Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-1:1999 (ISO 789-1:1990) về máy kéo nông nghiệp – phương pháp thử – phần 1: thử công suất của trục trích công suất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1773-1:1999
ISO 789-1:1990
MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 1: THỬ CÔNG SUẤT CỦA TRỤC TRÍCH CÔNG SUẤT
Agricultural tractors-Test procedures – Part 1: Power tests for power take – off
Soát xét lần 3
TCVN 1773-1:1999 phù hợp với ISO 789-1:1990.
TCVN 1773-1:1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 2.10 và 3.7.1.b) TCVN 1773-1991.
TCVN 1773:1999 gồm có 18 phần.
TCVN 1773-1: 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông – lâm nghiệp biên soạn. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi áp dụng
Phần này của TCVN 1773 qui định phương pháp thử để xác định công suất có được tại trục trích công suất (PTO) và tại đai hoặc trục bánh đai của các máy kéo nông nghiệp loại bánh hơi, loại xích và loại nửa xích.
Vấn đề xác định công suất tại trục trích công suất được qui định ở điều 6.3.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
ISO 500:1979 Máy kéo nông nghiệp – Trục trích công suất và móc kéo – Yêu cầu kỹ thuật.
3. Định nghĩa
Trong phần này áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Tốc độ định mức của động cơ: Tốc độ động cơ do nhà chế tạo máy kéo qui định để hoạt động liên tục khi toàn tải.
3.2. Công suất của trục trích công suất: Công suất đo được bằng lực kế lắp vào một trục bất kỳ (khi máy kéo đứng yên) do nhà chế tạo thiết kế để dùng làm trục trích công suất.
Chú thích: – Đối với những máy kéo có bố trí lắp nhiều trục trích công suất thì cần có bảng hướng dẫn chi tiết để có thể nhận biết được rõ ràng (xem điều 6.3).
3.3. Công suất đai: Công suất đo được bằng lực kế kiểu đai.
3.4. Suất tiêu thụ nhiên liệu: Khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trên một đơn vị công.
4. Các đơn vị đo và dung sai cho phép
Các đơn vị đo và dung sai dưới đây được dùng cho phần này của TCVN 1773
– Tần số quay, tính bằng số vòng quay trong một phút ± 0,5%
– Thời gian tính bằng giây ± 0,2s
– Khoảng cách tính bằng mét hoặc milimét ± 0,5%
– Lực, tính bằng niutơn ± 1%
– Mô men xoắn tính bằng niutơn mét ± 1%
– Khối lượng tính bằng kilogam ± 0,5%
– Tiêu thụ nhiên liệu tính bằng kilogam/kilowat giờ ± 1%
– Áp suất khí quyển, tính bằng kilôpascal ± 0,2kPa
– Nhiệt độ nhiên liệu v.v…, tính bằng độ bách phân ± 20C
– Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bầu ướt và khô, tính bằng độ bách phân ± 0,50C
5. Yêu cầu chung
5.1. Yêu cầu kỹ thuật của máy kéo
Máy kéo đem thử phải phù hợp với các thông số kỹ thuật nêu trong báo cáo thử (xem phụ lục A) và phải được sử dụng đúng với hướng dẫn của nhà chế tạo để máy hoạt động bình thường.
5.2. Chạy rà và điều chỉnh ban đầu
Máy kéo phải được chạy rà trước khi thử. Đối với các động cơ đốt cháy bằng tia lửa điện có lắp thiết bị để người vận hành thay đổi được tỉ lệ của hỗn hợp nhiên liệu và không khí thì khi thử phải đặt ở tỉ lệ đã qui định để máy hoạt động bình thường. Việc điều chỉnh bộ chế hòa khí hoặc bơm cao áp phải tuân thủ theo qui định của nhà chế tạo. Phải chạy rà máy với bộ điều hòa có tiết lưu được mở hoàn toàn với tốc độ động cơ định mức.
