Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6545:1999

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN6545:1999
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6545:1999 về máy đập lúa tĩnh tại – Phương pháp thử


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6545:1999

MÁY ĐẬP LÚA TĨNH TẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Stationary rice threshres – Test procedures

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử cho các loại máy đập lúa tĩnh tại được chế tạo theo quy định TCVN 6544: 1999

2. Tiêu chuẩn trích dẫn:

TCVN 6544: 1999 Máy đập lúa tĩnh tại-Yêu cầu kỹ thuật chung

TCVN 1700:1986 Hạt giống lúa nước-Phương pháp thử

TCVN 3151: 1979 Các phương pháp xác định các đặc tính ồn của máy

TCVN 5411: 1991 Công tơ đo điện năng tác dụng kiểu cảm ứng-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Lấy mẫu:

3.1 Lấy mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên trong lô hàng, số máy không ít hơn 2 máy.

3.2 Mẫu máy đem thử phải kèm theo

– Tài liệu hướng dẫn sử dụng của đơn vị chế tạo

– Những đồ nghề chuyên dùng (như van, chìa vặn đặc biệt .v.v…)

– Những phụ tùng và chi tiết mau hỏng (nếu có).

3.3 Trong những trường hợp khác lấy mẫu tuỳ theo sự thoả thuận giữa người cung ứng và khách hàng.

4. Nguyên liệu thử và dụng cụ đo:

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu thử

4.1.1. Lúa dùng để thử phải cùng loại có chiều dài cắt không lớn hơn 80 cm (đo trên nền phẳng tính từ vết cắt đến đầu bông lúa), được cắt trong cùng ngày, tránh ủ đống và mọi va đập cơ học làm rơi rụng hạt thóc khi đập khối lượng lúa dùng để thử phải đảm bảo gấp 2,5 lần công suất của máy, hoặc cho máy hoạt động liên tục không ít hơn 2 giờ.

4.1.2. Độ ẩm của thóc và rơm xác định theo TCVN 1700: 1986.

4.1.3. Kiểm tra tỷ lệ hạt trên bông lúa (bằng cách tách hạt trên bông lúa, cân hạt và rơm riêng).

4.2. Dụng cụ đo lường:

4.2.1. Để xác định hao phí hạt thóc, mức độ làm sạch thóc sau khi đập, hư hỏng hạt thóc bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01 g.

4.2.2. Xác định chi phí năng lượng bằng công tơ điện có cấp chính xác 0,5 (TCVN 5411: 1991).

4.2.3. Xác định tiếng ồn bằng thiết bị đo âm thanh theo quy định của TCVN 3151: 1979.

5. Tiến hành thử:

5.1. Kiểm tra máy theo điều 3.3, 3.4 và 3.5 của TCVN 6544: 1999.

5.2. Cho máy làm việc có tải từ 5 đến 15 phút để điều chỉnh xác định chế độ làm việc tối ưu của máy về năng suất và chất lượng. Nếu điều chỉnh nhiều lần mà không đạt như hướng dẫn của nhà chế tạo, thì giám định viên có quyền chọn một chế độ làm việc tối ưu theo thực tế. Nhưng phải ghi rõ vào biên bản thử. Đồng thời theo dõi, kiểm tra khả năng làm việc bình thường của máy.

5.3. Xác định hao phí hạt thóc (mỗi chỉ tiêu thử phải được thực hiện 3 lần). Kết quả của các lần đo cho phép sai số 5% nếu phép đo nào không nằm trong giới hạn quy định thì phải làm lại.

5.3.1. Xác định hao phí hạt thóc còn sót lại trên bông lúa khi đã qua máy đập. Cho máy làm việc ổn định, tiến hành bấm giờ thu các sản phẩm thoát ra từ máy (lượng thóc, rơm) với thời gian 60s. Đem phân loại những cây rơm còn sót thóc riêng ra, dùng tay tách hạt thóc sót trên những cây rơm đó đem cân (chính xác đến 0,1 g). Hao phí hạt thóc sót lại trên bông lúa (p1) xác định theo công thức (1), tính bằng phần trăm.

Trong đó:

q1 là khối lượng các hạt thóc còn sót trên bông lúa tính bằng gam

q là toàn bộ khối lượng thóc chắc đưa vào máy đập (bao gồm lượng thóc chắc thu được ở cửa ra thóc, cửa ra rơm, cửa ra tạp chất) trong thời gian 60 s tính bằng gam.

5.3.2. Xác định hao phí thóc theo rơm:

Giữ số rơm (bằng phương pháp thủ công) qua máy đập với thời gian 60 s ở trên, thu tất cả những hạt thóc sót lẫn trong đó đem cân (chính xác đến 0,1 g). Hao phí thóc theo rơm (p2) xác định theo công thức (2), tính bằng phần trăm.

Trong đó:

q2 là lượng thóc lẫn trong rơm qua máy đập với thời gian 60 s tính bằng gam.

q là toàn bộ khối lượng thóc chắc đưa vào máy đập (bao gồm lượng thóc chắc thu được ở cửa ra thóc, cửa ra rơm, cửa ra tạp chất) trong thời gian 60s tính bằng gam.

5.3.3 Xác định hao phí thóc nứt, vỡ bóc vỏ trấu (H) do đập gây ra: Lấy 1000 g thóc đã qua máy đập (bằng cách lấy ống hứng thóc ở cửa ra sản phẩm của máy đập) đem phân loại, bằng phương pháp thủ công nhặt các hạt thóc bị hư hỏng cân (chính xác đến 0,1 g) và xác định mức độ hư hỏng hạt thóc do bộ phận đập gây ra theo công thức, tính bằng phần trăm (3).

Trong đó: q3 là khối lượng các hạt thóc nứt, vỡ, bóc vỏ trấu, tính bằng gam.

5.3.4 Xác định hao phí tổng cộng

Tuỳ theo công suất của máy, lấy lượng lúa tương đương với lượng lúa máy đập trong thời gian 60 s đem tách hết thóc trên bông, sàng sẩy sạch hết tạp chất đem cân (chính xác đến 0,1 g) được khối lượng thóc là G (kg).

Cùng với mẫu lúa trên đem vào máy đập, khối lượng thóc thu được ở cửa ra thóc của máy với thời gian 60 s đem cân (chính xác đến 0,1 g) là G1 (kg).

Hao phí tổng cộng C được xác định theo công thức (4) tính bằng phần trăm

Trong đó:

G là khối lượng thóc sạch của lượng lúa tương đương với thời gian máy đập 60 s tách hạt và làm sạch thủ công, tính bằng kg.

G1 là toàn bộ khối lượng thóc thu được ở cửa ra thóc của máy đập trong thời gian 60 s tính bằng kg.

5.3.5 Xác định mức độ làm sạch thóc sau khi đập (S,%) bằng cách: Lấy toàn bộ khối lượng thóc ở cửa ra thóc do máy đập ra trong thời gian 60 s đem cân chính xác đến 0,1 g, phân loại bằng sẩy bay bụi, nhặt lửng lép và tạp chất ta có:

Mức độ làm sạch tính bằng:

S= 100-B

B là độ bẩn tính bằng phần trăm được xác định theo công thức (5).

Trong đó:

q4 là khối lượng thóc sạch tính bằng gam;

q5 là khối lượng chất bẩn tạp chất (rác, bổi) tính bằng gam.

5.3.6 Xác định mức độ lẫn trẽ (gié) trong thóc sạch (A,%) bằng cách: lấy 50.000 g thóc ở cửa ra thóc do máy đập ra đem phân loại bằng cách sàng thủ công ta có: Mức lẫn trẽ (gié) trong thóc sạch tính theo công thức (6).

Trong đó q6 là khối lượng trẽ (gié) lúa lẫn trong thóc sạch tính bằng gam.

5.3.7 Xác định năng suất giờ thuần tuý của máy (NNS), tính bằng kg/h theo công thức (7).

Trong đó:

G là khối lượng thóc thu được trong thời gian t (kg);

t là thời gian máy làm việc thuần tuý, không kể thời gian dùng do hư hỏng và tổ chức không hợp lý, tính bằng giờ.

5.3.8 Xác định chi phí năng lượng riêng

5.3.8.1.Đối với máy đập dùng động lực là động cơ điện

Chi phí năng lượng riêng (Nr) tính bằng kilôoát giờ/tấn, được xác định theo công thức (8)

Trong đó:

Q là năng lượng điện tiêu thụ theo chỉ số của công tơ điện để đập lúa trong thời gian thử thuần tuý, tính bằng kWh;

G là khối lượng thóc thu được ở cửa ra thóc trong thời gian thử t thuần tuý, tính bằng tấn.

5.3.8.2. Đối với máy đập dùng động lực là động cơ đốt trong

5.3.8.2.1. Xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ cho máy đập bằng cách: Trước khi cho máy làm việc, đổ nhiên liệu vào thùng chứa và cân (kg) lượng nhiên liệu ban đầu đó, ký hiệu là M1, tính bằng kilôgam.

Khi dừng máy cân lượng nhiên liệu còn lại trong thùng chứa, ký hiệu là M2, kg. Ta xác định được lượng tiêu thụ nhiên liệu để máy đập làm việc: M = M1-M2, (kg)

5.3.8.2.2. Chi phí nhiên liệu riêng (g), tính bằng kilôgam nhiên liệu/tấn được xác định theo công thức (9).

Trong đó:

M là khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trong thời gian thử để đập lúa (kg);

G là khối lượng thóc thu được ở cửa ra thóc trong thời gian thử (tấn).

5.4. Đo tiếng ồn

5.4.1. Theo mục 5 điều 2.2.2 TCVN 5136: 1990 chọn 3 chế độ để đo:

a) Chế độ không tải;

b) Chế độ có tải;

c) Chế độ tải toàn phần.

5.4.2. Phương pháp đo theo TCVN 4922: 1989

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ

A.1. Địa điểm

Tên và địa chỉ đơn vị chế tạo máy đập lúa:………………………………………………

Tên và địa chỉ đơn vị thử nghiệm: ………………………………………………………….

Nơi thử nghiệm: ………………………………………………………………………………….

A.2. Đặc điểm kỹ thuật của máy đập lúa tĩnh tại

Kiểu:………………………………………….                Số sản xuất:………………………….

Nguồn động lực:………………………….                Kiểu:…………………………………..

Tốc độ quay định mức của trống đập: ……v/min Đường kính trống đập:….

Công suất máy:…………………………kW  Năng suất máy, tính bằng tấn/giờ:……

A.3. Bảng tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu

Tên các chỉ tiêu

Kết quả

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Trung bình

1. Hao phí thóc theo rơm,%

2. Hao phí thóc sót lại trên bông,%

3. Hao phí thóc nứt, vỡ, tróc vỏ trấu,%

4. Hao phí tổng cộng,%

5. Khả năng làm sạch thóc sau đập,%

6. Trẽ (gié) lúa lẫn trong thóc sạch,%

7. Chi phí năng lượng riêng, kWh/tấn

8. Chi phí nhiên liệu riêng, kg/tấn giờ (đối với máy lắp động cơ điêzen)

 

 

 

 

A.4. Đánh giá về khả năng an toàn của máy đập lúa tĩnh tại:

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

A.5. Báo cáo kết quả đo tiếng ồn

Theo phụ lục B của TCVN 4922: 1989

 

 

Ngày    tháng    năm

Người lập bảng kết quả thử

(ký và ghi rõ họ tên)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *