm biến đổi so với trị số trung bình.

5.5. Điều kiện vận hành.

Không hiệu chuẩn các giá trị đo mô men hay công suất thay đổi theo các điều kiện khí quyển hoặc các yếu tố khác. Áp suất khí quyển không được thấp hơn 96,6 kPa. Nếu không đạt được vì lý do độ cao so với mực nước biển thì cần phải dùng bộ chế hòa khí hoặc bơm nhiên liệu đã được sửa đổi hay hiệu chỉnh. Các chi tiết của sự thay đổi phải ghi trong báo cáo.

Mỗi lần đặt tải, trước khi bắt đầu đo số liệu phải để cho máy đạt được chế độ hoạt động ổn định.

5.6. Tiêu thụ nhiên liệu.

Việc bố trí thiết bị đo nhiên liệu phải đảm bảo sao cho áp suất nhiên liệu ở bộ chế hòa khí hoặc bơm phun nhiên liệu tương đương với áp suất khi thùng nhiên liệu nạp đầy một nửa. Nhiệt độ nhiên liệu phải tương đương với nhiệt độ nhiên liệu lấy từ thùng nhiên liệu ra khi máy kéo hoạt động toàn tải trong 2 giờ. Cố gắng hạn chế sự biến động nhiệt độ trong suốt quá trình thử. Phải đo tiêu thụ nhiên liệu khi máy kéo chuyển động qua vạch thẳng với khoảng cách ít nhất là 100m.

Khi nhiên liệu tiêu thụ được đo theo thể tích thì cần tính khối lượng nhiên liệu trên 1 đơn vị công và phải dùng tỉ trọng nhiên liệu tương ứng với nhiệt độ nhiên liệu thích hợp. Giá trị này sau đó được dùng để tính ra số liệu thể tích với tỉ trọng nhiên liệu ở 150C.

Nếu nhiên liệu tiêu thụ được đo theo khối lượng thì khi tính số liệu thể tích phải dùng tỉ trọng nhiên liệu ở 150C.

5.7. Tăng trọng và áp suất lốp

Vật tăng trọng (trọng lượng) có bán sẵn trên thị trường và được nhà chế tạo chấp nhận để sử dụng trong nông nghiệp sẽ được lắp vào máy kéo bánh hơi: cũng có thể dùng chất lỏng cho vào lốp máy kéo để tăng trọng.

Tổng cộng tải trọng tĩnh trong mỗi lốp (gồm tăng trọng chất lỏng trong các lốp và một khối lượng 75kg thay cho người lái) và áp suất hơi trong lốp phải nằm trong giới hạn do nhà chế tạo lốp quy định. Đo áp suất hơi trong lốp khi van của lốp ở vị trí thấp nhất.

6. Phương pháp thử đối với thử kéo

6.1. Quy định chung

Đo tính năng kéo của máy kéo trên một trong các loại mặt đường dưới đây:

a) Đối với máy kéo bánh hơi hoặc xích cao su thì thử ở trên mặt đường bê tông hoặc nhựa bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo và có rất ít vết nối;

b) Đối với máy kéo có xích bằng thép thì thử ở trên đất cỏ đã cắt hoặc bãi cỏ chăn thả bằng phẳng, khô, rộng hoặc trên bề mặt có độ bám tốt đồng đều;

c) Thử trên bề mặt chuyển động (dùng trống quay hay băng tải) với điều kiện là kết quả thử phải tương đương với các loại mặt đường kể trên.

Ghi rõ loại mặt đường và báo cáo. Nếu dùng trống quay thì trong báo cáo cần ghi rõ đường kính trống. Không được thử ở những số truyền tiến vượt quá giới hạn an toàn của thiết bị thử.

Đường kéo phải nằm ngang. Độ cao của móc kéo cần được giữ cố định so với máy kéo và được duy trì sao cho có thể điều khiển được máy kéo trong suốt quá trình thử. Đối với các máy kéo bánh hơi áp dụng công thức sau:

Trong đó:

W: là tải trọng tĩnh của các bánh trước lên mặt đất, tính bằng niutơn

Z: là chiều dài cơ sở của máy kéo, tính bằng milimet

F: là lực kéo, tính bằng niutơn

H: là độ cao tĩnh của đường lực kéo so với nền, tính bằng milimét.