5.3. Nhiên liệu và chất bôi trơn
Nhiên liệu đốt cháy bằng sức nén (diezen) dùng để thử phải là nhiên liệu chuẩn theo chỉ dẫn của CEC loại CEC-RF-03-A-84. Đối với động cơ đốt cháy bằng tia lửa, khi thử phải dùng nhiên liệu theo chỉ dẫn của CEC loại CEC-RF-01-A-80 đối với xăng pha chì và CEC-RF-08-A-85 đối với xăng không pha chì (xem phụ lục B, C và D tương ứng).
Các chất bôi trơn dùng trong khi thử phải có đặc điểm phù hợp theo qui định của nhà chế tạo mày và phải biết rõ: tên thương phẩm loại và cấp độ nhớt. Nếu máy dùng nhiều loại dầu bôi trơn khác nhau thì phải thông báo chính xác các chỗ dùng (động cơ, truyền lực…)
Nếu chất bôi trơn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế khác thì phải đưa ra giấy chứng nhận rõ ràng,
5.4. Thiết bị phụ trợ
Trong mọi lần thử nghiệm, các phụ kiện như bơm thủy lực nâng hạ hoặc bộ nén khí chỉ nên phân khai nếu người lái thấy làm như vậy phù hợp với thực tế công việc, phù hợp với hướng dẫn sử dụng và không cần dùng đến dụng cụ đồ nghề. Nếu không như vậy, các phụ kiện trên cần được duy trì ở thế gá và hoạt động ở mức tải nhỏ nhất.
Nếu máy được trang bị các thiết bị tiêu tốn công suất phụ thêm khác như quạt làm mát thay đổi được tốc độ, hoặc nhu cầu sử dụng không liên tục bộ phận thủy lực hay điện thì không được phân khai bộ phận đó ra hay thay đổi chúng, để đạt yêu cầu thử nghiệm. Nếu thực tế người lái máy cần ngắt thiết bị đó ra như đã được nêu trong sổ tay hướng dẫn sử dụng thì có thể tách thiết bị đó ra để đạt mục đích thử nghiệm, trong trường hợp đó cần ghi lại trong báo cáo thử.
Những biến đổi công suất trong quá trình thử do các thiết bị trên gây ra vượt quá ± 5% thì cần ghi lại trong báo cáo thử dưới dạng phần trăm biến đổi so với số trung bình.
5.5. Điều kiện vận hành
Không được chuẩn các giá trị đo mô men hay công suất thay đổi theo các điều kiện khí quyển hay các yếu tố khác. Áp suất khí quyển không được thấp dưới 96,6 kPa. Nếu không đạt được vì lý do độ cao so với mực nước biển thì cần phải dùng bộ chế hòa khí hay bơm nhiên liệu đã được sửa đổi hay điều chỉnh. Những thay đổi cụ thể này phải ghi vào báo cáo. Nhiệt độ xung quanh phải là 230C ± 70C.
Mỗi lần đặt tải, trước khi bắt đầu đo số liệu, cần để cho máy đạt được chế độ hoạt động ổn định.
5.6. Tiêu thụ nhiên liệu
Việc bố trí thiết bị đo nhiên liệu phải đảm bảo sao cho áp suất nhiên liệu ở bộ chế hòa khí hoặc bơm phun nhiên liệu tương đương với áp suất khí bình chứa chứa nửa lượng nhiên liệu trong bình. Nhiệt độ nhiên liệu phải tương đương với nhiệt độ nhiên liệu lấy từ bình chứa ra khi máy kéo hoạt động toàn tải trong 2 giờ.
Khí nhiên liệu tiêu thụ được đo theo thể tích thì cần tính khối lượng nhiên liệu trên 1 đơn vị công và phải dùng tỉ trọng nhiên liệu tương ứng với nhiệt độ nhiên liệu thích hợp. Giá trị này sau đó được dùng để tính ra số liệu thể tích với tỉ trọng nhiên liệu ở 150C.
Nếu nhiên liệu tiêu thụ được đo theo khối lượng thì khi tính số liệu thể tích phải dùng tỉ trọng nhiên liệu ở 150C.
6. Phương pháp thử
6.1. Thử tại trục trích công suất
Việc thử cần được thực hiện tại một hoặc nhiều trục trích công suất do nhà chế tạo qui định trên tất cả máy kéo có một trục trích công suất như qui định trong tiêu chuẩn ISO 500. Việc thử chỉ tiến hành trên một trục trích công suất mà trục này có khả năng truyền được toàn bộ công suất của động cơ.
6.1.1. Qui định chung
Các nội dung thử khác nhau thông thường phải được tiến hành liên tục.
Góc nối của trục trung gian trục trích công suất và lực kế không được vượt quá 20
Nếu hơi thử có dùng thiết bị xả khí thải thì nó không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.
6.1.2. Công suất
6.1.2.1. Công suất lớn nhất tuyệt đối
Sau thời gian chạy hâm nóng để máy làm việc ổn định thì cho máy kéo làm việc với tốc độ động cơ mà có công suất lớn nhất trong thời gian 2 giờ. Tiến hành đo công suất, mô men xoắn và tiêu thụ nhiên liệu.
Công suất lớn nhất đưa vào báo cáo thử nghiệm phải là số trung bình của ít nhất 6 lần đo tại các khoảng cách thời gian bằng nhau trong thời gian 2 giờ ở trên. Nếu công suất này khác nhau quá ± 2% so với số trung bình thì phải thử lại. Nếu sự khác nhau vẫn tiếp diễn thì ghi vào báo cáo độ sai lệch đó.
Đối với máy kéo không lắp trục trích công suất truyền toàn bộ công suất động cơ thì cho máy kéo làm việc trong 2 giờ ở mức công suất do nhà chế tạo qui định. Nếu có thể, thì cứ sau 5 phút lại tăng thêm 20% công suất và kéo dài 1 phút. Nếu động cơ không phát huy được mức tăng 20% công suất thì thực hiện thử gián đoạn ở chế độ toàn bộ công suất động cơ. Bỏ qua các phép thử trình bày ở điều 6.1.3 và 6.1.4.
6.1.2.2. Công suất lớn nhất ở tốc độ định mức động cơ (không bắt buộc)
Nếu công suất lớn nhất đạt được ở tốc độ động cơ định mức thì có thể tiến hành một phép thử bổ sung một giờ theo qui trình nêu ở điều 6.1.2.1.
6.1.3. Thay đổi tốc độ ở chế độ toàn tải.
Đo công suất, mô men xoắn và nhiên liệu tiêu thụ tại các tốc độ thay đổi tăng dần xấp xỉ 10% mỗi lần ở chế độ công suất phát huy hoàn toàn. Các tốc độ nhỏ nhất trong thử nghiệm là tốc độ cho mô men xoắn lớn nhất và nếu có thể được thì tiến hành thử ở mức độ thấp hơn 15% tốc độ này.
6.1.4. Công suất lớn nhất ở tốc độ tiêu chuẩn.
Đo công suất, tốc độ và nhiên liệu tiêu thụ tại các giá trị của mô men xoắn liệt kê dưới đây với bộ phần điều tốc được đặt ở chế độ công suất lớn nhất, trước tiên thử ở tốc độ động cơ định mức, sau đó ở tốc độ tiêu chuẩn phù hợp với thiết kế ở trục trích công suất (hoặc là 500 min-1 hoặc 1000 min-1: Xem ISO 500):
a) Mô men xoắn phù hợp với công suất lớn nhất có được tại tốc độ động cơ định mức và tại tốc độ tiêu chuẩn của trục trích công suất;
b) 85% của mô men đạt được ở mục a);
c) 75% của mô men đạt được ở mục b);
d) 50% của mô men đạt được ở mục b);
e) 25% của mô men đạt được ở mục b);
f) Không tải [với lực kế không gài mà mô men dư lớn hơn 5% của mô men xác định được ở mục b)].
6.1.5. Trình bày kết quả thử
Số liệu ở các điều từ 6.1.1 đến 6.1.4 phải được báo cáo dưới dạng các bảng cho từng điều kiện thử. Cũng có thể trình bày dưới dạng đồ thị (tùy ý chọn) các đường biểu diễn sau đây tương ứng với toàn bộ phạm vi thử nghiệm của động cơ:
– Công suất là hàm số của tốc độ;
– Mô men là hàm số của tốc độ;
– Tiêu thụ nhiên liệu (khối lượng) và suất tiêu thụ nhiên liệu (khối lượng) là hàm số của tốc độ;
– Suất tiêu thụ nhiên liệu (khối lượng) là hàm số của công suất;
– Tốc độ động cơ lớn nhất ở chế độ không tải cũng phải ghi vào báo cáo.
6.1.6. Các phép đo bổ sung
Để bổ sung, ngoài việc đo đặc tính đã qui định ở trên cần phải báo cáo những điểm sau đây:
– Nhiệt độ không khí xung quanh tại điểm đại diện: là điểm cách phía trước hoặc phía sau máy kéo khoảng 2m tùy thuộc vào vị trí của thiết bị nạp hoặc thổi trên máy kéo và cách mặt đất khoảng 1,5m. Đối với máy kéo có lắp quạt đẩy thì điểm đo cách sau máy kéo khoảng 2m và cách mặt đất khoảng 1,5m.
– Nhiệt độ không khí tại cửa nạp không khí vào động cơ;
– Áp suất khí quyển;
– Độ ẩm tương đối của không khí;
– Nhiệt độ lớn nhất của chất làm mát (trường hợp động cơ được làm mát bằng không khí thì đo nhiệt độ của khối xi lanh tại các điểm đại diện);
– Nhiệt độ nhiên liệu ở cửa vào bộ chế hòa khí hoặc bơm cao áp;
– Nhiệt độ dầu bôi trơn động cơ.
6.2. Thử đai hoặc trục bánh đai (tùy chọn)
Có thể đo công suất tại đai hoặc trục bánh đai của máy kéo (nếu có lắp) theo yêu cầu của nhà chế tạo.
Nối bánh đai máy kéo với bánh đai lực kế bằng đai mềm có các đặc tính truyền công suất và mô men thích hợp. Độ trượt của đai khi được tính bằng công thức dưới đây, không được vượt quá 2% và độ căng đai cần thiết để giới hạn độ trượt thì càng nhỏ càng tốt.
Độ trượt đai xác định theo công thức sau đây:
Trong đó:
n0 là số vòng quay trong 1 phút của bánh đai phụ động không bị trượt;
n1 là số vòng quay trong một phút của bánh đai phụ động khi có tải.
Mọi điều khoản áp dụng cho thử nghiệm tại trục trích công suất chính – trừ các điều khoản thử ở chế độ tốc độ tiêu chuẩn của trục trích công suất PTO và trừ trường hợp các Máy kéo không thể truyền được toàn bộ công suất động cơ tại trục trích công suất – thì đều áp dụng cho thử nghiệm đai hay thử tại trục bánh đai.
Nếu tốc độ động cơ định mức không phù hợp với tốc độ đai tiêu chuẩn thì đo đặc tính động cơ tại tốc độ phù hợp với tốc độ đai tiêu chuẩn 15,75 m/s ± 0,25 m/s.
6.3. Công bố công suất định mức
Công suất định mức của máy kéo được công bố là công suất lớn nhất đo được tại trục trích công suất đặt ở phía sau máy kéo và có khả năng truyền được toàn bộ công suất động cơ. Nếu máy kéo không lắp loại trục trích công suất ở phía sau có khả năng truyền toàn bộ công suất động cơ thì cần đo công suất định mức tại các điểm trục trích công suất khác nhưng phải trình bày rõ trong báo cáo kết quả thử.
Chú thích: – Nếu không có điểm trục trích công suất nào có khả năng truyền toàn bộ công suất động cơ thì công suất định mức của máy kéo được công bố là công suất đo được tại móc kéo (xem TCVN -1773-9).
PHỤ LỤC A
(Qui định)
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ TRỤC TRÍCH CÔNG SUẤT
A.1. Địa điểm
Tên và địa chỉ của đơn vị chế tạo máy kéo: …………………………………………………………………..
Địa điểm chạy rà:…………………………………………………………………………………………………….
Thời gian chạy rà:……………………………………………………………………………………………………
A.2. Yêu cầu kỹ thuật của máy kéo
Máy kéo
Kiểu: ……………… Số đợt sản xuất: …………………………………………………………….
Động cơ
Mã hiệu:…………… Kiểu: …………………………………………………………………………….
Loại: ……………… Số đợt sản xuất: ………………………………………………………………
Tốc độ định mức: ………………min-1
Xi lanh
Số xi lanh: ………… Đường kính: ……………… ……………… ……………… ………mm
Hành trình: …………mm Dung tích: ……………… ……………… ……………… ……………..l
Hệ thống nhiên liệu và vòi phun
Dung tích thùng nhiên liệu: ……………………………………………………………………………………….. l
Mã hiệu, loại và kiểu bơm cao áp:……………………………………………………………………………….
Mức điều chỉnh của nhà chế tạo:…………………………………………………………………………….. l/h
Mã hiệu, loại và kiểu vòi phun:…………………………………………………………………………………….
Mã hiệu, loại và kiểu của bộ đánh lửa, cuộn dây và bộ phân phối:……………………………………….
Mã hiệu, loại và kiểu của bộ chế hòa khí:………………………………………………………………………
Đặt thời điểm đốt cháy hoặc phun (bằng tay hay tự động):………………………………………………..
Bộ lọc khí
Mã hiệu và kiểu ……………… Loại: ………………
Bộ lọc sơ (nếu có lắp)
Mã hiệu và kiểu ……………… Loại: ………………
Hệ thống làm mát
Loại: liên tục/gián đoạn
Nếu là loại gián đoạn thì nói rõ cách thức làm mát khi thử: ……………..
Trục trích công suất
Vị trí lắp: ……………………….. Các kích thước ……………..mm
Loại truyền động …………………Số rãnh then…………………….
Độ cao so với mặt đất ……………………..mm
Tốc độ tại: ……………………..ph-1. Tốc độ động cơ tương ứng …………………..ph-1
(nếu có nhiều trục trích công suất thì ghi lặp lại như trên đối với mỗi trục)
Bánh đai
Vị trí lắp ……………………… Các kích thước ………………………….mm
Loại truyền động ………………………………
Tốc độ dài của bánh đai ………………….m/s Tốc độ động cơ tương ứng ……..ph-1
Độ cao so với mặt đắt ……………………mm Vị trí so với đường tâm máy kéo ………mm
A.3. Yêu cầu nhiên liệu và chất bôi trơn – thử trong phòng thí nghiệm
Nhiên liệu
Tên thương phẩm …………….Chỉ số ốc tan (RON-1):………………..
Chỉ số ốc tan hoặc chỉ số xê tan ……………… Tỉ trọng tại 150C: ………
Loại ……………..
Dầu bôi trơn động cơ
Tên thương phẩm ………………….. Loại ………………
Cấp độ nhớt …………..
Dầu truyền lực
Tên thương phẩm ………………….. Loại ………………
Cấp độ nhớt …………..
A.4. Số liệu thử nghiệm
Ngày và nơi thử: …………………………………………………………………………………………………….
Loại lực kế:……………………………………………………………………………………………………………
Công suất kW |
Tốc độ ph-1 |
Tiêu thụ nhiên liệu |
||||
Động cơ |
PTO |
l/h |
kg/h |
kg/kWh |
kWh/l |
|
Công suất lớn nhất tuyệt đối (6.1.2.1) |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ định mức động cơ với tải khác nhau [6.1.2.2, 6.1.4a)] (không bắt buộc) |
||||||
a) |
|
|
|
|
|
|
b) |
|
|
|
|
|
|
c) |
|
|
|
|
|
|
d) |
|
|
|
|
|
|
e) |
|
|
|
|
|
|
f) |
|
|
|
|
|
|
Thay đổi tốc độ khi toàn tải (6.1.3) |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tiêu chuẩn với các tải khác nhau (6.1.4) |
||||||
a) |
|
|
|
|
|
|
b) |
|
|
|
|
|
|
c) |
|
|
|
|
|
|
d) |
|
|
|
|
|
|
e) |
|
|
|
|
|
|
f) |
|
|
|
|
|
|
Tốc độ động cơ lớn nhất không tải:………………..…………….ph-1
Mô men tương đương của trục khuỷu: ………………………….N.m
Mô men tương đương lớn nhất của trục khuỷu …….N.m tại tốc độ động cơ ………..ph-1
Các điều kiện khí quyển trung bình:
Nhiệt độ tại cửa không khí vào ………0C Nhiệt độ môi trường ………….0C
Độ ẩm tương đối ………………….% Áp suất ……………..kPa
Nhiệt độ lớn nhất của chất làm nguội …………………………..0C
Nhiệt độ dầu bôi trơn động cơ …………………………………..0C
Chú thích:
– Bảng trong phần A.4 còn có thể sử dụng với một số thay đổi thích hợp để báo cáo kết quả về thử đai và bánh đai.
– 1) RON: Số ốc tan nghiên cứu.
PHỤ LỤC B
(tham khảo)
NHIÊN LIỆU DÙNG ĐỂ THAM KHẢO ĐỐI CHIẾU CEC – RF – 01 – A – 80 CHO CÁC ĐỘNG CƠ ĐỐT CHÁY BẰNG TIA LỬA ĐIỆN YÊU CẦU KỸ THUẬT – XĂNG CÓ PHA CHÌ
Đặc tính Chỉ số ốc tan nghiên cứu (RON) |
Các giới hạn và đơn vị Tối thiểu 98 |
Phương pháp thử ISO 5164 |
Tỉ trọng tương đối 150C/40C (trọng lượng riêng) |
0,748 ± 0,007 |
ISO 3675 |
Áp suất hơi |
60 kPa ± 4 kPa (600 mbar ± 40 mbar) |
ISO 3007 |
Đặc điểm chưng cất |
|
ISO 3405 |
Điểm sôi ban đầu |
320C ± 80C |
|
10% (thể tích) |
500C ± 80C |
|
50% (thể tích) |
1000C ± 100C |
|
90% (thể tích) |
1600C ± 100C |
|
Lượng cặn |
Lớn nhất 2% (V/V) |
|
Phân tích hyđrocacbon |
|
ISO 3837 |
Olephin |
Lớn nhất 20% (V/V) |
|
Hương liệu |
Lớn nhất 45% (V/V) |
|
Chất bão hòa |
Cân bằng |
|
Độ ổn định ôxy hóa |
Nhỏ nhất 480 phút |
ISO 7536 |
Keo cồn đọng |
Lớn nhất 4mg/100mm3 |
ISO 6246 |
Hàm lượng lưu huỳnh |
Lớn nhất 0,04% (m/m) |
ISO 2192 |
Hàm lượng chì |
0,25g/dm3 ± 0,015g/dm3 |
ISO 3830 |
– Tính chất tẩy rửa lọc sạch |
Hỗn hợp dùng cho động cơ |
|
– Tính chất al-kyl chì |
Không được qui định |
|
Tỉ số các bon/hyđro |
Sẽ được báo cáo |
|
Chú thích: Hỗn hợp CEC RF-01-A-80 chỉ dùng những nguyên liệu cơ bản thông thường của châu Âu và không bao gồm các thành phần không thông thường như xăng nhiệt phân, nguyên liệu bị phân li do nhiệt và chất benzol cho động cơ.
PHỤ LỤC C
(tham khảo)
NHIÊN LIỆU DÙNG ĐỂ THAM KHẢO ĐỐI CHIẾU CEC – RF – 03 – A – 84 CHO ĐỘNG CƠ ĐỐT CHÁY BẰNG SỨC NÉN – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Đặc tính |
Các giới hạn và đơn vị |
Phương pháp thử |
Tỉ trọng tương đối 150C/40C |
|
|
Trọng lượng riêng |
0,84 ± 0,005 |
ISO 3675 |
Đặc điểm chưng cất |
|
ISO 3405 |
50% (thể tích) |
Nhỏ nhất 2450C |
|
90% thể tích |
3300C ± 100C |
|
Điểm sôi cuối cùng |
Lớn nhất 3700C |
|
Chỉ số xe tan |
51 ± 2 |
ISO 5165 |
Độ nhớt động cơ học ở 400C |
3cSt ± 0.5cSt |
ISO 3104 |
Hàm lượng lưu huỳnh |
Nhỏ nhất sẽ được báo cáo Lớn nhất 0,3% (m/m) |
ISO 2192 |
Điểm bốc cháy |
Nhỏ nhất 550C |
ISO 2179 |
Điểm sương |
Lớn nhất -50C |
ISO 3015 |
Tồn đọng các bon theo conradson ở 10% lớp đáy |
Lớn nhất 0,2% (m/m) |
ISO 6615 |
Hàm lượng tro |
Lớn nhất 0,01% (m/m) |
ISO 6245 |
Hàm lượng nước |
Lớn nhất 0,05% (m/m) |
ISO 3733 |
Ăn mòn đồng |
Lớn nhất: 1 |
ISO 2160 |
Lượng axit mạnh |
Lớn nhất: 0,2 mg KOH/g |
ISO 6618 |
Độ ổn định ô xít hóa |
2.5 mg/100 ml |
|
Chú thích: Nhiên liệu dùng để tham khảo đối chiếu CEC-RF-03-A-84 chỉ căn cứ vào sản phẩm từ sự chưng cất trực tiếp có hoặc không khử lưu huỳnh bằng hyđro và không chứa các phụ gia.
PHỤ LỤC D
(tham khảo)
NHIÊN LIỆU DÙNG ĐỂ THAM KHẢO ĐỐI CHIẾU CEC – RF – 08 – A – 85 CHO ĐỘNG CƠ ĐỐT CHÁY BẰNG TIA LỬA ĐIỆN – YÊU CẦU KỸ THUẬT – XĂNG KHÔNG PHA CHÌ
Đặc tính |
Các giới hạn và đơn vị |
Phương pháp thử (1) |
Chỉ số ốc tan nghiên cứu (RON) |
Nhỏ nhất 95 |
ISO 5164 |
Chỉ số ốc tan động cơ (MON) |
Nhỏ nhất 85 |
ISO 5163 |
Tỉ trọng tương đối 150C/40C (trọng lượng riêng) |
0,755 ± 7 |
ISO 3675 |
Áp suất hơi theo Reid |
60 kPa ± 4 kPa (600 mbar ± 40 mbar) |
ISO 3007 |
Đặc điểm chưng cất |
|
|
Điểm sôi ban đầu |
320C ± 80C |
ISO 3405 |
10% (thể tích) |
550C ± 80C |
|
50% (thể tích) |
1000C ± 100C |
|
90% (thể tích) |
167,50C ± 12,50C |
|
Điểm sôi cuối cùng |
202,50C ± 12,50C |
|
Chất cặn |
Lớn nhất 2% (V/V) |
|
Phân tích hydro các bon – Olephin – Chất thơm – Chất bão hòa |
Lớn nhất 20% (V/V) Lớn nhất 45% (V/V) Cân bằng |
|
Độ ổn định ô xy hóa |
Nhỏ nhất 480 phút |
ISO 7536 |
Keo tồn đọng |
Lớn nhất 4mg/100mm3 |
ISO 6246 |
Hàm lượng lưu huỳnh |
Lớn nhất 0,04% (m/m) |
ISO 2192 |
Ăn mòn đồng |
Lớn nhất: 1 |
ISO 2160 |
Hàm lượng chì |
Lớn nhất 0,05 g/dm3 |
ISO 3830 |
Hàm lượng phốt pho |
Lớn nhất 0,013 g/dm3 |
ASTM D 3231 |
Tỉ số các bon/hydro |
Sẽ được báo cáo |
ASTM D 3606, |
|
|
ASTM 2267 |
|
|
ASTM 1319 |
Cấm sử dụng các chất làm bão hòa ôxy.