Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-14:1999 (ISO 5131:1996) về máy kéo và máy dùng trong nông, lâm nghiệp – phương pháp thử – phần 14: đo tiếng ồn ở vị trí làm việc của người điều khiển máy – phương pháp điều tra do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1773-14:1999
ISO 5131:1996
MÁY KÉO VÀ MÁY DÙNG TRONG NÔNG – LÂM NGHIỆP – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 14: ĐO TIẾNG ỒN Ở VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN MÁY – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
Tractors and machinery for agriculture and forestry – Test procedures – Part 14: Measurement of noise at the operator’s position – Survey method
Soát xét lần 3
TCVN 1773-14: 1999 phù hợp với ISO 5131: 1996
TCVN 1773-14: 1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 2.9.7 TCVN 1773-1991.
TCVN 1773: 1999 gồm có 18 phần.
TCVN 1773-14: 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông – lâm nghiệp biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi áp dụng
Phần này của tiêu chuẩn Việt Nam 1773 quy định phương pháp đo tiếng ồn ở vị trí của một (hay nhiều người điều khiển máy kéo hoặc máy móc sử dụng trong nông – lâm nghiệp. Tiếng ồn đo được chỉ liên quan máy chính, áp dụng cho máy kéo và máy tự hành có người điều khiển, hoặc ngồi trên máy kéo, hoặc đi bộ. Các kết quả đo sẽ cung cấp thông tin giúp cho người điều khiển máy biết để tránh được những mức ồn có thể làm cho thính giác bị nguy hiểm.
Phương pháp thử quy định trong tiêu chuẩn này là phương pháp kiểm tra như được định rõ trong ISO 2204
Tiêu chuẩn này cũng quy định các điều kiện chung đối với việc đo và báo cáo về tiếng ồn tại một vị trí làm việc của người điều khiển ở trên máy kéo nông – lâm nghiệp và các máy làm việc ở trên đồng.
Các điều kiện bổ sung đối với phép đo tiếng ồn có liên quan với các máy riêng biệt thì được quy định trong các quy định sau:
Phụ lục A – Máy kéo nông – lâm nghiệp
Phụ lục B – Máy nông nghiệp tự hành
Phụ lục C – Máy nông nghiệp do người đi bộ điều khiển.
Phụ lục D – Máy bốc xếp vận chuyển cây và máy gom, kéo vận chuyển cây dùng trong lâm nghiệp.
Các điều kiện quy định do vận hành máy trong các phép đo được trù tính để tạo điều kiện có được cơ sở đánh giá thực tế và có thể lặp lại được tiếng ồn lớn nhất mà người điều khiển buộc phải chịu đựng khi vận hành máy.
Chú thích 1 – Các phụ lục thêm ở sau sẽ quy định, ví dụ, những điều kiện bổ sung cho máy nông – lâm nghiệp khác có thể được đưa vào trong những lần soát xét sau tương lai tiêu chuẩn này.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
ISO 2204 : 1979 độ vang âm – Hướng dẫn cho các tiêu chuẩn quốc tế về đo tiếng ồn âm thanh truyền trong không khí và đánh giá ảnh hưởng của tiếng ồn tới con người.
ISO 5353: 1995 Máy móc san ủi và các máy kéo và máy dùng trong nông – lâm nghiệp – Điểm chỉ báo chỗ ngồi.
IEC 651: 1997 Máy đo mức âm thanh.
IEC 942: 1998 Thiết bị hiệu chuẩn âm thanh.
IEC 1260: 1995 âm học – Các bộ lọc dải ốc ta và dải ốc ta phân đoạn.
3. Các yêu cầu đo
3.1. Tất cả các số liệu đo của máy đo mức âm thanh phải được lấy trong thời gian gây tải S.
3.2. Các giá trị đo được sẽ là các mức áp suất âm thanh chất tải A cho các mức âm thanh toàn bộ được biểu thị bằng đề xi ben.
3.3. Không bắt buộc phân tích phổ âm thanh. Khi được yêu cầu thì các giá trị đo được sẽ là các mức áp suất âm thanh dải ốc ta, tính bằng đề xi ben.
4. Thiết bị đo
4.1. Một máy đo mức âm thanh đáp ứng được ít nhất những yêu cầu của IEC 651 đối với dụng cụ đo loại 1, sẽ được sử dụng mặc dù sự phù hợp về phương tiện này cũng không nhất thiết phải hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác do người sử dụng tiêu chuẩn này hoặc do cơ quan có thẩm quyền đòi hỏi.
4.2. Nếu dùng thiết bị đo khác thay thế, bao gồm thiết bị ví dụ như máy ghi âm và/hoặc máy ghi mức âm thanh thì các sai lệch đo của nhiều phần trong chuỗi phép đo không được vượt quá những sai lệch đã quy định trong các mục tương ứng của IEC 165. Nếu máy ghi âm được dùng làm một bộ phận của thiết bị đo thì có thể cần các hệ thống gây tải thích hợp cho việc ghi và sao lại, nhằm có được một tỉ số giữa tín hiệu – tiếng ồn cân xứng trên toàn bộ dải tần số cần quan tâm.
4.3. Việc đo phổ tần số âm thanh được tiến hành bằng cách dùng bộ phận phân tích tần số phù hợp với các bộ lọc ốc ta theo đúng với yêu cầu của IEC 1260 cho bộ lọc cấp 1.
Chú thích 2 – Cần đặc biệt chú ý khi dùng micro có đường kính lớn hơn 13 mm, để đảm bảo là đặc tính của micrô không dẫn đến những sai sót khi âm thanh là chỉ từ một hướng. Khi cần thiết nên dùng đầu đọc âm thanh có góc đặt ngẫu nhiên để đảm bảo tính chất thu theo nhiều hướng sẽ không kém hơn so với khi dùng dụng cụ đo mức âm thanh loại 2 như quy định trong IEC 651. Ở bên trong buồng lái, do bản chất âm thanh là đa hướng nên thông thường có thể tránh được những sai số do đặc tính thu một hướng của micrô.
4.4. Hiệu chỉnh thiết bị vào lúc đo phải phù hợp với tất cả các điểm liên quan tới IEC 165. Tiến hành kiểm tra thiết bị đo theo những gian cách thích hợp và ít nhất là ngay trước và sau mỗi kỳ đo có dùng thiết bị hiệu chỉnh âm thanh theo đúng yêu cầu của IEC 942 đối với thiết bị hiệu chỉnh cấp 1.
Thiết bị hiệu chỉnh phải được kiểm tra hàng năm để kiểm tra các số liệu ra việc hiệu chỉnh ban đầu của thiết bị phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia.
5. Môi trường âm thanh, các điều kiện thời tiết và tiếng ồn nền
5.1. Địa điểm thử phải là một khoảng không gian trống phẳng trong phạm vi ít nhất là từ 20 m từ máy được thử. Không được có chướng ngại vật có thể gây dội âm thanh rõ rệt như là các tòa nhà, rào chắn kiên cố, cây cối hoặc xe cộ khác. Ở địa điểm có sử dụng xe lực kế hoặc ghi tín hiệu thì phải bố trí xe đó được kéo hoặc được truyền động cách xa một đoạn đủ để tránh được nhiễu tín hiệu.
5.2. Nhiệt độ không khí phải nằm trong phạm vi từ -50C đến 300C và tốc độ gió ở vị trí làm việc của người lái không vượt quá 5m/s. Các điều kiện khí tượng khác phải sao cho không làm ảnh hưởng tới công việc.
5.3. Mức ồn gốc và mức áp suất âm thanh ở mức tải A của tiếng ồn của gió phải thấp hơn mức đo được trong quá trình thử ít nhất là 10 dB. Nơi có yêu cầu phân tích phổ âm thanh thì mức ồn gốc phải thấp hơn mức tương ứng ở mỗi dải tần đo được trong quá trình thử ít nhất là 10 dB.
5.4. Trong quá trình đo không được có thêm người khác ngoài điều khiển máy hay máy kéo ở vị trí lái hoặc buồng lái khi đang đo tiếng ồn ở vị trí của những người điều khiển khác ở trên máy thì số lượng người đã được quy định điều khiển máy cần phải có mặt. Không được có thêm người khác ngoài (các) người điều khiển ở vị trí đó để ảnh hưởng tới việc đo tiếng ồn.
6. Điều khiển máy kéo hoặc máy tự hành
Máy kéo hoặc máy tự hành phải phù hợp với đặc tính kỹ thuật sản phẩm của nhà chế tạo và phải vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà máy. Động cơ, hệ thống truyền lực và hệ thống thủy lực phải được vận hành theo chế độ làm việc phù hợp để làm ổn nhiệt độ trước khi tiến hành đo.
Các điều kiện riêng đối với các loại máy móc đặc biệt thuộc phạm vi tiêu chuẩn này thì được cung cấp trong các phụ lục A đến D.
7. Người điều khiển
Đối với những máy do người đi bộ hoặc đứng điều khiển thì phải lựa chọn người điều khiển có chiều cao. Các người ngồi điều khiển không được mặc quần áo giầy khác thường hoặc đội bất kỳ mũ hoặc khăn quàng có thể làm ảnh hưởng tới việc đo tiếng ồn.
8. Vị trí của micrô
8.1. Đối với người điều khiển ngồi thì micrô được bố trí ở cách phía bên mặt phẳng trung tâm chỗ ngồi một khoảng cách là 250 mm ± 20 mm ở phía bên mà mức áp suất âm thanh đạt tới cao hơn. Trục của micrô phải nằm ngang và màng rung thì quay mặt về phía trước. Tâm của màng rung ở cách điểm chỉ báo chỗ ngồi về phía trên là 700 mm ± 20 mm và dịch về phía trước điểm này một đoạn bằng 100 mm ± 20 mm. Cần tránh để micrô bị rung quá mức.
Điểm chỉ báo chỗ ngồi được xác định theo ISO 5353.
8.2. Đối với các người điều khiển đứng hoặc đi bộ thì phải treo micrô vào mũ có dạng hở được đội trên đầu người điều khiển hoặc treo vào bộ dây đeo vào bả vai. Đội và đeo như vậy cần bảo đảm trục micrô nằm ngang và màng rung ở cách phía bên mặt phẳng trung tâm đầu người điều khiển một khoảng bằng 250 mm ± 20 mm và ở trong cùng mặt phẳng thẳng đứng ngang tầm lông mày người lái và quay mặt về phía trước. Phía bên đầu người điều khiển được chọn để bố trí micrô là phía mà áp suất âm thanh đạt tới cao hơn. Người điều khiển cần tiếp tục quay mặt về phía trước trong quá trình đo tiếng ồn.
9. Phương pháp đo tiếng ồn
Thực hiện ít nhất 3 phép đo ở mỗi vị trí của micrô như đã xác định ở mục 8 và đối với mỗi điều kiện làm việc. Nếu độ phân tán của các kết quả đo mức áp suất âm thanh ở mức tải A thu nhận được trong các điều kiện đo mà vượt quá 3 dB thì tiến hành đo thêm cho đến khi các giá trị đọc của 3 lần đo liên tiếp giảm xuống trong khoảng 3 dB. Lấy giá trị trung bình cộng của 3 giá trị đọc này là kết quả thử.
Đo mức ồn trên máy kéo hoặc máy tự làm việc theo quy định của phụ lục tương ứng. Trình bày rõ ràng tần số chất tải A lớn và sự điều khiển thời gian chất tải S của dụng cụ đo trong báo cáo kết quả đo. Tiến hành đo sau khi máy chạy ổn định 10 s.
Khi các mức áp suất âm thanh thay đổi nhiều không ổn định do đặc điểm của loại máy và không thể đáp ứng được yêu cầu độ phân tán 3 dB đã quy định ở trên đối với các giá trị đọc liên tục thì số lượng từng phép đo riêng rẽ phải lớn hơn phạm vi phân tán thay đổi tính bằng đề xi ben. Lấy trị số trung bình cộng như là kết quả thử.
Trong mọi trường hợp, bất kỳ giá trị đỉnh nào vượt hẳn ra ngoài đặc tính với mức âm thanh đo được thì phải loại bỏ.
Phần số nguyên của kết quả nhận được từ phương pháp trên được coi là giá trị thông báo.
Chú thích 3 – Không bắt buộc, tùy theo yêu cầu của nhà máy, các mức áp suất dải ốc ta vượt qua vi phạm tần số trung tâm 31,5 Hz tới 8000 Hz có thể xác định được và báo cáo bổ sung thêm ngoài kết quả đo các mức áp suất âm thanh được chất tải A.
10. Báo cáo kết quả thử
Báo cáo kết quả thử bao gồm các phần sau:
a. số hiệu phê chuẩn của tiêu chuẩn này;
b. số báo cáo và ngày tháng thử;
c. tất cả thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ máy kéo hoặc máy khác;
d. tất cả thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ buồng lái nếu có lắp;
e. địa điểm thử;
f. điều kiện bề mặt và tính chất nền mà ở trên đó thử máy kéo hoặc máy khác;
g. trang bị dụng cụ đo được dùng để thử;
h. tốc độ động cơ phù hợp với các điều kiện thử: tốc độ tiến của máy kéo hoặc tốc độ tiến của máy khác nếu như phù hợp; kết quả đo thu nhận được từ việc thử căn cứ theo phụ lục tương ứng;
i. ngoài ra báo cáo thử cũng có thể bao gồm các chi tiết về người điều khiển máy tiến hành thử, bao gồm cả vị trí làm việc;
j. chuyên gia phụ trách thử.
Biểu báo cáo kết quả thử mẫu được trình bày ở phụ lục E.
PHỤ LỤC A
(Quy định)
MÁY KÉO NÔNG – LÂM NGHIỆP
A.1. Quy định chung
Đối với máy kéo thì không tiến hành đo khi máy kéo thực hiện các công việc nông lâm nghiệp. Thường tiến hành thử với máy kéo được chất tải bằng cách sử dụng tải kéo do xe lực kế cung cấp.
A.2. Vận hành máy kéo
Đối với các phép đo này thì máy kéo bánh hơi sẽ hoạt động ở trên nền bê tông hoặc nhựa khô ráo, độ dốc theo phương nằm ngang ở trong phạm vi 20, bề mặt sạch sẽ không có sỏi, lá cây… Các máy kéo xích và máy kéo bánh sắt thì hoạt động ở trên nền đất cỏ bằng phẳng, nằm ngang hoặc mặt đất không có cỏ dại hoặc thực vật. Đường chạy thử nghiệm phải có đoạn thẳng dài ít nhất là 150 m để bảo đảm cho tốc độ máy kéo được ổn định trong khoảng thời gian đủ để thực hiện các phép đo.
Máy kéo không phải lắp tăng trọng. Máy kéo bánh phải được lắp lốp đúng tiêu chuẩn, không mòn quá 50%. Trước khi đo tiếng ồn phải tiến hành thử kiểm tra công suất tại trục trích công suất hoặc bằng các phương pháp khác để xác minh là công suất của động cơ ở trong phạm vi 5% giá trị định mức của nhà máy.
A.3. Buồng lái và các trang bị phụ
A.3.1. Nếu có lắp buồng lái thì mức áp suất âm thanh phải được đo trong điều kiện tất cả các chỗ hở, cửa ra vào, cửa sổ, nắp thông gió và kính chắn gió đều đóng.
Một loạt những phép đo bổ sung không bắt buộc có thể thực hiện với tất cả cửa đều mở, nghĩa là chúng được thiết kế hoạt động ở vị trí mở và chúng không gây hại gì trong lúc sử dụng bình thường của máy kéo. Ngoại trừ đối với phép đo trên là kính chắn gió vẫn giữ nguyên ở vị trí đóng.
Chú thích 4. Thực hiện phép đo với cửa vào, cửa sổ và nắp thông gió đều mở chỉ nhằm mục đích thông tin, để thực hiện người sử dụng được biết về bất kỳ điều kiện hoạt động nào mà ở đó mức áp suất âm thanh có thể là có hại và vượt qua mức đo được ở trong buồng lái kín.
Trong khi các phép đo đang được thực hiện thì các bộ phận thông thường là hoạt động đồng thời với động cơ (ví dụ quạt làm mát động cơ) phải cho làm việc, còn các trang bị khác do động cơ cung cấp năng lượng hoặc tự chạy bằng nguồn năng lượng khác (ví dụ như gạt nước mưa, lò sưởi, quạt thông gió, trục trích công suất) không được hoạt động.
A.3.2. Các phép đo tiếng ồn bổ sung có thể được tiến hành không bắt buộc với động cơ làm việc ở tốc độ quay tối đa và tất cả trang bị phụ điều hòa không khí đều làm việc. Lò sưởi và quạt thông gió sẽ làm việc ở nấc điều chỉnh tối đa.
A.3.3. Các phép đo bổ sung có thể được thực hiện không bắt buộc với động cơ không làm việc và các trang bị phụ như là quạt thông gió và các trang bị điện khác làm việc ở chế độ tối đa. Cần xác định ít nhất là công suất danh nghĩa của trang bị phụ đưa tới cho đầu cực của trang bị.
A.4. Đo tiếng ồn
A.4.1. Quy định chung
Việc đo tiếng ồn tiến hành trong lúc máy kéo làm việc khi:
a. Không có tải ở thanh kéo, hoặc
b. Có tải ở thanh kéo.
Độ trượt bánh hơi trong các phép đo này không được vượt quá 15% và độ trượt dải xích không được vượt quá 7%.
Trường hợp tiến hành đo đối với máy kéo bốn bánh chủ động (4 WD) thì lấy giá trị cao hơn của hai phép đo khi gài và ngắt đầu cầu trước là mức áp suất âm thanh quy định cho máy kéo hai bánh chủ động (2 WD).
A.4.2. Phương pháp không tải
Phải đặt micrô ở phía bên người điều khiển cho mức áp suất âm thanh cao nhất như đã xác định lúc kiểm tra sơ bộ ban đầu thực hiện với máy kéo làm việc không tải ở số truyền hoặc điều kiện để đạt được tốc độ tiến xấp xỉ 7,5 km/h tương ứng với tốc độ quay định mức của động cơ theo quy định của nhà máy.
Phải tiến hành đo tiếng ồn với máy kéo hoạt động không tải ở số truyền hoặc điều kiện đạt được tốc độ 7,5 km/h tương ứng với tốc độ quay định mức của động cơ theo quy định của nhà máy.
Cánh bướm tiết lưu phải mở hoàn toàn hoặc cần điều khiển bộ điều tốc phải đặt tại vị trí tương ứng với tốc độ quay lớn nhất của động cơ.
Mức ổn định xác định được trong khi máy hoạt động cần được ghi lại cùng với việc phân tích ốc ta tùy theo yêu cầu.
A.4.3. Phương pháp kéo tải
A.4.3.1. Phải đặt micrô ở phía người điều khiển cho mức âm thanh cao nhất như đã xác định lúc kiểm tra sơ bộ ban đầu, thực hiện với máy kéo làm việc có tải và cánh bướm ga mở hoàn toàn hoặc cần điều khiển bộ điều tốc đặt tại vị trí tương ứng với tốc độ quay lớn nhất của động cơ và ở số truyền hoặc điều kiện có thể cho tốc độ tiến xấp xỉ 7,5 km/h tương ứng với tốc độ quay định mức của động cơ theo quy định của nhà máy.
A.4.3.2. Phải thực hiện đo mức áp suất âm thanh được chất tải A với phân tích ốc ta tùy chọn ở số truyền hoặc điều kiện có thể cho tốc độ xấp xỉ 7,5 km/h tương ứng với tốc độ quay định mức của động cơ theo quy định của nhà máy.
Cần điều khiển bộ điều tốc phải ở vị trí cung cấp hoàn toàn. Khởi đầu với không tải, sau đó tải phải được tăng dần lên cho đến khi phát hiện được mức áp suất âm thanh lớn nhất. Sau mỗi lần tăng tải phải dành thời gian để mức ồn được ổn định trước khi tiến hành đo. Điều kiện tải phải bảo đảm sao cho động cơ luôn luôn hoạt động dưới sự điều khiển của bộ điều tốc.
A.4.3.3. Phải tiến hành đo tiếng ồn ở tất cả các số truyền hoặc các điều kiện khác nhau và sử dụng cùng một phương pháp. Chỉ những mức áp suất âm thanh vượt quá những mức ghi theo điều 4.3.2 trên 1 dB thì mới cần ghi lại cùng với phân tích ốc ta theo yêu cầu.
Đối với hệ truyền lực vô cấp phải tiến hành đo tiếng ồn ở 4 tốc độ cách đều nhau trong phạm vi từ 4 km/h đến 16km/h.
A.4.3.4. Cũng phải đo và báo cáo về tiếng ồn ở tốc độ thiết kế lớn nhất của máy kéo nhưng chỉ áp dụng với thử không tải.
A.5. Báo cáo kết quả thử
Báo cáo kết quả thử phải phù hợp với điều 10 và bao gồm các kết quả đo theo điều 9 và điều A.4
PHỤ LỤC B
(Quy định)
MÁY MÓC NÔNG NGHIỆP TỰ HÀNH
B.1. Vận hành máy
Phải tiến hành đo tiếng ồn với máy tĩnh tại ở trên nền đất hoặc nền đất cỏ ngắn phù hợp với các yêu cầu đối với âm thanh ở điều 5 Động cơ của máy phải làm việc ở tốc độ định mức của nhà máy và tất cả các cơ cấu máy phải hoạt động theo chức năng như khi làm công việc điển hình liên tục ở trên đồng nhưng không có cây trồng hoặc các vật liệu khác chuyển qua máy. Tất cả các thùng chứa hoặc các thùng đựng hạt ngũ cốc hoặc các vật liệu khác đều phải để trống.
Micrô phải được đặt phía bên người điều khiển cho mức áp suất âm thanh cao hơn.
Chú thích 5: Từ thông tin sẵn có trong trường hợp của máy liên hợp thu hoạch, hình như là mức ồn đo được khi máy đứng tĩnh tại với tất cả các cơ cấu máy đều hoạt động sẽ không chênh lệch nhiều so với khi làm việc.
B.2. Buồng lái và các trang bị phụ
B.2.1. Nếu có lắp buồng lái thì mức áp suất âm thanh phải được đo với tất cả các chỗ hở, cửa ra vào, cửa sổ, nắp thông gió và kính chắn gió đều đóng.
Một loạt những phép đo bổ sung không bắt buộc có thể được thực hiện với tất cả các cửa đều mở, miễn là chúng được thiết kế để hoạt động ở vị trí mở và chúng không hại gì trong lúc sử dụng bình thường. Ngoại trừ đối với phép đo trên là kính chắn gió vẫn giữ nguyên ở vị trí đóng.
Chú thích 6 – Các phép đo với cửa ra vào, cửa sổ và nắp thông gió đều mở được thực hiện chỉ vì mục đích thông tin, để bảo đảm là người sử dụng được biết về một vài điều kiện hoạt động mà ở đó mức áp suất âm thanh có thể là có hại và vượt qua mức đo được ở trong buồng lái chính.
B.2.2. Các phép đo tiếng ồn bổ sung có được tiến hành không bắt buộc với động cơ làm việc ở tốc độ quay tối đa và tất cả trang bị điều hòa không khí bổ sung đều làm việc. Lò sưởi hoặc các quạt thông gió sẽ làm việc ở mức điều chỉnh tối đa.
B.2.3. Các phép đo tiếng ồn bổ sung có thể được thực hiện không bắt buộc với động cơ làm việc và các trang bị phụ như quạt thông gió và các thiết bị điện khác làm việc ở mức điều chỉnh tối đa. Cần khẳng định ít nhất là công suất danh định vào của trang bị phụ được đưa tới các đầu cực của trang bị.
B.3. Đo tiếng ồn
Mức áp suất âm thanh được chất tải A và các mức áp suất ở dải ốc ta tùy chọn phải được đo và báo cáo đối với các điều kiện hoạt động đã xác định ở trên.
B.4. Báo cáo kết quả thử
Báo cáo kết quả thử phải phù hợp với điều 10 và sẽ bao gồm các kết quả đo theo các điều 9 và B3.
PHỤ LỤC C
(Quy định)
MÁY MÓC NÔNG NGHIỆP DO NGƯỜI ĐI BỘ ĐIỀU KHIỂN
C.1. Vận hành máy
Chú thích 7 – Loại bỏ các trang bị do người lái máy mang theo khi làm việc.
Phải tiến hành đo tiếng ồn với máy tĩnh tại ở trên nền đất hoặc nền đất có lớp cỏ ngắn phù hợp với các yêu cầu âm thanh ở điều 5. Động cơ của máy phải làm việc ở tốc độ định mức của nhà máy với tất cả các cơ cấu máy phải hoạt động như khi thực hiện công việc điển hình ở trên đồng. Bộ phận làm đất hoặc các thành phần chuyển động sẽ không tác động vào đất hoặc cây trồng.
Micrô phải được đặt ở phía bên người điều khiển cho mức áp suất âm thanh cao hơn.
C.2. Đo tiếng ồn
Mức áp suất âm thanh được gây tải A và các mức áp suất ở dải ốc ta tùy chọn phải được đo và báo cáo ở một điều kiện vận hành như đã xác định ở trên.
C.3. Báo cáo kết quả thử
Báo cáo kết quả thử phải phù hợp với điều 10 và sẽ bao gồm các kết quả đo theo điều 9 và C.2.
PHỤ LỤC D
(Quy định)
MÁY BỐC XẾP VẬN CHUYỂN CÂY VÀ MÁY GOM – KÉO VẬN CHUYỂN CHUYỂN CÂY
D.1. Định nghĩa
D.1.1. Máy bốc xếp – vận chuyển cây: Máy tự hành thường tự bốc xếp, được thiết kế để vận chuyển cây hoặc các phần của cây bằng cách mang chúng đi hoàn toàn tách ra khỏi đất.
D.1.2. Máy gom – kéo cây: Máy tự hành được thiết kế để vận chuyển cây hoặc các phần của cây bằng cách kéo lê.
D.2. Vận hành máy
Đối với các phép đo này thì các máy bánh hơi phải được vận hành ở trên đường bê tông hoặc nhựa khô ráo, độ dốc theo phương nằm ngang ở trong phạm vi 20, mặt đường sạch sẽ không có sỏi, lá cây… các máy xích và máy bánh sắt phải hoạt động ở trên nền đất hoặc đất cỏ bằng phẳng nằm ngang hoặc trên mặt đất không có cỏ dại và thực vật. Đường chạy để thử phải có một đoạn thẳng dài ít nhất 150 m để bảo đảm là tốc độ của máy được ổn định trong một khoảng thời gian đủ để thực hiện các phép đo.
Máy không được lắp tăng trọng. Các máy bánh hơi phải được lắp bánh hơi tiêu chuẩn không mòn quá 50%. Trước khi đo tiếng ồn phải thử để kiểm tra công suất động cơ của máy qua trục trích công suất hoặc bằng các phương pháp khác để xác nhận là công suất của động cơ trong phạm vi 5% giá trị định mức của nhà máy.
D.3. Buồng lái và các trang bị phụ
D.3.1. Phương pháp đo áp dụng cho máy có lắp hoặc không lắp buồng lái
Nếu có lắp buồng lái thì mức áp suất âm thanh phải được đo với tất cả các chỗ hở, cửa ra vào, cửa sổ, nắp thông gió và kính chắn gió đều đóng.
Một loạt những phép đo bổ sung không bắt buộc có thể được thực hiện với tất cả các cửa đều mở, nghĩa là chúng được thiết kế để hoạt động ở vị trí mở và chúng không gây hại gì trong khi sử dụng máy bình thường. Ngoại trừ đối với phép đo trên là kính chắn gió vẫn được đóng.
Chú thích 8 – Các phép đo với cửa ra vào, cửa sổ và nắp thông gió đều mở được thực hiện chỉ vì mục đích thông tin để đảm bảo là người sử dụng được thông báo cho biết về một vài điều kiện hoạt động mà ở đó các mức áp suất âm thanh có thể là có hại và vượt quá mức đo được ở trong buồng lái kín.
Trong khi các phép đo đang được thực hiện thì các bộ phận hoạt động đồng thời với động cơ (thí dụ quạt làm mát động cơ), phải cho làm việc, còn các trang bị bổ sung thêm do động cơ cung cấp năng lượng hoặc hoạt động bằng nguồn năng lượng khác (thí dụ như kính chắn gió, gạt nước mưa, lò sưởi, quạt thông gió, trục truyền công suất) sẽ không hoạt động.
D.3.2. Các phép đo tiếng ồn bổ sung có thể được tiến hành không bắt buộc với động cơ làm việc ở tốc độ lớn nhất và tất cả trang bị điều hòa không khí bổ sung đều làm việc. Lò sưởi hoặc các quạt thông gió phải làm việc ở mức điều chỉnh tối đa.
D.3.3. Các phép đo tiếng ồn bổ sung có thể được thực hiện không bắt buộc với động cơ không làm việc, còn các quạt thông gió và các trang bị điện khác.. đều làm việc ở chế độ tối đa. Cần khẳng định ít nhất là công suất danh định vào của trang bị phụ được đưa tới các đầu cực của trang bị phụ.
D.4. Đo tiếng ồn
Micrô phải được đặt ở phía bên người điều khiển cho mức áp suất âm thanh cao hơn.
Mức áp suất âm thanh được chất tải A và các mức áp suất dải ốc ta tùy chọn phải được đo và báo cáo theo các chế độ hoạt động sau đây:
a. điều khiển cho máy tiến không tải ở số truyền cao nhất với cần điều khiển bộ điều tốc: mở hoàn toàn.
b. điều khiển cho máy tiến không tải với tay điều khiển bộ điều tốc mở hoàn toàn ở số truyền cho tốc độ xấp xỉ 4 km/h tương ứng với tốc độ quay định mức của động cơ theo quy định của nhà máy.
Chú thích 9 – Khi các mức áp suất âm thanh dải ốc ta, tùy chọn, được đo, yêu cầu là máy cần được vận hành theo cách vận hành cho mức áp suất âm thanh cao nhất.
D.5. Báo cáo kết quả thử
Báo cáo kết quả thử phải phù hợp với điều 10 và sẽ bao gồm các kết quả đo theo điều 9 và D.4
PHỤ LỤC E
(Quy định)
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ
Thử tiếng ồn phù hợp với TCVN 1773-14 (ISO 5131)
Số báo cáo ………………………. Ngày tháng thử ………………………………………………………………
Các chi tiết về máy:
1. Nhà máy:…………………………………………………………………………………………………………….
2. Số kiểu:………………………………………………………………………………………………………………
3. Công suất định mức tại trục trích công suất và tốc độ tương ứng……………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………
4. Tốc độ động cơ chạy không lớn nhất:……………………………………………………………………….
5. Loại truyền lực: …………………………………………………………………………………………………..
6. Loại chỗ ngồi/các loại: ………………………………………………………………………………………….
7. Cỡ lốp hoặc xích: ………………………………………………………………………………………………..
Trước …………………………………………………………………………………………………………………..
Sau ……………………………………………………………………………………………………………………..
8. Số lượng bánh chủ động ……………………………………………………………………………………….
Đặc điểm kỹ thuật của buồng lái hoặc kết cấu bảo vệ
a. Mô tả tóm tắt: …………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
b. Các chi tiết về vật liệu được sử dụng để cách âm các kết cấu bảo vệ
1. Vật liệu để lát bên trong:
Mái …………………………………………………………… Vật liệu và kích thước
Cửa ra vào ………………………………………………….. Vật liệu và kích thước
Sàn: ………………………………………………………….. Vật liệu và kích thước
Tấm lát trước………………………………………………. Vật liệu và kích thước
Tấm lát sau ………………………………………………… Vật liệu và kích thước
Bảng dụng cụ và trụ lái (phần trên cùng)……………… Vật liệu và kích thước
2. Trống giáo lùa ………………………………………….. Vật liệu và kích thước
3. Kính ……………………………………………………………….. (loại và độ dày)
4. Các trang bị điện khác …………………………………….. (nhãn hiệu và loại)
Điều kiện thử
a. Địa điểm thử: ………………………………………………………………………………………………. (vị trí)
b. Mặt nền thử…………………………………………………………………………………………………………
c. Thiết bị đo kiểm
|
Loại |
Số đợt sản xuất |
1. Máy đo mức âm thanh |
………………….. |
………………….. |
2. Micro |
………………….. |
………………….. |
3. Bộ lọc ốc ta |
………………….. |
………………….. |
4. Máy ghi âm |
………………….. |
………………….. |
5. Thiết bị hiệu chỉnh âm thanh |
………………….. |
………………….. |
6. Bộ phân tích ốc ta |
………………….. |
………………….. |
Các kết quả phù hợp với phụ lục tương ứng (thí dụ đối với phụ lục A)
Số truyền/Điều kiện/phương pháp Điều khoản chỉ dẫn |
Lực kéo kN |
Tốc độ di chuyển km/h |
Mức áp suất âm thanh được chất tải, dB |
||
Buồng lái đóng kín |
Mở buồng lái |
|
|||
4WD 2WD |
4WD 2WD |
2WD |
|||
A.4.2 |
Không có |
|
|
|
|
A.4.3.2 |
|
|
|
|
|
A.4.3.5 Số truyền 2 Số truyền 8, …. |
|
|
|
|
|
A.4.3.4 |
Không có |
|
|
|
|
Các mức thanh dải ốc ta
Số truyền/Điều kiện/phương pháp, Điều khoản chỉ dẫn |
Các mức áp suất âm thanh, dB |
||||||||
Tần số trung tâm, Hz |
|||||||||
31,5 |
63 |
125 |
250 |
500 |
1000 |
2000 |
4000 |
8000 |
|
A.4.2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A.4.3.2 Các số truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A.4.3.4 Các cố truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người điều khiển
Chiều cao, mm……………………………………………………………………………………………………….
Vị trí làm việc………………………………………………………………………………………………………….
Các quan sát chung ………………………………………………………………………………………………..
Cơ quan thử máy …………………………………………………………………………………………………..
Điều khiển tiến hành thử |
Phê duyệt |