Tại lúc ban đầu khi thử kéo, chiều cao của mấu bánh lốp hay chiều cao mấu xích cao su được đo tại đường tâm của lốp hay của xích phải đạt ít nhất bằng 65% chiều cao lúc còn mới. Chiều cao này phải được đo trên cơ sở kỹ thuật và dụng cụ quy định ở phụ lục B.

Nhiệt độ khí quyển tại nơi thử phải là 200C ± 150C.

Trường hợp máy kéo có các bánh chủ động không khóa cơ học với nhau thì phải ghi được số vòng quay của từng bánh riêng biệt và độ trượt tính cho từng bánh. Nếu kết quả cho từng bánh khác nhau quá 5% thì phải kiểm tra lại kết quả và cần có báo cáo riêng.

Độ trượt của các bánh chủ động hoặc của bánh xích cần xác định theo công thức sau:

Trong đó:

N1: là tổng số vòng quay của tất cả các bánh chủ động hay của các xích chuyển động trên khoảng cách định trước;

N0: là tổng số vòng quay của tất cả các bánh chủ động hay của các xích khi máy kéo chuyển động không có tải kéo ở tốc độ khoảng 3,5 km/h với cùng khoảng cách trên.

Độ trượt của các bánh bơm hoặc xích cao su không được phép vượt quá 15% còn đối với các xích sắt thì không quá 75%.

6.2. Thử đặc tính truyền lực.

Nếu có thể được thì đo công suất kéo lớn nhất với 6 số truyền. Trong các số truyền đó thì tiến hành đo ở số truyền nào phát huy được lực kéo lớn nhất mà độ trượt không vượt quá giới hạn quy định ở điều 6.1 và ở số truyền nào đạt được công suất lớn: thử cho tới số truyền đạt xấp xỉ nhưng không quá tốc độ 16 km/h. Kết quả đo bao gồm công suất kéo, lực kéo, tốc độ, độ trượt, tiêu thụ nhiên liệu và các điều kiện khí quyển. Bất kỳ trường hợp nào bánh xe nẩy lên một cách đáng chú ý thì phải ghi vào báo cáo về độ trượt tương ứng xảy ra tại đó. Đối với các máy kéo xích sắt thì phải báo cáo lực kéo lớn nhất bằng lời ghi chú dưới bảng số liệu đặc điểm kéo nếu lực kéo lớn nhất này xảy ra khi độ trượt vượt quá %.

Nếu máy kéo có bộ chuyển đổi mô men kiểu thủy động mà người lái có thể ngắt được thì tiến hành thử với cả hai trường hợp: cho bộ chuyển đổi hoạt động và ngắt.

Nếu máy có bộ truyền lực thay đổi vô cấp thì tiến hành thử ở 6 tỉ số truyền với phân cách xấp xỉ bằng nhau nhưng phải có số truyền mà máy đạt công suất lớn nhất. Lập các bảng thực hiện công suất kéo, tốc độ, độ trượt, bánh hơi hoặc xích và tiêu thụ nhiên liệu phụ thuộc vào lực kéo.

6.3. Thay đổi lực kéo và tốc độ toàn tải

Nếu máy kéo không lắp trục trích công suất có khả năng truyền toàn bộ công suất động cơ thì công suất kéo và tốc độ phải được đo như một hàm số của lực kéo khi toàn tải. Cho máy kéo hoạt động có lắp tăng trọng để thử như đã nêu ở điều 6.2 ở số truyền có công suất kéo lớn nhất. Tăng lực kéo cho tới khi đạt được tốc độ động cơ định mức rồi sau đó tiếp tục tăng lực kéo để giảm tốc độ động cơ theo từng nấc tốc độ xấp xỉ 10% cho tới khi hoặc là lực kéo đạt được tới giá trị lớn nhất hoặc là đến giới hạn độ trượt quy định ở điều 6.1, hoặc là đạt tới điều kiện giới hạn khác mà nhà chế tạo quy định. Mỗi lần tăng lực kéo đều cần phải đo tốc độ, công suất kéo, độ trượt của bánh hơi hoặc xích, tốc độ động cơ và các điều kiện khí quyển.

