Tiêu chuẩn ngành 10TCN404:2003

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN404:2003
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 404:2003 về phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần giống trên ô thí nghiệm đồng ruộng


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 404:2003

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

TÍNH ĐÚNG GIỐNG VÀ ĐỘ THUẦN GIỐNG TRÊN Ô THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG

Method for Control Plot Test

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho quá trình sản xuất, kinh doanh và kiểm tra chất lượng giống cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày trên cả nước.

2. Mục đích

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc, yêu cầu và phương pháp nhằm giám sát tính đúng giống và độ thuần giống trong các giai đoạn khác nhau của qúa trính sản xuất giống theo các tiêu chuẩn hạt giống đã công bố.

3. Giải thích từ ngữ

Trong tiêu chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Hậu kiểm: Là việc gieo trồng trên ô thí nghiệm đồng ruộng mẫu của lô hạt giống đã được sản xuất (sau đây gọi là mẫu kiểm tra), để kiểm tra lại tính đúng giống và độ thuần của lô giống đó trong quá trình sản xuất ở vụ trước.

Trường hợp lô hạt giống để nhân tiếp đời sau, kết quả trên ô thí nghiệm còn được sử dụng để tiền kiểm cho ruộng giống nhân từ lô giống đó.

3.2. Tiền kiểm: Là việc gieo trồng trên ô thí nghiệm đồng ruộng mẫu của lô hạt giống được dùng để nhân giống đời sau. Thời điểm gieo trồng thí nghiệm có thể trước hoặc đồng thời với ruộng nhân từ lô giống đó. Kết quả tiền kiểm bổ sung thông tin về tính đúng giống và độ thuần giống cho việc kiểm định ruộng giống nhân từ lô giống đó.

3.3. Tính đúng giống: Là sự phù hợp về các tính trạng đặc trưng của các cây gieo trồng từ mẫu kiểm tra so với mẫu chuẩn.

3.4. Độ thuần giống: Là tỷ lệ phần trăm các cây đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của giống so với tổng số cây kiểm tra.

3.5. Cây khác dạng: Là cây có một hoặc nhiều tính trạng khác biệt rõ ràng với các tính trạng đặc trưng có trong bản mô tả của giống được kiểm tra .

3.6. Bản mô tả giống: Là bản mô tả các tính trạng đặc trưng của một giống để dựa vào đó có thể phân biệt với các giống khác trong cùng loài.

3.7. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.

4. Nguyên tắc

4.1. Để kiểm tra tính đúng giống, mẫu kiểm tra phải được gieo trồng cùng với mẫu chuẩn của giống đó.

4.2. Độ thuần giống được đánh giá bằng việc đếm số cây khác dạng trên tổng số cây có trên ô thí nghiệm và đối chiếu với tiêu chuẩn độ thuần giống đã quy định cho từng loài cây trồng và cấp giống.

5. Yêu cầu

5.1. Mẫu kiểm tra được lấy trực tiếp từ lô hạt giống, hoặc lấy từ mẫu gửi kiểm nghiệm chất lượng.

5.2. Mẫu chuẩn được lưu giữ để sử dụng trong nhiều vụ. Khi cần bổ sung, mẫu chuẩn mới phải được kiểm tra bằng thí nghiệm đồng ruộng để chắc chắn nó hoàn toàn đúng với mẫu chuẩn đang lưu giữ. Đối với giống nhập khẩu, mẫu chuẩn phải được cơ quan quản lý chất lượng của nước xuất khẩu xác nhận.

5.3. Ruộng thí nghiệm phải đồng đều, sạch cỏ dại, không có cây cùng loài sót lại từ vụ trước.

5.4. Bón phân ở mức trung bình để tránh cây bị đổ, không sử dụng thuốc trừ cỏ hoặc chất kích thích sinh trưởng nào để cây sinh trường bình thường.

5.5. Không loại bỏ cây khác dạng khỏi ô thí nghiệm.

6. Phương pháp tiến hành

6.1. Bố trí thí nghiệm

– Các mẫu kiểm tra của cùng một giống được bố trí thành nhóm; trong nhóm các mẫu có cùng nguồn gốc hoặc cấp chất lượng được bố trí cạnh nhau.

– Ô thí nghiệm có dạng hình chữ nhật, diện tích đủ để gieo trồng số cây cần kiểm tra tuỳ theo loài cây trồng và yêu cầu độ thuần giống, có lối đi để tiện chăm sóc và theo dõi. Thông thường thí nghiệm không nhắc lại, nhưng khi có các chỉ tiêu cần phải đo đếm và phân tích thống kê, có thể bố trí nhắc lại 3 lần.

– Số cây tối thiểu trên ô thí nghiệm theo quy định ở Phụ lục 1.

6.2. Các biện pháp kỹ thuật

– Chỉ gieo trồng mỗi hốc 1 cây hoặc cấy 1 dảnh.

– Khi chuyển cây con từ vườn ươm hoặc ruộng mạ ra ô thí nghiệm, phải nhổ ngẫu nhiên hoặc liền khoảnh, không để sót.

– Các biện pháp kỹ thuật khác tham khảo trong các Quy phạm khảo nghiệm giống đã ban hành (khảo nghiệm VCU).

6.3. Theo dõi và đánh giá

6.3.1. Việc theo dõi và thu thập số liệu được bắt đầu từ khi cây mọc đến các giai đoạn sinh trưởng thể hiện rõ nhất các tính trạng cần quan sát có trong bản mô tả giống.

6.3.2. Đánh giá tính đúng giống : So sánh biểu hiện các tính trạng đặc trưng của các cây trong ô thí nghiệm với các cây trong mẫu chuẩn. Nếu đa số cây trong ô thí nghiệm có các tính trạng đặc trưng biểu hiện phù hợp với mẫu chuẩn thì mẫu giống đó là đúng giống.

6.3.3. Đánh giá độ thuần giống: Xác định và đánh dấu các cây khác dạng trong ô thí nghiệm tại mỗi lần theo dõi. So sánh tổng số cây khác dạng trên ô thí nghiệm với số cây khác dạng theo tiêu chuẩn độ thuần giống và số cây kiểm tra để đưa ra kết luận về độ thuần giống.

Nếu tổng số cây khác dạng trên ô thí nghiệm bằng hoặc vượt số cây khác dạng để loại bỏ nêu ở Phụ lục 2 thì kết luận lô giống không đạt tiêu chuẩn độ thuần .

Trong trường hợp giống lai sử dụng bất dục đực các cây hữu thụ hoặc bất dục không hoàn toàn trên ô thí nghiệm nhận biết được bằng mắt được tính là cây khác dạng.

Tỷ lệ hạt phấn hữu dục và tỷ lệ hoa mẹ kết hạt trong bao cách ly theo tiêu chuẩn quy định. Đối với lúa lai tỷ lệ hữu dục cho phép và kỹ thuật kiểm tra theo quy định ở Phụ lục 3.

Trường hợp cần thiết phải lấy mẫu từ ô thí nghiệm để kiểm tra một số chỉ tiêu hình thái hoặc hoá sinh trong phòng thí nghiệm

7. Báo cáo kết quả

Kết quả kiểm tra mẫu giống trên ô thí nghiệm được thông báo đến các tổ chức, cá nhân liên quan trong thời hạn không quá 30 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm.

 

PHỤ LỤC 1

TIÊU CHUẨN ĐỘ THUẦN GIỐNG VÀ SỐ CÂY TỐI THIỂU TRÊN Ô THÍ NGHIỆM

Loài cây trồng

Cấp giống

Độ thuần giống trên ô thí nghiệm (%)

Số cây (khóm) tối thiểu trên ô thí nghiệm *

Lúa thuần

Siêu nguyên chủng

99,9

1000

 

Nguyên chủng

99,5

400

 

Xác nhận

99,0

400

Lúa lai 3 dòng

 

 

 

– Bố mẹ

Nguyên chủng

99,9

1000

 

Xác nhận

99,5

400

– Giống lai F1

Loại 1

98,0

400

 

Loại 2

96,0

400

Lúa lai 2 dòng

 

 

 

– Dòng mẹ TGMS

Nguyên chủng

99,5

400

 

Xác nhận

99,0

400

– Dòng bố

Nguyên chủng

99,7

400

 

Xác nhận

99,5

400

– Giống lai F1

Loại 1

98,0

400

 

Loại 2

96,0

400

Ngô lai

 

 

 

-Dòng bố mẹ

99,7

400

-Giống lai F1

Lai đơn

96,0

100

 

Lai kép, lai 3…

95,0

100

Đậu tương,

Siêu nguyên chủng

99,5

400

Đậu xanh

Nguyên chủng

99,0

200

 

Xác nhận

98,0

100

Lạc

Siêu nguyên chủng

99,7

400

 

Nguyên chủng

99,5

200

 

Xác nhận

99,0

100

Cải bắp,su hào,

Siêu nguyên chủng

99,5

400

dưa chuột

Nguyên chủng

98,0

200

 

Xác nhận

95,0

100

Cà chua

Nguyên chủng

99,5

200

 

Xác nhận

99,0

100

Cải củ

Siêu nguyên chủng

 

 

 

– củ

– lá

99,5

99,5

200

200

 

Nguyên chủng

 – củ

– lá

 

95,0

95,0

 

100

100

 

Xác nhận

– củ

– lá

 

90,0

90,0

 

100

100

Dưa hấu TPTD

Siêu nguyên chủng

99,7

400

 

Nguyên chủng

99,0

200

 

Xác nhận

96,0

100

Dưa hấu lai

Bố mẹ

99,9

1000

 

F1

98,0

100

Khoai tây củ

Nguyên chủng

99,0

200

 

Xác nhận

98,0

100

Ghi chú:

– Cấp giống như trên bảng là của lô hạt (củ) giống có mẫu được gieo trồng trên ô thí nghiệm.

– Đối với các lô giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng, kết quả kiểm tra độ thuần trên ô thí nghiệm có thể sử dụng theo 2 mục đích :

+ Hậu kiểm lô giống đó, hoặc

+ Tiền kiểm ruộng giống sản xuất từ lô giống đó.

 

PHỤ LỤC 2

SỐ CÂY KHÁC DẠNG ĐỂ LOẠI BỎ MẪU KIỂM TRA THEO TIÊU CHUẨN ĐỘ THUẦN GIỐNG VÀ SỐ CÂY KIỂM TRA (P = 0,05)

Tổng số cây kiểm tra

Tiêu chuẩn độ thuần giống (%)

99,9

99,7

99,5

99,0

98,0

97,0

96,0

95,0

 

Số cây khác dạng để loại bỏ mẫu kiểm tra

100

4

6

7

9

10

200

4

6

8

11

14

16

300

5

7

11

15

19

22

400

4

6

9

14

19

24

28

500

5

6

10

16

23

29

34

600

5

7

11

19

26

33

40

700

6

8

13

21

30

38

46

800

6

9

14

24

33

42

51

900

6

9

15

26

37

47

57

1000

4

7

10

16

29

40

51

62

1100

4

8

11

18

31

44

 

 

1200

4

8

11

19

33

47

 

 

1300

4

8

12

20

36

50

 

 

1400

5

9

13

21

38

54

 

 

1500

5

9

13

23

40

57

 

 

1600

5

10

14

24

42

60

 

 

1700

5

10

15

25

45

64

 

 

1800

5

10

15

26

47

67

 

 

1900

5

10

16

27

49

70

 

 

2000

6

11

16

29

52

74

 

 

2100

6

12

17

30

 

 

 

 

2200

6

12

18

31

 

 

 

 

2300

6

12

18

32

 

 

 

 

2400

6

13

19

33

 

 

 

 

2500

6

13

20

34

 

 

 

 

2600

6

13

20

36

 

 

 

 

2700

7

14

21

37

 

 

 

 

2800

7

14

21

38

 

 

 

 

2900

7

15

22

39

 

 

 

 

3000

7

15

23

40

 

 

 

 

4000

9

19

27

52

 

 

 

 

Ghi chú:

– Ô có dấu (- ) không sử dụng do số cây được kiểm tra quá ít so với tiêu chuẩn độ thuần giống.

– Phần tô xẫm chỉ số cây thích hợp để kiểm tra.

 

PHỤ LỤC 3

TỶ LỆ HỮU DỤC TỐI ĐA CHO PHÉP VÀ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT KIỂM TRA TRÊN LÚA LAI

1. Tỷ lệ hữu dục cho phép

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

Lần kiểm định

Nguyên chủng

Xác nhận

Dòng TGMS

 

 

 

1. Tỷ lệ hạt phấn hữu dục , không lớn hơn

3

1,0

2,0

2. Tỷ lệ kết hạt trong bao cách li, không lớn hơn

0,5

1,0

Dòng CMS

 

 

 

1. Tỷ lệ hạt phấn hữu dục , không lớn hơn

3

0,1

0,5

2. Tỷ lệ kết hạt trong bao cách li, không lớn hơn

0,1

0,5

2. Hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra

Có 3 cách kiểm tra mức độ bất dục của dòng CMS và TGMS như sau:

2.1. Kiểm tra bằng mắt thường

Cây lúa bất dục đực có các biểu hiện hình thái có thể quan sát được như: Trỗ ngẹn; bao phấn lép, thon dài, đầu nhọn không mở; vỏ bao phấn vàng ngà hay trắng sữa khi hoa mới nở, sau đó chuyển vàng; rung nhẹ hoa không có hạt phấn rơi ra.

Cây lúa bình thường (hoặc bất dục không hoàn toàn) có bao phấn tròn mẩy, mầu vàng, khi rung nhẹ hoa có hạt phấn rơi ra.

2.2. Kiểm tra bằng kính hiển vi

Trên bông mới trỗ của các cây mẫu (10 cây/ô), lấy ngẫu nhiên 5 hoa phần đầu , 5 hoa phần giữa và 5 hoa phần cuối của bông. Gắp lấy bao phấn đặt lên lam kính, nhỏ 1-2 giọt dung dịch i-ốt đua ka ly (KI – 1%), dùng panh xé các bao phấn để hạt phấn thoát ra ngoài. Quan sát dưới kính hiển vi thấy hạt phấn bất dục có mầu vàng nâu, hình dạng không bình thường (hình thoi, tam giác, bán cầu vỏ nhăn nheo). Hạt phấn bình thường nhuộm mầu xanh đen, tròn căng và kích thước đều nhau.

2.3. Kiểm tra bằng bao cách ly

Khi bông mới nhú, trên 30 khóm liên liếp trên ô, dùng bao giấy bao mỗi khóm 1-2 bông để ngăn hạt phấn từ bên ngoài. Sau khi bao 15-20 ngày, mở bao quan sát. Cây lúa bất dục không cho hạt tự thụ.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể và dạng hình bất dục, có thể kết hợp kiểm tra bằng mắt với kiểm tra bằng kính hiển vi hoặc với bao cách ly.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *