Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 254:1996 về phân vi sinh vật – Thuật ngữ, định nghĩa
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 254:1996
PHÂN VI SINH VẬT
THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
1. Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc xác định phân vi sinh vật
2. Thuật ngữ, định nghĩa
2.1. Phân vi sinh vật .
Phân vi sinh vật (gọi tắt là phân vi sinh) là sản phẩm có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn có mật độ đạt theo tiêu chuẩn đã ban hành. Thông qua các hoạt động của chúng sau quá trình bón vào đất tạo nên chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N,P,K) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng xuất hoặc chất lượng nông sản. Phân vi sinh bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
2.2. Hoạt chất sinh học:
Hoạt chất sinh học theo quy định này là các sản phẩm của vi sinh vật có trong phân vi sinh được tạo ra thông qua các hoạt động sống của chúng sau khi bón vào đất, có tác dụng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng hoặc hệ sinh học đất.
2.3. Hiệu quả của phân bón vi sinh vật:
2.3.1. Phân vi sinh vật phải có tác dụng tốt đối với cây và đất trồng. Hiệu quả này được xác định trực tiếp trên cây trồng theo quy phạm 10 TCN 216-95 về khảo nghiệm phân bón do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành (nay là Bộ NN-PTNT), hay gián tiếp thông qua mật độ và hoạt tính sinh học mỗi chủng vi sinh có trong phân. Việc xác định hiệu quả của phân vi sinh được thực hiện và công nhận tại các phòng thí nghiệm do Bộ NN-PTNT chỉ định.
3.2.2. Phân vi sinh vật phải an toàn với người, động, thực vật và môi trường sinh thái. Mức độ an toàn này được thực hiện và công nhận tại các phòng thí nghiệm được công nhận hay chỉ định.
2.4. Phân vi sinh vật cố định ni tơ:
2.4.1. Phân vi sinh vật cố định ni tơ (phân đạm vi sinh, phân vi sinh vật cố định đạm) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn với mật độ đạt theo tiêu chuẩn đã ban hành có khả năng cố định ni tơ từ không khí cung cấp các độ đạt theo tiêu chuẩn đã ban hành có khả năng cố định ni tơ từ không khí cung cấp các hoạt chất chứa nitơ cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng xuất hoặc chất lượng sản phẩm, tăng độ màu mỡ của đất. Các chủng vi sinh vật này không ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
2.4.2. Vi sinh vật có khả năng cố định ni tơ là vi sinh vật sống cộng sinh với cây họ đậu hoặc vi sinh vật sống tự do hay hội sinh, tạo khuẩn lạc đặc trưng trên môi trường nuôi cấy vô đạm (môi trường NFM, YMA, Ashby…)
2.5. Phân vi sinh vật phân giải hợp chất phot pho khó tan:
2.5.1. Phân vi sinh vật phân giải hợp chất phot pho khó tan là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với mật độ tế bào đạt tiêu chuẩn có khả năng chuyển hoá hợp chất phot pho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, tạo điều kiện nâng cao năng xuất hoặc chất lượng nông sản. Các chủng vi sinh vật này không ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
2.5.2. Vi sinh vật phân giải hợp chất phot pho khó tan là vi sinh vật thông qua hoạt động của chúng hợp chất phot pho khó tan chuyển hoá thành dễ tiêu đối với cây trồng. Vi sinh vật phân giải hợp chất phốt pho khó tan tạo vòng tròn trong suốt bao quanh khuẩn lạc (vòng phân giải) trên môi trường chứa nguồn phot pho duy nhất là Ca3(PO4)2 hoặc lexitin.
2.6. Phân vi sinh vật phân giải xellulo
2.6.1. Phân vi sinh vật phân giải xellulo là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với mật độ tế bào đạt tiêu chuẩn có khả năng phân giải xellulo, tạo điều kiện nâng cao năng xuất hoặc chất lượng nông sản, tăng màu mỡ của đất. Các chủng vi sinh vật này không ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản
2.6.2. Vi sinh vật phân giải xellulo có khả năng phát triển trên môi trường có nguồn cacbon duy nhất là xellulo tự nhiên.
2.7. Phân vi sinh vật trên nền chất mang thanh trùng:
Phân vi sinh vật trên nền chất mang thanh trùng là sản phẩm trong đó chất mang được tiệt trùng trước khi cấy vi sinh vật. Phân vi sinh vật loại này có mật độ tế bào vi sinh hữu ích không thấp hơn 1×109 tế bào/g (ml) phân, tế bào vi sinh vật tạp không lớn hơn 1 x 106 tế bào/g (ml) phân. Phân vi sinh vật loại này có thời gian bảo quản không ít hơn 6 tháng.
2.8. Phân vi sinh vật trên nền chất mang không thanh trùng:
Phân vi sinh vật trên nền chất mang không thanh trùng là sản phẩm, trong đó chất mang không được tiệt trùng trước khi cấy vi sinh, có mật độ tế bào vi sinh hữu ích từ 106 đến 107 tế bào/g (ml) phân.
2.9. Chất mang:
Chất mang là chất để vi sinh vật được cấy tồn tại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản, sử dụng. Chất mang không được chứa chất có hại cho vi sinh vật, người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
2.10. Vi sinh vật đã được tuyển chọn:
Vi sinh vật đã được tuyển chọn là vi sinh vật đã được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học và hiệu quả đối với đất, cây trồng dùng để sản xuất phân vi sinh vật.
2.11. Vi sinh vật tạp:
Vi sinh vật tạp theo quy định này là vi sinh vật có trong phân nhưng không thuộc loại vi sinh vật đã được tuyển chọn.