Nếu máy kéo có bộ chuyển đổi mô men kiểu thủy động mà người lái có thể ngắt thì tiến hành thử với cả hai trường hợp: nối cho hoạt động và ngắt.

Nếu máy kéo thay đổi tỉ lệ số truyền đặt tự động theo mức độ tăng lực kéo thì ngừng thử, khi bắt đầu thấy có sự thay đổi tỉ số truyền.

6.4. Công bố về công suất định mức

Công suất định mức của máy kéo được công bố là công suất tại trục trích công suất (PTO) [xem TCVN 1773-1 (ISO 789-1: 1990 điều 6.3)]. Nếu máy kéo không lắp trục trích công suất có khả năng truyền hết công suất của động cơ thì công suất định mức của máy kéo được công bố là công suất đo được tại móc kéo.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ LỰC KÉO

A.1. Địa điểm

Tên và địa chỉ đơn vị chế tạo máy kéo: ………………………………………………………………………..

Địa điểm chạy rà:…………………………………………………………………………………………………….

Thời gian chạy rà:……………………………………………………………………………………………………

A.2. Yêu cầu kỹ thuật của máy kéo

Máy kéo

Kiểu: ………………        Số đợt sản xuất: ……………… ……………… ……………… …………….

Động cơ

Nhãn hiệu:……………    Kiểu: ……………… ……………… ……………… ………………………….

Loại: ………………         Số đợt sản xuất: ……………… ……………… ……………… …………….

Tốc độ định mức: ………………phút-1

Xi lanh

Số lượng : …………         Đường kính : ……………… ……………… ……………… ………mm

Hành trình chuyển động của pittông …………mm   Dung tích: ……………… ……………… l

Hệ thống nhiên liệu và bơm cao áp

Dung tích thùng nhiên liệu ………………………………………………………………………………………… l

Nhãn hiệu loại và kiểu bơm cao áp………………………………………………………………………………

Vị trí lắp đặt và mức điều chỉnh của nhà chế tạo……………………………………………………………..

Nhãn hiệu, loại và kiểu vòi phun…………………………………………………………………………………..

Nhãn hiệu loại và kiểu của bộ đánh lửa, cuộn dây và bộ chia điện……………………………………….

Nhãn hiệu loại và kiểu của bộ chế hòa khí……………………………………………………………………..

Đặt thời điểm đốt cháy hoặc phun (bằng tay hoặc tự động):………………………………………………

Bộ lọc không khí

Nhãn hiệu và kiểu: …………………..… Loại: ………………………………

Bộ lọc thô (nếu có lắp)

Nhãn hiệu và kiểu  ……………….…… Loại: ………………………………

Truyền lực

Bộ ly hợp

Loại: ……………………………… Đường kính các đĩa ………………mm

Số truyền

 

 

 

 

 

 

Tốc độ chuyển động tính toán ở tốc độ định mức của động cơ theo chỉ số bán kính động lực học (xem điều 3.7), km/h

 

 

 

 

 

 

Móc kéo

Loại: ……………………………………………………………………………………………………………………

Độ cao vách nền, lớn nhất ………………mm Nhỏ nhất ………………mm

Vị trí tương đối so với trục trích công suất ………………mm

Bộ phận lái

Loại: ……………………………………………………………………………………………………………………

(Ví dụ loại điều khiển bằng tay, cơ học, hoặc có trợ lực)

Các bánh xe

Vị trí của các bánh dẫn hướng:…………………………………………………………………………………..

Bánh dẫn hướng:

Nhãn hiệu lốp …………………………..………… Loại …………………….…………………………

(Ví dụ lốp có lớp bố đặt xuyên tâm hoặc đặt chéo)

Cỡ lốp: ………………………………………………………………………………………………………………..

Tải cho phép lớn nhất ………………….………kg  Số lớp bố………………………………

Khoảng cách vết bánh lớn nhất ……………… mm Nhỏ nhất ………………………………mm

Áp suất hơi trong lốp ………………………………kPa

Bánh chủ động

Vị trí của bánh chủ động: ………………………………………………………………………………………….

Mã hiệu lốp ………………………………….…… Loại ……………………………………..……………

(Ví dụ loại lốp có lớp bố đặt xuyên tâm hoặc đặt chéo)

Cỡ lốp: ………………………………………………………………………………………………………………..

Tải cho phép lớn nhất ………………….………kg  Số lớp bố………………………………

Khoảng cách vết bánh lớn nhất ……………… mm Nhỏ nhất ………………………………mm

Áp suất hơi trong lốp ………………………………kPa

Chiều dài cơ sở:

…………………………………………mm

Giải xích

Loại …………………………………………Số lượng mắt xích ……………………

Bề rộng mắt xích ……………………………………………………………………………………mm

Khối lượng (Các thùng chứa đầy nhưng không có người lái)

Khối lượng

Trước

Sau

Tổng cộng

Không có tăng trọng

 

 

 

Có tăng trọng

 

 

 

A.3. Đặc điểm nhiên liệu và dầu bôi trơn

Nhiên liệu

Tên thương phẩm ……………. Số ốc tan (RON-1):………………..

Số ốc tan hay xê tan ……………… Tỉ trọng ở 150C

Loại ……………..……………..

Dầu động cơ

Tên thương phẩm ………………….. Loại ……………………………..

Cấp độ nhớt: …………..……………..

Dầu truyền lực

Tên thương phẩm ………………….. Loại ……………………………..

Cấp độ nhớt …………..……………..

A.4. Thay đổi lực kéo và tốc độ

Lực kéo, kN

 

 

 

 

 

 

Tốc độ, km/h

 

 

 

 

 

 

Công suất kéo, kW

 

 

 

 

 

 

Tốc độ động cơ, phút-1

 

 

 

 

 

 

Độ trượt bánh hơi hoặc xích

 

 

 

 

 

 

Lực kéo lớn nhất (chỉ dùng cho chủ chốt máy kéo xích)

Lớn nhất  …………………..kN        Độ trượt tính …………………..…………………..%

A.5. Thử kéo

Ngày tiến hành thử: …………………..…………………..…………………..………………….

Loại mặt nền thử (hoặc đường kính trống) …………………..…………………..……………

Độ cao cách nền của móc kéo …………………..……………….………..…………………..mm

Số truyền

Tốc độ km/h

Công suất kW

Lực kéo kN

Tốc độ động cơ phút-1

Độ trượt bánh hơi hoặc xích

Hiện tượng máy kéo nhảy tiên đáng chú ý có/không

Suất tiêu thụ nhiên liệu (tùy chọn)

Điều kiện khí quyển

kg/k Wh

kwh/l

Nhiệt độ 0C

Độ ẩm tương đối %

Áp suất kPa

Công suất lớn nhất ở tốc độ động cơ định mức

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

vvv..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công suất lớn nhất ở tốc độ động cơ định mức (không bắt buộc)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

vvv..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

THỬ KÉO – PHÉP ĐO MẤU BÁNH LỐP VÀ XÍCH

Độ cao của thanh mấu bánh lốp hoặc xích cao su phải đo bằng cách sử dụng đồng hồ đo 3 điểm. Mỗi chân đồng hồ có đầu mút dạng bán cầu có bán kính 5mm đồng hồ phải được đặt dựng lên thanh mấu và thẳng góc với hướng của thanh mấu càng gần với đường tâm của lốp hay của xích cao su thì càng tốt. Hai chân của đồng hồ đặt ở phần dưới của thanh mấu (tại điểm tiếp tuyến giữa sườn lốp và bán kính nối thanh mẫu vào sườn lốp). Điểm thứ 3 của đồng hồ phải đặt ở tâm của thanh mấu.

Độ cao thanh mấu sẽ là hiệu số theo độ cao giữa hai chân bên ngoài của đồng hồ và điểm giữa. Độ cao của thanh mấu đo theo cách này sẽ là lấy trung bình của ít nhất 4 vị trí đặt như nhau xung quanh đường bao của lốp. Nó phải được đối chiếu với những số liệu tương tự của lốp mới có cùng nhãn hiệu, cỡ, loại và áp suất hơi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *